Trong
bài dẫn nhập cho tập 3 ở sách có nhan đề là: “Kitô-học, Giáo-hội: Câu truyện người-phàm của Thiên-Chúa”, ông có nói:
“Hy vọng, tập sách này sẽ có lợi cho nhiều người. Bởi, với tôi, đây là lời xưng
thú của một nhà thần-học luôn sáng-suốt với niềm tin đi Đạo vốn có ý-thức về thế
đứng của truyền-thống trong Đạo có nền-tảng khiến ta có thể cống-hiến đôi điều
cho người đồng-đạo của mình, nam cũng như nữ.” Câu hỏi tôi đặt ra hôm nay, là:
nhận-định trên có nghĩa gì, khi ta đang đi dần vào giai-đoạn cuối của buổi chuyện trò hôm nay?
Tôi
đây, vẫn một trăm phần trăm hoàn-toàn sáng-suốt về những điều mình viết. Cách
riêng, tôi vẫn chống-đối loại-hình tin-tưởng của những người luôn phấn-chí, khởi-sắc.
Cách đây không lâu, Hồng Y Ratzinger
có nói: “Chúng ta cần có loại-hình niềm tin đơn-sơ, chân-chất, hơn là cứ phải
suy-tư cho thật nhiều về niềm tin này/khác…”
Thật
cũng đúng, khi ta bảo: việc suy-tư/nghĩ-ngợi về niềm tin khi trước chỉ là
công-việc của hệ-cấp trên/dưới, ở Giáo-triều thôi! Bằng vào tư-thế của kẻ tin rất
mực, tôi càng sáng-suốt kiếm tìm những lập-luận hợp lẽ. Theo cung-cách như thế,
tôi thấy mình là kẻ tin rất đầy-đặn trăm phần trăm.
Thế
đó, không là chuyện ngược-ngạo, như có người từng để tâm chú ý nhiều đến riêng tôi.
Là kẻ tin, không có nghĩa bảo rằng: đó phải là người sáng-suốt, có những nhận-định
hợp lý lẽ. Tin, là việc xưng-thú hoặc công-nhận của người phàm rất sáng-suốt,
có lý lẽ. Sáng-suốt trong tin-tưởng, lúc nào cũng phải khảo-sát, và minh-xác.
Toàn-bộ
nền thần-học của tôi là thứ thần-học của một người có niềm tin-tưởng, tức: những
gì mà người xưa vẫn diễn-tả bằng La-ngữ, như: “fides quaerens intellectum”. Nói khác đi, thì: đó là niềm tin luôn kiếm/tìm
một hiểu/biết. Lý lẽ con người được sử-dụng trăm phần trăm trong địa-hạt tin-tưởng.
Nếu ta chỉ biết nhắm nghiền đôi mắt mà vâng lời hết bụng dạ mình, thì đó vẫn
chưa hẳn là động-thái của người Đạo Chúa, hoặc Công-giáo rất mực.
Ai
hết mực tin-tưởng vào điều gì, thì điều cần-thiết họ phải là người sáng-suốt,
có lý lẽ. Thánh Tôma Akinô là đấng
thánh-hiền theo nghĩa sáng-suốt hiểu/biết rất hợp lý. Bởi, ông biết sử-dụng lý
lẽ để giáp mặt với niềm tin. Càng ngày ta càng cần đến tính sáng-suốt/hữu lý,
trước hết và trên hết mọi sự, hầu có phản-ứng chống-đối học-thuyết triệt-để (*1)
đang ngày càng đe-doạ Giáo-hội.
Chú thích: (*1) Đây là trào-lưu phát-xuất ở Hoa-kỳ
từ cuối thế-kỷ thứ 19. Phong-trào này, nhân danh việc trung-thành tuyệt-đối và triệt-để
với Kinh thánh. Vì thế, nó chống-đối mọi
diễn-giải đặt nền-tảng trên các phương-pháp khoa-học vốn chỉ ưa-chuộng mỗi việc
chú-giải bằng miệng, thôi.
Ngày
nay, ta lại cũng thấy chủ-thuyết triệt-để hiện-diện ở một số cộng-đoàn tín-hữu
Đức Kitô cứ luôn dẫn-dắt ta đi vào chốn tăm-tối mịt-mù. Đây, là loại nguy hiểm
lớn lao, rất cả thể do bởi ý-thức của con người nay đã bị chối-bỏ.
Ông đánh giá
sinh-hoạt thần-học của ông
theo cách nào đây?
Khi
xưa, nhiều người từng nói đến các trường-phái thần-học bảo rằng: ở đây hay ở đó,
có nhiều đấng bậc thày dạy và nhiều học-trò theo học bộ môn này. Nay, thì chuyện
ấy không còn như thế nữa. Bởi lẽ, luôn chỉ có mỗi ý-tưởng là: các trường/lớp
như thế nay không còn tồn-tại nữa, rồi. Các tổng-thể to lớn khi xưa từng được con
người sử-dụng để tồn-tại suốt nhiều thế-kỷ, nay không còn giống thế. Riêng tôi,
tôi không viết cho các thế-hệ kéo dài mãi suốt miên-trường, nhưng có viết là chỉ
viết cho các vị đây, là nam hay nữ, sống vào thời buổi hôm nay, tức: những người
đang sống trong tình-huống lịch-sử một cách riêng rẽ, khác-biệt.
Lâu
nay, tôi vẫn tìm cách giải-đáp các câu hỏi do nhiều vị đưa ra. Thành thử, thần-học
của tôi luôn có chi tiết ngày tháng năm sinh rất rõ ràng; tức: đó là thần-học đặt
trong bối-cảnh sinh-động của con người, nhưng đồng thời tôi còn muốn đi xa hơn
thế nữa.
Đó,
là mục-tiêu toàn-cầu tôi luôn nhắm đến, ngõ hầu hài lòng với công việc mình làm;
bởi, tôi luôn tìm cách ghi-nhận các vấn-đề về con người, cả nam-nhân cũng như nữ-giới
cũng đều thế. Bằng không, đó không là nền thần-học hay-ho, phải lẽ cho lắm, tức:
có được nền thần-học thích-hợp lại không phải là sự thích-hợp hời-hợt, rất chóng
tàn. Trong khi đó, các thần-học-gia khác, lại sẽ hướng về các thời-đại khác
nhau theo ý họ.
Tôi
thấy mình cũng toại-nguyện, là bởi vì đã nói lên được đôi điều cho con người
hôm nay, cả nam lẫn nữ. Và, có lẽ đó cũng là đôi điều khiến thế-hệ tương-lai rất
lấy làm thích-thú, mà theo-dõi. Khi nền thần-học nào đó khả dĩ có thể nuôi dưỡng
hoặc đáp-ứng được sự vui thích của thế-hệ mai ngày, thì đó là thần-học lớn sẽ tiếp-tục
được truyền-thống học hỏi về Đấng Thần thiêng thánh ái, rất cao-trọng.
Tôi thực sự là
Thần-học-gia toại-nguyện
Thật
khó mà vẽ lên đường ranh chia cắt đời sống tư riêng của mình với đời sống của
thần-học-gia. Cả hai, đều đã phát-triển bên trong căn phòng nhỏ ở nhà Albertinum và ở Đại-học Nijmegen, là những nơi tôi rất vui khi
duy-trì cuộc sống của mình đến hơn 30 năm trời.
Xưa
nay, vẫn có hai bản văn Kinh thánh từng gìn-giữ tôi và nay vẫn còn giữ-gìn tôi
luôn mãi để sinh-tồn, là câu nói của thánh Phêrô dạo trước vẫn bảo, rằng:
“Hãy
luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn
về niềm
hy vọng của anh em.”
(1 P3: 15b)
Và,
cả câu nói của thánh Phaolô tông-đồ khi ông đề cập đến công việc của Thần Linh
rất thánh, như sau:
Anh em đừng dập tắt Thần Khí.
Chớ
khinh thường ơn nói tiên tri.
Hãy cân
nhắc mọi sự:
điều gì
tốt thì giữ;
còn điều
xấu dưới bất cứ hình thức nào
thì
lánh cho xa.”
(1 Thessalônikê 5: 19-22)
Chính
Thần Linh rất thánh đã nói lên rất nhiều điều cho ta ngang qua hai bản văn ấy.
Mặt khác, lâu nay tôi hằng toan-tính định-hướng chính mình vào chiều-hướng
không định sẵn, trong đó có Thần Linh Chúa đang hít thở. Và, cũng một Thần Linh
đã mặc lấy cho công-tác tư-duy thần-học của tôi một đặc-thù hy-vọng vốn giải-thoát
và dựng xây luôn mãi. Đặc-trưng đây, vốn có từ những gì mà các độc-giả của tôi
vẫn luôn cho tôi biết, bằng lời lẽ hoặc thư từ bảo rằng những điều đó đã vực dậy
cuộc sống rất vui thích của nhiều người.
Ngoài
ra, Thần Khí rất thánh là nguồn đặc-trưng không cạn-kiệt, dành cho các bài viết
của tôi; và cũng là động-thái then-chốt chảy suốt hơn 30 năm trời, mãi đến hôm
nay vẫn giúp tôi nhận nhiều thư-từ, trong đó các tín-hữu còn định-danh tôi bằng
những hình-dung-từ đến khiếp-đảm như “sự
dữ hiện hình nơi xương thịt và máu huyết” hoặc như: “loài sói dữ đội lốt chiên”, hoặc: “Tay đạo rối, tồi-tệ nhất thế kỷ”. Và tệ hơn nữa, qua câu nói: “Tay di-dân đến Hoà-Lan với mục-đích làm lợi
cho Giáo-hội và xã-hội, nhưng hãy quay về quê cũ của mình, thì hay hơn.”
Công-tác
mang tính khoa-bảng của tôi, vẫn đem đến cho tôi nhiều ý-nghĩa, một hình-thức
tông-đồ và cách riêng, là hình-thức theo kiểu-cách rất Đa-minh, chuyên rao giảng
Lời Chúa như: Tin Mừng của Đức Giêsu, là Đấng Thiên Sai giải-thoát của Thiên-Chúa,
được Thần Linh rất thánh, lâu rày đà chọn trước.
Tuy
nhiên, trong thời-gian nửa vời vào lúc ấy, tôi đã học qua kinh-nghiệm hiểu được
rằng: nếu đạo-giáo là điều tốt đẹp có từ con người và cho con người, thì nó cũng
thường được sử-dụng hết khả-năng cốt làm cho con người bẽ mặt; và cả đến việc
hành-hạ mọi người cả về thể-xác lẫn thần hồn, nữa.
Thành
thử, trên hết mọi sự, những năm gần đây, nơi tư-tưởng thần-học của mình, tôi lại
ưa chuộng cung-cách bảo-vệ con người, cả nam lẫn nữ, chống lại các đòi hỏi của
đạo-giáo cốt làm cho con người mất đi tính nhân-bản, hơn là bảo-vệ đạo-giáo mà con
người, cả nam lẫn nữ, vẫn lỗi phạm. Những con người đó, chính là chúng ta, ở
đây, bây giờ.
Trong
cả hai khía-cạnh độc-đáo quyết xây-dựng giòng tư-tưởng thần-học của tôi, tôi vẫn
luôn kiếm tìm cách làm chứng-nhân cho người khác về hy-vọng và sự vui sướng bên
trong con người tôi. Tôi đích-thực là người toại-nguyện. Tôi còn cảm-kích nhiều
về sự tự-do mà các Bề trên Dòng của tôi, các vị người Hoà Lan cũng như những vị
thuộc miền Flemish ở Tây Đức, đều ban
cho tôi đặc-lợi ngay từ đầu, để tôi hưởng lợi lộc mà hoạt-động cho nền thần-học
mà tôi chủ-trương.
Lm Edward
Schillebecckx chuyện
trò với Francesco Strazzari –
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment