Tuesday 30 October 2018

“Em đi giữa phố che mưa”



Chuyện Phiếm đọc trong tuần 31 Thường niên năm B 04-11-2018

“Em đi giữa phố che mưa
Mắt xanh nũng nịu, gió đùa áo bay ơ. ..ơ.. ...hờ.
(Nguyễn Quyết Thắng/Đoàn Văn Khánh – Suốt Đời Lang Thang)
(Is 58: 8)

“Suốt đời lang thang” mà cũng được ca tụng thành nhạc bản lan man bước nhiều bước ngắn bước dài thì làm sao biết được cảnh tượng “chim xanh vỗ cánh bay lên trời” vào “phố khuya” như người nghệ-sĩ cứ hát hoài hát mãi những lời sau đây:  
“Tôi đi bước ngắn bước dài.
Bước cao bước thấp, bước hoài dưới mưa.
Coi như lần trở lại này.
Con chim xanh vỗ …
Con chim xanh vỗ cánh bay lên trời.
Bên hàng lá ngủ yên vui.
Treo nghiêng chiếc bóng bồi hồi phố khuya.”
(Nguyễn Quyết Thắng/Đoàn Văn Khánh – bđd)

Lang thang một đời người, lại cũng giống như đời người đi Đạo, vẫn lan man thắc mắc nhiều điều, nên cứ hỏi:

“Thưa Cha,
Con vẫn thích kinh Mân Côi rất dài lời, nhưng con lại quen nhiều bổn đạo thường đặt vấn đề vềi kinh này. Các cụ bảo: “Kinh này cứ lặp đi lặp lại nhiều câu, có vẻ như con trẻ mải xin xỏ, cũng lỗi thời rồi, vv…” Vậy theo cha, con nên trả lời họ làm sao cho phải phép?” 

Trả lời ra làm sao, thì anh/chị cứ việc trả lời cho xong chuyện, chứ ai lại mỗi tí mỗi hỏi “ông cha đạo” những câu nghe kỳ quá đi. Ngày nay, tín hữu Đạo Chúa có đọc kinh, đi nhà thờ hoặc giữ đạo kiểu này cũng đều do mình hết chứ đâu do mấy ông cha đạo khuyên răn mình đâu, mà hỏi! Thôi thì, đây có lẽ cũng chỉ là cớ sự để cha/cố có lý do mà trả lời/trả vốn cho đầy báo, thế thôi.

Thôi thì, cha/cố có trả lời thế nào đi nữa, hẳn là rồi ra ta cũng nên nghe xem các cụ trả lời có xuôi tai không. Thế nghĩa là, cha/cố hễ đã trả lời rồi thì phải nghe cho xuôi tai chứ? Vâng. Thì đây, mời bạn và mời tôi, ta cứ để tai mà nghe xem:

“Nhiều năm trước, tôi có đọc một bài viết của Đức Hồng Y Albinô Luciani, trước khi trở thành Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhất, ngài có nói về một số phản-bác do nhiều người đưa ra. Ngài bắt đầu mục này, bằng một nhận-xét khá thú vị bảo rằng: “Thật ra thì, sự việc nổi trội trước tiên, không về nội-dung của câu kinh mà là chuyện đọc kinh nói chung, cũng ê a ra phết.

Ngày nay, thiên hạ chỉ mỗi chú trọng đến những lợi lộc vật-chất, chứ đâu ai để tâm đến chuyện linh-hồn. Và rồi, tiếng ồn đã xâm-nhập cuộc sống thường-nhật của ta… xem thế thì, cuộc sống nội-tâm và chuyện trò nho nhỏ cùng những thì thầm nhẹ với Chúa cũng đã biến dạng đến độ mọi người không còn tìm ra một vài giây phút ngắn ngủi đã thấy mệt. Thật tội nghiệp! Quá ư là tội nghiệp nữa đấy!”

Trong thư, anh/chị có nêu thắc mắc bảo rằng Chuỗi Mân Côi là một chuỗi kinh kệ cứ lặp đi lặp lại nhiều câu đơn điệu. Quả thật, khi đọc hàng chục kinh suy gẫm về nhiệm tích khác nhau, không ai chối-cãi điều ấy hết. Thế nhưng, phải chăng các cặp tình-nhân yêu nhau da diết đâu nào ngần ngại chuyện lặp đi lặp lại mãi một câu “Anh yêu Em” hoặc “Em yêu Anh” cả ngàn lần, nào thấy chán!

Giả như ta yêu Đức Mẹ nhiều hơn thế, hẳn ta sẽ chẳng bao giờ thấy mệt để rồi sẽ lặp đi lặp lại lời chào “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc”, chứ?

Thánh Jose-maria Escriva đã có lý khi ngài viết lên lời kinh như sau: “Lạy Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội, con biết rõ con chỉ là kẻ bất-hạnh khốn khổ, nên mọi sự con làm lại càng làm gia-tăng số tội hằng ngày con vướng mắc thôi.” Và hôm ấy, Mẹ có nói với con về việc đọc kinh Kính Mừng tuyệt vời biết bao… Và, con tin chắc rằng: với tất cả sự tự tin con thường có để lần chuỗi Mân Côi không mỏi mệt. Ôi! Phúc biết chừng nào sự đơn giản của Kinh Kính Mừng bởi vì kinh này tẩy sạch sự nhàm chán do các tội con từng phạm!” (X. Furrow, câu 475)

Hơn nữa, lại cũng nên nhớ rằng: giả như ta chiêm ngắm các mầu nhiệm khác nhau khi lần Chuỗi Mân Côi hẳn là đầu óc ta sẽ tập-trung vào từng mầu nhiệm một, nên sẽ quên bẵng đi không còn nhận ra là mình đã đọc xong biết bao nhiêu kinh Kính Mừng rồi…

Có người còn bảo: chuỗi Mân Côi là chuỗi kinh cầu dành cho trẻ nhỏ. Vậy, tôi xin phép được vấn nạn các vị xem có nhớ lời Chúa nói ở Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 18 câu 14, rằng: “Hãy để trẻ nhỏ đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng vậy."                                 

Giống hệt thế, thánh Jose-maria Escriva lại cũng viết đôi lời dẫn nhập cho cuốn “Holy Rosary” khi ông muốn nói với các tín hữu tự coi mình là Kitô-hữu những lời sau đây: “Tôi buộc lòng phải cống-hiến cho các vị một ‘bí kíp’ ngay khi khởi-đầu cuộc hành-trình mà Đức Kitô muốn cho các vị thực-hiện, đó là lời nhắn bảo rằng: ‘Bạn à, giả như bạn muốn trở nên lớn lao/cao đẹp, hãy trở nên như trẻ nhỏ.”

“Trở nên như trẻ nhỏ, các ngài đều phải tin như bọn trẻ vẫn tin, thương yêu như bọn trẻ vẫn yêu thương, tự buông xả như trẻ nhỏ vẫn thường xả và buông tất cả mọi sự,… và, cũng cầu nguyện như bọn trẻ thường nguyện cầu.”

Và Đức Giáo Phaolô Đệ Nhất còn phán thêm:

“Hôm nay, mọi người thường bảo: khi ‘tín-hữu trưởng-thành cầu-nguyện’, các ngài thường nói quá đáng, nghe qua đã thấy cường-điệu rồi. Phần tôi, khi một mình chuyện-trò với Chúa và với Đức Mẹ tôi còn hơn bọn trẻ đương sức lớn, tôi vẫn muốn có cảm-giác như đám trẻ nhỏ… Thế nghĩa là, tôi tự buông xả theo cách hồn-nhiên dễ thương như đám trẻ thường thưa gửi ba má chúng… Thế nên, Chuỗi Mân Côi là một chuỗi những lời nguyện cầu giản đơn, dễ đọc đã giúp tôi trở thành ‘như con trẻ’, và tôi chẳng bao giờ thấy có vấn-đề gì để xấu hổ hết.’

Còn chuyện có người phản-bác rằng: ‘chuỗi Mân Côi nay đã lỗi thời rồi, ta cũng nên thay bằng hình-thức cầu nguyện nào đó mới mẻ hơn và không bao giờ bị thoái hóa’. Tôi, thì tôi nghĩ thế này: mỗi tuổi đời, đều có khả-năng đưa ra hình-thức đạo đức theo kiểu mới mà thời đại ta chắc chắn đã có được, tức là: điều đó không bao giờ lỗi thời hết.

Thành thử, Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, kinh Vinh Danh, Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vv… đã tạo nên Chuỗi Mân Côi, sẽ không bao giờ trở thành lỗi thời hết. Việc suy gẫm cuộc đời Đức Giêsu và chuyện đời của Mẫu thân Ngài đã trở thành Chuỗi Kinh này, cũng sẽ trở thành một phần sự sống đích-thực của tín-hữu …

Trường hợp nào cũng thế, chính Đức Mẹ từng nhắc ta nhiều lần tại Lộ Đức, La Vang hoặc ở Fatima, vv… rằng: ‘Các con hãy ra sức mà lần chuỗi Mân Côi’. Vậy thì, ta hãy làm Mẹ vui lòng bằng cách tiếp tục lần Chuỗi này với tất cả tình thương yêu mến mộ, cần thiết.” (X. Lm John Flader, Please her: Pray her prayer, The Catholic Weekly 21/10/18 tr. 21)

Và hôm nay, có người lại cũng quan niệm chuyện kinh-kệ nhà thờ/nhà thánh, theo hướng khác. Khác, về cung-cách chứ không phải về ý-hướng căn bản của việc nguyện cầu dài lâu. Thật ra thì, ý-hướng của việc nguyện cầu đại để vẫn như lời đấng bậc nọ từng lên tiếng, như sau:

“Thế giới với vạn vật, như thế sẽ giúp ta trở nên nhẹ nhàng, êm đềm nhiều nhân bản. Việc này chỉ xảy đến khi ta tìm được những gì mình để mất, cũng rất lâu. Mất, con tim chân chính những biết yêu thương, giùm giúp mọi người. Phải công nhận, là: ta từng phung phí thời gian kiếm tìm thêm “thu nhập/lợi nhuận” cho riêng mình. Trái lại, cần khám phá ra mức độ sự sống khả dĩ tạo cho ta thêm thời gian và nghị lực và tài nguyên cho “người khác”. Tức, những người kiếm tìm mãi vẫn không có. Mỗi người và mọi người phải nói được: “Tôi hiện hữu là vì mọi người đã hiện hữu cùng với tôi.” Nói thế có nghĩa: hãy bớt tập trung vào mình. Mà, hiệp thông sâu sắc nhiều hơn nữa.

Đó là, sắc thái đặc trưng tư riêng của người cùng chung ý nghĩa. Đó là, tin tưởng và cởi mở với mọi người. Bởi, triết lý xưa cũng như quan niệm ngày nay đều nhấn mạnh chuyện này. Tất cả chúng ta đều sống chung trong vũ trụ vạn vật khiến ta có thể tin tưởng lẫn nhau, vì ta cùng xuất thân từ Chúa, có Chúa ở chung cùng trong đó. Là người, ta cũng thuộc cùng một vũ trụ của những người có thể tin cậy nhau. Tin, vào nhân loại rất “của chung”. Và, người-dưng-khác-họ lại không là mối đe doạ gửi đến với ta. Nhưng, họ chính là cơ hội để ta có thể minh chứng rằng: hiện thời, vẫn có nhiều bản thể, hơn là chỉ có “chúng ta” đang sống trong vũ trụ khá riêng rẽ.

Mọi truyền thống đều phải thực hiện chuyện như thế, kể cả truyền thống tôn giáo và triết lý sống. Tin Mừng lâu nay được coi là Truyền thống trong Đạo nói lên giá trị kinh điển của Đức Chúa. Điều này thật rất đúng, kể từ khi thánh Máccô viết Tin Mừng đầu cho Tân Ước. Nhưng, tự thân, Tin Mừng Chúa nói vẫn cần một diễn tả mới về ý nghĩa chủ lực để chuyên chở.

Tin Mừng ta đọc, nay kể về người mù ngồi đó xin ăn, bên vệ đường. Xin ăn hay mù loà ở trong truyện, có thể mang ý nghĩa của một diễn giải chính trị, vào thời đó. Người ăn xin/mù loà lại những muốn người nào đó, có thể là Chúa đang đi ngang, sẽ xót thương phận hèn “xin ăn” của anh ta. Nhưng, Chúa lại đã gọi anh đến gần. Và, anh lại đã nhảy mừng vì sung sướng, đã đến cùng Chúa.

Và, lời Chúa hỏi: ”Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Và, người “xin ăn” lại đã diễn giải sự việc nay thấy đúng. Sự việc rất đúng, đó là: “Lạy Chúa, xin cho tôi thấy được!” Anh không “thấy” được điều đó, nhưng qua yêu cầu Chúa tặng ban cho mình, anh đã “thấy”. Hành động “thấy” và tin đã cứu anh. Việc “thấy” lại đã về với anh. Và, anh bước theo con đường Chúa đi, mà chẳng cần đến con mắt dẫn đường của ai hết.

Phải chăng điều tuyệt vời, nếu hôm nay ta lại cũng “thấy” được như thế? Phải chăng, điều ấy rất tuyệt, nếu lãnh đạo mọi tổ chức cũng “thấy” được như thế? Cả ta nữa, ta cũng cần “thấy” được sự việc Chúa muốn mọi người cũng “thấy” và cũng làm, như Ngài?” (X. Lm Kevin O’Shea DCCT, Suy tư Chúa Nhật thứ 30 TN B 28/10/18)

“Chúa muốn mọi người cũng thấy và cũng làm như Ngài”, như lời kinh Cựu Ước nói về dân con Đức Chúa được Đức Công Chính của Ngài mở đường phía trước và Vinh quang Ngài lại bao bọc ở phía sau, mà rằng:

“Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông,
vết thương ngươi sẽ mau lành.
Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước,
vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi.”
(Is 58: 8)

Cuối cùng thì, tất cả đều từ một khẳng định như câu truyện kể ở bên dưới muốn nói lên, như sau:

Xưa kia, có một vị vua rất thích săn bắn. Ngày nọ, nhà vua trong lúc đi săn có bắn trúng một con báo hoa, liền hồ hởi đến nơi để thu về chiến lợi phẩm.

Không ngờ rằng khi nhà vua xuống ngựa, con báo hoa đang nằm hấp hối bỗng vùng lên cắn mất ngón út của ngài. Ông vô cùng buồn bực, liền triệu Tể tướng của mình tới uống rượu giải khuây. Nghe nhà vua giãi bày với những lời oán trách số phận, Tể tướng chỉ mỉm cười và nói:
-Hoàng thượng nên nghĩ thoáng một chút. Bởi tất cả những chuyện xảy ra trên đời này chắc chắn đều là sự sắp xếp tốt đẹp nhất của trời xanh dành cho ta.

Nghe vậy, vua liền nổi giận quát rằng:
-Nếu trẫm đem ngươi tống vào ngục giam, ngươi cũng cho rằng đó là sự sắp xếp tốt đẹp nhất?
Tể tướng không sợ hãi, chỉ từ tốn thưa lại:
-Nếu vậy, thần cũng nguyện tin tưởng đó chính là sự an bài tốt đẹp và thỏa đáng nhất.
Nhà vua giận vô cùng, lập tức phái người bắt Tể tướng nhốt vào đại lao. Một tháng sau, vết thương đã khỏi hẳn, vua bèn bí mật xuất cung một mình đi vi hành. Khi đến vùng núi xa xôi, bỗng có đám thổ dân từ trên núi lao xuống bắt trói lại rồi đem về bộ tộc.

Bộ-tộc nguyên-thủy sống trên núi hàng tháng cứ vào ngày trăng tròn đều bắt nguồn mang về làm vật tế cho nữ thần Mãn Nguyệt, nên nhà vua sẽ bị thiêu sống để dâng cúng thần linh.

Đang chìm đắm trong tuyệt vọng, vua bỗng thấy thầy cúng hốt hoảng vì vừa phát hiện ra là ông bị thiếu mất ngón tay út. Nếu nữ thần Mãn Nguyệt phát hiện vật tế không hoàn mỹ, nhất định thần sẽ vô cùng tức giận.

Không còn cách nào khác, mọi người trong bộ tộc chỉ còn cách thả nhà vua cho đi. Vua ta vô cùng vui thú vọ cùng, khi về cung lập tức cho thả Tể tướng nọ, và vua còn mời ông đến uống rượu rồi nói:

-Những điều ái khanh nói quả không sai. Tất cả đều là sự an bài tốt nhất của trời xanh. Nếu trước đây trẫm không bị con báo kia cắn, thì có lẽ giờ này đã mất mạng rồi!

Nói đến đây, nhà vua như chợt nhớ ra điều gì, liền hỏi Tể tướng:
-Thế nhưng ái khanh lại vô cớ bị giam hơn một tháng, điều này cũng là sự an bài tốt đẹp hay sao?
Tể tướng ung dung nhấp môi chén rượu rồi đáp lại:

-Nếu thần không bị giam trong ngục, vậy người đi theo Hoàng thượng vi hành hẳn sẽ là thần. Thổ dân phát hiện Hoàng thượng không thích hợp để làm vật tế, thì há chẳng phải sẽ đến phiên thần hay sao?
Lúc này, nhà vua cười lớn mà nói rằng:
-Quả không sai! Tất cả là sắp xếp tốt đẹp nhất của trời cao! (Truyện trích từ mạng do ST sưu tầm)

Từ truyện kể đây, người kể bèn rút ra một bài học, bảo rằng:

Khi gặp chuyện không vừa ý, thay vì mất thì giờ để uất ức, buồn tủi, bạn chỉ cần nghĩ rằng: đó hẳn là một sắp xếp đẹp nhất ông trời dành cho mình.

Hãy phóng mắt nhìn ra xa. Hãy mở rộng tầm nhìn của mình vào cuộc đời này để rồi luôn vui vẻ, lạc quan và tin vào tương lai. Bởi, chỉ cần ta sống lương-thiện và lạc-quan, rồi thì những điều tuyệt-vời chẳng cần truy tìm, chúng cũng sẽ tự đến mà thôi. Thế còn bạn thì sao? Bạn đã sẵn sàng đón nhận “những an bài từ trời xanh chưa?”

Sắp xếp của Ơn Trên bao giờ cũng đẹp. Đó, là sự thật không ai có thể chỗi cãi được hết. Chối thế nào, cãi làm sao, chuyện này xin để hạ hồi phân giải. Chỉ biết rằng, Ơn Trên sắp xếp bao giờ cũng đẹp và cũng tốt, như mọi lần.

Lần này, hôm nay, xin bạn và tôi ta cứ hân-hoan hướng về phía trước mà cảm tạ vì những sắp xếp rất “từ Trên” là sắp và xếp thật tốt đẹp để ta và mọi người sống mạnh, sống vững chãi suốt đời mình, mà thôi.

Trần Ngọc Mươi Hai
Hẳn khi nào cũng muốn là:
Mọi chuyện luôn được sắp xếp cho đẹp
Suốt nhiều thời.

 

Monday 29 October 2018

Lm Vĩnh Sang DCCT : "GIẶC TRÀN VỀ QUÊ HƯƠNG TÔI, GIẶC DIỆT NIỀM TIN KITÔ…"


Tối thứ năm 25.10.2018, trên sóng truyền hình đài Vĩnh Long 1, chương trình “người kể truyện tình” được phát đi chủ đề "Tình Cô Đơn" với nhạc sĩ Đài Phương Trang, trả lời về câu hỏi của cô Phương Dung: “Sao anh lại lấy tên có vẻ con gái quá vậy?” Nhạc sĩ Đài Phương Trang kể lại câu chuyện khá thú vị, ông nói khi còn học trung học, ông đã biết chơi đàn và hay đàn hát với bạn bè, nhưng khi có bạn nữ nào xuất hiện thì ông không hát và chơi đàn được nữa, để lấy tên viết nhạc ông lấy tên “Đàn Phương Trai” nghĩa là chỉ đàn khi ở đâu (phương) có con trai thôi, bạn bè đọc lái ra thành Đài Phương Trang rồi chết cái tên đó luôn.

Trong đêm nhạc có trình diễn bài “Hai Mùa Noel”, một bài hát do ông sáng tác vào mùa Noel năm 1972, khi tan lễ nửa đêm, ông đưa bà về thì thấy một người con trai đứng dưới gốc cây chờ người yêu không tới, người con trai này ông đã thấy lúc 10g00 khi ông đi Lễ và bây giờ anh ta vẫn còn chờ ở đó. Từ một phút bất chợt quan sát, ông về nhà viết trong vòng 2 giờ đồng hồ xong bài hát, và bài hát này đã “bất tử” 45 năm qua. Có lễ chẳng phải chỉ có bài hát về mùa Noel này của ông bất tử 45 năm qua, nhưng dường như các bài hát Noel thịnh hành vào những năm trước 75 ở miền Nam đều đã không phôi phai nhạt nhòa trong suốt 45 năm qua.

Nghe Hai Mùa Noel của Đài Phương Trang làm tôi nhớ lại bài Mùa Sao Sáng của Nguyễn Văn Đông (1932 – 2018), người nghệ sĩ tài hoa vừa qua đời ở Sàigòn, ông đã đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam, cách riêng cho mùa Giáng Sinh ấm áp nồng nàn của một thời hoàng kim tình Chúa tình người, dù bản thân ông là người Phật Giáo thuần thành

Chúa nhật 21 tháng 10 vừa qua là Khánh Nhật Truyền Giáo. Ba chữ “vùng ngoại biên” trong Tông Huấn "Niềm Vui của Tin Mừng" được nhắc đi nhắc lại nhiều trong các bài giảng, bài giáo lý và các khẩu hiệu trong những năm gần đây. Khi nói dến "vùng ngoại biên" chúng ta thường chỉ nghĩ đến các vùng xa xăm trong rừng núi hay hải đảo, những vùng quê nghèo khó còn mênh mông những người chưa biết Chúa. Thật sự phải nhận ra vùng ngoại biên là vùng ngoài tiền sảnh Nhà Thờ, nơi những người chưa vào Đạo được phép dừng chân ở đó rồi đi, không được vào Nhà Thờ, Nhà Thờ cứ như là nơi chỉ dành cho những người có Đạo. Loan báo Tin Mừng là ra vùng ngoài, nơi người ta chưa biết Chúa để có thể nói với người ta, để có thể đem Chúa đến cho người ta.

Ngày 29.9.2018, từ Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, người ta nhận được lời mời gọi của đấng kế vị ngai tòa Phêrô về đời sống cầu nguyện trong tháng 10: Xin vào xem…

Có một tên “đại cáo gian” (hình ảnh mượn trong sách ông Gióp) đi rảo khắp thế gian để rêu rao, vu khống, mê hoặc, nói xấu nhằm chia rẽ con người với Thiên Chúa, chia rẽ con người với nhau. Nhiều người vội tin mắc phải mưu hắn, rời xa Thiên Chúa nghi ngờ và khích bác nhau, đẩy dần Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình bằng những đam mê hắn trao cho, đam mê vu khống, mê hoặc, ganh tỵ, nói xấu nhau, … Những cuộc chia rẽ lan dần, lan dần, nhường chỗ cho một thế giới, gian ác, xảo quyệt, đanh đá, loại trừ, giết hại lẫn nhau...

Tên "đại cáo gian" không tiến vào xã hội Việt Nam chúng ta hôm nay một cách hùng hổ cờ xí rợp trời, nhưng hắn lặng lẽ âm thầm từng bước, rảo khắp nơi, len lỏi vào lòng người, nhảy vào giữa từng gia đình, leo lên bàn cơm của từng nhà, chui rúc vào từng vật dụng không chừa một thứ gì. Hắn ở khắp nơi cho đến nỗi người Việt nào cũng phải ta thán, không ăn thì biết ăn cái gì bây giờ, không ra đường để đi thì sống làm sao? … Khổ nỗi, ta thán như vậy nhưng người ta vẫn tiếp tục nghe hắn rủ rê mà giết lẫn nhau bằng sự gian dối, lươn lẹo, mánh khóe, chụp giật…

Giết hại lẫn nhau tạo khoảng trống ngay trong lòng mình, gia đình mình, chòm xóm mình, bạn hữu mình, khoảng trống không hề có Thiên Chúa, vậy thì vùng ngoại biên ở đây chứ đâu, loan báo Tin Mừng ngay tại đây chứ còn mơ mộng hô khẩu hiệu ở chỗ nào khác.

Giặc đã tràn về quê hương tôi, giặc đã đang tay diệt niềm tin Kitô, chúng ta phải làm sao?

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 26.10.2018
Tựa đề bài viết trích từ "Mùa Sao Sáng" của Nguyễn Văn Đông,
http://lyric.tkaraoke.com/14225/mua_sao_sang.html

Monday 22 October 2018

Gm John Spong Đầm Mình Trong Vũng Tội (Bài 9) Ly dị: không phải lúc nào cũng là chuyện sai quấy

Chương 4
Ly dị:
không phải lúc nào cũng là chuyện sai quấy  


Mối tương-quan giữa việc thống-trị và mức chịu đựng của người bị ép uổng, là mẫu mã cũng khá thường khiến hôn-nhân theo kiểu xưa/cũ vẫn tồn-tại ở xã-hội do nam-nhân làm chủ. Xưa nay, trên mọi mãnh-lực, đã biến mất thế quân-bình trụ cột của xã-hội, vốn dĩ góp phần vào việc phá đổ thể-chế hôn-nhân như xã-hội ưa từng diễn-giải. Quả thật, điều đó vẫn diễn-tiến liên-tục cả vào hôm nay, hệt như mức-độ ly-dị cứ thế lan tràn khắp nơi, và rồi dần dà đi vào tình-huống hết thuốc chữa.

Từ một khởi-đầu ít thấy rõ trải qua nhiều thế-kỷ, uy-thế khác biệt giữa phái-tính đã tăng nhanh theo mức-độ khó lường. Ở tầm-mức cách-biệt đến cả thập-niên, toàn-bộ xã-hội nay đã nhạy cảm hơn đối với giới-tính, ngoại trừ ngôn-ngữ của dân gian.               

Truyền-thống báo chí khi xưa thường nói nhiều về người lính cứu-hỏa và cả đến nhân-vật coi sóc hoặc sở-hữu các cơ-quan biệt-lập. Giáo-hội của Chúa, lại cũng qui về với dân con Đức Chúa, là Đấng tạo đặc-trưng chân-phương nơi thể-chế mẫu-hệ cũng như phụ-hệ.

Nhiều ngành/nghề mà 50 năm về trước không ai nghĩ rằng: họ có thể giao-phó cho “đàn bà” làm chủ, thì nay đã hoàn-toàn mở rộng cho phái nữ phụ-trách. Ngay đến hôn-nhân vốn đặt nặng cung-cách phụ-hệ cũng đã lui vào dĩ-vãng, để lại một xu-thế khó cưỡng lại.

Trước khi bàn về những phạm-vi có tác-dụng như ly-dị, có lẽ ta cũng nên để mắt nhìn về khía-cạnh nguyên-nhân và triệu-chứng diễn-biến theo trình-tự đổi thay. Đã hẳn, chỉ số ly-dị ở mức-độ cao tít cũng đã tượng-trưng cho thứ gì đó khá tích-cực chứ không tiêu-cực như trước, nếu đem so với đời sống con người thời nay.

Những năm tháng trải dài vào cuối thế kỷ thứ 19, việc phát-minh ra kính hiển-vi lại cũng cho phép người phàm mắt thịt (chí ít là, mắt và thịt đàn ông bao giờ cũng ở tư-thế “hơn hẳn”) để rồi, lần đầu tiên trong đời, ta có thể sử-dụng con mắt thể xác nhìn vào noãn-sào phụ-nữ cũng rất dễ. Đã từ lâu, người người đều biết đến sự hiện-hữu của noãn-sào trong cơ thể người nữ, nhưng chắc chắn chưa ai thấy được những thứ tương-tự, bằng mắt thịt. Thành thử, sự trùng-hợp giữa lý-thuyết và dữ-kiện là sự thật đầy kịch-tính đã diễn ra trong lịch-sử loài vốn tạo nhiều hệ-lụy đi xa hơn cả địa-hạt khoa-học.

Sự-kiện này cho thấy, duy chỉ một lần, là: phụ-nữ là đối-tác đồng-đều mọi mặt so với nam-nhân trong tiến-trình sản-sinh con người. Ngày nay, sự việc tương-tự đã trở thành chuyện thông thường ở huyện tuy cũ/xưa, nhưng nguồn-gốc mọi sự đã khiến nó trở-thành hiện-thực lại là sự việc tạo ngỡ ngàng thật không nhỏ.

Rõ ràng, từ những thứ và những sự tràn đầy tính thần-thoại, hiểm-hóc hoặc húy-kỵ như tập-quán dân-gian tiền-sử hoặc các nối-kết giữa việc ăn nằm xác thịt với hiện-tượng thụ thai là những thứ mà con người thời trước hiểu biết không được rõ cho lắm.

Tác giả Jean Auel, trong cuốn tiểu-thuyết do bà viết về “Sự sống con người thời đồ đá” (*1) đã cho rằng: sự khôn-ngoan của loài người vào thời ấy vẫn được hiểu theo cách kỳ lạ vốn  dĩ bảo rằng: “thần-khí” của nam-nhân từng bị nữ-giới bắt chộp để rồi buộc hai người phải chấp nhận có thai nhi trong bụng dạ người mẹ.

Thời-khắc chín tháng mười ngày, kể từ khi thụ thai/cưu mang cho đến khi sinh nở, đơn giản cũng hơi dài đối với đấng bậc phụ mẫu, khiến các vị hiểu thêm nguyên-nhân và hậu-quả xảy đến với cuộc sống của chính mình. Tất cả những gì người thời đó biết được, chỉ gồm mỗi việc là: phụ-nữ sinh em bé theo cách nào đó, vẫn là chuyện sẻ-san uy quyền lĩnh hội từ trái-đất-là-mẹ.

Thoạt vào lúc nam-nhân nắm quyền sinh-sát hết mọi sự, ai ai cũng thấy được sự việc này dấy lên từ bảy đến mười ngàn năm trước qua đó vai-trò người phụ-nữ là kẻ chấp-nhận thần-tính của trẻ bé nay giảm dần theo tầm nhận-định của dân đen ở mọi thời.

Nhiều xứ sở thuộc Địa Trung Hải, vào thời Đức Kitô vừa xuất-hiện, tầm nhìn của mọi người vốn dĩ chấp-nhận việc sản sinh lại đã bàn luận rằng: toàn bộ tiềm-năng của trẻ bé đã hiện-diện nơi tinh-trùng của nam-nhân. Đàn ông chính là người đã trồng cấy thai-nhi nơi cung lòng vô tính của người bạn đời của ông và đối tác của ông lại vẫn không gây trồng thêm thứ gì khác vào sự việc thiết-dựng mầm “gien” của trẻ bé, nhưng ông chỉ sử-dụng nó như một thứ lồng ấp thai-nhi là sản-phẩm của ông, mà thôi.

Ngôn-ngữ loài người từng phản-ảnh tầm nhìn không chính-xác về việc tiếp-thụ thai-nhi. Bởi, lâu nay ta vẫn qui vai-trò của người nữ trong việc cưu-mang trẻ bé như thể bảo: “Bà ta có em bé là do ông ấy cấy tạo, thôi”.

Tuy nhiên, nữ-giới lại cũng nghĩ là: mình có trách-nhiệm tạo nên giới tính cho trẻ bé; bởi thế nên người nữ nào không thể sinh con trai cho chồng, đều bị quở trách. Không sinh con trai cho chồng, điều này có nghĩa: nữ-tính của bà không “tiếp thụ” cho đủ và tình-trạng hiếm muộn đây có nghĩa: phụ nữ nào ở vào tình-trạng như thế đều bị coi như không là vật dụng để chứa đựng một cách chính-đáng.

Nhất-định là, lập-trường này mang thiên-kiến ngả về phía nam-giới. Và điều này, cho thấy: truyện kể của nhà Đạo mô-tả sự việc Hài Nhi Giêsu sinh ra từ cung lòng người mẹ còn trinh-tiết cũng chỉ là chuyện hoang-đường, thôi. Bởi, Đức Giêsu dù Ngài có muốn làm Đức Chúa Con hay sao đó, thì chỉ mỗi nam-giới mới bị rút khỏi tiến-trình sinh sản, thôi.

Sự việc này, không làm giảm-giá khẳng-định mà mọi Kitô-hữu thời tiên-khởi đều nghĩ: Đức Giêsu có nguồn-gốc thánh-thiêng giả như Thân-Mẫu Ngài là người phàm; bởi lẽ, Thân Mẫu Đức Giêsu chỉ là người cho mượn cung lòng để đón-nhận và dưỡng nuôi thai-nhi Giêsu, mà thôi.

Khi tiến-trình truyền mầm gien thuộc hai phái-tính được mọi người hiểu rõ, thì việc chọn lựa đối-tác cho nam-nhân đã trở-thành quyết-định có tầm quan-trọng rất lớn. Nam-giới không chỉ lập gia-đình vì tình-huống kinh-tế xã-hội đặc-biệt, nhưng các vị còn gia-nhập vào vũng lầy nhiễm-sắc-thể khả dĩ định-đoạt tiềm-năng cá-thể của trẻ bé.

Đó là lý-do cho thấy: tại sao chỉ mỗi việc nhìn thấy trứng bằng kính hiển-vi thôi, cũng đã là sự-kiện quan-trọng trong hành-trình kiến-tạo bình-đẳng cho cả nam lẫn nữ. Tình-trạng phụ-nữ có gia-đình không thể diễn-tiến tốt đẹp hơn, đến khi nào vai-trò của hai phái-tính được kiến-tạo đồng đều, trong sinh sản. 

Biến-chuyển quyền-lực nói ở trên, lâu nay cũng được ghi-nhận cả trong phụng-vụ nữa. Có một thời, nghi-thức hôn-phối trong Đạo đòi cô dâu phải thề sẽ yêu thương, trân trọng và vâng phục chồng mình suốt đời mình. Vâng phục, là đặc-trưng thích-đáng giữa chủ/nô, giữa bậc cha mẹ và con cái, đôi lúc còn là tương-quan giữa chủ nhà và thú nuôi làm cảnh.

Chắc chắn, đây không là quan-hệ hỗ-tương và đồng hạng. Quả thật, duy nhất chỉ xã-hội nào tin rằng phụ-nữ ở giai-cấp thấp hèn hơn nam-nhân mới đòi người nữ thề-nguyền vâng-phục đức ông chồng của mình, suốt một đời. Lời nguyền này, nay bị loại bỏ khỏi mọi nghi-thức hỏi/cưới, ít ra cũng trở-thành việc tùy chọn ở mỗi gia-đình, khởi từ đầu thế-kỷ thứ hai mươi cho đến nay.

Nhiều gợi nhớ tế-nhị cho thấy tình-trạng phụ-nữ thuộc giai cấp ở dưới khiến ta không thể xóa bỏ trạng-huống ấy. Mãi đến thập niên 1970s, trong Sách Kinh Chung qua đó cô dâu được yêu-cầu “sống chung thủy” với chồng, trong khi chú rể lại chỉ buộc phải “hứa” sống trung-thực, mà thôi.

Cao điểm của lễ cưới theo truyền-thống trong đó vị chủ-sự phụng-vụ công-nhận rằng việc phối-kết hoàn-tất, đã dõng dạc tuyên-bố: “Tôi long trọng tuyến bố anh/chị nay trở-thành vợ-chồng, kể từ đây.” Có thể nói, chú rể với tư-cách là nam-nhân cùng phái-tính với vị chủ-sự lễ, nên các hành-xử hoặc động-tác phụng-vụ giống như xưa, chẳng thay đổi quá-trình/lai-lịch chút nào hết.

Tuy nhiên, với nữ-phụ thì sự việc lại trở nên mới mẻ, như sự thể cho thấy: người vợ, dựa vào cơ-chế luật-pháp đính kèm được dùng để kiểm soát cá-nhân bà mà thôi. Chính vì lý-do đó, phụng vụ mới đã khiến đôi bên hạ quyết-tâm theo cách đồng đều, để rồi cả hai bên  nay tuyên-bố những câu đại để bảo rằng: “Đây là lời thề long trọng của tôi” và khi đó vị chủ sự mới tuyên bố hai bên nam/nữ đã thành vợ thành chồng với nhau.

Tuy nhiên, thay đổi này cũng chỉ là đổi thay hệt như đổi thứ mỹ-phẩm bên ngoài mà thôi. Bởi lẽ, biểu-trưng cuối cùng này cho thấy vai-trò người nữ đã và đang xuống giá cả trong hôn-nhân vẫn tồn-tại qua khuôn khổ của câu nói chính-thức của vị chủ-sự, hỏi rằng: “Ai cho phép chị được lấy anh này làm chồng vậy?”

Thông thường, người cho phép nói ở đây là cha đẻ của cô dâu, tức: người dắt tay cô dâu xuống lòng nhà thờ trả lời: “Người ấy là tôi đây.” Và như thế có nghĩa: người đàn ông này trao cô gái con đẻ của mình cho một người đàn ông khác, thôi. Nói thế tức bảo rằng: người ta không thể cho đi những gì mình không có. Điều này, lại cũng ám chỉ bảo rằng: cô dâu lâu nay là vật sở-hữu của người cha đẻ ra cô. Thế nên, cô có thể bị cho đi hoặc đôi khi còn được bán với giá nào đó làm của hồi-môn cho một người đàn ông nào khác.

Và như thế, sẽ có nhiều điều tế-nhị lại cũng làm nổi bật nghi-tiết phụng-tự xưa nay vẫn dần dà đổi thay. Và cũng vì thế, nên cha ruột đẻ ra cô cũng muốn phân-bua đôi điều, mà bảo rằng: “Điều đó, do bởi mẹ cháu và tôi định-đoạt”. Và có lúc, cả ông bố lẫn bà mẹ đều lên tiếng bảo: “Chuyện đó do bọn tôi mà thành.”

Sách Kinh Chung ấn hành năm 1979 có chỉnh-sửa từ-vựng “cho”, và thay vào đó bằng động-từ “Đem ra trình diện”; và Sách Kinh này còn đề-nghị chú rể cùng với cô dâu, đôi trẻ phải ra mắt hai họ, nữa. Tuy thế, nghi-thức phụng-vụ lại không bao gộp câu hỏi bảo rằng: “Ai cho phép chú rể lấy cô dâu này thế?” Bởi lẽ, làm thế như thể muốn thách-thức Phụng-vụ Hôn-nhân về tính-cách ngả về phía nam-nhân; thế nên, Giáo hội vẫn cứ để mọi người tùy nghi thực-hiện.

Lịch-sử lại cũng cho biết: theo cách cởi mở hơn thời trước, phụ-nữ thường không có uy hoặc phương-tiện kinh-tế, chính-trị cũng như xã-hội để thực-hiện mọi việc. Thành thử, các bà các cô cần phải dựa vào hôn-nhân làm phương tiện là để tạo cho mình sự an-toàn trong cuộc sống.

Xem thế thì, phụ-nữ chính là người bị giam hãm rất nặng, chẳng cần biết tương-quan vợ chồng sống với nhau có khiến cho đôi bên được sảng-khoái/mãn nguyện hoặc miễn-cưỡng, bởi ly-dị thường là biện-pháp không mấy tốt đẹp đối với phụ-nữ.  Và, tòa án hôn-nhân thời nào cũng đều do nam-nhân kiểm soát. Nữ chánh-án, là sự-kiện chỉ mới xảy đến vào thế kỷ thứ 20, thôi. Luật sư cũng như bồi-thẩm-đoàn, chỉ là nhân-vật phụ mà thôi.

Các trường-hợp đưa dẫn hai bên đến tòa-án ly dị, hoặc đi vào hệ-thống mất quân-bằng về kinh-tế nền-tảng được thực-hiện qua tiền cấp-dưỡng con trẻ, dù đôi lúc cũng không là việc cần thiết gặp trường-hợp nữ-phụ là người mẹ bị qui trách mọi chuyện. Và khi ấy, phụ-nữ ly-dị chồng phải sống bằng tiền cấp-dưỡng xuất từ tiền túi của người phối-ngẫu đã cách-ly, do tòa định. Thành thử, nếu tính chuyện ly-dị, người phụ-nữ hết bị giam-cầm rồi lại bị giam-hãm, thôi.

Hơn thế nữa, tòa hoà-giải sẽ trở-thành bất-lực và thiếu hiệu-năng trong việc áp-đặt ly-dị; và nữ-phụ ly-dị cứ phải sống trong tình-trạng bấp-bênh liên-tục với hiện-trạng túng-thiếu, vô-vọng.

Trong thủ-tục ly-hôn, tài-sản ít khi được chuyển từ chồng sang vợ, vì phụ-nữ được xem là người không có khả năng đầu tư tương-xứng. Thế nên, nếu làm như thế sẽ bị xem như không thích hợp.

Trong nhiều vụ ly-hôn, bản ly-hôn có viết xuống là: tiền trợ cấp sẽ bị ngưng một khi tái-giá. Điều này có ý bảo rằng: khi một nam-nhân nào đảm-nhận trách-nhiệm kinh-tế cho nữ-phụ đã ly-dị, thì khi ấy sẽ được coi là có đóng góp cho kinh-tế cho chị đổi lại việc được hưởng ân-huệ xác thịt; và khi ấy, trách-nhiệm của người chồng cũ mới chấm-dứt. 

Trong điều-kiện như thế, phụ nữ thường cũng tránh né ly-dị và người nữ-phụ phải cam chịu những hành-vi bạo-hành, phải chịu những cú tát đánh vào phẩm giá của chị do sự bất trung của người chồng đôi khi trắng trợn. Và, cứ thế tích-tụ lên mình chị, nhưng vì vấn-đề sống còn về kinh tế buộc chị phải ở lại với hôn-nhân đầy áp-bức.

Rất ít cơ hội tìm việc làm chờ người phụ-nữ không chồng ngoài những việc trong nhà, việc khó nhọc đổ mồ hôi hoặc làm gái thuê bao/mại dâm nên đôi khi không có cách nào khác hơn là ở lại với hôn nhân tàn-nhẫn, hung-bạo.

Bên đòi ly dị, dù ở trường-hợp nào đi nữa thường vẫn là nam-nhân. Thi thoảng, gia-đình người nữ-phụ ở tư-thế tài-chánh và địa vị nào đó cho phép chị dám đòi ly dị. Cho dẫu là như thế, ngay cả trường-hợp chị thừa hưởng khoản kế-thừa của gia đình mình đi nữa, vào thời-điểm của hôn-nhân vẫn luôn bị đặt dưới sự kiểm-soát của người chồng.

Chậm mà chắc, hồi cuối thế-kỷ thứ 20, tình-trạng độc-lập kinh-tế của nữ-giới cứ ngày một dâng cao trong khi đó chủ-trương độc-tài/toàn-trị của nam-nhân cũng dần dà giảm sút. Thoạt khi thế chiến thứ hai lôi kéo đám đàn ông/con trai đi vào cuộc chiến, thì nữ-giới lại vui hưởng tình-trạng gia-tăng quyền-lực kinh-tế.

Từ đó, ai cũng thấy là: sinh-hoạt lao-động bên ngoài xã-hội tuy không thuyên-giảm nhưng vẫn trở-thành hoạt-động yêu nước do chị em phụ-nữ đáp-ứng lời kêu gọi chấp-nhận làm việc nặng, tức: dám đảm-nhận những việc trước đây chỉ dành cho nam-giới, mà thôi. Và, truyền-thông phương Tây đã nhanh chóng quảng-bá cũng như hợp-thức-hóa tình-trạng có ‘một không hai’ này khiến phụ-nữ được ca-tụng là “Bông Hồng đẹp nay làm thợ tán đinh”.

Cả đến quân-lực, nay cũng bắt đầu tuyển-mộ lính-chiến phụ-nữ tham-gia Thế Chiến Thứ Hai nữa. Phụ nữ khi ấy, thực-hiện công-việc của thư-ký và bảo-quản hàng hóa vốn “xuất xưởng” nhiều binh-sĩ và thuỷ-thủ, một công-việc xưa nay do nam-nhân phục-vụ trong địa-hạt chiến-tranh.

Không ai lại nghĩ: một quân-đoàn gồm toàn phụ-nữ như thế, lại trở-thành cố-định hoặc có khi sản-xuất ra tướng tá, đề đốc và thuyền-trưởng, nhưng nay đã thành hiện-thực. Cũng có lúc, kỳ-vọng của nam-nhân là khi chiến-tranh chấm-dứt và mọi sự trở lại bình thường, thì phụ-nữ trở lại gia đình, về với tổ ấm thân thương, vui lòng giao lại các trọng-trách như thế cho nam-nhân. Rất ít người nghĩ là hương-vị từ quyền-uy kinh-tế sẽ tạo cho phụ-nữ lòng ước-ao sống biệt-lập                    

Sau thế chiến thứ hai, ai nấy vội vã quay về trường lớp để tiếp-tục học hành. Đấy kìa, số nam-nhân trẻ và các cựu-chiến-binh vừa mới trở về từ chiến-trường cũng tìm đường nới rộng vòng đai chân trời của họ, bằng cách cố học cao hơn nữa. Ngay như phụ-nữ ai muốn có cơ-hội học-tập cũng không còn bị khước-từ như trước. Các đại-học ở tiểu-bang có ý ngăn-chặn phụ-nữ không cho nhập-học đều bị sinh-viên đâm đơn kiện tụng. Các trường trung-học từng kỳ thị nữ-giới cũng giảm-sút số lượng học-sinh một cách đáng kể.

Cuối cùng thì, các trường tư trước đây chỉ dành cho nữ-sinh thôi nay đã bắt đầu chịu nhận nam-sinh để trở-thành tư-thục hỗn-hợp nam/nữ. Ngày nay, cả đến đồn lũy khoa-bảng có thời từng nổi danh qua chuyện bao gồm phần lớn là nam-sinh, nay cũng có tỷ-lệ nữ-sinh cao hơn trước. Cùng với dấu-hiệu kỳ thị giới-tính như câu lạc-bộ ăn uống chuyên phân-chia giới-tính, cuối cùng rồi cũng thấy nữ-sinh tràn ngập các trường chuyên-nghiệp kỹ-thuật, thương-mại, y-khoa và luật-khoa nữa.

Nữ-giới không còn bị hạn-chế chỉ mỗi làm chân thư ký, phụ tài-chánh, y-tá, chỉ lo mỗi chuyện vệ-sinh phòng ốc, hoặc phụ-tá luật-sư, thôi. Cơn ‘sóng thần’ bình-quyền đã bắt đầu nổi như cồn và chẳng thứ gì khiến mọi sự quay trở về vết cũ cả. Ngày nay, phụ-nữ đã đảm-nhiệm vai-trò chủ-tịch hoặc Giám-đốc ngân-hàng dẫy đầy khắp nơi.

Phụ-nữ, nay cũng trở-thành bộ-trưởng tư-pháp, luật-sư đại-diện cho cả nguyên-đơn lẫn bị-đơn, khoa-học-gia, phi-hành-gia, và cả đến phẫu-thuật-gia, giáo-sư y-khoa và tăng-lữ nữa. Nói cách khác, ngày nay phụ-nữ có mặt ở khắp nơi, cả những địa-hạt mang tính quyết-định trong xã-hội người.

Ngày nay, mọi người còn định ra nhiều từ-vựng không mang giới-tính để mô-tả thành-viên cơ-quan hoặc tổ-chức mới nổi trong một thế-giới tân-tạo. Họ được gọi bằng tên rất mới như: “yuppies (tức: chuyên-gia trẻ chuyển-động đang vươn cao), “muppies (tức: chuyên-gia trung-niên đang chuyển-động), và các “dinks (tức: những người có lợi tức gấp đôi, lại không con/cháu).

Với phụ-nữ, việc bắt buộc phải phụ-thuộc kinh-tế như giai-cấp thấp nay đã chấm-dứt. Ngay chuyện ‘cho không’ hoặc phát chẩn cũng dần dà biến-dạng, và việc phân-chia tài-sản đã được thay vào đó. Xu-hướng thông-dụng hiện giờ, là con người ngày nay, cả nam lẫn nữ, có cơ-hội đồng-đều trong cuộc sống, thế nên vốn liếng khi xưa tích-lũy nay ăn đồng chia đều.

Tuy nhiên, trong nhiều trường-hợp, giả-định này cũng không chính-xác cho lắm. Phụ-nữ có con nhưng không sống với chồng, đang trở-thành đại đa-số trong xã-hội.

Việc đôi bên phụ-thuộc nhau, là yếu-tố mạnh của hôn-nhân khi hai bên có cơ-hội đồng đều trong giáo-dục, trong việc kiếm kế sinh-nhai và có chỗ đứng ngang hàng ở xã-hội, rồi từ đó trở-thành những người có lai-lịch khác với thời-đại, trong đó nam-nhân luôn làm chủ mọi sự. Hôn-nhân, nay trở thành quan-hệ tương-tác rất đồng đều. Điều này tạo ảnh-hình mới vốn tạo ảnh-hưởng lên mọi khía-cạnh cuộc sống thông-thường của ta.

Đối-tác khác-biệt về giới-tính cùng đến với nhau để nhận ra nhu-cầu không chỉ một người nhưng của cả hai bên. Phụ-nữ, nay được coi như người có nhu-cầu, ước-vọng và xu-thế vui-hưởng tình-dục ít/nhiều hệt như nam-giới. Điều này không phải ai cũng thấy được ở thế-kỷ trước, chí ít là khi các cô dâu nay không phải người nào cũng được mẫu-thân giáo-dục như bổn-phận cần-thiết về dục-tính.

Khi xưa, người ta thường quay về với lời khuyên cổ-điển của Nữ-hoàng Victoria từng nhắn-nhủ mọi người trước ngày cưới, rằng: “Hãy nhắm mắt lại và nghĩ về nước Anh là xong”.

Trong chuyện ăn nằm xác thịt, đôi bên đều sướng vui, tức: niềm khoái-cảm mang nặng sắc-thái hỗ-tương, nay được ca-tụng nhiều trong các sách viết về dục-tình như mục-đích chung-cuộc, còn gọi là “chẳng đặng đừng”, tức: nếu không đạt thì đừng làm. Từ đó, mọi người mới kỳ-vọng sẻ-san mẫu-mực hành-xử đồng-đều xua-đẩy thứ trật-tự nam-giới ra khỏi mọi kỳ-vọng mà lâu nay mọi người vẫn chú-tâm.  

                    

                                                                                                            (còn tiếp)


Gm John Shelby Spong biên soạn.
Mai Tá lược dịch.