Friday, 7 July 2017

Suy niệm trong linh đạo DCCT: Niềm hy vọng tốt đẹp của chúng ta



Đổi mới niềm hy vọng đòi chúng ta vượt ra khỏi sự không chắc chắn. Đổi mới niềm hy vọng kêu gọi chúng ta sống giữa các cơn khủng hoảng mang tính cá nhân và cộng đoàn như là những cơ hội để chọn lựa Thiên Chúa một lần nữa và với tính xác thực lớn lao hơn.

Hướng đến Hy vọng

Bất cứ ai đọc Thông Điệp Cuối Cùng của Tổng Công hội XXIV sẽ chú ý ngay lập tức một điều: Hy vọng là một từ được lặp lại thường xuyên nhất. Dường như Công hội bận tâm nhiều hơn tới từ Hy vọng so với từ Chúa Giêsu và từ Hội Dòng!

Trong một vài thập kỷ gần đây, từ hy vọng được khẳng định là có một vị trí ngày càng nhiều trong đời sống chúng ta. Phía Tây Bắc của thế giới đang ghi lại gánh nặng đang gia tăng chưa từng có của khủng hoảng, một cuộc khủng hoảng về kinh tế nhưng không chỉ có thế. Các quốc gia nghèo bám vào hy vọng nhằm thoát khỏi vòng kìm kẹp của sự nghèo túng. Các quốc gia tân tiến đang nổi lên trên vũ đài thế giới và khẳng định vai trò của người chủ chốt.

Trong lúc ấy, chúng ta, những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã bắt đầu trải nghiệm sự mong manh. Vì lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta đoán trước nguy cơ về việc biến mất tại những nơi mà trong quá khứ chúng ta đã đi đến để thành lập và rao giảng. Những đơn vị mới đang gia tăng trên bản đồ Dòng Chúa Cứu Thế thế giới: những người trẻ thì nhiệt thành trong việc sống và làm việc vì ơn cứu chuộc chứa chan nhưng các nguồn tài chính thường bấp bênh và các cơ cấu thì mỏng manh.

Lịch sử thúc ép chúng ta hy vọng, nhưng nó cũng là không khí chúng ta hít thở, đã bị lan tràn bởi điều không chắc chắc và những nghi ngờ. Sự hồ nghi và tính tạm thời là một phần trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Sự gạn lọc tìm ra ý nghĩa của những thứ đã vụt mất khỏi tầm nhận thức của chúng ta, và chúng ta đang sống bám vào những chân lý cục bộ mà nó chỉ khả dụng ở một vùng chứ không khả dụng ở các vùng khác, hôm nay có giá trị nhưng ngày mai thì không.

Tuy nhiên, thậm chí ngay trong văn hóa ’truyền đơn’ của chúng ta, chúng ta dám làm một lời khấn bền đỗ. Những lựa chọn của chúng ta, ngay cả khi chúng ta không sống nó theo cách thức triệt để, thì nó cũng là một câu hỏi đặt ra cho thế giới. Những tông đồ giáo dân chia sẻ sứ vụ và linh đạo của chúng ta chỉ ra nghịch lý của sự cam kết trọn thời gian.

Đổi mới niềm hy vọng đòi chúng ta vượt ra khỏi sự không chắc chắn. Đổi mới niềm hy vọng kêu gọi chúng ta sống giữa các cơn khủng hoảng mang tính cá nhân và cộng đoàn như là những cơ hội để chọn lựa Thiên Chúa một lần nữa và với tính xác thực lớn lao hơn. “Trong bối cảnh thiếu vắng những người thầy, ở một xã hội mà trong đó chúng ta sống, các cuộc khủng hoảng là những bậc thầy vĩ đại có nhiều điều để dạy chúng ta, và có thể giúp chúng ta bước vào một chiều kích thâm sâu khác mang lại ý nghĩa cho cuộc sống” (C. Singer).

Nhờ vào cuộc khủng hoảng mà chúng ta có thể vượt qua những điều ‘họ nói’, vượt qua vẻ bề ngoài, để tái khám phá Đấng mà chúng ta đã hiến trọn đời sống mình cho Ngài. Về sau hy vọng mặc lấy xác phàm: Một Đấng siêu vượt hiện hữu trong thế giới này và mở ra những triển vọng mới cho cuộcsống.

Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường con đi
Mt 8,23-27: ở bản văn ta thấy hai yếu tố nền tàng của sự hy vọng: sự tín thác và nỗi sợ hãi. Việc chia sẻ làm cho phần suy niệm cá nhân thêm trọn vẹn. Ghi nhớ những điều hữu ích sau:
·                     Ngữ cảnh soi sáng cho trình tự đoạn văn. Trong câu đầu Chúa Giêsu nói với một trong các môn đệ rằng ai muốn theo Chúa thì “hãy để kẻ chết chôn kẻ chết”. Trong trình thuật tiếp theo, điều Chúa Giêsu đang muốn nói là: không phải là chôn cha mình nhưng chôn nỗi sợ hãi. Nếu không anh không thể đến được bờ biển bên kia.
·                     Đối với Giáo Hội và đối với từng người, đoạn văn này chỉ ra cuộc khủng hoảng như một nơi mà đức tin trở thành lòng cậy trông. Và đức tin khởi đầu khi nó đưa sự chết vào trong mối bận tâm. Một đức tin mà không đối diện sự chết thì không thắp sáng chân lý của con người. “Đức Chúa thiếp ngủ” ban phát cho ta ân sủng này trong số những ân ban khác.

Từ truyền thống Dòng Chúa Cứu Thế
Không có sự hoài nghi nào nhưng nền tảng niềm hy vọng đối với thánh Anphongsô và những người bạn chung chí hướng đầu tiên của ngài chính là Chúa Cứu Thế, được hiểu theo ý nghĩa thánh Gioan và thánh Phaolô đã dùng: logos, ‘ý nghĩa của tất cả mọi sự’, sự hiện hữu tròn đầy, Thiên Chúa, Đấng hủy mình ra không cho con người dạy ta yêu và sống. Đó chính là Đức Kitô hằng hữu, là nguyên lý của sự sống mới, Đấng thổi sinh khí vào lòng nhiệt thành thừa sai và là hiện thân của niềm hy vọng.

Trong ý nghĩa này, chúng ta có thể hiểu được tầm quan trọng –dường như vượt mức- điều mà Đức Maria đóng vai trò chính trong linh đạo của cha thánh Anphongsô. Mẹ là ánh sáng phản chiếu rỡ ràng gương mặt của Chúa Giêsu là Đấng thương xót. Mẹ là sự phản chiếu về Thiên Chúa dịu hiền. Tán dương Mẹ Maria là tán dương tình yêu phát cuồng của Thiên Chúa. Và khi chúng ta yêu, chúng ta không bao giờ cường điệu.
Sự hiện diện của Mẹ Maria ghi dấu các chặng đường của tiểu sử kéo dài của Anphongsô.

Chính Đức Mẹ đã nhận lấy thanh gươm hiệp sĩ của Anphongsô khi ngài từ bỏ thế gian. Cái gọi là Madonna del de Alteriis người trông nom các kỳ tĩnh tâm hàng tháng đầu tiên của linh mục Anphongsô tại Napôli, và sẽ là người sau này được các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế rao giảng trong các cuộc truyền giáo. Santa Maria ai Monti là người đã chỉ cho Anphongsô thấy Thiên Chúa Đấng đã trở thành trẻ thơ và trở nên Lời. Anphongsô đã trò chuyện với Đức Nữ Trinh trong một hang đá ở Scala, đang nhận từ Mẹ ánh sáng và sự dỗ dành.

Mẹ Maria là Đấng chỉ bảo đàng lành đã bảo vệ Anphongsô ở nơi bàn viết và linh mục trưởng đoàn. Anphongsô thường xuyên vẽ bức ảnh về Đức Maria hoặc cho phép các họa sĩ thời ngài họa nên bức ảnh Mẹ cách hoàn chỉnh. Nghe kể rằng, trước khi một trong những bức ảnh này – bức The Spes Salve đã sao lại ở đây – Anphongsô đã thở giây phút cuối cùng. Anphongsô nhấn mạnh rằng bài giảng về Đức Mẹ sẽ không bao giờ được phép bỏ quên trong các sứ mạng truyền giáo; và mọi bài giảng về Đức Mẹ đều phải mang lại hiệu quả, vì người dân thực sự bị đánh động sâu sắc bởi bài giảng đó, và đã thay đổi đời sống của họ khi họ nghe về lòng nhân từ của Đức Maria.

Đối với chúng ta những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, từ năm 1866, Đức Nữ Đồng Trinh với một tước hiệu khác: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Thêm một duyên cớ nữa việc trở nên gần gũi qua Mẹ Maria với sự trợ giúp của Thiên Chúa chiến đấu chống lại những nghịch cảnh. Trên mọi tước hiệu, Mẹ Maria mãi mãi là ‘niềm cậy trông tốt đẹp’ của chúng ta.

Trong số các thánh và chân phước ở Dòng chúng ta, những chứng nhân hy vọng, ta có thể nhắc đến chân phước Gaspar Stanggassinger, một con người đã đạt đến đỉnh cao của sự thánh thiện, bỏ đi ý riêng để đi truyền giáo ở những nước nghèo và hiến dâng bản thân ngài thay vì làm công việc đào tạo. Stanggasinger đã sống một cách phi thường trong những bổn phận đơn sơ của đời sống hằng ngày: ngài gieo nơi không gặt, vì chứng viêm màng bụng đã cướp đi mạng sống của ngài khi ngài mới 28 tuổi.

Hiến pháp ngày nay

Mạnh mẽ trong đức tin, phấn khởi trong đức cậy, sốt sắng bởi lòng mến”: đó là chân dung của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế mà Hiến pháp đề ra cho chúng ta. Các tập sinh thường học thuộc lòng Hiến pháp số 20 và những anh em tuyên khấn đã nhận được từ hiến pháp sự tự tin và tinh thần lạc quan.

Ngày nay, hy vọng thôi thúc ta sống một ơn gọi bền đỗ, đó là tình trạng không chắc chắn và tính giá trị trong tương lai. Đây không có nghĩa là thuyết định mệnh. Ngược lại, hy vọng thách thức ta sống đời sống thánh hiến của mình với sự thận trọng của một số người đang sống trong hoàn cảnh bị giới hạn, nhưng mở ra cho những khởi đầu mới. Hy vọng làm cho chúng ta quen thuộc với ngôn ngữ nghịch lý của cuộc sống chúng ta và ân sủng quý giá (Bonhoeffer).

Hy vọng làm cho chúng ta nhìn với niềm tin tưởng vào ngày cánh chung của Thiên Chúa. Hy vọng làm cho ta sống đời sống thiêng liêng cho: một kinh nghiệm đang diễn ra về sự không thể của con người trong bình diện khả thể của Thiên Chúa. Hy vọng của chúng ta sẽ trở nên cao quý khi những khát vọng của chúng ta vĩ đại: chúng ta hãy cố gắng coi trọng chúng, nghiên cứu và thanh lọc chúng trong ánh sáng của Lời Chúa và trong bối cảnh cầu nguyện.

Thánh Anphongsô từng nói: cố gắng gạn lọc các ước muốn của anh em qua sự trong sáng của ý định, với sự giúp đỡ của nó, anh em sẽ làm những điều chắc chắn và tránh những điều khác. Anh sẽ hiểu hy vọng của anh vĩ đại làm sao.

Một niềm hy vọng được đổi mới bao gồm:
·                     Thận trọng với ‘những mưu mô của sự cam chịu’ mà nó thường truyền cảm hứng vào đời sống cá nhân và cộng đoàn: nó khiến ta sẵn sàng chết, đồng nghĩa với sự thất bại chiếm ưu thế, bởi vì lúc này đây không còn việc gì để làm và đời sống cũng như sứ mạng của chúng ta không còn ý nghĩa trong thế giới này.
·                     Tái khám phá niềm vui rạng rỡ trong trái tim và biểu lộ trên nét mặt, niềm vui trong những công việc giản đơn hằng ngày, chẳng hạn như việc tiếp khách hoặc việc phục vụ những người nghèo.
·                     Để cầu nguyện cho ơn gọivà để công bố cuộc sống như là một ơn gọi, trong sự tin chắc rằng thật xứng đáng để bước theo Đức Kitô Cứu Thế, đem Tin Mừng cho toàn thế giới.

Kết luận

Ngay sau lễ thụ phong linh mục, thánh John Neumann đã đọc lời cầu nguyện sau đây
Ôi, Lạy Chúa Giêsu của con, con lấy làm vinh dự khi được thuộc về Ngài! Ôi lạy Chúa Giêsu, Đấng Tìm Kiếm các cõi lòng, Ngài biết lòng con mong được thánh thiện dường nào, khi con được kết hợp với Ngài! Ôi lạy Chúa Giêsu, cái chết của Ngài, đã làm cho tất cả trở thành anh chị em của con! Xin hãy đến, lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy ngự trên con để con có thể chiếu giãi cho thế gian của ngài con đường cứu độ đời đời.
Xin hãy đến trên con, Đấng ban phát sức mạnh cho kẻ yếu đuối, để cuộc sống con và các công việc của con có thể biểu lộ đức tin làm sinh hoa kết trái nhờ ân sủng của Ngài! Ôi lạy Chúa Thánh Thần, xin hướng dẫn con trên mọi nẻo đường con đi! Cùng với Đức Nữ Đồng Trinh đầy tràn ơn phúc, Mẹ của Ngài, và với thánh Giuse, con quỳ trước nhan thánh Ngài và than khóc vì những tội của con nhưng con cầu xin ân sủng của Ngài hơn nữa. Ngài là tất cả của con, lạy Đức Chúa, lạy Thiên Chúa của con!
Eamonn Breslin và Anthony Mulvey C.Ss.R


No comments: