Thursday 30 April 2015

Lm Yuse Nguyễn-Thế-Thuấn: Thơ Thánh Phaolô 1Cor 15: câu 44b và 45




Câu 44b-45
Căn cứ của đạo-lý Sống-lại:
Chúa Kitô như Ađam mới thay chỗ cho Ađam cũ. Chỗ này hình như thánh Faolô có ám-chỉ đến quan-niệm về Anthrôpos theo kiểu Philô: theo đó thì Khởi nguyên 1 nói đến việc tạo-dựng Người thiên-thai, còn Khởi nguyên 2 việc tạo-dựng một người khác: Người trần-ai. Thánh Faolô hiểu khác: Ađam thứ hai là pneũma tác-sinh: ngài là nguồn suối cho tất cả sự sống hằng có, thần-thiêng. Còn Ađam cũ chỉ là ‘psykhè’, một vật tự-nhiên, gốc cho sự sống tự-nhiên. Cái so-sánh dựa trên tính-cách ‘đầu một nhân-loại (người cũ và người mới) Philô : De Opificio mundi, 134; Legum allegoriae I, 31, 42, 53-55, 88

Về vấn-đề Anthropos trong Philô: coi O. Cullmann, Christologie des Neuen Testamentes 150-154 171-174

Thần-khí tác-sinh’ : sự sống của Chúa Kitô từ nay (Sống lại) là sự sống thần-thiêng (thuộc giới Thiên-Chúa: quyền-năng, thông-suốt, bất-hoại, vinh-quang…): sự sống đó sống theo bản-tính và quyền-năng của thần-tính tức là Thần-khí. Chúa Kitô có quyền-năng thánh-hoá, quyền năng ban sự sống, vì Ngài là Thần-khí của Thiên-Chúa: Ngài thông-chia năng-lực tác-thành của Thiên-Chúa, có sự thánh-thiện, sự sống đặc-biệt của Thiên-Chúa, Con Thiên-Chúa, Chúa (Kyrios), môi-giới hoạt-động và đầy hiệu-năng.
 
                                                                                                                        (còn tiếp)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Bài Giảng-huấn thập-niên 1960’
phổ-biến nội-bộ



Sunday 26 April 2015

Cựu Lm John Dominic Crossan bài 10: Vương Quốc Nước Trời là Cộng Đồng Dân Chúa?



Chương 4
Đức Giêsu
đã giảng và dạy điều gì?
 (bài 10)


“Tôi thành thật chúc mừng ông đã thoả-hiệp được việc tách-bạch được sự hay/đẹp mà chúng tôi gọi là “niềm tin” và giảm-thiểu nó vào cuộc kiếm tìm SỰ THẬT đầy tính “khoa-học thực-nghiệm”, cùng tập-trung vào với truyền-thông đại chúng. Riêng tôi, không là người chủ trương tôn-giáo triệt-để và cũng không thuộc tầng lớp được truyền-hình săn đón nhằm phát sóng hoặc là bất cứ ai khác; mà chỉ là người cha, người chồng vẫn góp phần riêng cho cuộc sống và vẫn yểm-trợ để sự sống có ý-nghĩa cao-thượng về lòng đạo cũng như các giá-trị nội-tại ở đời sống gia-đình mình. Vậy nên, xin vui lòng coi lại những gì ông đang làm và tôi cũng nguyện cầu để ông biết mà dừng lại tiến-trình lăng-mạ Đấng đã ban Con Một Ngài đến để cứu độ ta.”         
Một người viết từ Texas

“Từ lâu lắm, ta ít có cơ-hội tiếp cận với cuộc cách-mạng đầy giải-thoát và các thách-thức này khác như ông từng viết lên. Đã từ lâu, chúng tôi không suy-tưởng về chuyện Đức Giêsu là Đức Chúa (tức: Bản-thể Thiên-định hàm-ngụ trong Ba Ngôi Thiên-Chúa) dù cho ẩn-dụ Thiên-Chúa-đã-chết-nơi-Đức-Giêsu cho phép ta có được hình-ảnh đầy thách-thức. Chúng ta kết-nối thực-thể Phục Sinh theo cách của thánh Phaolô. Nhũng sách do ông viết, đã cho chúng tôi thấy, là: cả điều ấy cũng không cần-thiết nếu ta muốn thành người dấn bước theo Đức Giêsu để rồi tuyên-xưng Ngài là Chúa.”
Một cặp vợ chồng sống ở Nam Phi

“Giáo-sư John D Crossan xem ra đang khổ-sở để lọc-lựa một số các đoạn Kinh Sách ra đọc và chú-giải! Thật rất rõ, là: Đức Giêsu vẫn tuyên-dương những người nghèo-khổ, yếu-ớt, bức-bách. Rõ ràng là, Ngài muốn chuyển-đổi tâm-can của mọi người cốt để chăm-sóc/sẻ-san sự sống với những người như thế!… Giáo sư John D Crossan đã quên mất chân-dung Đức Giêsu chính ở điểm, là Ngài vốn dĩ quen nhiều bạn bè giàu-có/sang-trọng, nhưng Ngài không khuyên-dạy họ là hãy cứ cho đi những gì mình có, ngõ hầu giúp-đỡ những người nghèo-khổ như Ngài từng dạy-dỗ khi khuyên-bảo anh thanh-niên giàu-sụ ở Tin Mừng. Bài học rõ-rệt nhất, là: Đức Giêsu thấy sự khác-biệt nơi việc sống theo tiêu-chuẩn đã được công-nhận, với điều-kiện là ta nhận-lãnh trách-nhiệm để mọi người có thể sử-dụng tài-năng và nguồn-lợi mình có, theo cách đích-thực ngõ hầu có thể ra tay giúp-đỡ người nghèo-khó hoặc bị chèn ép. Sống trong đời, nếu coi mọi sự là của chung, thì chuyện này cũng không kéo dài được bao lăm; bởi, các tín-hữu khi xưa cũng đã quyết-tâm hệt như thế.”
Một độc-giả viết từ California

“Thực-hiện công cuộc thừa-sai mục vụ có đến 30 năm như tôi cũng không thể đeo-đuổi cuộc tranh-luận vốn đóng khung công việc của mình cách quá sức. Thời-gian tôi còn ở chủng viện, thì ưu-tư hàng đầu của tôi là làm thừa sai mục vụ bằng cách tập-trung vào danh-sách hàng đầu những gì mình cần thực-hiện. Tôi thấy lời bạt do ông viết trong cuốn “Ai giết Đức Giêsu?” là cái nhìn và quyết-tâm thật tươi-mát về niềm-tin kinh-điển tìm thấy trong nhiều năm tháng trở về trước. Bằng vào lá thư tôi viết cho ông hôm nay, đơn giản chỉ là lời cảm-kích biết ơn ông đã trình-bày cho mọi người thấy đặc-tính kinh-điển ấy. Tôi có đồng ý hay không đồng ý với kết-luận ông đưa ra, thì giờ này cũng chưa thể biết được, nhưng dứt-khoát là tôi sẽ bỏ thì giờ ra mà giải-đoán phần lớn những gì tôi gặp ở tư-tưởng của ông. Dù sao, tôi cũng vẫn cảm-kích việc ông đã để giờ tham-gia tranh-luận hầu duy-trì tính tư-riêng mà khích-lệ mọi người làm thừa-sai mục-vụ rất tương tự.”
Một vị ở Texas có ý kiến

“Thưa Giáo sư John D Crossan, tôi nói lên câu này theo tinh-thần yêu-thương của Đạo mình để tỏ-bày nỗi-niềm lo-lắng cho sự sống vĩnh-cửu của ông, thế thôi. Bởi, việc ông tìm cách xét lại và hỏi: Đức Giêsu thực-sự là Đấng nào? Và Ngài đang ở bên hữu Đức Chúa Cha, có hộ-phù ông và những người tin Ngài là Đấng Cứu-Độ và Chúa, và cũng là Chàng Rể đang đến đồng thời là Vua các Vua, Chúa các Chúa không? Xin Thiên-Chúa giúp ông nhìn ra được chuyện như thế nhờ tình thương của Đức Kitô.”
Một người từ Alabama nay viết cho ông.

“Bữa nay tôi đến, là để nhìn ra những khám-phá lịch-sử và khởi-động tư-duy về những câu/những lời, theo tư-cách cá-nhân và theo từng nhóm, ngõ hầu thực-hiện nó trong cuộc sống của chúng ta và tất cả.”
Một người viết từ bang Arizona.

“Tôi không mấy vui vẻ, khi thấy ông có lập-trường xét lại sứ-vụ thừa-sai của Đức Giêsu và quan-niệm ông tái định-vị về Ngài, về Vương Quốc Nước Trời cũng như về việc hoàn-thành sứ-vụ ấy. Tôi thấy việc tôi đạt niềm tin nơi Đức Giêsu nay bị công-kích khá mạnh, nên tôi quyết bảo-vệ cho đến cùng. Hãy nhớ là, tôi chưa từng làm việc này bao giờ hết… Và, điều tôi cho là hợp lý để nghĩ rằng Đức Giêsu tin vào ngày thế-tận như thế đã rõ và Ngài sẽ quang-lâm đến lại trong vinh-quang trước khi thế-hệ này qua đi. Tôi tin rằng Đức Giêsu giống như ông Gioan, cả hai Đấng đều rao giảng cho mọi người biết đường mà hối-cải; và Vương Quốc Nước Trời nay trong tầm tay của ta rồi đấy, giời ạ!”
Một người sống ở Florida

“Tôi đang đọc cuốn “Đức Giêsu: Một Tiểu-sử đầy Cách-mạng” để trả lời vấn-nạn mà cho đến nay vẫn có nhiều người gửi đến… Có thể nào ông diễn-nghĩa lại điều ông bảo rằng: Thiên-Chúa sẵn sàng đến với ông và mọi người chúng ta”, được không? Câu thứ hai của tôi, là: ở đây và bây giờ, tại dụ-ngôn từng kể là chúng ta, tất cả, đều ngồi cùng bàn mà ăn chung/uống chung, không phân biệt giai-cấp, tôn-giáo, sắc-tộc, giai-tầng kinh-tế hoặc bất cứ khác-biệt nào khác, được chứ nhỉ?”
Một độc-giả đặt câu hỏi từ New Hampshire



Hẳn mọi người đều đã biết Đức Giêsu từng dạy về Vương Quốc Nước Trời. Nay, điều này có nghĩa gì khác không, khi ta đã rõ?

Ngay ở đây, ta đã thấy vấn-đề cần định-nghĩa cụm-từ “Vương Quốc Nước Trời”, một lần nữa!          

Tựa hồ như tác-giả Mátthêu thường tránh-né không nêu danh-tánh Chúa ra mà không tỏ lòng tôn-kính tính thánh-thiêng của Ngài. Thế nên, thay vào đó, tác-giả là ông lại đã sử-dụng thành-ngữ “Vương Quốc Thiên-Đàng” cách rõ ràng. Thế nhưng, ta vẫn có khuynh-hướng hiểu Thiên-Đàng là Vương Quốc, như thể Đức Giêsu cốt ý đề-cập đến những gì không phải ở dưới đất này, mà chỉnói chuyện trên trời, mà thôi. Hoặc, Ngài cũng không nói đến cuộc sống đời này mà là sự sống mai ngày sẽ xảy đến. Điều đó, cũng không xa sự thật, chút nào hết. Muốn hiểu ý Đức Giêsu cho thật rõ, ta cũng nên tách-bạch hai chuyện tôn-giáo và chính-trị, và chuyện luân-thường đạo-lý cũng như kinh-tế thế-giới hồi đầu thế-kỷ, cho rõ ràng. Đúng ra thì, “Vương Quốc Của Chúa” mà ta có thói quen gọi là “Vương Quốc Nước Trời” là thế-giới này, ở nơi đây. Là, chốn miền trong đó Chúa, chứ không phải Cesar, đang ngự-trị trên ngai vàng của Ngài ở trạng-thái như thế ấy. Và, rõ ràng là: Thiên-Chúa, chứ không phải Cesar, đã mở rộng vòng tay yêu-thương và Ngài đảm-trách việc quản-cai Vương-Quốc này thật trọn-hảo. Cùng lúc, đây là ý-niệm hoàn-toàn có tính tôn-giáo và chính-trị, thôi. Cũng cùng lúc, thành-ngữ này lại mang tính-chất rất đạo-đức và kinh-tế-học. Thiên-Chúa quản-trị thế-giới cách ra sao? Ngài muốn cai-quản thế-giới này như thế nào, ư? Có thế nào đi nữa, thì dứt-khoát đấy không là thiên-đàng hiểu như nơi chốn ở trái đất này, mà thôi.

Như ta thấy, với nhóm người sống ở Do-thái, tức: các vị chủ-trương khải-huyền như ông Gioan từng chứng-tỏ, thì Vương Quốc Nước Trời khi trước được hiểu như thực-tại xảy đến trong lai-thời. Điều này thật không đúng! Bởi, đó không là chuyện tương-lai mai ngày, mà là thực-tại tùy việc Thiên-Chúa can-thiệp bằng quyền-uy cao-cả của Ngài trong mọi vấn-đề liên-quan đến nhân-loại, để Ngài mang hoà-bình và công-chính đến với thế-gian đang sa-lầy trong áp-bức/bất công gần như tuyệt-vọng. Phần lớn các kẻ tin đều được chuẩn-bị giúp-đỡ để Vương Quốc của Ngài thành hiện-thực. Sự việc này, hoàn-tất tốt đẹp hay không, chỉ do quyền-uy/sức mạnh của Thiên-Chúa mà thôi. Và, dù các vị chủ-trương khải huyền một cách không mấy sáng-sủa về Vương Quốc đang trờ tới, thì các ngài vẫn nhận-thức rõ là điều ấy sẽ khách-quan và hữu-hình đối với mọi người, theo cách khác biệt, có tốt có xấu.

Tuy nhiên, việc này lại góp thêm cung-cách khác để diễn-nghĩa về “Vương Quốc Nước Trời”. Thế tức là, thay vì ta chờ Chúa can-thiệp khải-huyền, thì chính Ngài là Đấng đang đợi ta khởi-đầu cuộc cách-mạng xã-hội. Thật ra, cả hai cách diễn-nghĩa thế nào là “Vương Quốc, Nước của Chúa dù theo phương-pháp nào đi nữa, đều là giải-đáp khả-thi nếu nhân-loại cố-gắng. Và, sự việc Thiên-Chúa can-thiệp theo cách khải-huyền lại khác với cuộc cách mạng xã hội do Ngài thực-hiện. Và Đức Giêsu, bằng vào sự việc dứt-bỏ hy-vọng của ông Gioan nhờ khả-năng riêng của con người, Ngài đã loan-báo quyết-định của Thiên-Chúa rồi.


Sao ta dùng cụm-từ Vương Quốc Nước Trời thay cho “Cộng đồng dân Chúa”, tức từ-vựng mang ý-nghĩa về một thế-giới do nam-nhân độc-trị như “vua/quan”, chứ? 

Có nhiều lý-do để bảo rằng: cụm-từ “Vương Quốc” tạo vấn-đề như Tân-Ước bản dịch Hy-Lạp đã chuyển-ngữ từ tự-vựng “basileia” ra. Có điều là: chữ “Vương” là từ-vựng mang tính “kẻ cả”. Thêm vào đó, chữ “quốc” lại là thành-phần ngôn-ngữ khiến cho từ-vựng này thêm phần nổ độp, mặc dù ta nói đến nơi-chốn, địa-danh hay tên gọi của khu-vực địa-lý nào đó. Và, thêm một vấn-đề nữa, là: nói như thế tức như thể ta đang sử-dụng ngôn-ngữ của thế-giới hiện-thời ta đang sống, lại xuất-hiện vị vương-quân nào đó đang cai-trị hết mọi người. Để cho chắc, ta cứ thử nhìn vẻ xa hoa tráng-lệ ở các lễ hội mừng chúc vua quan/lãnh chúa còn sót lại với thế giới hôm nay, như: nữ-hoàng Êlisabeth đệ II của nước Anh chẳng hạn, vai-trò của bà chí mang nghĩa truyền-thống và lễ-tân thôi, chứ bà không có quyền-hành gì thực-thụ.

Với thế-giới Địa-Trung-Hải, là khu vực quanh đó Đức Giêsu hạ sinh, thì: vua/chúa thực-sự vẫn có uy. Và, điều này không chỉ ngôn-sứ khải-huyền người Do-thái mới quan-tâm đến qui-định của vua, tức “basileia” ở thế-kỷ đầu, thôi. Cụm-từ “Basileia”, là chủ-đề thường thấy ở thế-giới Hy-Lạp. Và vấn-đề đặt ra là thế này: làm sao quyền-lực trần-gian lại thực-hiện theo cách công-bình đầy nhân-tính, được? Tin Mừng do các tác-giả viết, vẫn cứ phải vật-lộn mọi tương-phản nên mới bảo rằng: quyền-lực chốn gian-trần và uy-quyền của Thiên Chúa vẫn thành chuyện hiện thực được. Khi Đức Giêsu sử-dụng cụm-từ “Vương Quốc Nước Trời”, là Ngài muốn nói đến thế-gian do Thiên-Chúa trực-tiếp đảm-trách, ngay lập tức. Thế-gian sẽ ra sao, nếu Thiên-Chúa ngồi trên ngai của Cesar? Chính vì thế, nên “Vương Quốc Nước Trời” là biểu-tượng lý-tưởng nhất để diễn-tả cuộc sống con người vốn vinh-thăng, được kêu gọi vào qui-định của con người cũng như trật-tự ở xã-hội. Cụm-từ nào không có nghĩa là “vương-quốc” giống như  thế, có thể sẽ làm mất đi tính thách-thức cả về chính-trị và tôn-giáo, nữa.

Có thành-viên nọ thuộc nhóm “Chuyên Đề về Đức Giêsu” đề-nghị: ta nên dịch từ-vựng Hy-Lạp nào có nghĩa “qui-định ở đế-quốc của Thiên-Chúa” để nhấn-mạnh sự tương-phản đối lại với qui-định về lề-luật ở đế-quốc La Mã của Cesar. Có điều là, khi ta sử-dụng hình-thái đường ranh xã-hội mang tính then-chốt cốt lật-đổ nền chính-trị nào, bởi thế nên tôi chủ-trương duy-trì cụm-từ “vương quốc” chứ không dùng từ “cộng-đồng” như đề-nghị của thành-viên nói trên. Khi dùng từ-vựng “cộng-đồng” để diễn-tả tính thân-ái, có lẽ tôi sẽ để mất đi tính thách-thức về chính-trị và tôn-giáo nơi lời dạy của Đức Giêsu. Nhưng các từ-vựng như: vương-quốc, quyền-uy và vinh-quang là có ý gì? Điều đó, có phải để nói về Thiên-Chúa hay Cesar, không? Dù sao đi nữa, nếu sử-dụng cụm-từ “cộng-đồng” thay cho “vương quốc” thì cũng được, nhưng với điều-kiện là cụm-từ này phải bao gồm ý-nghĩa thách-thức lật-đổ tình-trạng xã-hội và tính chính-trị then-chốt có trong từ-vựng ấy, mới được.

Dùng ví-dụ cụ-thể, ta sẽ hiểu rõ hơn. Hãy tưởng-tượng trường-hợp cộng-đoàn tín-hữu ở Đức hồi thập niên 1930’ lại cứ gọi danh-hiệu Đức Giêsu bằng từ “der Fũhrer” chẳng hạn, đồng thời còn nhấn mạnh là: trên đời này duy-nhất chỉ có một “Fuhrer” mà thôi, thì tự thân, ở tiếng Đức thường có từ-vựng cũng mang nghĩa “lãnh tụ” giống như thế. Vậy thì, khi Hitler xuất-hiện trên chính-trường, rõ ràng là các tín-hữu Đạo Chúa chỉ muốn coi  Đức Giêsu là lãnh-tụ của họ mà thôi, chứ không phải Hitler hay ai hết.

Bởi thế nên, ta có thể sử-dụng bất cứ bản dịch nào để nói về “Vương Quốc Nước Trời” đều được, nhưng nên nhớ: điều đó lại có ý-nghĩa phụ-thuộc và mang âm-hưởng của một bội-tín cũng rất cao. Cũng hệt thế, khi gọi Đức Giêsu là Chúa, là ta có ý bảo: Cesar kia không phải thế. Hãy dịch cụm-từ “Đức Chúa” bằng thành-ngữ đương-đại nào ta cho là thích-hợp đều được, với điều kiện là người dịch có gọi như thế, cũng không bị những người phía bên kia ám-hại, là được.                                           

                  
Cựu linh mục John Dominic Crossan
Mai Tá lược dịch

Saturday 25 April 2015

Lm Hoàng Diệp CSsR Thơ . LỜI MẸ RU (THÁNH CA)





Ngôi lời Thiên Chúa tối cao,
Nay thành con trẻ như bao nhiêu người.
Vui gì trong cõi trần ai,
Khiến con Thiên Chúa sinh nơi hang lừa?
Lòng Con hướng trọn về Cha,
Cứu người dương thế nay xa cõi trời.
Không giường, không chiếu, không nôi,
Không nhà, không cửa, không nơi an toàn.
Sao Người xa chốn giàu sang,
Khiến tôi đem Chúa sinh hang lạnh lùng?
Ngoài kia tuyết lạnh mùa đông,
Thế trần mê ngủ, ai trông mong Người!
Khăn này thay chiếu, thế nôi,
Tay này của Mẹ là nơi an toàn.
Tim này thay thế trần gian,
Đón Con Vua Cả, Thiên an tuyệt vời!
Người ơi, hãy lại người ơi!
Đến thờ Con Chúa, cho tôi vui mầng.


Friday 24 April 2015

Lm Yuse Nguyễn-Thế-Thuấn: Thơ Thánh Phaolô 1Cor 15: câu 42





Câu 42:
Các câu 42-44 gồm có 4 fản-đề, sáng-sủa, mạnh-mẽ đối-chọi thân-xác trần-gian và thân-xác sống-lại.
cũng vậy’ : so-sánh đem về cái gì? Ý-tưởng diễn trong 39-41 bây giờ áp-dụng cốt-thiết là: có nhiều loại chất-thể. Bởi thế, không như những thân-xác chịu điều-kiện sinh-lý của đời này. Không thể nói là thánh Faolô muốn đồng-nhất thân-xác sống-lại với với những thiên-thể (tinh-tú). Đằng khác, thánh Faolô lại dùng cả ví-dụ về hạt giống nói trong câu 36-38 (có thể cũng nghĩ đến một lời Chúa Yêsu như Yn 12:24)
Tương-tợ với vấn-đề sống-lại là: điểm so-sánh chính là cái tương-fản giữa vật gieo xuống đất và vật mọc lên khỏi đất.

Fản-đề thứ nhất: mục-nát và bất-hoại (Hy-Lạp: Phthora/aphtharsía)
Từ mục-nát trong mồ, thân-xác sống lại được bất-hoại, tức là tính-cách của các vị-thần, của thế-giới linh-hồn, đến thiêng-liêng không thể-xác, mạc-khải Tân-ước hứa cho ta một thân-xác thoát khỏi mục-nát, nghĩa là hoàn-thành sự sung-mãn của sự sống loài người hằng có và kiện-toàn hồn xác theo ý-định của Thiên-Chúa tạo-hoá.
Tính-cách ‘bất-hoại’ được diễn-giải bằng những quan-niệm tương-đương trong các fản-đề sau:

Fản-đề thứ hai:  (‘doxa’: nhưng doxa theo tinh-thần Hy-Lạp thì có fần giống với ‘timè’ (danh-dự) nên nghịch với doxa như thể là ‘atimia’(không danh-dự: ô-nhục) fản-đề đem về bình-diện trị-giá.
Cái ô-nhục của người có linh-tính tức là mặc lấy hình-thù một con vật mục-nát!
Nhưng người ta vấn-nạn ‘naturalia non turpia’. Xác hay chết là định-luật thiên-nhiên. Đối với thần-học thì ngược lại ‘thiên-nhiên’ hay ‘tự-nhiên’ trở-thành vấn-đề: Khi đã chiêm-ngắm quyền-năng Thiên-Chúa trong Nước Trời, thì sự lạ-lùng của Thiên-Chúa trở-thành tự-nhiên, còn đinh-luật tự-nhiêntheo lối trần-gian không còn tự-nhiên tí nào nữa (cho con-cái Thiên-CHúa đã được đi vào giới của Thiên-Chúa!)

Fản-đề thứ 3: bất-lực (‘asthéneia’) ‘uy-quyền’ (dynamis): mang hai tính-cách (vật-lý và luân-lý): bất-lực cho nên mang đủ thứ bịnh-hoạn yếu-liệt, mà cũng fải mặc lấy cái luật tội-lỗi nơi mình: luật của chi-thể trong thân-xác là luật íck-kỷ sinh-lý, chống lại luật của Thiên-Chúa. Dynamis đến sẽ làm tan-biến cả hai loại bất-lực đó.

Fản-đề 4:  quan-trọng hơn cả.
Chỗ này là chỗ ‘ngôn-ngữ bất-đồng’ giữa thánh Faolô và người Hy-Lạp: cách hiểu ‘pneuma’ và ‘pneumatikon’ như không có thân-xác, có thể-chất. Mấy trăm năm suy-luận triết-lý đã làm nảy ra nhị-nguyên-thuyết  đối-chọi trí-khôn với giác-quan, tinh-thần với vật-chất. Pneũma là tinh-thần. Còn đối với thánh Faolô, Pneũma trước tiên có ý-nghĩa ‘cứu rỗi’: Pneũma là ‘fẩm-tính’ căn-bản của Thiên-Chúa. Con người ‘pneumatikos’ tức là kẻ có liên-lạc với Thiên-Chúa bởi được thông-fần và Pneũma của Thiên-Chúa. Sỗma Pneũmatikon không còn là một sự mâu-thuẫn (theo tư-tưởng Hy-Lạp) vì tiếng đó sẽ chỉ chính con người toàn-diện, cả xác lẫn hồn, đã được chuyển tự giới sự sống tự-nhiên mà đến giới mới, giới thông-chia ‘fẩm-tính’ của Thiên-Chúa. Sự sống-lại chẳng những cho thân-xác hồi-dương, nhưng là nhắc hẳn vào giới Thiên-Chúa, giới của Thần-Khí, nên vì thế mà nói được ‘sỗma pneũmatikon’ xác thần-thiêng: một thân xác vẫn mang tính-cách thể-xác chỉ trừ những gì là cho không thể thông-chia tính Thiên-Chúa. Pneũmatikon như vậy không fải là fi-vật-chất, là thiêng-liêng, tinh-thần.

Quan-niệm sống-lại như thể nhận có liên-tục giữa thân-xác ‘psykhikon’ (đồng-nghĩa với ‘tự-nhiên’) và thân-xác ‘pneũmatikon’. Bản-ngã xưa tỏ-hiện nơi xác ‘tự-nhiên’, sống lại rồi, sẽ tỏ-hiện cũng trong thân-xác đó nhưng đã được Thần-Kjí thấu-nhập: một sự sống siêu-nhiên Thánh-thần ban xuống.

Vậy fải nhận kỹ: xác sống lại không fải là fi-vật-chất. Xác đó chân-thật như xác hiện-tại, không có gì là ma quái. Xác đó thực hơn xác hiện-tại, bởi vậy không còn ‘bất-lực’, nhưng thấu-nhập bởi dynamis của Thần-Khí Thiên-Chúa.
                                                                                                                        (còn tiếp)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Bài Giảng-huấn thập-niên 1960’ phổ-biến nội-bộ