Monday 19 November 2018

Lm Lê Quang Uy DCCT: NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO


(JOURNÉE MONDIALE DES PAUVRES – WORLD DAY OF THE POOR)
Đức Giáo Tông Phanxicô đã thiết lập ngày 18 tháng 11 hằng năm là NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO (Journée Mondiale des Pauvres – World Day of the Poor). Ngày này không phải là ngày nhắm đến chuyện loan báo Tin Mừng cho Người Nghèo, nhưng là NGÀY TIỂP ĐÓN CHÍNH NGƯỜI NGHÈO MỘT CÁCH CỤ THỂ VÀ CHÂN TÌNH.
Năm ngoái, ngày 18.11 rơi vào thứ bảy, nhiều nơi trên thế giới và một số ít nơi ở Việt Nam đã tổ chức ngày này với nhiều sáng kiến ấm áp tình người, nhiều phần là các bữa ăn thân ái, bình dị nhưng không kém phần trân trọng.
Năm nay, Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ nhì rơi vào đúng Chúa Nhật 18.11.2018 tới đây. Chúng tôi có nghe tin nhiều nơi có gửi thư mời người nghèo đến với các bữa ăn trong ngày. Ở Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp chúng tôi thì ngỏ lời trong Thánh Lễ xin anh chị em mỗi người mời ít là một người nghèo mình biết, mình quen, mình gặp, cùng đến với Bữa Cơm Niềm Vui vào 10g trưa thứ tư 21.11 và thứ sáu 23.11 tại sân Hiệp Nhất của Nhà Thờ Kỳ Đồng Sàigòn.
Chúng tôi dặn nhau, anh chị em thiện nguyện viên, món ăn không sang trọng nhưng phải ngon, tuy nhiên chính yếu lại là cách mời, cách đón, cách phục vụ cần phải chân tình ấm áp, vì đây không phải là chuyện "phát chẩn", "bố thí", gây "phong trào xóa đói giảm nghèo". Những Bữa Cơm Niềm Vui trong tuần lễ này sẽ là nhịp cầu để tiếp tục những bữa cơm khác quanh năm, những bữa cơm gạo dẻo canh nóng và cả những bữa ăn kéo những con người xa lạ nên thân quen, những con người dư giả và thiếu thốn lại gần nhau hơn, và rồi một lúc nào đó bỗng nhiên đôi bên hạnh ngộ: Thầy Giêsu có mặt, Ngài ở giữa, ở cùng, và ở trong người nghèo, là chính người nghèo. 
"Xưa Thầy đói, anh em đã cho Thầy ăn" không còn là chuyện dụ ngôn để kể, để dạy Giáo Lý trong lớp, để hùng biện trên tòa giảng, nhưng trở thành chuyện đời thường, sinh động, đánh động, xúc động.
Ngoài chuyện tổ chức các bữa ăn, thật ra còn rất nhiều những cách thức để gặp người nghèo, để chính mình nghèo hơn một tý với người nghèo, và nhờ vậy, được gần với Thầy Giêsu hơn.
Có Linh Mục cho việc đền tội: "Anh chị đi ngoài đường thấy những cụ già đi bán vé số, hầu hết là người Phú Yên nghèo, anh chị dừng xe mua cho họ một tờ vé số, lấy cớ để hỏi thăm gia cảnh cụ già, tặng cụ già một chai nước La Vie, một gói xôi, một cái áo gió…"
Có mấy cô mấy bà "khéo tay hay làm" bảo nhau tìm những mẩu vải vuông vức chỉ bằng bàn tay, đạp máy may thành những tấm chăn dày và ấm, sặc sỡ nhiều màu, đóng thành bao hàng lớn gửi lên Tây Nguyên để tặng bà con dân tộc các Giáo Điểm vào mùa rét sắp đến.
Có các trưởng và dự trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể rủ nhau chỉ với chiếc máy ảnh bỏ túi hoặc điện thoại, tỏa ra khắp hang cùng ngõ hẻm Sàigòn, săn ảnh theo chủ đề "Người nghèo ở giữa chúng ta", về xin cha Xứ cho triển lãm "dã chiến" trong sân Nhà Thờ trọn một Chúa Nhật Mùa Vọng năm nay.
Chúng tôi có lần đến giúp một Giáo Xứ bên Q. 11, thấy ở góc sân có một xe nước mía, cứ ngỡ của người dân bị Trật Tự Đô Thị truy quét lòng lề đường, phải "tỵ nạn" gửi tạm vào đây, không ngờ là của cha Phó. Cha vui vẻ kể chuyện cho thiếu nhi về việc đã lớn lên, được ăn học, được đi tu làm Linh Mục là nhờ làm nghề bán nước mía. Bây giờ Lễ Thiếu Nhi xong, cha Phó sẽ đích thân trở lại làm người nghèo như ngày xưa, đứng ép nước mía phục vụ từng em.
Hôm đầu tháng 11, chúng tôi đi bằng xe tang của một Giáo Điểm Tây Nguyên tìm đến tận nhà những người J'rai khuyết tật để trao tặng xe lăn. Cha xứ là một Tu Sĩ còn khá trẻ, đã bồng ẵm một bà cụ phong cùi bại liệt từ dưới nền đất trước hiên nhà đặt lên xe lăn, anh trò chuyện tếu táo với bà cụ bằng tiếng J'rai rồi cả hai phá ra cười nắc nẻ, chỉ có cánh Sàigòn chúng tôi là chẳng hiểu gì cả, chỉ biết "chủ chiên" và "con chiên" họ với nhau, cả đám con nít J'rai đang bu chung quanh nữa, đang vui ghê lắm.
Hóa ra với người nghèo, được tặng chiếc xe lăn mới đã vui, nhưng cái cách đến thăm họ, chọc ghẹo họ, bồng lấy họ trên tay, lại là niềm vui sâu xa hơn, thấm thía hơn nhiều lần.
Kết thúc bài chia sẻ này, chúng tôi xin quay về lại với câu chuyện "người nghèo" của Nhà Dòng chúng tôi. Để có được ngày 9.11.1732 ra đời Dòng Chúa Cứu Thế, Thánh Tổ An Phong đã từng bị Tòa Thánh từ chối châu phê đơn xin lập Dòng chỉ vì tôn chỉ phục vụ người nghèo đã có quá nhiều Nhà Dòng đảm nhận rồi, chẳng cần có thêm một Dòng Tu nữa làm gì. Thánh An Phong trở về, tha thiết cầu nguyện xin ý Thầy Giêsu, rồi quay trở lại với một tôn chỉ mới, không thay đổi chi hết, vẫn là đến với người nghèo, chỉ thêm là người nghèo… bị bỏ rơi hơn cả.
Chính chi tiết "người nghèo bị bỏ rơi hơn cả" này trở thành một lời chất vấn cho anh em DCCT chúng tôi, hôm nay, nơi đây, tại mảnh đất Việt Nam quá nhiều thương tích này…
Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT, 16.11.2018


Một linh mục DCCT hết lòng với người di dân.

19/11/18 
DẤU CHỈ THỜI ĐẠI 


Cha Ruskin Piedra, một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Tỉnh Dòng Baltimore, Hoa Kỳ hiện đang trông coi một trung tâm trợ giúp pháp lý ở Sunset Park, Brooklyn là nơi mà ngài tìm cách chống lại lệnh trục xuất người nhập cư. Công việc của ngài ngày càng trở nên khó khăn. Tờ báo “The New York Times” vào ngày 8 tháng 11 năm 2018 đã cho đăng tải một bài báo của ký giả Fabrice Robinet về linh mục Piedra. 

Bài báo viết: “Người ta thường thấy cha Piedra xuất hiện tại Toà Án Di Dân ở khu phố Manhattan thuộc thành phố New York là nơi vị linh mục gốc Cuba tìm mọi cách để bênh vực cho những người đang xin tỵ nạn phải đối diện với nguy cơ trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ”. 

Năm 2003, cha Piedra thành lập Trung Tâm Juan Neumann Center, một tổ chức vô vị lợi có mục đích cung cấp dịch vụ cố vấn pháp lý với giá rẻ cho cộng đồng sinh sống tại Sunset Park, Brooklyn. Văn phòng làm việc đặt trên lầu hai của một toà nhà thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Đó cũng là nơi cha Piadra dâng lễ mỗi buổi chiều. 

Trong 50 năm qua, bộ mặt của khu Sunset Park đã thay đổi về mặt dân số. Trước đây dân cư tại đây đa số là người gốc Ái Nhĩ Lan, Ý và Bắc Âu, nay đã chuyển sang gốc Tây Ban Nha và Trung Hoa. Chẳng thế mà xứ đạo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng phải thay đổi cách tiếp cận. Hiện nay mỗi ngày đều có các thánh lễ bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha và tiếng Hoa và xứ đạo cũng có thêm những sinh hoạt hầu đáp ứng với nhu cầu thực tế của các giáo dân đặc biệt là những người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ.

Nguồn cssr.news
Vũ Nhuận chuyển ngữ

Monday 12 November 2018

Lm Vĩnh Sang DCCT : "THÔI RỒI, CÒN CHI ĐÂU EM ƠI!"


Chúng ta trở lui thời gian một chút, Tin Mừng Chúa Nhật 31 Thường Niên tuần trước, có Lời của Chúa Giêsu chúng ta đã được nghe: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó" (Mc 12, 28-34). Các nhà chú giải cho chúng ta thấy câu đầu (29 và 30) Chúa Giêsu trích trong Thứ Luật Thư (mà chúng ta nghe trong bài đọc một, Tl 6, 2-6), câu sau (31) Chúa Giêsu tuyên bố để “làm trọn lề luật”.

Điều chúng ta cần lưu ý là, Thứ Luật Thư là một cuốn sách ghi lại các lề luật của người Do Thái, đó là những luật hình thành sau một thời gian có luật ở Sinai, các bậc thầy trong dân suy ngẫm, thu tích kinh nghiệm, chắt lọc để viết ra Thứ Luật Thư cho dân tộc Do Thái, nhằm củng cố Đức Tin của họ vào một Thiên Chúa duy nhất. 

Những lời chúng ta có đây là một công bố trong tình trạng đất nước hết sức tao loạn, Dân tộc Do Thái bị chia đôi, vương quốc (Israel) phái Bắc đã bị xóa sổ, vương quốc phía Nam (Giuda) đang bị đe dọa bởi ngoại xâm. Người ta lúng túng không biết làm thế nào để chấn chỉnh đất nước, để củng cố sức mạnh và đoàn kết toàn dân. Cuối cùng thì người ta tìm ra được sức mạnh của họ từ nơi Thiên Chúa, họ ra sức củng cố bằng những lời chúng ta vừa nghe, nhưng không còn kịp nữa rồi, vó ngựa ngoại bang đã dày xéo quê hương họ và cuộc lưu vong chấm dứt hoàn toàn niềm hy vọng giữ gìn bảo vệ đất nước.

Bối cảnh xã hội Chúa Giêsu nói những lời này không khác xa bối cảnh trong Thứ Luật Thư đã ghi lại, khi ấy đất nước Do Thái đã hoàn toàn bị Rôma thống trị, đế quốc Rôma duy trì trật tự chung bằng những thỏa hiệp tôn giáo ru ngủ và dụ dỗ những người nông cạn, thiếu tinh thần dân tộc, ham lợi cá nhân, cộng tác để khống chế dân chúng. Lòng người ly tán, bất lực và chán chường, họ cũng đi tìm giải pháp cho số phận dân tộc họ. 

Trong dòng suy tư băn khoăn đó, Chúa Giêsu công bố điều căn bản nhất và quan trọng nhất trong chọn lựa sống của con người: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó."
 
Chúng ta cũng đang đứng trước các ngổn ngang của đất nước, giải pháp nào để cứu vãn dân tộc này, đất nước này, người tin vào Chúa phải làm gì để góp phần tích cực của mình trong nỗ lực cứu nguy dân tộc? Sẽ không có giải pháp nào ngoài giải pháp Chúa đã nói cho người tin vào Chúa. Một điều luật đơn giản “yêu người khác như chính mình” nếu được sống nghiêm túc chắc chắn chữa lành và phục hồi sức sống cho chúng ta. Thử xem, vì yêu người khác như chính mình nên sẽ không còn gian dối nữa, không còn hàng giả hàng nhái nữa, không còn lo lắng rau xanh có thuốc hay không có thuốc, không còn trái cây độc hay không độc nữa, không còn trộm cắp lừa đảo, không còn nhục mạ vu khống người khác… Không còn đau khổ, nước mắt và khăn tang nữa.

Có còn kịp không khi mọi cái tan hoang đổ vỡ, trật tự rối loạn, luân thường đạo lý đảo lộn, lương tâm mất hút trong mọi lãnh vực, có còn kịp không hay chỉ còn biết kêu lên như đoạn cuối của một cuộc tình sầu: “Thôi rồi còn chi đâu em ơi!” 

Anh chị em tôi vẫn đang đùa cợt vui chơi ngay giữa lòng vực thẳm! Hết thật rồi sao?

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 9.11.2018
(Tựa đề lấy từ bài hát “Tình lỡ” của nhạc sĩ Thanh Bình)

Thursday 8 November 2018

Gm John Spong : (Bài 10) Ly dị: không phải lúc nào cũng là chuyện sai quấy (tiếp theo)


Chương 4
Ly dị:
không phải lúc nào cũng là chuyện sai quấy (tiếp theo)
 (Bài 10)

Về hôn-nhân, ngày nay sẽ không có ai hiểu đó là tương-quan quyền-lực giữa hai nhân-vật không cân bằng. Càng ngày, ta càng thấy đây là thứ quan-hệ dục-tình giữa hai con người muốn tạo sự sống mới, với nhau. Và, cả hai người đều muốn sẻ san niềm vui xác thịt hoặc lao-động có phối-hợp, cốt ý tạo cuộc sống tốt đẹp về kinh-tế cho gia đình, để rồi trở-thành cặp phối-ngẫu biết lên kế hoạch định-đoạt tháng ngày chung sống, khi về già.

Quan-hệ như thế, có thể cũng sẽ tạo xung-đột nghiêm-trọng, vì một bên không thể chấm-dứt tranh-chấp bằng cách đơn-phương áp-đặt mọi chuyện lên phía bên kia. Với hôn-nhân, lời thề hứa sống trung-thành và chăm-lo cuộc sống thoải-mái cho người phối-ngẫu phía bên kia, sẽ buộc cả hai đi vào hiện-thực hoặc chẳng bắt buộc ai làm công việc ấy.

Giả như một bên đối-tác lại muốn có quan-hệ tình-dục ngoài hôn-nhân, thì cũng khó tránh khỏi lời bàn ra tán vào của cộng-đồng và xã-hội, là những người vẫn mong cho hai bên thể-hiện sinh-hoạt đồng dạng, theo cách hay nhất. Cứ nhìn cảnh-tượng nữ ‘thủ trưởng’ nọ xách cặp-táp ‘rong ruổi đường trường’ lo doanh-thương là sự việc mà ngày nay ai cũng thấy xảy ra ê hề tại phi-trường đây đó. Ngay đến quán trọ, là nơi khi xưa nam-giới thích sắp đặt hẹn-hò tư riêng, thì nay phụ nữ lại coi đó là chốn phục-vụ chuyên-nghiệp.

Mãnh-lực kinh-tế của nữ-giới nay cứ thế dâng trào, nên hết kỹ-nghệ này rồi đến công-ty khác vẫn tạo sản-phẩm và mẫu-mã quảng-cáo nào khả dĩ đáp-ứng năng-lực của nữ-giới đã xuất đầu lộ diện ngày một nhiều. Các quyết-định quan-trọng về kinh-tế gia-đình, dạo  trước trực-thuộc lãnh-vực của nam-giới, nay lại do cả hai bên tùy nghi định-đoạt.

Cả đến thói quen tệ-hại như hút xách, nay cũng dành cho hai bên ra quyết định đồng đều. Rốt cuộc, nay chẳng còn thấy đấng nam nhi khí-khái nào đó cứ rút vào thư-viện hút điếu xì-gà đang hút dở rồi mới tính chuyện kinh-doanh, sau bữa ăn. Cũng thế, ngày nay nữ-giới vẫn có quyền đặt chân đến quán-xá cà-phê định-vị tại khu làm đẹp để thưởng thức món ‘cốc-tai’ và/hoặc hút thuốc ở quanh đó, theo ý muốn mà không một ai lấy làm điều.

Lại nữa, cơ-hội để người phối ngẫu phía bên này ly dị người bên kia, nay được cả hai bên san sẻ đồng đều. Ở đây nữa, tôi không có ý đề-cao chuyện ly-dị, nhưng dù sao ta cũng phải công-nhận rằng: những chuyện tương-tự phải để cho hai bên có cơ-hội đồng đều mà quyết-định, hầu đi vào hiện-thực.

Khi xưa, có thời thiên-hạ coi đặc-quyền ấy là ‘của trời cho’ tặng riêng đám đàn ông thôi, nhưng nay thì việc này cũng thay đổi đến triệt-để. Nói cho cùng, thì điều này có ý bảo rằng: xã-hội ta đã thành-công trong việc nhân đôi số người có thể thoải mái thực-hiện việc ly-thân, ly-dị. Chính vì lý do đó, mà tỷ-số người ly-dị còn gia tăng hơn nữa.

Tuy nhiên, nhiều lý do khác nhau khiến việc gia tăng số người ly-dị cũng khá thường, là: mối quan-ngại về tài-sản có chủ-nhân-ông là phái nam đứng sở-hữu, thì các kỳ thị chống  ly-dị nay suy giảm cũng rất nhiều.

Vào độ trước, khi ứng viên Adlai Stevenson, Jr. đứng ra tranh cử tổng-thống Hoa Kỳ vào các năm 1952 và 1956, nhiều vấn đề được đặt ra do sự kiện là: ông là người có lần từng ly dị. Cũng may, là ông không tính chuyện tái giá, nên tránh được sự việc Giáo-hội thời đó phải có quyết định, giả như các vị này lại vẫn tính chuyện lập gia đình thêm lần nữa.

Dù sao thì đất nước này, hôm nay, vẫn không mấy chắc chắn về việc ta có nên cho phép nam-nhân từng ly-dị vợ lại cứ ra tranh cử và bước vào Nhà Trắng nếu đắc cử. May thay, hai mươi năm sau, mọi người lại đã đồng ý cho phép ông Gerald Ford được làm đám cưới với người đàn bà đã từng ly-dị chồng cũ của bà một lần trước đó.

Thế nên, sau nhiệm kỳ của ông Gerald Ford, nước Mỹ đã hai lần bầu ứng-cử-viên tổng thống từng ly dị vợ và tái giá thêm lần nữa là ông Ronald Reagan, vị tổng thống nổi cộm và cũng khá ồn ào làm tổng thống nước Hoa Kỳ. Tình-trạng gia đình của ông ta khi ấy, không còn bị cử-tri người Mỹ đặt thành vấn đề nữa. Bởi, ngay đến Nữ Hoàng Anh lẫn Đức Giáo Hoàng thời ấy thảy đều đón tiếp ông cùng người vợ mới cưới, theo nghi-thức long-trọng của hoàng gia. Đây, là điều mà ứng-viên Wallis Simpson cùng Vua Henry Đệ Bát khi xưa có muốn làm cũng không được.

Ngày nay, những ai từng ly-dị vợ/chồng vẫn có thể lập gia đình thêm lần nữa và vẫn được phép cử-hành hôn-lễ lần thứ hai theo nghi-thức phụng vụ Anh Giáo, Thệ Phản và cả Công giáo, tức các đạo-giáo lâu rày chủ trương một vợ một chồng, mà thôi. Xem thế thì, vị-thế công-khai của Giáo-hội Đạo Chúa, dù thay đổi, vẫn dị-ứng với vấn-đề ly-dị và sự việc một trong hai người được phép tái giá như khi trước.

Thực-tế cho thấy, việc thay-đổi ngôn-từ được thể-hiện một cách rất ư thận trọng, chẳng hạn như từ-vựng “ly dị” trở-thành ‘bãi-bỏ’; và con người hôm nay hăng say hướng về phía trước bằng vào tiến-trình cần-cù, đắt giá và chừng như bất cứ ai, nếu muốn, đều có thể lập gia-đình thêm lần nữa. Và đặc biệt hơn cả, là: sự việc này, Giáo hội ta vẫn sẵn-sàng ban phép lành cho cả hai họ, cũng dễ thôi.       

Thêm một điều nữa là: tìm hiểu lịch-sử về sự việc bảo rằng: sao Giáo-hội gồm toàn nam-nhân lại có thể định-đoạt hết mọi chuyện cả đến sự việc ly-dị? Ly-dị, khi xưa chỉ là thứ thất-bại, không đáng ta quan-tâm hoặc có khi lại thành tội, nay được đưa vào luật-pháp chính-qui của Giáo-hội nữa.

Giáo hội ta, khi ấy, thấy không cần đề ra tiêu-chuẩn để xem xét các án mạng, hoặc các vụ đánh cướp ngân-hàng, hoặc hành-động mơn trớn trẻ nhỏ, đốt phá cửa nhà của dân chúng, vv…. Chỉ mỗi người từng ly-dị rồi lại tái-giá, mới bị trừng-phạt bằng vạ tuyệt thông, thế là xong. Ly-dị, lâu nay đe-dọa cấu-trúc sự sống và quyền-uy của Giáo hội một cách nghiêm-trọng, lại còn gây ra biết bao là phiền-toái cho mọi người.

Nay thì, chẳng ai để mất nghị-lực mà dõi theo cơ-chế hoặc cá-nhân người nào để rồi buộc mình phải đôi đầu với những vấn-đề vô bổ, chẳng kéo theo hệ-quả nào hết. Giáo hội từng đối đầu với chuyện ly-thân/ly-dị cũng nhiêu-khê không ít, rồi lại ban hành luật-lệ chống lại sự việc ấy, để rồi cuối cùng còn trừng-phạt những ai tham-gia những chuyện tương-tự, kể cả đến chuyện trừ-khử vị nào dám vượt lằn ranh cấm kỵ rồi tiến-hành hôn-nhân lần thứ hai. Nay thì, Giáo hội ở đây đó chỉ buộc người ly-dị biết giữ mình cho tinh-khiết thôi.

Ngày hôm nay, dù có mối đe dọa chống đối tư-thế của các tôn-giáo có tổ-chức qui củ, thì sự việc ly-dị lại trở-thành không chỉ là việc liên-quan đến luật pháp mà thôi, nhưng lại được coi như chuyện bình thường ở mọi huyện. Hôn-nhân, dễ bị tổn thương hoặc vỡ đổ như thế, nay thật khó tán thành.

Tuy nhiên, đó không là chuyện để ta phải lên án cho ra nhẽ. Ly-dị, nay cũng có giá-trị tích-cực của nó khiến ta cần tách riêng thành chuyện biệt-lập và hỗ-trợ, đồng thời coi đó là tiềm-năng mang tính hủy-hoại. Thành thử, ta cũng nên giảm thiểu số lượng trường hợp xảy ra.

Theo tôi thì, Giáo hội thời nay cũng nên xem xét hôn-nhân và ly-dị một cách nghiêm-túc. Giáo hội cần nhận-thức và tuyên-bố một cách cởi mở rằng: ly-dị không phải là thứ tội khó có thể tha thứ và không phải lúc nào nó cũng mang tính bi-thảm hết.

Thật ra thì, trong nhiều trường-hợp, ly dị lại là và có thể là sự việc mang tính tích-cực và tốt đẹp nữa. Bởi, sau khi làm hết mọi việc mình có thể làm được hầu thực-hiện lời hứa hỗ-trợ hôn-nhân, Giáo hội cần ủng-hộ người ly-dị khi đôi bên các vị ấy đi đến quyết định rõ ràng. Tư-thế thụ-động hoặc phản-bác việc ly-dị một cách nhỏ nhen, chẳng những không giúp ích được gì, đồng thời cũng chẳng mang tính cảm-thương chút nào hết.

Ngày nay, món quà khả dĩ giúp cho hôn-nhân được thành sự là thái-độ ân-cần tương-trợ, và là khả-năng thực-hiện việc hy-sinh tự nguyện cuộc thương thảo. Việc thương-lượng đòi ta phải biết uyển-chuyển, coi đó như sự đồng đều về uy-lực tạo-dáng hoặc hình thành quyết định chung cuộc.

Ly dị, lại trở-thành thứ gì đó thay thế xung-đột mà ta khó giải quyết được. Và như thế, nó được cả hai phía phối-ngẫu chọn theo cách cân bằng, đồng đều. Thêm nữa, nó luôn mang tính trung-lập và không xứng-đáng để có được đáp trả tự-động bằng việc lĩnh-nhận án phạt từ Giáo hội. Ly-dị, trở-thành một thứtổn-phí mà xã-hội phải thanh-trả khi ta cần bận tâm giải-thoát phụ nữ.

Tôi tin rằng, muốn đảo ngược chỉ số người ly-dị đang có chiều-hướng dâng cao, ta cần bãi-bỏ áp-lực của sự cân bằng/đồng đều đang gia tăng giữa hai phái tính. Trả được giá này cũng khá đắt. Có thể-hiện động-thái như thế, Giáo hội mới nhận ra được sự kiện mà ta đề-cập ở đây. Có thể nói mà không bị cho là ngoa ngữ, thì hiện giờ phân nửa số hôn-nhân thực-hiện ở giáo-phận tôi chăm sóc, là trường hợp các vị từng ly-dị.

Nay, là thời điểm để ta phát-biểu một cách tích-cực, rằng: người ly-dị không phải lúc nào cũng là quỉ ma hết. Họ không là những người luôn vướng mắc vào vòng tội lỗi bao giờ hết. Và không phải lúc nào ta cũng nên lên án họ hết. Đôi khi, ly-dị lại là con đường dẫn đến cuộc sống mới đầy sung-mãn cho một hoặc cả hai phía từng đính-kết với nhau một cách chính-thức.               

Nữ-giới đã khám phá ra rằng: họ không chỉ có mỗi tự-do hủy bỏ thứ hôn-nhân gây tai-hại cho một số chuyện, nhưng không hủy-hoại cuộc sống của mình, thế nên cả hai phía, nam cũng như nữ đều có thể chọn phương-cách không nhất-thiết phải lập gia-đình. Và sau này cũng thế, nữ phụ nào muốn sinh con và dưỡng-dục chúng theo tư-cách người cha hoặc mẹ đơn chiếc cũng đều được.

Hôn-nhân, không là ơn gọi phổ-cập với mọi người. Nữ giới, nay khám phá ra rằng: khi hành nghề, họ có thể phát-huy thứ cảm-xúc mà người đàn ông biết trước là nó sẽ ra như thế. Về các bậc nữ-lưu có khả-năng sống tự-lập về kinh-tế, sẽ thấy là hôn-nhân gây tổn-hại cho nghề-nghiệp của họ, lại qui trách-nhiệm về tài-chánh cho cả hai phía.

Thành thử, giả như họ bị áp-lực từ một xã-hội chuyên o-ép bắt họ phải lập gia-đình, là cốt ý để họ có thể kết bạn mà giao-dịch hoặc vì nhu cầu sinh lý mà thôi. Phải thế không, thưa quí vị?

Cũng hệt thế, chức-năng làm mẹ không còn là vấn-đề buộc phái nữ phải đạt cho bằng được về sinh-lý học. Là phụ nữ, các chị có thể chọn không mang thai hoặc không nuôi con dạy cháu, không như mục-đích ban đầu của hôn-nhân buộc các chị phải sống như vậy. Thế nên, quan-niệm mới ở đây, đã lay-chuyển yếu-tố mà người xưa từng lập ra cốt để củng cố thể-chế hôn-nhân nghiêng về phía nam-nhân, thôi.

Thêm nữa, vấn đề hỏi rằng: ta có cần phải cưới hỏi nữa hay không? Câu hỏi này, lại càng trở nên nhức nhối hơn với nam-nhân và nữ-phụ nào từng thấy chua xót/thất-bại do hôn-nhân gãy đổ tạo nên. Những người như thế, càng nhận-thức rõ hơn nhiều người khác về mức thương-tổn của việc tiến tới ly-dị. Do đó, những người này càng không muốn trở-thành những kẻ dễ bị thương-tổn với nỗi khổ-đau tương-tự; thế nên, không ai dại gì để mất nhu-cầu có tình bạn, sự thán phục và mối thương cảm, hết.

Giả như phía nam-nhân hoặc nữ-phụ đã ly-dị, lại không có khả năng hoặc không muốn có quyết-định thề nguyền chung sống với nhau, thì bản-chất của tương-quan giữa hai người sẽ ra sao?  Phải chăng hôn-nhân chỉ là mối tương-quan trong đó việc thầm kín yêu thích dục-tình có thể được sẻ-san vào bất cứ giai đoạn nào trong cuộc sống chứ?

Vấn đề này sẽ được bàn kỹ lưỡng ở chương 13 sau này. Nay, thiết nghĩ nói thế cũng đủ để bảo rằng: hôn-nhân không là kế hoạch sống trọn đời của nhiều người trưởng-thành còn ‘ở vậy’, do một số lý do tốt đẹp cũng đã đủ. Yếu tố này, cần được khẳng-định cho rõ hơn.

Những người trưởng thành mà không lập gia-đình nói ở đây, đã và sẽ không bị ràng buộc bởi những phán-xét đạo-đức của thời đã qua vốn đảm-bảo việc người phụ-nữ phải tùy thuộc vào đàn ông/con trai. Những người như thế, không thích-hợp với khuôn-khổ có qui-ước lại cũng chẳng muốn thử như thế.

Phần đông những người trong số đó không là người hỗn-tạp. Bởi, hỗn-tạp là lối sống của một số ít người mà thôi. Tương quan có trách-nhiệm là chuyện thường thấy hơn. Phải chăng việc này coi như tốt đẹp được xã-hội và giáo hội chính-đáng quyết đeo đuổi tiêu-chuẩn luân-lý chứ?

Việc các vị ấy theo đuổi nghề-nghiệp riêng rẽ nhưng đòi hỏi có được cơ-hội đồng đều lại sẽ tạo thêm căng-thẳng cho hôn-nhân. Khi căng thẳng này khiến cho hôn nhân gãy đổ, thì ai là người bảo rằng: cặp phối-ngẫu nào đang tìm cách ly-dị là sai trái và là hệ-thống hà-khăc của thời đã qua, coi đó là chuyện đúng đắn sao? Họ phải giáp mặt với vấn-đề luân lý/đạo đức nào đây?

Với nhóm người mà hôn-nhân là tài sản thì những người như thế có quyền áp-đặt tiêu-chuẩn nhằm nâng cao đời sống của họ trên những người chọn con lộ nào khác chứ? Có chăng chỉ một đường-lối sống duy-nhất thích-hợp với luân0lý? Điều gì làm cho họ ra như thế? Do từ nơi đâu xuất-hiện ý-tưởng bảo rằng: sinh-hoạt dục-tình bên trong hôn-nhân, luôn là điều lành thánh, đáng tuân theo?

Hôn-nhân chẳng thể nào khiến sinh-hoạt dục-tình trở-thành lành-thánh, mà chính phẩm-chất của tương-quan giữa hai người mới là thế. Phải chăng việc ăn nằm xác thịt ngoài hôn-nhân luôn là hành-động tội lỗi? Điều gì xảy đến, khi ta áp-dụng chuẩn-mực của Thánh-kinh để xét-đoán cây cối do từ hoa trái của nó?

Lấy ví dụ để dễ thấy được tương-quan giữa hai người có quyết-tâm, nhưng họ lại không thiết-lập hôn-nhân, đó là: tình-yêu, sự vui-thú và an-lành trong khi nỗi đắng cay, nhọc nhằn và đớn đau của luân-lý/đạo đức theo truyền-thống được thích-ứng đến độ tìm điều tốt lành để bảo-đảm bằng các cấm kỵ đặc-thù và các khẳng-định được thực-thi bên trong một chuỗi các khẳng-định cùng cấm đoán xứng-hợp với các giá trị ở thời hiện-đại được cả nam lẫn nữ tuân-thủ ư?

Bởi, Giáo hội có ngôn-từ nào dành cho con số khá đông người trong xã-hội, ngoại trừ chỉ duy-nhất có một từ vựng ‘lên án’ là không xứng-hợp, thôi. Bởi, Giáo hội nói năng theo kiểu phán-xét rập theo luân-lý, lại không nhẹ-nhàng bảo rằng: động-lực tích-cực và tốt đẹp tạo nhiên-liệu cho các thói-tục đang thay đổi, được nắm bắt hoặc thông hiểu, tự nó mang tính vô-luân và chẳng đạo-lý gì hết. Bởi, Giáo hội không nhận ra rằng: các quy-tắc luân-lý rập theo truyền-thống của mình phải ra khỏi nơi đó, và nó vẫn thúc-ép diễn-giải hệ-thống nam-nhân đàn-áp nữ-giới một cách vô trách-nhiệm.

Trong phấn đấu cho phẩm-cách và ý-nghĩa đang thay đổi là nơi mà Giáo hội cần vào đó mà ngụ-cư. Giáo-hội sẽ có tiếng nói đầy quyền-lực ở địa-hạt này; tuy nhiên, chỉ khi nào mọi người nhận ra rằng thông-điệp ban đầu mà Giáo-hội bày-tỏ sẽ không là lời kêu gọi nhàm chán/rốt ráo để mọi người quay về với kết-luận đạo-đức của thời đã qua, mà chẳng lý gì đến những người lâu nay từng là và sẽ là nạn-nhân của hệ-luận hệt như truyền-thống qui-định.

Riêng tôi, tôi không muốn thừa-nhận yêu-sách cho rằng nền luân-lý lâu nay từng đóng băng suốt vào thời nam-nhân khuynh-loát/khống-chế phụ nữ. Lại nữa, tôi cũng chẳng tiếc nuối bảo rằng: việc cảm-thông/công-nhận thứ luân-lý đang chết dần chết mòn ấy.

Đúng ra, tôi dám tuyên-bố rằng: nền ‘luân-lý mới’ đang trồi-dậy sẽ trưng-diễn cho thấy hoa quả của Thần Khí. Và thành-đạt ấy, được xây-dựng trên nền-tảng của việc nam nữ phụ thuộc lẫn nhau. Nhân-danh những người được hưởng-lợi từ ý-thức đang trổi bật, tôi hoan nghênh những tháng ngày mới đang xuất đầu lộ-diện và tin rằng: Thiên Chúa Đấng tiếp tục kêu gọi mọi người hãy sống theo khả-năng mới để rồi hướng ra ngoài mà thấy được rằng ‘tạo-dựng mới’ đã xuất-hiện để rồi công-nhận đó là điều tốt đẹp.


Chú thích:

  1. Jean M. Auel, The Clan of the Cave Bear (New York; Crown, 1980); The Valley of the Horses (New York: Crown 1982); The Mammoth Hunters (New York: Crown, 1985).