Wednesday 30 September 2015

THẦY GIÊSU VÀ TÔI



THẦY GIÊSU VÀ TÔI
Tôi nổi giận thì Thầy lại bảo: Hãy nhịn nhục và thứ tha.
Tôi run sợ thì Thầy lại bảo: Hãy can đảm.
Tôi hoài nghi thì Thầy lại bảo: Hãy tín thác.
Tôi bồn chồn không ngơi thì Thầy lại bảo:
Hãy tĩnh lặng đi.
Tôi thích đi con đường riêng mình thì Thầy lại bảo:
Hãy theo Ta.
Tôi muốn lập kế hoạch riêng cho mình thì Thầy lại bảo:
Hãy quên đi.
Tôi nhắm tìm của cải vật chất thì Thầy lại bảo:
Hãy bỏ lại đằng sau.
Tôi muốn được bảo đảm ở đời này thì Thầy bảo:
Phần Ta, Ta chẳng hứa hẹn gì đâu.
Tôi thích sống cuộc đời riêng của mình thì Thầy bảo: Hãy từ bỏ chính mình đi.
Tôi nghĩ rằng mình tốt lành thì Thầy bảo: Tốt lành thôi thì chưa đủ đâu con.
Tôi thích làm ông chủ thì Thầy bảo: Hãy quỳ xuống mà phục vụ lẫn nhau.
Tôi muốn ra lệnh cho người khác thì Thầy bảo: Thôi, hãy vâng lời đi.
Tôi đi kiếm tìm tri thức thì Thầy bảo: Hãy tin.
Tôi thích sự rõ ràng thì Thầy lại dạy tôi bằng ngụ ngôn.
Tôi thích thi ca mơ mộng thì Thầy lại nói toàn chuyện hiện thực.
Tôi yêu sự yên tĩnh của mình thì Thầy lại muốn tôi bị quấy rầy.
Tôi thích bạo lực thì Thầy lại bảo: Bình an ở cùng các con.
Tôi rút gươm ra thì Thầy bảo: Vứt nó ngay lập tức.
Tôi nghĩ chuyện trả thù thì Thầy bảo: Đưa má bên kia cho người ta đánh luôn đi con.
Tôi nói về một trật tự thì Thầy bảo: Ta đến đem gươm giáo.
Tôi căm ghét thì Thầy bảo: Thôi, hãy yêu thương cả kẻ thù nhé.
Tôi muốn gieo sự hòa hợp thì Thầy nói: Ta đem lửa xuống thế gian.
Tôi muốn làm người lớn thì Thầy nói: Hãy trở nên trẻ nhỏ.
Tôi muốn ẩn thân, Thầy bảo: Ánh sáng thì phải chiếu rọi.
Tôi đi tìm chỗ nhất trong hội đường, Thầy lại bảo: Xuống chỗ chót hết mà ngồi.
Tôi thích được quan tâm, Thầy nói: Đóng cửa lại mà cầu nguyện.
Không, tôi không thể hiểu nổi ông Thầy Giêsu này,
Ông khiêu khích tôi, ông làm tôi bối rối.
Cũng giống như nhiều học trò khác, tôi rất muốn đi theo Thầy Giêsu này,
Thế nhưng, khổ quá, chắc là phải đi tìm ông thầy khác thì sẽ khá hơn,
Ít đòi hỏi hơn và lại có nhiều quyền lợi hơn.
Nhưng cuối cùng, tôi đã cảm nhận như anh trưởng Phêrô đã thốt lên:
"Tôi không biết ai khác lại có được Lời ban Sự Sống đời đời như Thầy Giêsu của tôi." Amen.
KHUYẾT DANH,
Từ một tờ thông tin hàng tuần của Giáo Xứ Công Lý

Monday 28 September 2015

Lm Vĩnh Sang DCCT :"HÃY NGỒI XUỐNG ĐÂY…"



"HÃY NGỒI XUỐNG ĐÂY…"
 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa kết thúc hội nghị thường niên kỳ II năm 2015 tại Xuân Lộc ( 14 – 17.9.2015 ). Trong Thư Mục Vụ gởi cho cộng đồng Dân Chúa Việt Nam, Hội Đồng Giám Mục đề cập đến việc học hỏi Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về Xã Hội ngay sau khi nói về việc mở “Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội” ( năm 2016 ). Câu mở đầu ngay khoản 4 Thư Mục Vụ nêu lý do: “Để xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống, người Công Giáo có tấm bảng chỉ đường cụ thể là Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội. Thư Mục Vụ khẳng định: “Đây là tài liệu đúc kết và hệ thống hóa những chỉ dẫn của Giáo Hội, nhằm đem tinh thần Phúc Âm thâm nhập vào các lãnh vực của đời sống xã hội ?”
Đời sống xã hội của con người bao trùm và hiện diện trong mọi lãnh vực, có thể nói lãnh vực nào có sự sống của con người thì người Công Giáo với tư cách là con người đều hiện diện một cách cụ thể trong lãnh vực đó. Giáo Hội là Thầy và là Mẹ trao cho chúng ta tấm bảng chỉ đường để chúng ta biết phải chọn lựa con đường nào để đi. Như thế, ánh sáng Lời Chúa chiếu soi vào mọi ngóc ngách, sẽ không có vùng cấm, vùng trắng, vùng nhạy cảm, … để người Kitô hữu e dè tránh né.
Cuốn Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo do Ủy Ban Bác Ái Xã Hội trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phát hành năm 2007 trình bày cho chúng ta tóm lươc toàn bộ học thuyết này. Phần II, chương năm: Gia đình, tế bào sống động của xã hội. Chương sáu: Lao động của con người. Chương bảy: Đời sống kinh tế. Chương tám: Cộng đồng chính trị. Chương chín: Cộng đồng quốc tế. Chương mười: Bảo vệ môi trường. Chương mười một: Cổ vũ hòa bình.
Đạo Công Giáo đã không chỉ là tu thân tích đức để được rỗi linh hồn nhưng được mời gọi và hướng dẫn dấn thân trong mọi lãnh vực cuộc sống. Chính Hội Thánh mời gọi và hướng dẫn chúng ta như vậy. Nếu chúng ta không đón nhận sự hướng dẫn này, chúng ta sẽ loay hoay và nghẽn lối, đó là điều chắc chắn. Tìm đọc lại Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa năm 2010 có nói đến việc học hỏi học thuyết này.
“Để thực hiện lời mời gọi này, các tín hữu cần thấu triệt Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội.[100] Giáo huấn này sẽ soi sáng cho các tín hữu biết cách yêu mến quê hương, yêu thương mọi người không trừ một ai, quan tâm phát triển nhân bản và văn hóa, xây dựng công bằng, tình liên đới, sự bình đẳng và tự do tôn giáo qua nẻo đường hiền lành và khiêm nhường, bao dung và tha thứ.[101] Định hướng này sẽ mở đường cho những chương trình mục vụ của Giáo Hội tại Việt Nam, đặc biệt cho thiếu nhi, giới trẻ và di dân.[102] Như Đức Kitô, Giáo Hội không bao giờ thỏa hiệp với tội lỗi và bất công, nhưng đồng thời yêu thương hết thảy mọi người, với lòng nhân hậu xót thương của Thiên Chúa. Các tín hữu của Chúa Giêsu phải lấy việc lành mà vượt thắng lối sống bạo lực, ích kỷ, hưởng thụ và phóng túng ( x. Rm 12, 9-21; 1 Pr 3, 15-16; 4, 3-4 ).” ( khoản 33 ).
Cấp thiết và quan trọng như vậy, sao chúng ta phần đông vẫn còn xa lạ với học thuyết này ? Sao trên bảng thông tin mỗi Giáo Xứ vẫn vắng bóng lớp học này ? Sao chỉ tổ chức lác đác chỗ này chỗ kia vài ba ngày giới thiệu về học thuyết này ? Và sao chính cuốn sách Tóm Lược này lại vắng bóng trên các kệ sách của các nhà sách Công Giáo ?
Thư Mục Vụ năm nay nói đến một cách mạnh mẽ, thư mục vụ năm nào cũng nói đến một cách cần thiết, Thư chung Đại Hội Dân Chúa 2010 khẳng định tầm quan trọng, nhưng mấy người Kitô hữu được tiếp cận với học thuyết này, chẳng trách chúng ta mù mờ trong việc dấn thân xã hội.
Có một nhóm anh chị em nhiệt thành đã ngồi lại 5 năm nay để cùng nhau học hỏi học thuyết này, nhân việc Thư Mục Vụ nhắc đến học thuyết, các bạn muốn mời mọi người cùng tham gia lớp học sẵn có vào mỗi chiều Chúa Nhật. Ước mong những giờ ngồi lại bên nhau học hỏi như là những giờ các môn đệ được Chúa gọi lại và dạy bảo nhiều điều. Các bạn “hãy đến mà xem” lúc 15 giờ, và "hãy ngồi xuống đây", lầu hai sảnh Giêrađô phía trên Nhà Sách 38 Kỳ Đồng. Rất mong đươc gặp gỡ và chia sẻ với nhau.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 25.9.2015
( Tựa bài mượn tên một bài hát của Lê Uyên và Phương )

Saturday 26 September 2015

Gs Geza Vermes Đức Giêsu của ông Gioan Tin Mừng qua tầm nhìn của người xưa



Chương 2
Đức Giêsu của ông Gioan
Đấng Thiên Sai hay Khách Lạ đến từ trời
(Bài 5)


I.             Đức Giêsu,
         qua tầm nhìn của người xưa

Bằng vào tựa-đề ở trên, tôi không có ý gom-gộp các lập-trường/quan-điểm vốn bảo rằng: các đoạn trích-dẫn ghi ở trang trước, chỉ là truyện kể xuất tự nhân-chứng có căn-cứ hẳn hòi, cả đâu. Như tôi có lần nói: với Tin Mừng Thứ Tư  -không kể một số chi-tiết ít liên-quan đến truyện thương-khó Đức Giêsu- ta không thể coi đây như nguồn-văn ban đầu nói về cuộc đời và lời dạy của Đức Giêsu, được.

Nói như thế, tức bảo rằng: khi bản phác-thảo có nhiều nét chấm-phá ở đó, đồng thời lại có sự tiếp-tay do bởi danh-xưng tác-tạo nơi Đức Giêsu ở Tin Mừng này, thì hầu hết những gì được ghi ở đây đó, đều xuất-hiện ở Tin Mừng Nhất Lãm, cả rồi. Thành thử, cũng nên đánh bạo mà bảo rằng: ta đang nắm trong tay đoản-khúc suy-tư hiện-hữu vốn xuất-hiện ở truyền-thống Tin Mừng theo dạng văn viết, trước cả thời ông Gioan bắt đầu ghi chép và viết lách.

Vậy, ta cũng nên cất bước ra đi tìm gặp Đức Giêsu như Đấng-Bậc-Thày-Dạy, hoặc như Ngôn-sứ-cao-cả, Đấng Thiên-Sai, hoặc như Vua vũ-trụ hoặc Con-Thiên-Chúa, hoặc Đức Chúa-Con-là-Chiên-Thiên-Chúa cao cả, để rồi xem xét chức-năng nào thích-hợp với Ngài hơn cả.         


1.   Đức Giêsu, Đấng-Bậc-Thày-dạy                           

Để hiểu rõ từ-vựng do tác-giả Gioan sử-dụng, việc trước tiên ta cần làm, là tìm-hiểu ý-tưởng vẫn hàm-ngụ nơi cụm-từ “Bấng-Bậc-Thày-Dạy” của Do-thái-giáo ở thế-kỷ đầu, mọi người vẫn quen dùng. Có thể là, từ-vựng này từng ám-chỉ đấng bậc chuyên “công-khai” giảng-thuyết ở ngoài đời. Thông thường thì, từ-vựng ấy vẫn nói về các Biệt-phái/Pharisêu nào đó vẫn quẩn-quanh đây đó ở trong Đạo.

Như ông Nicôđêmô ở Tin Mừng thứ tư chẳng hạn, là trường hợp rõ nét nhất. Ông thuộc tầng-dầy có tầm mức cao vút trong hệ-cấp/giai tầng nhiều cách-biệt. Có thể là, Đức Giêsu là “Bậc-thày-dạy” của Israel như đã được ghi ở đoạn 3 câu 10, trình-thuật này. Cũng có thể, Ngài là thành-viên nhóm/hội mang tên Sanhêdrin, tức hội-đồng tối-cao có tư-cách lập-pháp hoặc tín-lý/giáo-điều ở Giêrusalem như tác giả từng đề-cập ở đoạn 7 câu 50.

Rõ ràng là, Đức Giêsu không thuộc tầng lớp như thế ở xã-hội theo hệ-cấp Do-thái-giáo, được. Ngài không hẳn là “tư tế” theo nghĩa chuyên-biệt như mọi người vẫn gặp thấy ở thập-niên đầu vào thế-kỷ thứ nhất, sau Công nguyên. Bậc thày dạy cao cả của Do-thái-giáo từng sống vào thời Đức Giêsu khi ấy, có thể kể ra đây, như: Hillel, Shammai, Gamalien, tức: những vị được coi là bậc nhân-sĩ kỳ-cựu hoặc “già làng” chứ không phải là Rabbi, hoặc tư-tế.

Nhưng hỏi rằng: Đức Giêsu, Bậc thày dạy ta gặp ở Tin Mừng Thứ Tư là thày dạy loại nào đây? Truyện kể của ông Gioan từng nói thẳng thừng rằng: Đức Giêsu chưa hề chứng-tỏ là học-thuyết tín-lý của Ngài được rút từ nguồn-văn nào như các bản-văn tư-tế Mishnah và Talmud từng làm, sau nhiều năm miệt-mài ngồi dưới chân bậc thày đầy hiểu-biết của họ, để học-hỏi.

Rõ ràng là, trình thuật Tin Mừng đoạn 7 câu 15 do tác-giả Gioan ghi, là: Đức Giêsu không phải là Đấng-bậc-thày-dạy từng được huấn-luyện ở đâu hết, thế nên Ngài mới khiến cho giới cầm-quyền thêm ngỡ-ngàng bèn nói:


“Người Do-thái lấy làm ngạc nhiên. Họ nói: "Ông này không học hành gì, mà sao lại thông thạo chữ nghĩa thế!"

Phác-thảo rõ nét nhất ở trình-thuật Gioan là ở đoạn ông Nicôđêmô lại vẫn bảo:


“Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy."

Nói khác đi, tác-giả Gioan lại đã vẽ lên diện-mạo Đức Giêsu là Đấng-Bậc-Thày-Dạy đầy quyền-thế do Thiên-Chúa tạo-tác, bởi không ai trên đời lại có thể thực-hiện công việc được như Ngài. Thông-điệp Ngài biểu-hiện đây, đã xác-nhận hành xử đầy uy-lực Ngài vốn có.

Cùng lúc, tác-giả Gioan lại thẩm-định khả-năng của Đức Giêsu Đấng-Bậc-Thày-Dạy đồng thời là Đức Chúa như đã ghi ở đoạn 13 câu 13 trình-thuật Tin Mừng Thứ Tư. Tuy thế, tác-giả Tin Mừng đây, chẳng bao giờ lại để cho Đức Giêsu cơ-hội nào chứng tỏ bằng “dấu hiệu” này nọ những bảo rằng: Ngài là Đấng-Bậc-Thày-Dạy được Thiên-Chúa gửi đến. Đức Giêsu của ông Gioan ở trình-thuật vẫn thích tỏ-bày cho thấy Ngài có thiên-tính xuất từ bản-chất công-cuộc thừa-tác nơi Ngài, vốn dĩ có từ Thiên-Chúa và sự thể bảo rằng: Lời Ngài nói ra, là do tự Thiên-Chúa như ta thấy tác-giả đề-cập ở đoạn 7 câu 16, Tin Mừng này.

Nói cách khác, sự thật ở thông-điệp được biểu-hiện theo hướng tập-trung vào tính thánh-thiêng do người chuyển thông-điệp đem đến, như vẫn thấy xác-định ở đoạn 7 câu 18 với lời quả quyết như sau:


Ai tự mình giảng dạy, thì tìm vinh quang cho chính mình. Còn ai tìm vinh quang cho Đấng đã sai mình đến, lại là người chân thật, và nơi người ấy không có gì bất chính hết.”



2.   Đức Giêsu, Vị Ngôn sứ cao cả     


Theo lối nói thông thường bên tiếng Anh, thì ngôn-sứ là đấng-bậc tiên tri chuyên báo trước những gì sẽ xảy đến trong tương lai, mai ngày. Theo ngôn-từ và thuật ngữ của Kinh Sách của Do-thái-giáo cùng các từ-vựng mà Đạo Chúa vẫn sử-dụng vào thời Đức Giêsu còn sống, thì các ngôn-từ vẫn liên-quan đến việc Ngôn-sứ từng làm những điều kỳ-diệu như Elyah hoặc Elisha ở Cựu Ước, nhất thứ ở Sách Các Vua. Đôi khi từ-vựng ấy, lại cũng liên-quan đến các tác giả từng có nguồn thần-hứng do Thiên-Chúa tặng ban. Và Ngôn sứ, còn là đấng bậc được phép thổ-lộ bí-nhiệm nào đó của Thiên Chúa, như tiên-tri Ysaya, Giêrêmiah hoặc các ngôn sứ nào khác từng làm, tức những vị từng để lại nhiều thơ văn, kinh kệ cho người đời, khi về trời.

Diện-mạo ngôn-sứ rất đặc-trưng/đặc-thù thường thấy ở Palestine hồi thế-kỷ thứ nhất được goi là tiên-tri-bậc-thày dạy, hoặc tiên-tri chuyên-chú về Cánh-chung-luận, tức: các vị có khả-năng báo trước sự-kiện nào đó xảy đến vào thời sau hết. Cả đến các vị được gọi là tiên-tri đầy quyền phép thần-thông/xảo-giả và các vị chuyên tạo sự lạ hoặc phép lạ là diện-mạo rất thường thấy ở Tin Mừng Nhất Lãm, thời trước đó.

Về chuyện này, thiết-tưởng cũng nên thêm vào đó phạm-trù mạnh-mẽ để gọi các ngài là ngôn-sứ chuyên-chú Cánh-chung-luận, tức: các vị chuyên báo-ứng sự việc mà mọi người lâu nay trông chờ việc giải-phóng dân con Do-thái-giáo mang tính-cách chính-trị như một phép lạ/sự lạ, bàn ở đây. Tiên-tri, là các vị có dấu-hiệu này từng được sử-gia ngoài đời là Flavius Josephus, một người chuyên kiểm-tra sự việc xảy ra ở Do-thái vào thế-kỷ đầu đời.

Trong số các sử-gia như thế, lại có Theudas từng loan-báo cho những người theo chân ông vào giữa thập-niên 40 sau Công-nguyên, về giai-đoạn khởi-đầu của thời cuối cùng trong công-cuộc giải-thoát dân Do-thái, nữa. Ông Theudas đây, từng đề-cập đến điều này ở trang sách có nhan-đề là “Di-tích cổ của Do-thái-giáo ở đoạn 20 câu 97-99).

Mươi năm sau, lại có nhân-vật khác tên là Fadus (52-59 sau Công nguyên); ông này từng là biện-lý của Giuđêa, cũng thuộc một dạng “tiên-tri” nhưng hơi khác có bí-danh là “Chàng trai Ai cập” từng dẫn-dắt nhóm người Do-thái-giáo rất cả tin lên Núi Ô-liu thuộc ngoại-vi Giêrusalem cho họ thấy bức tường của thành thánh Giêrusalem nay vỡ đổ (X. Di-tích cổ đoạn 20 câu 169-72); Chiến-tranh Do-thái-giáo đoạn 2 câu 261-63).

Người La Mã lúc bấy giờ lại đã nhanh chóng ra tay dập tắt hai cuộc nổi dậy này. Ông Theudas đã bị họ hành-quyết ngay sau đó, còn “Chàng trai Ai-cập” lại đã tìm cách trốn-thoát cơn bách hại này, tên của hai ông đều có ghi ở sách Tông Đồ Công-Vụ đoạn 5 câu 36, và ở một chỗ khác tức đoạn 21 câu 38.

Trong khi đó, tác-giả Gioan Tin Mừng đây, là người viết trình-thuật xuất hiện khoảng 3 thập-niên sau ngày thành thánh Giêrusalem bị tàn-phá, lại không có mảy may ý-định gì để định-danh Đức Giêsu là Đấng-Bậc Ngôn-sứ cách-mạng bao giờ hết. Sự việc này, có lẽ đã gây hại cách nghiêm-trọng cho tiến-trình tăng-trưởng Đạo Chúa tại các tỉnh/thành nằm ở mạn Đông Địa Trung Hải thuộc đế-quốc La Mã thời bấy giờ, giả như Đức Giêsu được phác-hoạ như kẻ thù từng là tội phạm của đất nước.

Nói chung, thì tác-giả Gioan Tin Mừng lại đã đánh giá thấp vai-trò ngôn-sứ của Đức Giêsu, cả đến chức-năng của Bậc thày-dạy đầy cuốn hút của Ngài, nữa. Rõ ràng là, ông đã làm giảm bớt đi tầm quan-trọng trong vị-thế của Ngài vốn dĩ được coi như Đấng Chữa lành và tác-giả lại cũng giữ kín các hoạt-động trừ ma đuổi quỷ của Ngài nữa. Dù sao thì, cả hai mặt của diện-mạo Ngài được phác-hoạ như vị ngôn-sứ trổi trang lại đã im lặng trồi lên ở Tin Mừng này.

Mặt đầu-tiên ở chân-dung phác-hoạc của Ngài dễ nhận thấy nhất, đó là: diện-mạo đầy cuốn hút nơi người của Chúa, là đấng-bậc có khả-năng đọc được các vấn-đề hàm-ẩn nơi tâm can Ngài đã thực-hiện những điều kỳ-diệu như ta đã thấy ở trình-thuật tác-giả Mát-thêu đoạn 21 câu 46, hoặc của tác-giả Luca ở đoạn 7 câu 16 và Di-tích cổ đoạn 18 câu 63.

Xem thế thì, người mù được Đức Giêsu chữa lành hôm ấy đã nhận ra Ngài như vị ngôn-sứ khi anh bị nhóm Biệt-phái/Pharisêu là phe nhóm chuyên kình-chống đã buộc anh định-danh đấng đã chữa-trị cho anh, như đoạn 9 câu 17 còn ghi rõ.                    

Mặt thứ hai về diện-mạo, lại cũng xuất hiện trong bối-cảnh kể về sự lạ Đức Giêsu làm cho hơn 5 ngàn người chỉ với 5 chiếc bánh và hai con cá, nhưng câu chuyện lại vượt quá hình-ảnh của một người tạo điều diệu-kỳ bình-thường, như thể một phản-ứng tự-nhiên trước những người nhận “dấu lạ” đã chứng-thực rằng:

Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói: "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” 



    

                                                            (còn tiếp)

Gs Ts Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch