Saturday 27 February 2010

Lm Mai Văn Thịnh, CSsR: Khôn hay dại của 10 Trinh nữ


Sau khi nghe xong dụ ngôn mười trinh nữ; dù ai dễ tính đến đâu cũng sẽ thắc mắc là tại sao đám cưới lại đươc cử hành ban đêm, và một khi đám cưới đã được chuẩn bị thì việc chàng rể đến chậm là việc khó chấp nhận. Nhiều khi chỉ trễ một lần hẹn cũng khiến cho tình duyên bị trắc trở; phương chi là đến trễ trong ngày trọng đại như chú rể trong dụ ngôn chắc chắn sẽ để lại những ấn tương không mấy tốt đẹp sau này. Hẳn anh chị em còn nhớ câu: “Cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.”

Sau đây là một trong những giải thích về 2 vấn nạn nói trên: Dụ ngôn nhấn mạnh chuyện chàng rể đến chậm, nên phải luôn sẵn sàng. Điều này có thể dựa theo thói tục địa phương thời xưa: việc cưới xin không do chú rể và cô dâu chủ động; nhưng nhờ sự mai mối và được chấp thuận bởi hai gia đình. Sau đó cả hai gia đình cần thời gian để thương lượng. việc thuơng luợng này có thể kéo dài hàng tháng. Nhưng trong dụ ngôn hình như việc dàn xếp xẩy ra trong ngày cưới; và gặp khó khăn nên nhà gái phải chờ đợi, có khi tới khuya hoặc nửa đêm cũng không chừng.

Dựa trên quan niệm ‘lady first’ và theo thói quen cưới xin của chúng ta hôm nay, chỉ nội chi tiết bắt nhà gái phải chờ đợi cũng khó được chấp nhận. Nhưng anh chị em đừng quên là Thánh Matthew viết Tin Mừng khỏang thập niên 80-90; và độc giả của ngài là các tín hữu gốc Do Thái. Vì thế ngài cố gắng sắp xếp để sau khi nghe xong, họ sẽ nhận ra sứ điệp của Chúa ngay. Và đó cũng là điều mà chúng ta cần tìm hiểu.

Ngay trong phần giới thiệu của dụ ngôn, Đức Giê-su nói rõ là trong mười cô đã có 5 cô dại và 5 cô khôn rồi. Tại sao? Bởi vì, việc nhận xét hay xét đóan không thể dựa vào hình dáng bên ngòai của họ: 10 cô đều đến tham dự tiệc cưới và dĩ nhiên có chung một kỳ vọng là sẽ được mời vào để dự tiệc; cả 10 cô đều cầm đèn; hơn nữa cả 10 cô dường như đều mặc trang phục để tham dự đám cưới.

Như vậy, việc phân biệt khôn ngoan hay khờ dại không dựa vào hình dáng; cũng không bởi những cái đèn dầu các cô cầm trong tay hoặc những bộ trang phục lộng lẫy mà họ khóac trên nguời. Sự khác biệt của họ là 5 cô mang đèn mà không mang theo dầu; còn 5 cô kia vừa mang theo đèn vừa mang chai dầu theo (và không chỉ mang theo dầu mà thôi; nhưng có lẽ các cô còn mang theo cả ‘điện nước’ nữa.) [1]

Như vậy việc chuẩn bị hay sẵn sàng chờ đón chú rể là sứ điệp của Chúa qua dụ ngôn này.

Chìa khóa để mở dụ ngôn này là ‘dầu’. Có một số người giải thích dầu ở đây nghĩa là đức tin, cầu nguyện, việc tham dự các thánh lễ hay những việc thờ phương khác, và tất cả những việc khác giống như vậy. Nhưng hình như đó không phải là ý của Thánh sử.

Lại phải đặt dụ ngôn này trong tòan bộ Tin Mừng do thánh Matthew biên sọan để biết chúng ta cần sống để chuẩn bị ngày Chúa đến như thế nào?

Mục đích của Tin mừng theo thánh Matthew là trình bầy về con người và công việc của Đức Giê-su> Ngài là một tin vui trọng đại. Ngài đến trần gian để rao giảng và thiết lập Nước Trời. Nước Trời không được quan niệm như là lãnh địa của những kẻ tin. Nhưng được căn cứ vào lối sống của chúng ta. Và lối sống này đã được diễn tả trong ‘bài giảng trên núi’. (Mt 5:1-12). Và một khi chúng ta đã bằng lòng chấp nhận lối sống này thì nghèo khó, hèn mọn, đau khổ không hẳn là những điều bất hạnh. Trái lại, giầu có, danh vọng, uy quyền lại có thể trở thành những chuớng ngại cản đường tiến lên hạnh phúc đích thật của chúng ta. Có nhiều người chỉ áp dụng những tiêu chuẩn trong bài giảng trên núi này một thời gian ngắn; nhưng chờ mãi chẳng thấy Chúa đến khiến họ đâm ra chểnh mảng và xao nhãng.

Thí dụ việc xây dựng hòa bình dù chỉ trong một ngày đã là điều khó thưc hiện; nhưng vẫn còn dễ hơn là sống để trở thành khí cụ bình an của Chúa trong cả hành trình đầy những trở ngại và đối nghịch với Tin Mừng. Còn nữa, như việc thuơng yêu kẻ khác. Thật là dễ dàng khi chúng ta thuơng xót và tha thứ cho người khác một vài lần trong cuộc đời. Nhưng quả là khó khăn khi chúng ta phải thực hiện lòng thuơng xót và tha thứ này trong cả cuộc đời. Hơn nữa, chúng ta chẳng hề hay biết ngày nào, giờ nào chú rể sẽ đến. Vì thế phải sẵn sàng bằng cách trang bị cuộc sống cho đủ số luợng dầu để khi chàng rể đến, chúng ta có thể thắp đèn đón tiếp lang quân.

Ngòai lượng dầu cần mang theo chúng ta còn phải tạo điều kiện để Chúa biết ta. Nghe thật lạ đời phải không, thưa các bạn. Bởi vì chúng ta thường được dậy bảo là hãy ra đi tìm kiếm để biết Chúa; đâu phải việc Chúa biết ta mới là chìa khóa để tham dự tiệc cưới. Chúa mà không biết ta thì còn ai biết ta nữa.

Quả thế, khi cánh cửa phòng của tiệc cưới khép lại, chúng ta không nghe thấy tiếng của chàng rể vọng ra: “Tôi bảo thật các cô, tôi không hề biết các cô!” (Mt 25:12) hay sao?

Có nhiều kiểu ta biết Chúa. Nhưng kiểu ‘biết Chúa’ của chúng ta cũng lạ đời lắm. Có ai ngờ cả nhóm, cả gia đình, cả xứ đạo đều biết Chúa; thế mà Chúa của ông này chống Chúa bà kia. Chúa của chồng thì khác Chúa của vợ. Vì thế, dù ta có biết Chúa đến độ nào, thì việc biết ấy vẫn là sự biết có ngần có hạn. Còn Chúa biết, là biết hết, biết rõ những gì sâu thẳm nhất trong đời sống của từng người. Như vậy, Chúa biết ta vẫn hơn việc ta biết Chúa.

Muốn được Chúa biết, ta cần làm những việc giống như Chúa làm; sống tiêu chuẩn giống như Chúa sống; biết thông cảm và luôn tha thứ như Chúa thuờng thứ tha. Trên hết mọi sự là mời Chúa hiện diện trong mọi cách hành xử của chúng ta. Nếu chúng ta làm đúng như thế thì Chúa sẽ vui mừng; giả như chúng ta hành động chưa tốt lắm, thì cũng không nên lo lắng quá. Bởi vì Chúa biết và còn biết rất rõ về những viêc làm chưa tốt của chúng ta. Nó phát sinh từ sự yếu đuối và chính bởi sự yếu đuối đó mà sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong đời sống của chúng ta.

Tóm lại, niềm tin chưa hẳn là chìa khóa mở cửa phòng của tiêc cưới. Muốn tham dự tiệc cưới, người tín hữu cần có lối sống phù hợp với những điều Chúa dậy trong bài giảng trên núi. Nói cách khác, qua cách suy nghĩ, nói năng và hành động của chúng ta đều phải là họa ảnh lối sống của Chúa. Đó là cách chuẩn bị tốt nhất mà chúng ta cần thực hiện. Và khi nào Chúa đến không phải là việc của mình. Vì bất cứ lúc nào Chúa đến chúng ta cũng sẵn sàng dùng bữa với Chúa. Amen



[1] Câu này tôi mới học trong lần về Việt Nam vừa qua. Nghe các bạn trẻ nhận xét về hình dáng của các cô như sau: cô này có điện mà không có nuớc; còn cô kia điện nước đầy đủ, thật vẹn tòan. Nghe xong, tôi cảm tưởng như người từ hành tinh khác đến. Phải mất mấy chầu cà phê cho mấy đứa cháu; tôi mới hiểu lờ mờ ý nghĩa của những câu nói trên. Ai muốn biết xin gửi cho tôi vài ly cà phê. Bảo đảm các bạn sẽ tìm được câu giải thích rất hợp thời trang.

Thursday 25 February 2010

Lm Chân Tín CSsR: Cải tân Lễ nghi hôn phối


Khi trước, chúng tôi đã nêu lên vấn đề đã được các nghị phụ thảo luận sâu rộng tại Công đồng, Một cách đại cương, các nghị phụ đã thỏa thuận nên sửa đổi, thích nghi những yếu tố phụ thuộc của Phụng vụ cho hợp với mỗi thời đại và mỗi dân tộc, ngõ hầu mọi người đi sâu vào mầu nhiệm cứu rỗi.


Trong thời gian Công đồng ngưng nhóm những buổi họp khoáng đại để các nghị phụ trở về địa phận của mình tiếp tục hoạt động cho Công đồng bằng cách học hỏi những lược đồ của các ủy ban chuyên môn, cũng như lắng tai nghe những lời thỉnh cầu thích hợp của đoàn chiên mình, chúng tôi mong giáo hữu sốt sắng tham gia cuộc cải tân toàn diện của Giáo Hội, bằng cách đưa lên các chủ chiên của chúng ta những ước vọng chính đáng của đời sống Công giáo. Trong mấy tháng trước đây, ngoài việc cầu nguyện và hy sinh cho Công đồng được kết quả, chúng ta chỉ ngóng chờ những tin tức Công đồng của các nghị phụ từ Rôma đưa về. Giờ đây, các chủ chiên đã trở về ở giữa đoàn chiên, chúng ta vẫn tiếp tục cầu nguyện và hy sinh, nhưng chúng ta không còn ngồi chờ các tin tức của Công đồng mà phải nhiệt liệt góp ý kiến để đạt lên hàng giáo phẩm những cải tân chúng ta mong muốn.


Hôm nay, chúng tôi xin góp một vài ý kiến bằng nêu lên một vài khuyết điểm trong nghi lễ hôn phối hiện thời tại Việt Nam và mong hàng giáo phẩm cải tân bí tích ấy cho đầy đủ ý nghĩa.


Theo khoa thần học, người chủ sự bí tích hôn phối không phải là linh mục nhưng là chính hai người nam nữ thề nguyền với ngau trước mặt Thiên Chúa và Giáo hội, sẽ yêu nhau trọn đời trong bậc vợ chồng để lo việc sinh sản, giáo dục con cái và giúp nhau trên con đường về với Thiên Chúa. Vị linh mục chỉ đại diện Giáo hội chứng kiến lời Giao ước của đôi nam nữ và chúc lành cho họ nhân danh Giáo hội, để Chúa xuống mọi ơn cần thiết cho họ trong công việc sinh sản, giáo dục con cái và xây dựng tình yêu và đời sống siêu nhiên.


Thế nhưng, nghi lễ hôn phối của ta hiện giờ không diễn tả được tất cả những ý nghĩa của bí tích ấy. Trong nghi lễ chính của hôn phối, linh mục hỏi: “Phêrô có muốn lấy Maria làm vợ thật theo lễ nghi Hội thánh là Mẹ chúng ta chăng?” Và người ấy trả lời: “Thưa muốn.” Linh mục cũng hỏi người thiếu nữ như thế và cũng được câu trả lời: “Thưa muốn.” Hai câu “Thưa muốn” là một lời thề ước. Nhưng lời thề ấy quá đơn sơ, ngắn ngủi, khó để lại tâm trí đôi bạn trẻ kỷ niệm lời thề ước quan trọng với những bổn phận của đời sống vợ chồng. Lời thề hứa của nghi lễ Nước Anh long trọng và đầy ý nghĩa hơn:


“Anh là Phêrô, anh lấy em là Maria, làm vợ thật của anh. Anh thề hứa yêu đương và quí mến em trên hết mọi người phụ nữ khác. Anh lấy em làm vợ trong may mắn cũng như rủi ro, trong khi có sức khoẻ cũng như khi phải bệnh hoạn, trong thử thách cũng như trong vui mừng, trong nghèo túng cũng như trong thịnh vượng, cho đến giờ chết.”


Cũng trong nghi lễ chính của hôn phối hiện giờ của ta, sau khi hai người trả lời “Thưa muốn”, linh mục lại xù xì đọc bằng tiếng La tinh “Ta kết hợp các người thành vợ chồng, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.” Phải chăng, đây là một câu làm lạc ý nghĩa vai trò của vị linh mục trong bí tích hôn phối? Khi hai người nam nữ lấy nhau thế quyết trước mặt Thiên Chúa và Giáo hội, thì tức khắc Thiên Chúa “kết hợp” họ trong tình nghĩa vợ chồng. Linh mục không còn “kết hợp các người thành vợ chồng”, nhưng nhân danh Giáo hội xác nhận cuộc hôn nhân đã xong và chúc lành cho đôi tân hôn. Đôi nam nữ là những người chủ sự bí tích hôn phối, chứ không phải linh mục. Lời “ta kết hợp các người thành vợ chồng” làm ta lầm tưởng vị linh mục chủ sự hôn lễ và kết hợp hai người nam nữ trong bí tích hôn phối. Trong nghi lễ nước Đức, vị linh mục chỉ nói: “Ta lấy quyền Giáo Hội xác nhận và chúc lành cho cuộc hôn nhân mà chúng con vừa làm.”


Một thiếu sót khác: Trong nghi lễ làm phép nhẫn, thường thường linh mục chúc lành cho cả hai chiếc nhẫn. Nhưng, chính thức linh mục chỉ làm phép chiếc nhẫn của người vợ và chỉ răn dạy người vợ phải biết trung thành và phục tòng người chồng: “Lạy Chúa, xin chúc phúc cho chiếc nhẫn mà nhân danh Chúa, chúng con làm phép đây. Xin cho người mang nhẫn này được lòng trung trinh hoàn toàn với chồng… luôn theo luật Chúa và luôn luôn chung sống với người chồng trong tình yêu mến lẫn nhau”. Trong lời nguyện chúc lành hôn phối đọc sau kinh Lạy Cha cũng một luận điệu đó, chúng ta chỉ thấy nói đến sự trung thành của người vợ, chứ không nói đến sự trung thành của người chồng đối với vợ. Phải chăng đây là một sự đáng tiếc?


Một điểm thiếu sót thứ ba: trong những lời nguyện hôn phối và thánh lễ, chúng ta cảm thấy như Giáo hội chỉ nói đến việc truyền sinh loài người theo phương diện thể lý, mà không nói đến vợ chồng giúp đỡ lẫn nhau, cũng không đả động đến việc truyền sinh trong ơn thánh và việc giáo dục con cái: “Xin Chúa đoái thương chủ toạ các lễ nghi Chúa đã lập nên để truyền sinh loài người.” (lời nguyện bí tích hôn phối). “Xin cho đôi tân hôn này được đông con nhiều cháu, sống lâu ba bốn đời và đến tuổi già may mắn.” (Lời nguyện chúc lành hôn phối) – Những lời nguyện trên cần phải được sửa đổi lại ngõ hầu diễn tả đầy đủ ý nghĩa của bí tích hôn phối.


Đó là một vài khuyết điểm chúng tôi nêu lên trong nghi lễ hiện hành của bí tích hôn phối tại Việt Nam. Ngày nay, nhiều Giáo hội, như Bỉ, Đức đã dùng hoàn toàn sinh ngữ và cải tân nghi lễ và những lời nguyện. Chúng tôi mong rằng bạn đọc bốn phương góp thêm ý kiến để cải tân nghi lễ hôn phối cũng như nghi lễ các bí tích khác., cách riêng bí tích Tahh tẩy và thánh Thể, để đạo Chúa thấm nhập vào đời sống ta ngày càng sâu đậm hơn.


Lm Chân Tín CSsR

3/1963


(Xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào:

www.suyniemloingai.blogspot.com.

www.chuyenphiemdao.blogspot.com )

Wednesday 24 February 2010

Lm Richard Leonard sj: Sa mạc dương gian, những biến hình (Lc 9: 28-36)


"Mặc sa mạc biến hình,

Khóm cỏ gai,

Bụi vùi,

Chờ cơn mưa Phục sinh. "

(thơ Trương Thái Du)

Mưa Phục Sinh, thật ra chẳng cần chờ. Bởi, mưa Phục Sinh, mưa ơn cứu độ đã xảy ra qua sa mạc - biến hình. Biến hình chốn hoang vu. Biến hình nơi sa mạc. Sa mạc dương gian. Sa mạc của cuộc đời. Của người người sống cảnh vu vơ, đời biến dạng. Và, thực trạng biến hình đổi dạng nói lên Sự thật. Một Sự rất thật về mặc khải Sống Lại trước Phục Sinh.

Vâng. Mặc khải Sống lại trước Phục Sinh đã được thánh Phêrô xác nhận truớc đó qua khẳng định về Đấng Thiên Sai. Khẳng định thật rõ nét khi Thầy Chí Thánh hỏi: người ta bảo Con Người là ai? Và hôm nay, mặc khải về Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa Hằng Sống, được xác nhận một lần nữa trên non cao, đầy sa mạc. Non cao là nơi Yavê Thiên Chúa vẫn tỏ lộ mặc khải quan trọng cho Môsê và Êlya. Hai trụ cột của Giao ước cũ được Thiên Chúa thiết lập cho Dân Ngài chọn.

Là một trong các cột trụ mới nơi Tân ước, thánh Phêrô cũng được chứng kiến cảnh “đám mây phủ bóng trên mình Ngài” (Lc 9: 34, Ys 42: 1) và được nghe “tiếng vọng phát ra từ đám mây” (Lc 9: 35, Tl 18: 15-19). Như thế, thánh nhân đại diện cho nhân loại phàm trần được ban cho, trong cuộc “Biến Hình” thần thánh, khẳng định mới về Thiên tính của Đức Chúa. Và, khẳng định này xác nhận sự Sống lại trước Phục Sinh của Đức Chúa.

Trình thuật sa mạc - biến hình hôm nay, lại một lần nữa, long trọng xác nhận Thiên tính của Đức Chúa từ nơi Cha: “Ngài là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Ngài.” (Lc 9: 35).

“Hãy vâng nghe lời Ngài”, vừa là xác minh, vừa là mệnh lệnh. Xác minh chứng tỏ rằng: chính Ngài là Đấng Thiên Sai. Là Đức Chúa mang phận loài người. Và, mệnh lệnh cũng chứng tỏ: đây chính là kim chỉ nam hướng dẫn các tín hữu dấn thân theo bước chân mềm của Đức Chúa, trong rao truyền. Thiên Chúa là Cha, xác minh và lan truyền mệnh lệnh, bởi vì dân con nhà Đạo vẫn chưa hiểu nổi các mặc khải và chưa sẵn sàng để chấp nhận: Đức Kitô Giê-su là Đấng Mê-Sia, có đủ Thiên tính.

“Hãy vâng nghe lời Ngài”, còn minh xác: Đấng Cứu độ muôn loài đã bị người trần gian chối bỏ. Chính họ đã đưa Ngài vào sa mạc hành hình, đầy chết chóc. Nhưng, Ngài chấp nhận mọi khổ nhục cũng như cái chết sầu thảm, ngõ hầu mọi kẻ tin sẽ tuân theo mệnh lệnh Cha trao. Ngài chấp nhận những “bụi vùi” và “khóm cỏ gai” của đời sầu khổ để nhân gian có được “mưa Phục sinh”.

Trình thuật hôm nay, xác định với dân con nhà Đạo tư thế Thiên Sai Ngài nhận lãnh qua thân phận làm người, để rồi “mưa Phục sinh” - mưa cứu độ được loan báo từ trước, sẽ đổ tràn xuống trên muôn dân, cả trong sa mạc – biến hình. Trình thuật cũng khích lệ các tín hữu “hãy vâng nghe lời Ngài” mà yêu thương hết mọi người, cho đến cùng.

“Hãy vâng nghe lời Ngài” còn là chấp nhận đau thương thấp hèn, trong cuộc sống. Chưa vâng nghe lời Ngài, thì chưa thể nào hiểu được thân phận của Đấng Thiên Sai được khẳng định nơi sa mạc – biến hình. Chưa vâng nghe lời Ngài, như thế cũng chưa thể chấp hành mệnh lệnh Chúa Cha trao ban mà đi vào cuộc sống thường nhật. Sống yêu thương. Sống vâng lời.

Chấp hành mệnh lệnh yêu thương trong cuộc sống là kinh nghiệm của người xưa,. Của các cột trụ trong Giao ước, lẫn dân con nhà Đạo. Chấp hành mệnh lệnh yêu thương như thế sẽ không còn tình trạng “bụi vùi, cỏ gai” ở trần gian, nữa. Nhưng, sẽ luôn “chờ mưa Phục Sinh” mưa ơn cứu độ đến với chính mình. Lại nữa, chấp hành mệnh lệnh “vâng nghe lời Ngài” là dấn bước tìm gặp Đức Chúa trong suy tư nguyện cầu với Ngài, trên sa mạc có biến hình.

Con dân nhà Đạo chỉ được mặc khải về “Đấng-được-Thiên-Chúa-tuyển-chọn” khi suy tư nguyện cầu ở trên non cao. Suy tư nguyện cầu, là kinh nghiệm “vâng nghe lời Ngài” không phải của Môsê, Êlya hoặc thánh Phêrô mà thôi, nhưng là của tất cả con dân đi Đạo. Suy tư nguyện cầu, là tiếp xúc cận kề với chính Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa. Và cuối cùng, không thể suy tư nguyện cầu được, nếu không biết yêu thương đùm bọc, hết mọi người.

Nguyện cầu hôm nay, chứa đựng thêm một điều: đó là lời mời gọi ta hãy về với những gì đánh động tâm can ta. Đánh động về một Biến hình, đổi dạng chính con người mình. Biến hình đổi dạng để như thánh Phaolô đề nghị: “hãy kết hợp với Chúa mà sống vững vàng như vậy” (Pl 4:1). Sống vững vàng, vì Đức Kitô đầy Quyền Năng sẽ biến đổi chúng ta nên giống như Người. Ngài biến đổi chúng ta như đã “Biến hình” trên non cao, sa mạc. Và, khi đổi mới chúng ta theo cách Biến-hình-nơi-sa-mạc, Ngài sẽ qui tụ chúng ta về với vòng tay ôm dịu hiền của Hội thánh. Tức, những người con yêu Đức Chúa.

Tham dự tiệc thánh qui tụ những người con yêu của Đức Chúa, ta cầu mong cho cộng đoàn tình thương của ta biết “vâng nghe lời Ngài”, trong mọi tình huống. Cầu và mong sao hành trình yêu thương bảo đảm cho chúng ta một chỗ đứng trong Nước Trời ở trần gian này. Để, ta dùng đó làm đòn bẩy có sức biến hình đổi dạng cả thế giới gian trần này. Biến hình và đổi dạng để tất cả sẽ nên một. Một cộng đoàn. Một tình thưong.

Và, cùng với cộng đoàn tình thương của Nước Trời, ta hân hoan cất lên câu ca trìu mến của người nghệ sĩ thân quen, mà cùng hát:

Và bây giờ, ngày buồn đã qua

Mọi lỗi lầm, cũng được thứ tha

Tình yêu đã đến trong ánh nắng mai

Xóa tan màn đêm u tối

Cho tôi biến đổi tâm hồn

Thành một người mới…”

(Đức Huy – Và con tim đ vui trở lại)

Đúng thế. Có biến đổi tâm hồn để thành một người mới, ta ngại gì những “khóm cỏ gai, bụi vùi” miền sa mạc, mà không “chờ cơn mưa Phục sinh” – mưa ơn cứu độ của một Biến Hình thần thánh, rất Thiên Sai. Rất yêu thương với lệnh truyền “Hãy vâng nghe lời Ngài!”.

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá diễn dịch

(Xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào:

Monday 22 February 2010

Lm Chân Tín, CSsR: Phụng vụ và Hợp nhất

Cứ mỗi năm, vào cuối tháng Giêng, tất cả những tín hữu của Chúa Kitô đều sung sướng đón TUẦN LỄ HỢP NHẤT. Anh em Công giáo cũng như anh em Tin Lành và Chính thống đều tha thiết cầu xin Chúa ban ơn hợp nhất cho tất cả những ai tin vào ơn Cứu Rỗi do Chúa Kitô đem lại cho nhân loại.


Nhưng năm nay, năm Công đồng Vatican II tiếp diễn, Tuần Lễ Hợp Nhất sẽ đem lại cho Giáo Hội Chúa Kitô nhiều nguồn an ủi. Hơn mọi năm, niềm hy vọng hợp nhất toàn diện, tuy vẫn còn xa xăm, nhưng đang thực hiện những bước tiến quan trọng và tốt đẹp.


Như chúng ta đã biết, tuy Công đồng Vatican II không có mục đích thực hiện ngay sự hợp nhất giữa anh em Công giáo và các anh em cách biệt, nhưng chính ý chí hợp nhất đã thúc đẩy Đức Gioan XXIII triệu tập Công Đồng Vatican II, cũng như đã chi phối tất cả hoạt động và lời nói của các nghị phụ.


Chúng ta còn nhớ, cách đây 4 năm, lúc tuyên bố họp Công Đồng, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh vấn đề hợp nhất đến đỗi người ta lầm tưởng Công Đồng này được triệu tập để thực hiện ngay sự hiệp nhất như hai CÔng Đồng Lyon vào thế kỷ 13 và Florence vào thế kỷ 15. Nhưng thực ra, Đức Gioan XXIII triệu tập Công đồng này với mục đích cải tân Giáo hội, để đời sống mới của Giáo hội trở nên ngài nói: “một tiếng gọi thân ái những anh em cách biệt tìm về hợp nhất”. (Thông điệp Ad Petri Cathedram) Thế nghĩa là, sự hợp nhất là chính mục đích cuối của Công Đồng.


Ý chí hợp nhất cũng đang chi phối các nghị phụ trong mấy tháng vừa qua trong lược đồ Phụng vụ. Nếu các nghị phụ đã đặt vấn đề Phụng vụ vào chỗ ưu tiên, đó cũng chỉ vì Phụng vụ là một điểm then chốt của hợp nhất; nếu các nghị phụ đã thảo luận ráo riết lược đồ Phụng vụ trong một tháng trời để tìm một đường lối cải tân, đó cũng chỉ vì các ngài muốn đem lại sự hợp nhất giữa các tín hữu Chúa Kitô.


Trong ý chí hợp nhất, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội vấn đề Phụng vụ đã được đưa ra thảo luận cách sâu rộng tại Công đồng. Các nghị phụ đã muốn trở về trọng tâm Phụng vụ và tìm những cải cách thích hợp, ngõ hầu tất cả mọi dân tộc đi sâu vào mầu nhiệm của Phụng vụ với những đặc tính riêng của mình.


Các nghị phụ đã đồng tâm nhận định rằng: Trọng tâm của Phục vụ là đem Chúa lại cho loài người và đưa loài người về với Chúa. Nhờ Phụng vụ, Giáo hội thực hiện qua các thời đại công việc giải phóng đã được loan báo trong Cựu Ước và hoàn thành trong Tân Ước. Trong Phụng vụ, có những yếu tố do Thiên Chúa lập ra bất di bất dịch không ai có quyền sửa đổi, vì là cốt tủy.


Nhưng, còn những yếu tố do chính Giáo hội nghĩ ra để thực hiện trong thực tế cái cốt tủy của Phụng vụ. Chính những yếu tố sau đây cần phải được sửa đổi, thích nghi cho hợp với mỗi thời đại và mỗi dân tộc.


Trước đây, để diễn tả sự duy nhất của Phụng vụ, Giáo hội Công giáo đã dùng một nghi lễ và một chuyển ngữ, khắp nơi trên thế giới đều dùng nghi lễ La Mã và hành lễ bằng La ngữ. Nếu trong Giáo hội còn nhiều nghi lễ Đông Phương, người ta vẫn nhìn những nghi lễ ấy với con mắt ít thiện cảm và chịu đựng như một việc bất đắc dĩ.


Nhưng ngày nay, Công Đồng Vatican II, đa số các nghị phụ nhận thấy cần phải đổi thái độ quá câu nệ sự nhất biểu La Mã, biểu tượng của một thời đại và một nền văn hoá riêng biệt. Chính Đức Bênêđíchtô XV đã mạnh dạn nói: “Giáo hội không làm cho người ta trở nên La Mã, nhưng trở nên Công giáo.”


Nếu đức tin phải duy nhất, nếu những yếu tố cốt tủy Chúa Kitô đặt ra trong Phụng vụ phải được duy trì trọn vẹn, thì sự duy nhất kiểu La Mã có thể thay thế bằng nhiều kiểu khác, nhiều ngôn ngữ khác để mầu nhiệm giải phóng của Chúa Giêsu dễ đến trong tâm trí con người thời đại. Với người Do Thái, Chúa Giêsu đã dùng tiếng Do thái bình dân và Người đã theo kiểu bữa ăn Do thái mà làm thánh lễ đầu tiên. Và, trong thời kỳ sơ khai của Kitô giáo, Phụng vụ được áp dụng dưới những hình thức khác nhau, tùy mỗi dân tộc, mỗi văn hoá. Mãi về sau, nhiều hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã đưa nghi lễ La Mã cho toàn thể Giáo hội. Nhờ đó, mà trong mấy thế kỷ qua, sự duy nhất đức tin đã được ý thức hơn.


Nhưng ngày nay, Giáo hội cảm thấy sự duy nhất kiểu La Mã không còn đem lại cho con người của thế kỷ những ích lợi của thời trước. Nghi lễ La Mã với chuyển ngữ La tinh không thể nói lên tất cả sự dồi dào của Phụng vụ cho tất cả mọi người, với những phong tục riêng, văn hoá riêng, ngôn ngữ riêng. Vì thế, Công Đồng đã đề nghị cải cách nghi lễ, chấp nhận nhiều hình thức cho hợp mỗi dân tộc và dùng sinh ngữ một phần lớn trong Phụng vụ. Những cải tổ về Phụng vụ này nhằm tăng cường đức tin của anh em Công giáo, đồng thời chủ ý mở đường để anh em cách biệt trở về với Giáo hội mà không sợ phải từ bỏ những kho tàng phong phú thiêng liêng của mình.


Chúng ta hãy vui mừng với tất cả những ai tha thiết đến đức tin Công giáo, đến sự hiệp nhất giữa tín đồ Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần đang dẫn đưa Giáo hội trên con đường cải tân và HỢP NHẤT.


Lm Chân Tín, CSsR
1/1963

(Xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào:
www.suyniemloingai.blogspot.com
www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )

Friday 19 February 2010

Lm Vũ Khởi Phụng, CSsR: NGÂY THƠ TÂM SỰ XTIÊNG

Chị Nguyệt là một Nữ Tu mới khấn trọn đời chừng một năm nay. Mười năm trước đây, Nguyệt, cô gái miền Điền Hộ, Thanh Hóa, không biết đón nhận được ơn gọi từ những cơ duyên nào, đã vào Nam xin nhập một Dòng Thừa Sai. Nhà Dòng gửi Nguyệt lên phục vụ bà con dân tộc ở Long Điền, tỉnh Bình Phước. Cô gái Bắc vừa lớ ngớ vào Nam leo lầm xe đi ra Long Điền, thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhưng Nguyệt nói rằng chuyến đi lạc đó làm cho cô cảm nghiệm được lòng tốt của những người dân chơn chất mộc mạc.


Tình cờ tôi phát hiện trong số những kỷ vật ít ỏi của một Nữ Tu, Nguyệt đặc biệt trân trọng một quyển sổ tay bé tí bìa đen cũ kỹ, và mấy trang giấy vở học trò đã hơi sờn mép. Quyển sổ là lưu niệm của các em thiếu nhi dân tộc cho Nguyệt khi Nhà Dòng gọi Nguyệt về Thị Nghè sau bốn năm Nguyệt sống trên vùng dân tộc Bình Phước. Mấy trang giấy học trò là những lá thư hồi âm của các em khi Nguyệt về Sài-gòn viết thư lên thăm hỏi lũ học trò cũ của mình.


Nhận thấy tình cảm rất chân thành hồn nhiên của các em bé dân tộc Xtiêng, tôi đã xin sơ Nguyệt cho trích đăng vài đoạn, để làm quà Trung Thu cho bạn đọc.


“Cô ơi ! Đây là những tấm lòng đơn sơ của chúng con, xin cô đón nhận. Chúng con không có gì hơn, chỉ có cái này xin tặng cô. Chúng con, Nội trú Long Điền chúng con mãi mãi nhớ về cô...”


Cô Nguyệt ơi, với 4 năm đã trôi qua. Cô gắn liền với con như hình như bóng, như chim mẹ với chim con. Và bây giờ, chim mẹ lại cất cánh bây đi, vì chim con chưa có cánh để theo mẹ nó. Cuối cùng, chim non phải ở lại với các bạn của nó mà thôi. Con xin chúc cô mạnh khỏe, trẻ mãi không già, sống lâu trăm tuổi, và thành đạt những nguyện ước của cô. Con: Điểu thị Ét


Với 4 năm đã trôi qua, cô đã gắn liền với con từ tuổi thơ ấu cho đến trưởng thành. Nhưng bây giờ, cô và con phải chia lìa nhau. Cô kính mến ! Có phải con rất lì phải không cô ? Con luôn luôn cãi lại cô, con luôn luôn chống lại lời của cô. Cho tới bây giờ, con thấy hối cải lắm cô ạ ! Con xin chúc cô gặp nhiều may mắn trong cuộc đời này, cũng như về đời sau. Con: Điểu Quý


Cô yêu quý của con, 3 năm liền cô đã gắn bó với chúng con, dạy dỗ chúng con như người mẹ hiền. Khi một người mẹ phải đi xa rồi, người con phải ngồi khóc lóc một mình nhớ lại ngày đêm mẹ đã la hét vì con. Con xin lỗi Cô những gì con không làm theo ý của cô. Con hứa sẽ cầu nguyện cho cô được mọi sự như ý. Con xin chúc cô thành công trong mọi việc mà Chúa trao phó. Con: Điểu thị Kinh.


Cô Nguyệt Kính Mến của con: Cô Nguyệt ơi, con biết thời gian giữa cô và con không còn dài, dù cô phải xa con đi nữa, nhưng tình cảm của cô đã dành cho con. Trong 4 năm qua đã gắn liền với trái tim của con, con không bao giờ quên cả, con xin cám ơn cô vì cô đã dậy dỗ con nên người tốt, con xin chúc cô được mạnh khỏe và luôn ở bên cạnh Chúa trời. Con: Điểu thị PHƠM.


Cô Nguyệt kính mến: Cô Nguyệt ơi, con biết thời gian giữa cô và con không còn dài dù cô phải xa con đi nữa, nhưng tình cảm của cô dành cho con trong 4 năm qua đã gắn liền với trái tim của con không bao giờ quên cả, con xin cảm ơn cô, vì cô đã dạy dỗ con nên người tốt, con xin chúc cô một mùa trung thu sắp tới này được mạnh khỏe vui tươi hạnh phúc. Con Điểu thị Bình A.


Cô nguyệt Kính mến, những gì mà cô đã dạy con trong thời gian qua cô đã dạy con nên người. nếu con bị bệnh cô cho con uống thuốc bay giờ cô đi phương xa con phải ở lại trước hết con chúc mạnh khỏe con không có gì để đền đáp cô trước hết con xin chúa chúc lành cho cô. Con tên Điểu thị Hằng.


Kính gửi cho cô Nguyệt kính yêu, cô Nguyệt ơi, con cám ơn cô vì cô đã viết thư cho con lần trước, cô ơi con xin viết mấy dòng chữ bay giờ cô có khỏe không hay là cô không khoẻ. Cô ơi con ở đây rất vui. Cô ở đó có vui không. Cô ơi nếu con tháy mặt trăng con rất là buồn vì cô không có ở đây. Cô ơi nếu khi nào cô rản cô lên đây thăm chúng con nhé, nếu khi nào giáng sinh con xin chúc cô mạnh khỏe. Cô ơi mẹ bạn Hương đã chết rồi chị con cũng đã chết rồi. Xin cô đừng giữ sức khỏe của mình cô nhé. Cô ơi con nhớ cô lắm con chúc cô thi giỏ. Cô ơi giạo này chúng con cũng thi giỏ bạn Nương được 10 điểm hai cái, một cái 9 điểm con cũng được 8 9 10 điểm. Trước hết con xin chúc cô mạnh khoẻ. Cô ơi con tên là Bình A con xin hết.


Long Điền, 13, 11, 02


Cô kính yêu của con, hôm nay con có rảnh thời gian để viết mấy dòng chữ này để hỏi thăm sức khỏe của cô, cô ơi con rất nhớ cô, cô có khỏe không, con xin chúc cô bổn mạng được vui vẻ và tràn đầy hồng ân của Chúa. Cô ơi con rất nhớ cô, nhớ đến nỗi con khóc luôn đó cô ạ, cô ơi bây giờ chúng con ngoan lắm cô ạ, bây giờ cái gì cũng sạch sẽ hết cô ạ, âm loa bây giờ sạch sẽ nhiều hơn nữa, con cám ơn cô đã gửithư cho chúng con, hỏi thăm sức khỏe chúng con, cô Chín có nói với chúng con, có thư cô Nguyệt, bạn Hồng chưa đọc, chúng con chảy nước mắt ra, cô có biết không chúng con thương cô cả mạng sống của mình, chúng con rất vui sướng được cơm ăn áo mặc chỉ nhờ các ân nhân giúp đỡ chúng con, cô có biết không mùa này cà phê chín nhiều, chúng con hái rất là siêng cần cù. Cô ơi chúng con được coi phim cô bé thông minh rất là hay cô có coi không, cô bé thông minh giúp chúng con được siêng năng cần cù. Cô ơi con xin cô cầu nguyện cho mẹ bạn Hương được lên trời. Mẹ bạn mới mất đó cô ạ. Con cám ơn cô đã đọc thư chúng con. Kính thư, tên: Điểu Thị Xuân



Cô Nguyệt yêu mến của con, 13-11-2002 Long Điền


Con chào cô, cô có khỏe không? Cô biết con là ai không? Chắc cô nhìn chữ đã biết rồi có phải không ạ. Hôm này là ngày vui của con đấy, cô biết không? Vì được nói chuyện với cô nhé. Trước khi con nói chuyện với cô, con xin chúc cô được mọi sự như ý. Từ khi cô đi con không bao giờ quên được những lời nói, và những hình bóng của cô. Cô ơi bây giờ có khỏe không. Còn con thì khoẻ lắm, chúng con cám ơn cô nhiều lắm vì cô đã viết thư chúng con, dù cô không có rảnh thời gian để ngồi mà viết nhưng cô vẫn cố gắng để ngồi mà viết, cô biết không, khi cô Chín nhờ bạn Hồng đọc thư cô ai củng chảy năm mắt như những hạt mưa rơi rơi. Cô ơi chữ của con xấu và sai dấu, con không viết nắn nót lắm. Xin cô cố gắng mà đọc nhé. Mỗi khi con viết thư cho bố mẹ đỡ đầu cô thường viết lại và sữa cho chúng con. Cô có biết không bây giờ con nhớ cô nhiều lắm, con hứa sẽ cầu nguyện cho được mạnh khỏe và tràn đầy hồng ân của thiên chúa. Xin chúa thánh thần xuống trên cô được nhiều may mắn. Xin cầu nguyện cho con được chăm ngoan học giỏi. Cô ơi, cô đã biết chưa mẹ con mất ? Mẹ con mất lúc 9 giờ tối chủ nhật vào ngày 4-11-2002, xin cô hãy cầu nguyện cho mẹ con nhé. Tạm biệt cô, kính thư Điểu Hương


Long Điền, 2,4,03


Cô Nguyệt kính mến, cô ơi trong thời gian quá lâu dài, con và cô không có gặp mặt nhau đã lâu. Không biết cô có khỏe không, có hạnh phúc không, cô đã già một tý hay còn trẻ mãi. Còn con thì luôn luôn yên ổn, và mọi sự đều tốt đẹp. Cô có nhớ con không còn con luôn nhớ mãi hình ảnh mẹ hiền trong lòng con. Bây giờ con xin kể những điều mà con đã học ở đây. Chúng con học từ 2 giờ đến 4 giờ, thì đi nhặt điều cho ông Chi. Các bạn học chiều thì đi học nhặt buổi sáng. Còn các bạn học sáng thì đi nhặt chiều. Cô có biết không, nhà bên nam đang sửa sang nhà mới. Còn các việc khác con không kể nổi, xin cô thông cảm cho con. Cô ở đó cũng kể các việc của cô đã làm nhé, con xin cám ơn cô. Xin cô kể như con đã kể, và viết bằng lá thư. Con xin chúc cô ngày càng khoẻ mạnh và tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa. Và thành đạt những gì mà cô mong muốn. Bây giờ con xin tạm ngừng bút và hẹn gặp lại. Chữ con xấu xin cô thông cảm. Con xin chào cô. Kí tên: Con: Điểu Trọng.


Sơ Nguyệt cho tôi mượn quyển sổ tay và những lá thư của các em Xtiêng. Tôi bỏ vào bọc trong một chuyến đi xa, khi có thì giờ tôi đọc từng trang, cảm thấy tình cảm của các em vừa ngây thơ vừa thắm thiết.


Ngày 13 tháng 8 âm lịch vừa qua, tôi đến La Vang mừng Trung Thu bên Linh Đài Đức Mẹ. Đại Hội đã qua rồi, khu vực đền thánh mênh mông bát ngát. Dưới ánh trăng, một cõi yên lặng tuyệt vời. Nhưng trên linh đài, vẫn có mấy người thức đêm cầu nguyện. Họ ngân nga: “Lạy Mẹ La Vang, đầy dư ân phúc, ngời chói vạn hào quang, muôn vàn thần thánh không ai sánh bằng” và “xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu, đại lượng bao dung, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”... Tôi nghĩ những người như chị Nguyệt và các em Xtiêng cũng đang “bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”.

Xa xa, dưới những lùm cây xanh ở ngoại vi quảng trường, vọng lại những tiếng trống cà rình và thấp thoáng những bóng đèn lồng của trẻ nhỏ thôn La Vang đang ăn mừng Trung Thu. Tôi đến đây người không, của lễ dâng Đức Mẹ là mấy em thiếu nhi dân tộc nghèo.



Hôm sau trời bắt dầu đổ mưa, rồi cơn bão ập tới. Đúng ngày rằm, Huế mưa như trút nước. Các sơ gần bên Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã mời cha sở sang Nhà Dòng sinh hoạt với các em thiếu nhi từ vạn chài lên chơi, đành phải xin cha hoãn lại, vì “mưa thế này đứa nào đến !” Cha sở về nhà nghỉ ngơi một lát, các sơ lại cho người sang mời cha vì bọn trẻ vẫn đến cả trăm đứa. Chúng đội mưa từ vạn chài xuyên qua thành phố Huế tìm đến Nhà Dòng, đứa nào đứa nấy đều ướt sũng. Duy có hai cái đầu lân thì chúng bọc rất kỹ, giữ rất khô. Bọn này mới được các sơ đưa lên chơi Nhà Dòng lần đầu vào Trung Thu năm ngoái, khi đó chúng chửi tục ông ổng và chôm chỉa rất vô tư. Từ đó tuần nào các sơ cũng đi thăm vạn chài, Chúa Nhật nào lũ trẻ cũng lên Nhà Dòng chơi, không chửi tục nữa, không chôm chỉa nữa.


“Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu, đại lượng bao dung, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”...


Lm Vũ KHởi Phụng, CSsR
9.2005

(Xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào:
www.suyniemloingai.blogspot.com,
www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )

Wednesday 17 February 2010

Lm Chân Tín, CSsR: Đạo hiếu ở Việt Nam


Tất cả những ai hoạt động truyền giáo, đêu nhận thấy một trong những cản trở bước tiến của đạo Công giáo ở Việt Nam, là vấn đề đạo hiếu. Đạo hiếu là một phong tục đã đâm rễ sâu trong đời sống người Việt khiến nhiều anh em tân tòng không thể bỏ đi mà không cảm thấy lạc lõng, mất gốc. Đến ngày giỗ, họ có cái mặc cảm bị loại ra khỏi gia đình máu mủ, mặc dầu họ xác tín rằng theo đạo Công giáo không có nghĩa là bất hiếu, vì có sự nguyện cầu xin lễ cho cha mẹ qua đời. Nhưng thảo hiếu bằng những nghi lễ tôn giáo để cầu nguyện cho cha mẹ là một việc, và thảo hiếu bằng một phong tục cúng dâng tượng trưng theo tinh thần dân tộc là việc khác.

Nhân dịp Công đồng Vatican II nhóm họp, với tinh thần cởi mở của các nghị phụ, chúng ta hãy đặt lại vấn đề đạo hiếu ở Việt Nam, vì đây là một trong những vấn đề then chốt của việc truyền giáo.

Trên nguyên tắc, Giáo hội Mẹ của các dân tộc, tôn trọng những phong tốt của mỗi xứ và chỉ sửa đổi những gì ngăn trở con người đạt đến Thiên Chúa – Trước một phong tục, Giáo hội nhìn kỹ xem trong đó có gì ràng buộc con người không cho họ đến với Thiên Chúa. Nếu không có gì hiển nhiên trái với đức tin và luân lý, Giáo hội sẽ tôn trọng và gìn giữ phong tục ấy, vì đó là nếp sống tốt đẹp của một dân tộc. Nếu có đôi chút gì dị đoan, lẫn lộn trong một phong tục tốt, Giáo hội tìm cách êm đẹp đính chính chỗ đó, loại trừ dị đoan và hướng họ tới một ý nghĩa mới. Giáo hội không thể lấy một văn hoá này thay một văn hoá khác. Năm 1659, chính Thánh Bộ Truyền Giáo đã cho các vị thừa saiu những nguyên tắc căn bản trong vấn đề này:

“Quý vị đừng bao giờ muốn tìm cách này cách khác khuyên dụ các dân đó thay đổi lễ nghi, tập truyền và phong tục của họ, trừ phi khi nó hoàn toàn hiển nhiên trái với tôn giáo và luân lý. Lòng tin Chúa không từ bỏ hay đả phá lễ nghi, tập truyền bất cứ một dân tộc nào chỉ trừ khi nó đáng phải từ bỏ; trái lại lòng tin Chúa muốn duy trì và bảo vệ các tập tục đó.”

Trong Thông điệp Summi Pontificatus, ra ngày 20/10/1939 Đức Giáo Hoàng Piô XII cũng nhắc lập trường ấy:

“Giáo hội Chúa Cứu Thế, là kho chứa trung thành của sự khôn ngoan trên trời ban xuống để dạy dỗ ngưòi đời. Không thể nghĩ đến và thực sự không bao giờ nghĩ đến việc đả kích hoặc khinh nhẹ những đặc tính mà mỗi dân tộc duy trì với tất cả lòng hiếu thảo, cùng một vẻ hiên ngang dễ hiểu, và coi đó là một di sản quí báu. Mục đích của Giáo hội là sự duy nhất siêu nhiên, trong tình yêu đại đồng được ý thức và thực hành chứ không phải trong sự đồng nhất bề ngoài hời hợt và do đó, mong manh.”

Trong tinh thần trên đây, chúng ta thử hỏi Đạo hiếu ở Á châu nói chung và ở Việt Nam nói riêng, có phải là một phong tục hiển nhiên trái với đức tin và luân lý cần phải đả kích và cấm đoán nơi con cái Chúa, hay là một phong tục tốt cần phải tôn trọng và khuyến khích nơi người tín hữu để họ khỏi phải mất gốc và khỏi mang tiếng theo đạo là bỏ tổ tiên và chỉ cần sửa chữa một vài dị đoan?

Nếu ta xét kỹ, cái cốt tủy của đạo hiếu không nghịch với đức tin và luân lý Công giáo. Đạo hiếu chỉ là một phong tục kính nhớ tổ tiên, đúng với tinh thần Á Châu, mà Đức Khổng Tử đã gọn gàng tóm lại trong mấy chữ “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn.” nghĩa là tôn kính cha mẹ lúc đã qua đời cũng như lúc còn sống. Lúc tổ tiên còn sống, con cháu xá lạy và dâng của ngon miếng lạ, thì bây giờ, con cháu cũng xá lạy trước hình tượng hay bài vị của tổ tiên đã qua đời và dâng cơm chuối tượng trưng lòng thành.

Chúng ta đừng hiểu lầm hai chữ “đạo” và “thờ”. Trong ngôn ngữ người Việt không Công giáo, chữ “đạo” chỉ có nghĩa là đường lối, cách xử sự với kẻ khác cho đúng tam cương ngũ thường: đạo” phụ tử, “đạo” quân thần, “đạo” phu phụ, “đạo” huynh đệ, “đạo” bằng hữu. Đây không phải là năm “tôn giáo” nhưng là năm lối sống với người đồng loại. Đạo hiếu chỉ là một con đường, một cách thế tỏ lòng hiếu đối với cha mẹ. Lúc nói “thờ trời”, người Việt hiểu với ý nghĩa tôn giáo của nó, vì nhìn nhận một đấng cao cả tuyệt đối. Trái lại, lúc nói “thờ tổ tiên”, người Việt chỉ nhìn nhận cha mẹ là những vị sinh thành dưỡng dục họ. Thế nghĩa là, cách dùng chữ không được phân minh, nhưng nội dung và ý nghĩa rất rõ ràng. Chữ “đạo” và chữ “thờ” của anh em ngoài Công giáo chỉ là chữ “đồng âm” nhưng không “đồng nghĩa” hay chỉ có nghĩa “tương tự” với chữ “đạo” và chữ “thờ” của người Công giáo. Vì thế, đạo hiếu và việc thờ lạy tổ tiên, chỉ là những cử chỉ tượng trưng tỏ lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, chứ không bao hàm một ý nghĩa tôn giáo.

Sau một thời kỳ nghi kỵ, cấm đoán những nghi lễ đạo hiếu đối với cha mẹ và các vị ân nhân của dân tộc, nhiều Giáo hội địa phương ở Á Châu đã quyệt lại thái độ đó.

Năm 1935, hàng giáo phẩm Mãn Châu đã trình Toà Thánh về việc kính Đức Khổng Tử. Chính phủ Mãn Châu đã tuyên bố các lễ nghi tôn sùng Khổng Tử chỉ có mục đích biểu lộ sự thành kính đối với người, nhưng hoàn toàn không có tính cách gì tôn giáo. Vì thế, Toà Thánh chấp thuận ban phép cho người Công giáo được xá lạy trước hình hay bài vị của Đức Không Tử, trong một vài trường hợp.

Tuy lời lẽ văn kiện Toà Thánh còn hết sức dè dặt, nhưng đây cũng là một bước đầu của một cuộc cải tiến sâu rộng.

Qua năm 1936, Thánh Bộ truyền Giáo đã ban bố Huấn lệnh Pluries Instanterque cho Giáo hội Nhật nhắc lại lập trường của Giáo hội muốn tôn trọng phong tục địa phương và ban phép cho Công giáo Nhật được dự các nghi lễ chính phủ tổ chức có ý nghĩa ái quốc tỏ lòng trung thành với hoàng gia và các vị ân nhân của đất nước. Thánh Bộ cũng ban phép tín hữu được dự vào các nghi lễ của tang cưới và các lễ theo phong tục xã hội Nhật, tuy trước kia có một nguồn gốc tôn giáo, nhưng nay vì hoàn cảnh địa phương và theo dư luận chung, chỉ còn có ý nghĩa xã giao và tương thân tương ái.

Nếu ta đem huấn lệnh này so với huấn lệnh gửi cho hàng giáo phẩm Mãn Châu, ta thấy Giáo hội đã tiến rất nhiều trong việc hiểu biết phong tục Á đông và Giáo hội đã mạnh dạn hơn trong việc ban phép dự các nghi lễ theo phong tục địa phương. Nhưng một huấn lệnh mới, mệnh danh là PLANE COMPERTUM được ban bố năm 1939, dưới hoàng triều Piô XII còn sáng suốt hơn nữa. Huấn lệnh này, ban phép cho người Công giáo Trung hoa được tham dự các nghi lễ và bái lạy trước hình tượng hoặc bài vị mang tên Đức Khổng Tử và tổ tiên đã qua đời. Huấn lệnh này là một chứng cớ mới tỏ ra Giáo hội muốn thích ứng vào các nền văn minh khác nhau, muốn thâm nhập vào trong đó để nâng cao và kiện toàn. Trong nỗ lực này, Giáo hội có ý bảo tồn trong các phong tục cổ kính của các quốc gia những gì không chống lại với Tin Mừng.

Thế là đã hơn 20 năm nay, các Giáo hội địa phương ở Á Châu đã giải quyết tốt đẹp vấn đề nghi lễ kính nhớ các vị ân nhân của đất nước và tổ tiên mà chúng ta có thể tóm lại trong hai chữ “ĐẠO HIẾU”. Thế nhưng, Giáo hội Việt Nam hình như chưa đặc biệt quan tâm đến vấn đề then chốt ấy, chưa cố gắng đem lại mau lẹ một giải pháp thích hợp, ngõ hầu mở rộng cửa Giáo hội cho tất cả đồng bào ta đa số tha thiết với đạo hiếu. Nhân dịp Công Đồng, chúng tôi khẩn khoản kính xin vài hàng Giáo phẩm Việt Nam đệ lên Toà Thánh những ước vọng chính đáng của dân tộc Việt Nam đúng với tôn chỉ mầu nhiệm nhập thể của Chúa Kitô và Giáo hội người, tức là “trở nên mọi sự cho mọi người, để cứu rỗi tất cả.”

Lm Chân Tín, CSsR

6/1963

(Xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào:

www.suyniemloingai.blogspot.com,

www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )

Tuesday 16 February 2010

Lm Richard Leonard sj: Lời kinh sám hối

Có nghe chăng đây lời kinh sám hối,

giọng ai buồn cắt đọan nẻo trần gian”

(thơ Minh Đức Hoài Trinh)

Mùa Chay, mùa của những thử thách. Mùa của lễ hội gồm những thử lửa và thách thức cốt khuyên răn con dân đi Đạo, luôn vững tin. Tin vào Lời Chúa. Tin về những gì thánh sử thuật trình nơi Phúc Âm. Trình thuật hôm nay bắt đầu bằng một chủ đề thần học nghe rất quen: thử thách. Lọai thách thức mà ngày xưa ta quen gọi, là: cám dỗ.


Thử thách/cám dỗ hôm nay được thánh sử trình bày như một khác biệt rất rõ nét giữa hai quan niệm về sự cứu rỗi: một của ngàn năm mây bay nơi thế trần -mà đại diện ở đây, hôm nay là “ma quỷ”- một lực chủ chuyên “đánh bóng” thế gian bằng những hào nhóang của sự giàu sang, vinh hiển và quyền thế. Đằng khác, là quan niệm chính qui: phương án cứu độ mà Đức Kitô đã mang đến với người phàm. Đây, chính là sự vâng phục Thiên Chúa. Vâng phục để vui lòng chấp nhận cuộc sống thấp hèn. Sống rất gian khổ và hạn chế. “Lời kinh sám hối” hôm nay là quyết tâm hối lỗi và biến cải gửi đến với dân con nhà Đạo. Lời kinh đây, không là “giọng buồn cắt đoạn nẻo trần gian” nhưng phản ánh một thẩm định được ghi rõ trong Cựu Ước. Truớc tiên, là thẩm định về con số 40 rất vuông tròn. 40, là con số chỉ định năm tháng “cắt đoạn nẻo trần gian” mà dân được chọn đã trải qua những tháng ngày sống đời hèn hạ, rất gian khổ; và, rất hạn chế nơi hoang địa. 40, còn là con số no tròn chỉ những ngày giờ Đức Yêsu đã trải qua để chấp nhận cuộc sống thấp hèn, gian khổ và hạn chế như bao nguời.


Hãy thử nghe, lời hằng sống thánh Luca ghi lại: ”suốt 40 ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu quỷ cám dỗ” (Lc 4: 1-13). Ở đây, “chịu quỷ cám dỗ” chính là thách thức xảy đến không chỉ trong khoảnh khắc rất nhanh. Mà là, cả một giai đoạn thử lửa, những trui luyện. Một thử sức và thách thức không nhân nhượng. Một thách thức kéo dài suốt chiều dài cuộc đời rao giảng Tin Mừng cứu rỗi của Ngài dưới thế trần.


Thử sức và thách thức trong cuộc sống của Đức Chúa được kể rải rác trong Tin Mừng Nhất Lãm, như: “họ đòi Chúa làm phép lạ” (Mc 8:11); “họ thách thức Chúa tụt khỏi thập giá” (Mt 27: 10); “Chúa biết rõ họ đến bắt Ngài để tôn vinh” (Yn 6: 14-15).


Kể về những “cắt đoạn nẻo gian trần” đầy những thử và thách này, thánh Luca đã dùng đến số 3 rất trọn hảo để truyền đạt ý nghĩa. 3 thứ cám dỗ. 3 đề tài thử sức -thách thức suôt chiều dài cuộc sống. Đề tài đầu tiên mang sắc mầu vật chất, rất cơm bánh; là nền cho cuộc sống thấp hèn. Phía lực chủ thách thức , mà đại diện là ma quỷ, đã dùng cơm bánh/vật chất để thử về quyền uy biến hóa, phép mầu của Đức Chúa. Thứ quyền mà các phù thủy đương đại lâu nay cứ cao ngạo tự hào: “với sức người, sỏi đá cũng thành cơm.” Biến sỏi đá hóa thành cơm, vẫn là những thử và thách muốn đưa Đức Chúa rời khỏi vai trò vừa là Đấng Mê-sia- vừa là Tôi tớ Chúa để bắt Ngài trở thành siêu sao chuyên lôi cuốn giới mộ điệu.


Thử và thách thứ hai, là “giọng buồn cắt đoạn” đưa Đức Chúa vào “nẻo trần gian” chỉ biết có phục tùng ác thần/sự dữ để, đổi lại, sẽ có được giàu sang phú quý, lẫn quyền uy. Thử và thách này nhằm lôi kéo Đức Chúa ra khỏi cuộc sống đích thực của đời người. Kéo Ngài ra khỏi nơi có tình thương yêu phục vụ Thiên Chúa. Ra khỏi chính thế giới mà Ngài tạo nên. Thế giới đó là Nước Trời ở trần gian. Thế giới của những thương yêu, đùm bọc mà thôi.


Thử và thách cuối cùng, là một trong những cám dỗ nguy hiểm nhất, trong đời người. Khi nghĩ đến thử thách-cám dỗ này, người người những tưởng đó chỉ bàn về lỗi phạm tình dục, dối trá, nổi nóng oán giận hoặc nói hành nói xấu, ghen tương đố kỵ, vv. Nhưng, nguy hiểm là ở: tham vọng có khả năng/uy quyền biến sỏi đá thành cơm bánh. Tham vọng giàu sang và có quyền trên tất cả.


Thành ra, cả ba loại hình thử thách-cám dỗ mà thánh Luca trích thuật đều rất hiểm nguy, dễ mắc phạm. Các thử thách này vẫn xảy ra hằng ngày với mọi nguời, trong đời thường. Nguy hiểm là vì, nó làm giảm đi phẩm cách rất cao của con nguời. Nó đưa thế giới phàm trần này xuống ngang hàng vật chất hoặc những con số chỉ biết thu thập cho nhiều là của riêng mình. Cũng rất nguy hiểm, là vì: nó khiến cho mọi nguời ra sức thi đua tranh giành mọi của cải vật chất, tạo thật nhiều lợi nhuận cho mình mình, mà thôi. Cuối cùng, của cải vật chất chỉ tích tụ tập trung vào một số ít những người kiêu sa cao ngạo, hưởng lợi. Còn lại, là cả một thế giới đắm chìm trong đói nghèo, thiếu thốn. Nguy hiểm hơn, các cám dỗ như trên còn tạo ra thứ tín điều sai quấy khiến xã hội lấy đó làm chân lý ngàn đời. Cứ theo đó mà làm. Những nghĩ rằng; chỉ có của cải giàu sang mới tạo hạnh phúc cho con nguời. Kẻ giàu sang cao ngạo còn cho mình có quyền sở hữu những gì mình cưỡng chiếm được từ nguời nghèo đói, thấp hèn, khổ sở. Những nguời đồng sở hữu của cải trần gian.


Thế giới Mới được Đức Giê-su đến để dựng xây bao gồm một tập hợp các giá trị cao quý. Những giá trị mà tất cả chúng ta nhắm tới trong suốt Mùa Chay đầy những thử và thách, năm nay. Với “lời kinh sám hối cắt đọan nẻo trần gian” năm nay, ta sẽ không chú trọng vào những kẻ cao sang bất chính. Những cao sang thừa mứa mà người giàu đang hưởng thụ. Nhưng, sẽ quyết tâm hạch hỏi chính mình xem đã xét đến phương án Nuớc Trời Chúa đưa ra, hay chưa.


Quyết tâm sám hối và đổi mới con người mình để có được thái độ chính đáng mà Hội thánh đang nhắc nhở chúng ta, hôm nay. Sám hối, để dám tự nhủ với lòng mình, rằng: kể từ nay ta sẽ không noi gương bắt chước kẻ giàu sang quyền quý, chuyên thâu tóm của ngon vật lạ của nguời khác. Nhưng, ta sẽ biết tự chế không tham vọng chiếm đoạt quyền hành và lợi lộc từ nguời khác. Nhưng biết san sẻ. Biết giùm giúp những nguời chỉ mong được như mình. Chỉ ao ước có cuộc sống như mình, nhưng chưa đạt.


Tham dự tiệc thánh đầu mùa chay tịnh, ta cầu mong cho Hội thánh có đuợc lời kinh sám hối, biết bảo nhau tự chế. Biết thuơng yêu đùm bọc để người người cùng nhau lướt thắng thử và thách. Cầu và mong sao ta sẽ không tham vọng giàu sang, phú quý như đám người chỉ ăn trên ngồi chốc, thêm quyền uy áp bức dân nghèo. Cầu và mong sao ta biết chấp nhận có lời kinh sám hối biết “cắt đoạn nẻo trần gian” và đổi mới chính mình. Để rồi, ta sẽ cùng với mọi nguời vui say tái tạo thế giới mới. Một thế giới trong đó người nguời hăng say sống vui, sống lành. Sống xứng đáng với Lời dạy của Đức Chúa.


Trong vui sống xứng đáng với Nuớc Trời ở trần gian, ta hãy cùng với người nghệ sĩ đã khuất, cất cao lời vui tươi, hát rằng:


Đừng nhìn tương lai với những lo sợ

Đừng nhìn tha nhân trong nỗi nghi ngờ hay gièm pha

Đừng sợ chông gai vướng chân ta

Đừng ngại gian lao suốt tâm hồn sáng chân người

Đang trên đường dựng đời mới. (Lê Hựu Hà – Bài Ca Tuổi Trẻ)

Và, cũng đừng sợ những thử sức và thách thức. Như thế, ta mới có “lời kinh sám hối”, dám đổi mới cả thế giới gian trần, “buồn cắt đoạn”.



Lm Richard leonard sj
Mai Tá diễn dịch
(Xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào
www.suyniemloingai.blogspot.com
www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )


Saturday 13 February 2010

Mễ Duy-Nguyễn Quí Bân: Hoa nở trong lòng đất


Nếu như tinh tú, hàng tỷ tỷ ngôi sao, hàng tỷ tỷ thái dương hệ cũng chạy … « loạn xạ » như tôi, như người ta, thì vũ trụ vô bờ này đã nổ tung từ khuya! Tại sao chưa xảy ra như vậy? Tại vì Trời Phật chính là tình thương , tại vì Chúa của tôi yếu quá, dở quá, mềm lòng quá ! Tại vì vũ trụ vô biên giới, không ngừng biến hoá này, chính là kích thước của bụng dạ Ngài, là gia cư của Thượng Đế và loài người.


Hồi tôi còn bé, tôi chỉ biết quanh quẩn ra vào quanh nhà, giỏi lắm là đi đến đầu làng cuối làng ; sau này lớn lên, tôi càng đi đây đi đó . Bây giờ, sau những năm chung đụng với cái gọi là thế giới « văn miêng » , tôi chẳng hề thèm được đi du lịch các nước tân tiến, xây cất đồ sộ ; những dinh thự nguy nga, đường phố khang trang không còn làm tôi cảm thấy bị lôi cuốn, tôi biết chúng không chắc gì là một biểu hiệu cho một nền dân chủ hay một bầu khí sống nhân bản. Bây giờ, coi như bước vào giai đoạn thứ ba của cuộc đời, tôi lại thèm được đi đến những nơi hoang sơ, thanh bình, tinh trắng như thuở xưa ở làng quê. Chắc chắn là những nơi như thế giúp ta gần với vũ trụ hơn, gần với bình diện vô biên của chính ta, gần với gia cư của chính ta. Tôi cầm chắc là ngày tôi được tạo dựng lại với một thân xác thần thiêng như thân xác của Đấng Cứu Thế sau khi sống dậy từ cõi chết, một thân xác không hề chết nữa, tôi sẽ mặc sức chu du khắp vũ trụ nguy nga. Ngày lịch sử loài người được trọn vẹn đưa vào vĩnh cửu, trong một sự hòa hợp hoan ca bây giờ khó mường tượng, tôi sẽ cùng bao bạn bè nghịch ngợm trên tinh tú, chúng sẽ là như trò chơi của chúng ta. Dù bây gi


Đoàn người Phi Châu bỏ làng mạc, bồng bế nhau lết đi đến một thị trấn gần nhất, những bà mẹ, những người cha, cõng sau lưng, ôm trước ngực, nhửng bộ xương nhỏ, với đôi mắt sáng như vầng trăng, nhưng bất động , ngần như đã chết. Sinh mệnh của họ nằm trong tay mấy ONG (organisations non gouvernementales). Nhưng mấy ONG tùy thuộc sự giúp đỡ của người dân các xứ giầu. Đói với những người ngồi yên ổn như tôi trong nhà mà coi truyền hình thì có thể họ là những người xấu số, những người không biết tháo vát, những người bị trời phạt... Nhưng riêng tôi kính phục họ nêu cao ngọn cờ của sự sống. Tôi kính phục sự trầm lặng, bình an nơi họ. Họ đã yêu sống đến giây phút cuối cùng. Những ai dửng dưng với số phận, cái chết vì thiếu lương thực của họ, mới là những người từ khước cuộc đời.



Cuộc sống chạy đua, tranh chấp, tranh đoạt của cải, quyền lợi, vật chất, đưa con người đến chỗ ngây ngô, bám víu vào một hai thành trì cuối cùng của cuộc đời tạm gửi này. Đã già, nhưng quá giầu tiền bạc, họ hè nhau xây thành trì, tích trữ kho lẩm, nhất định bảo vệ hạnh phúc của riêng họ. Họ hè nhau xây một khu làng riêng, có hàng rào chạy điện phòng kẻ gian, có lính gác, có hệ thống bảo toàn an ninh, họ chỉ sống giữa họ với nhau, biệt lập với các thế hệ khác, biệt lập với xã hội… nhưng được bao lâu ! Giữa họ và đoàn người nói trên ai sống hơn ai ?


Khi tôi viết những hàng này, thì người bạn trẻ xứ Népal, mà báo chí gọi là « little Bouddha », có thể (cần kiểm lại) vẫn ngồi yên từ tám, chín tháng nay, không ăn uống, không ngủ nghỉ, dưới gốc cây cao, trong rừng xanh. Ngồi thiền, tĩnh nguyện. Điều làm tôi lấy làm thích thú là chàng chỉ sống bằng khí trời, không cần ăn uống mà vẫn lớn lên. Nhưng điều tôi lãnh nhận số một là điều này : con người, nhân loại không thể sống tách biệt với đất, với cỏ cây, với thiên nhiên, với vũ trụ, với vô biên. Bng cách nào ?


John Main, công giáo, sau khi tốt nghiệp đại học, đi làm cho ( một thứ ) bộ ngoại giao Anh, được gửi đi Mã. Trong một dịp đi khen tặng vị sư quản trị một cô nhi viện, ông hỏi thăm điều gì đã khiến vị swami làm việc phước đức và được trả lời thẳng : tĩnh nguyện (thiền). Sau dịp gặp gỡ đó, tuần nào J. M. cũng đến «luyện» thiền với vị swami.



Về sau J.M. vào đan viện Biển Đức, đem «thuật» thiền đã học được ra áp dụng, bề trên không cho , buộc phải theo một kiểu khác, phức tạp hơn, làm từng « việc» ( actes): ăn năn,ngợi khen, cảm tạ, tin, cậy, mến, xin ơn… Về sau nữa , khi làm giám đốc một học viện, J.M. có giờ đọc sách, tra khảo, mới «khám phá » ra rằng từ những thế kỷ thứ tư , thứ năm các nhà tu (sa mạc) tĩnh nguyện y trang cách ông đã học được cùng với vị swami.


John Main, sau ông thì Laurence Freeman, và bao nhiêu người khác, tu hay đời, đã và đang sống và quảng bá « thuật » tĩnh nguyện cho người công giáo ( hay không ). Điều thật đáng vui mừng khôn tả là tĩnh nguyện không phân biệt tôn giáo. Tôi có cảm tưởng là trong các đạo khác (Phật giáo), cầu nguyện trong thinh lặng thịnh hành còn hơn. Bà con ta ở hải ngoại (trong nước?), phật giáo và công giáo một vài nơi đã cùng nhau ngồi thiền. Ngày mà tín hữu các tôn giáo hẹn nhau cùng ngồi thiền cùng một nơi, chắc không xa.


Bạn có thể bẻ lại là cầu nguyện không chỉ cốt ngồi thiền. Đúng thế! Nhưng nói một cách trần tục thì ngồi thiền «đã» hơn, đem lại bình an, sức khỏe, tính bình tĩnh ….liên can đến toàn diện bản thể người. Lấy một ví dụ. Đọc kinh xem ra là một kiểu cầu nguyện bình dân, nhưng cũng có thể chỉ là một sự bôi bác cầu nguyện nếu như cứ thế qua năm này tháng nọ mà không trở nên an bình hơn, hiền dịu hơn, vui tươi hơn, trẻ trung hơn (về mặt tâm linh, tâm lý). Còn nếu như mỗi ngày bạn để ra một tiếng đồng hồ, chia làm hai lần sáng chiều, tĩnh nguyện, ngồi thiền, thì chắc chắn chẳng bao lâu bạn sẽ tiến mãi về mặt tâm linh, tâm lý, trở nên hiền dịu, từ bi … Nói ngồi thiền rồi sẽ trở nên hiền dịu, an bình, từ bi, tâm hồn trẻ thơ… sợ chẳng lôi cuốn được mấy ai vì phần đông những ai cầu nguyện, cầu trời khấn đất hay xin Chúa thì nghĩ rằng «phải» cầu nguyện để được thêm của cải, thành công, hạnh phúc trần đời, chứ ít ai hiểu được cầu nguyện là để thay đổi lòng mình nên trẻ trung hơn, để gắn liền với đất trời, với tha nhân, với vũ trụ.


Matthieu Ricard, vị thiền sư người Pháp có nhắc đến trường hợp Fleet Maul trong tù, ngồi thiền mỗi ngày bốn, năm tiếng đồng hồ, trong một không khí hỏa ngục, giữa những tiếng cãi cọ, chửi bới, gầm thét, 4, 5 cái máy truyền hình vặn cùng lúc, 24 trên 24, trong một phòng giam chật chội, nóng như hoả lò, toàn thân ướt đẫm mồ hồi. Chẳng những F.M. tìm được an bình trong địa ngục mà còn dạt dào tình đồng loại.


Ngày mà phn đông nhân loại nhìn nhn tâm linh nơi mình phải đưc nuôi cho đầy đủ (bng tĩnh nguyn) , ngày đó tình ngưi chân chính, điu thiếu nht của thế gii hin nay so vi s phí phạm tài nguyên và sinh mạng, sẽ như lung gió mát ngọt dịu thi khp nơi.


Kinh nghim bản thân tôi v tĩnh nguyn ra sao ? Mỏng manh. Nhưng tôi đã khám phá ra mt điu là Tai Chi Chuan, điu trị tâm lý (psychothérapies) và ngi thin rt gn nhau. Kinh Thánh Công giáo , hoặc tôn giáo nói chung ,dạy rng hãy tr nên như con trẻ, hãy cu nguyn liên lỉ, hãy ở lại trong Tình Yêu, trong vô biên như nhánh nho dính lin vi gc nho... Đ đưc như vy, thân xác cn ở trong trạng thái «thư giãn», relaxed (Tai Chi Chuan …), không có vết tích của s hải, lo âu, căng thng... Khi tôi mi tp ngi thin (trong nhà th) thì ngi yên là mt kh s. Bây gi tôi hiu nên tp ngi yên trong trạng thái thong giãn trưc đã.


Mt trong nhng điu "lãng xẹc" của văn minh hin nay, là càng làm vic nhiu, nhằm đạt mãi lc cao, con ngưi càng căng thng, càng lo âu và mc đủ các chng bnh, nht là bnh thn kinh. «Chạy đua» mà thôi v kinh tế, tài chánh quả là mt vic phi lý, vì những thành công vt cht, nếu chỉ có chúng mà thôi, thì đóng khung con ngưi vào mt cuc sng bun bã vô vị. Cuc sng giả tạo duy chỉ tranh đua vật chất ct đt con ngưi khỏi đt tri, cây cỏ, muôn thú, vũ trụ vả dĩ nhiên khỏi đng loại, khỏi vô biên, khỏi thc tại, khỏi hin tại.



Michel Legault thut lại mu chuyn sau đây. Hai đ t khoe nhau thy mình. Th nht nói: «Thy tôi thần lc cao, ngài đng mt bên sông, tôi mt bên vi cái thúng. Xa nhau như thế, mà ngài viết hàng chữ lên thúng tôi.» Người kia bái phục khả năng ngoạn mục đó rồi tiếp : «Thầy tôi mạnh hơn, khi ăn thì ăn, khi đọc thì đọc, khi ngủ thì ngủ». Thứ nhất ngẫm nghĩ và thực lòng bái phục khả năng như vy, nhìn nhận được như vậy phải là thảnh quả của bao năm thực hành tâm linh.


Cái khổ của con người là suy tính, nghĩ ngợi, lo toan. Toàn là những sự chỉ làm cho cuộc sống thêm phức tạp, tâm thần rối reng, thân xác mỏi mệt. Trong một ngày bao nhiêu lần chúng ta phê phán chê trách...khiến thân xác không nặng chĩu xuống đất xanh , tách khõi sức sống của trời đất, vũ trụ. Làm sao để hoá giải những ý nghĩ lung tung đó? Hãy trở về với trạng thái thiền, trạng thái của trẻ thơ... Vì xét cho cùng những điều cần thiết trên đời này có là bao!


Tôi đọc được Elisabeth LUKAS k mẩu chuyện sau đây hình như trong một tác phầm của Tolstoï. Người nông dân nọ muốn làm giầu đi kiếm đt rẻ, đến bộ lạc kia mua cho thật rẽ. Đưc rao hẹn là sau khi trả tiền rồi thì tuỳ sc mà chạy vòng quanh miếng đt tương lai của mình, càng rng thì đt càng nhiu, ông mng khp khi như v đưc của tri cho. Vy một sáng sớm, ông trao tin rồi cấp tốc chạy tht xa và căn bọc trvề cho kịp trước gi tối để đưc thật nhiều đất


.

Nhưng khi gn v ti đích, ông đui sc, chẳng những không được đất nào mà còn lăn đùng ra chết . Ngưi đầy t trung thành đi xin mt tí đt vừa đủ chôn ct chủ mình. À quên tác giả câu chuyện đặt tên câu chuyện là «Người ta cần bao nhiêu đất?».


Nhưng cuối cùng ra , người ta vn thvn hỏi tại sao không hung dữ, tại sao không tranh đua, tại sao không hưởng thụ tối đa đời này? Riêng tôi do khiến tôi khát khao sẽ ngày tôi sẽ có rộng thời giờ tĩnh nguyện đó là nim tin định mnh của con ngưi, của tôi, của nhng ngưi thân, của chúng ta tt cả là vô biên, và ý nghĩa của đời này là dọn đường đón vô biên.


M Duy - Nguyễn Quí Bân


(xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào

www.suyniemloingai.blogspot.com

www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )