Tuesday 25 July 2017

Lm Edward Schillebeeckx OP (Bài 26) Nỗi niềm tưởng nhớ Bậc Thày Marie-Dominique (Marcel) Chenu OP





Phụ Lục
Nỗi niềm tưởng nhớ Bậc Thày
Marie-Dominique (Marcel) Chenu OP
(17/01/1895-11/02/1990)
 (Bài 26)

Lm Marie-Dominique Chenu OP qua đời tại Saint-Jacques thuộc Paris, thọ 95 tuổi. Ông bị loà cả hai mắt suốt 10 năm trời ròng rã và còn bị chứng khó thở nữa, nhưng đầu óc ông vẫn minh-mẫn, đến phút cuối cuộc đời.

Tang lễ tiễn chân ông được tổ-chức rất lớn tại Nhà Thờ Đức Bà Paris bữa đó có nhiều quan-chức/đấng bậc thật tầm cỡ tham-gia đồng-tế, trong đó có Hồng y Lustigier của Paris; có cả Bề Trên Tổng Quyền và Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Đa Minh ở Paris là Lm Marneffe, cùng 6 Giám mục khác đến từ khắp nơi trên đất Pháp và nước ngoài. Tất cả ngồi chật đầy hai dẫy ghế ngang nhà thờ và cả ở chánh-điện nữa. Từng nhóm và từng nhóm người đến ngồi chật các chỗ còn lại, thật cảm động.

Ngay vào lúc thánh lễ tiến-hành trang trọng, Hồng y Casaroli đứng dậy đọc bức điện tín do Đức Giáo Hoàng viết nói lên lòng cảm-kích biết ơn công-lao to lớn mà Lm Chenu đã cống-hiến cho Giáo hội. Cả khi ông đề ra các nền thần-học như: “thần học hy vọng”, “thần-học chính-trị”, “thần-học kinh-tế” và các nhánh khác nhau đâm chồi từ nền “thần-học giải-phóng”, Lm Chenu cũng đã khơi-mào cuộc cải-tân thần-học nói chung, của Giáo-hội.

Tác-giả Étienne Gilson của Pháp có lần từng khẳng-định: “Trên hết và trước hết, chỉ duy nhất có một linh-mục Chenu vào thế-kỷ này, thôi!” Mọi người thật không biết phải làm gì thêm để cảm-kích/ngưỡng-mộ bậc thiên-tài đầy sáng-tạo như ông; và ông cũng là đấng bậc có tâm-hồn nhiệt-tình và nhân-bản.        

Vào lúc Lm Chenu vừa nằm xuống, tác-giả Claude Geffre của Pháp lại có nhận-định bảo rằng: “Lm Chenu, bậc thày thần-học là chuyện đã đành, ông còn là nhà nhân-bản vĩ-đại của thế-kỷ nữa.” (X. Témoignage Chrétien số 238, ngày 19-25 tháng Hai năm 1990).        

Thoạt vào năm 1913, Lm Chenu gia-nhập Hội Dòng Đa Minh Le Saulchoir (còn gọi là “căn nhà nằm sát lùm cây liễu rủ”) tu-viện gồm các sĩ-tử nói tiếng Pháp thuộc vùng lân cận là Kain nước Bỉ. Sở dĩ là Bỉ chứ không phải Pháp quốc, lý do là vì nhiều nhà của Hội Dòng tại Pháp bị cấm hoạt-động. Ông vun trồng lịch-sử của chính mình cùng với Lm Mandonnet Lm Lemonnyer khi ấy là Khoa-trưởng Le Saulchoir và cũng ở Phân-khoa này, lại có nhà chú-giải nổi tiếng là Lm Lagrange từng giảng dạy tại đây.

Năm 1932, ông được bổ-nhiệm qua danh-chức ‘Regens studiorum” (tức: Bậc thày Dạy dỗ) và sau đó liên-tiếp làm Khoa Trưởng hai phân-khoa khác cũng tại đây. Đồng thời, trước thế chiến thứ hai, tu-viện Đa Minh ở Le Saulchoir đã dời về Étiolles là vùng cận-kề với Paris và xây dựng tại đó, một cao-ốc vĩ-đại trông như pháo-đài sừng-sỏ.

Năm 1942, bão tố bắt đầu đổ ập lên đầu Lm Chenu, chính đó là lúc ông viết lên cuốn sách đơn-sơ/vô tội nhưng nổi trội là cuốn “Le Saulchoir, một trường-phái thần-học. Sách này, được ấn-hành năm 1937, nhưng bị Rôma lên án ngay sau đó, nên đã đi đến kết quả là ông bị đoạ-đày rất dài lâu. Ông đã biết trước chuyện này; nên, không còn muốn đặt chân quay lại chốn cũ, là Le Saulchoir, nữa.

Ít năm sau, trường Sorbonne lại yêu-cầu ông mỗi tuần về đó đứng lớp dạy các môn liên-quan đến nền thần-học thời Trung-Cổ. Bản thân tôi, cũng từng đến dự giờ ở đó suốt niên-khoá 1945-1946. Thêm nữa, các sách ông cho in vào thời-gian này, là hoa trái nở rộ từ các buổi dạy giờ như thế.

Tác-giả Jacques Le Goff, một nhân-vật lỗi-lạc là bậc thày thần-học về Trung Cổ, đã nhân-danh trường SorbonneÉcole des Annales cùng các đấng khoa-bảng ở Paris từng dạy về thời Trung Cổ, cũng đã vinh-danh Lm Chenu ngay trong tang lễ, ngày hôm ấy.

Đến đây, tôi muốn trích câu nói của Gs Le Goff hôm ấy bảo: “Lm Chenu là bậc thày dạy tôi nhiều điều; và có lẽ nhiều sử-gia khác cũng muốn làm thế, nhưng các ngài không đủ khả-năng thực-hiện điều mình mong muốn, là: tạo phát-triển về nhiều địa-hạt. Và, các sinh-hoạt tư-tưởng về đạo đã đưa nó vào trọng-tâm lịch-sử vũ-trụ mà không cần phải tuỳ thuộc, họ vẫn có thể tìm được chỗ đứng trong lịch-sử kinh-tế và xã-hội, cũng như lịch-sử tư-tưởng, lịch-sử Giáo-hội ở tầm-kích thể-chất cũng như tinh-thần.”

Gs Le Goff là nhà vô-thần, nhưng hôm đó ông lại là người duy-nhất được cử-toạ vỗ tay cổ-vũ rất nhiều lần ở Nhà Thờ Đức Bà Paris, hôm ấy. Những người đến tham-dự đều biết điều này, nên mới quyết rằng: bậc thày vĩ-đại như Lm Chenu xứng với vinh-dự cao-cả ấy, từ trước đến nay.

Và cuối cùng, tác-giả Le Goff đã kết-thúc bài tôn-vinh của ông bằng lời lẽ nổi bật khi ông chào từ-biệt Lm Chenu với những câu như sau: “Vĩnh biệt cha. Cảm tạ ơn ngài đã làm rất nhiều việc cả những điều ngài từng nói đến, nữa. Ngài vẫn còn ở lại với chúng tôi cả về tinh-thần lẫn tâm-can nồng-ấm; bởi, chúng tôi còn cần đến ngài, vẫn rất nhiều.”

Chúng ta đừng nên quên, rằng: Lm Chenu không là gì ngoại trừ sinh-viên sống với thế-giới bên ngoài. Ông là nguồn hứng lớn đứng phía sau giới linh-mục thợ thuyền, ở Pháp quốc. Chính vì điều này, mà vào năm 1954 ông mới bị lưu-đày phải rời Paris do phía Vatican đã ra tay can-thiệp. Đây là câu chuyện làm ta buồn lòng, lâu nay vẫn được định-giá và phân-tách khá chi-tiết trong cuộc nghiên-cứu/học-hỏi do Lm Franc,ois Leprieur OP thực-hiện với đầu đề nổi cộm là “Quand Rome condamne”, (tức: khi Rôma lên án) các sĩ-tử Dòng Đa Minh và nhóm linh-mục thợ”, Paris 1989.

Lm Chenu không chủ-trương một nền “thần-học nói”, khá nhiều lời. Ông là thần-học-gia đặt nền-tảng lên các yếu-tố, sự-kiện và trào-lưu của thời đã qua và hiện-tại. Ông là nhà nghiên-cứu không giống một ai, lúc nào cũng quan-tâm đến công-cuộc khảo-sát và học-hỏi, luôn đi sâu đi thẳng vào các dấu “thời-đại” (Xem loạt bài do ông viết có tên là “Các dấu chỉ thời-đại” bằng tiếng Pháp có đầu-đề là: “Les dignes du temps” trên báo Nouvelle Revue Théologique số 97, năm 1975, tr. 29-39).

Thành thử, thần-học của ông là thứ thần-học rất sinh-động và có mặt ở khắp nơi, mọi chốn. Chính vào ngày sinh của nhóm “Thanh Lao Công” do Joseph Cardjin thiết-lập vào năm 1933 là lúc Lm Chenu đang lưu lại ở Bỉ, cũng là lúc các bài ông viết đã xuất-hiện trên tạp chí Esprit, Sept Témoignage Chrétien; và, tại trung-tâm Mission de ParisMission de France; và cuối cùng cũng là lúc Giáo-hội ta thành lập Công đồng Vatican 2, năm 1962.

Ở tuổi rất sớm, ông đã viết lên tập tài-liệu ngắn có tên là Magnum opus, La doctring de l’Église comme idéologie (1979) (tức: “Học-thuyết xã-hội của Hội-thánh như một ý-thức-hệ” trong đó ông phân-tích các tông-thư do nhiều Đức Giáo-hoàng viết về các vấn-đề xã-hội.

Cùng với người anh em thuộc Hội Dòng Đa Minh, là Lm Yves Congar, Lm Chenu đã phác-thảo ra một văn-bản mang tên “Thông-điệp của các Giáo-phụ Công Đồng gửi thế-giới” được viết cùng một năm khởi đầu Công Đồng, chuyên nói đến Giáo-hội của người nghèo.

Được tu-chính rất nhiều lần và cũng bị nhận chìm thật nhiều lúc, thông-điệp này được gửi đi khắp nơi, trên thế-giới. Và khi ấy, thông-điệp đây được bảo là đã có được nguồn hứng từ các thần-học-gia “giải-phóng” ngay lúc đầu ở Châu Mỹ La Tinh, có trước cả ý-tưởng của Gustavo Gutiérez về vấn-đề này, nữa.

Sau khi bị kết án vô số tội, Lm Chenu bèn chọn lối đi khác là về lại sống ở Saint Jacques, trở thành mũi nhọn đời sống trí-thức và tinh-thần của thành phố đầy đại-học. Mỗi chiều thứ Bảy, phân nửa giáo-sĩ ở Paris đều chạy đến với Saint Jacques để nghe Lm Chenu nói về các ấn-phẩm mới mẻ, hầu thâu-nhận lời khuyên có thẩm-quyền để xem nên đọc cuốn nào, nên bỏ qua thứ nào khác.           

Đây, là loại diễn-đàn qua đó Lm Chenu cũng giống như thánh Tôma Akinô viết trong cuốn “Quod Liberta” là nơi trả lời mọi câu hỏi do hàng Giáo-sĩ Paris đưa ra. Tôi thường lui tới với tụ-điểm này, vì đó thật sự là sự-kiện giống như thi-đấu vòng loại ở thời Trung-Cổ trong đó có nét vẻ hơi hư-ảo/hão-huyền, cùng chân-thật.

Tôi học được ở Lm Chenu điều ngài từng bảo rằng: “suy-tư” là một thứ thánh thiêng. Bởi, chính người trí-thức đã sở-hữu được thần-hồn lẫn thần-tính của con người. Thật ra, thì: trong hầu hết mọi sự, tôi vẫn được vây-phủ bằng một hơi ấm truyền-cảm lớn lao của Cha Già Chenu. Ngài là con người của niềm hy-vọng, một nhân-vật lạc-quan tràn đầy huệ-lộc. Nói tóm lại, ngài là một hiện-thân của giống giòng Tôma Akinô thật xuyên suốt.

Vào ngày sinh thứ 70 của Lm Chenu, nhiều buổi lễ cử-hành có sự hiện-diện của Hồng y Feltin. Vị này, đã ca-tụng bậc thày Chenu là đã khiêm-nhường chấp-nhận mà không hề bất-tuân/kình-chống lệnh trừng-phạt do Giáo-triều Rôma áp-đặt.

Khi ấy, ông Chenu đã nhảy lên mà nói: “Thưa ngài. Đây không là chuyện vâng lời gì hết, bởi vâng lời là loại đặc-trưng/đặc-thù luân-lý hơi xoàng-xĩnh. Chính đó, là do niềm tin tôi có nơi Lời của Chúa, so với những thứ này, thì các sự việc loảng xoảng đang diễn ra không là gì hết. Đó chính là sự việc do bởi niềm tin tôi có với Đức Giê su và Hội-thánh của Ngài, nữa.

Và, đó là Chenu, một con người sinh ra để yêu mến.
  

            
      



No comments: