Tuesday 4 July 2017

Lm E. Schillebeeckx Thần-học-gia toại-nguyện, (Bài 21) Chương 8 Công-cuộc thừa-tác trong Giáo-hội





Tôi đây, thật chẳng muốn kình-chống các thể-chế Giáo-hội, chút nào hết. Bởi, họ cũng là con người như mọi người. Họ, lại là thể-chế lịch-sử xưa nay từng dính-dự/hoạt-động cho sự lành-thánh của tín-hữu Đức Kitô, thôi. Và, bà con ta đều nhận ra chuyện này trong các thư-từ viết vào thời hậu-Phaolô, đấy chứ.

Thể-chế lịch-sử nói ở đây, đặt nền-tảng trên sự/việc bảo rằng: ta có Giáo-hội của Đức Chúa. Nhưng, thể-chế nền-tảng như thế, là loại-hình thể-chế rất hoạt-động của con người. Chẳng hạn, ta không thể bảo: chư vị Giám-mục, linh-mục, phó-tế tất cả đều là thể-chế do Đức Kitô lập. Các ngài là sự biến-hoá, vẫn còn diễn-tiến đến bây giờ.

Có sự thể, là: khởi từ hậu bán thế-kỷ thứ hai, ta có hàng Giám-mục, linh-mục và phó-tế vẫn như thế đến hôm nay. Các vị, chính là hoa/trái của sự biến-hoá rất hợp pháp, tích-cực. Nhưng, tôi không thấy lý-do tại sao các vị này lại không thể đổi thay như nhóm người khác.

Trong lúc Công Đồng Triđentinô qui-chiếu về vấn-đề này, thì tài-liệu Công Đồng Vatican 2 chứng-minh cho thấy Công Đồng không đả-động gì đến công-cuộc thừa tác vốn là thể-chế đích-thực, do Đức Kitô lập. Chính Công Đồng Triđentinô từng sử-dụng thành-ngữ “sự việc do thần-thiêng sắp xếp”, hay nói khác đi, thì: các vị đã tiến-hoá theo cung-cách lịch-sử, do hành-xử của Thiên-Chúa mà ra.

Công Đồng Triđentinô đã chỉnh-sửa thành-ngữ “do thể-chế thần-thiêng mà có”, và chỉ thích chọn cụm-từ “do bậc thần-thánh sắp xếp”. Trong khi đó, Công Đồng Vatican 2 lại chọn thành-ngữ thứ ba, là: “ab antique”, tức: có tự thời xưa/cũ, là bởi vì hệ-cấp Giáo-hội phát-âm rõ-ràng như thế, cốt ăn khớp với luật-lệ ngoài đời mang tính xã-hội-học, mà thôi.

Không còn nghi-ngờ gì, xem như thế: đã có nối-kết với Đức Kitô lịch-sử, rồi. Nhà chú-giải Tin Mừng nổi tiếng là ông Descamps đã biện-bạch rằng: khái-niệm về Nhóm Mười Hai đã nối kết với Đức Kitô từ thời trước. Giáo-hội của ta là Israel mới. Thành ra, trong Tập-đoàn Mười Hai vị đây, đã thấy thừa-tác-vụ của ông Phêrô trong nhóm. Và, sự-thể xảy ra ở Tân-Ước, cốt ý bảo rằng: thủ-lãnh Giáo-hội của ta là vị Trưởng Tràng của Nhóm này.

Nhưng, làm sao thừa-tác-vụ của ông Phêrô lại trở nên hiện-thực? Phải chăng, đấy là một loại Tam-đầu-chế, như đã xảy ra thời sau này? Hoặc, Nhóm của ông là một tập-đoàn? Hoặc, Thượng Hội-đồng Giám mục chăng? Đấy, chính là vấn-đề lịch-sử, dễ đổi thay.

Công Đồng Vatican 2 nói nhiều về “tập-thể-tính” của Tập-đoàn các đấng-bậc, như: Ông Phêrô và Mười Một vị còn lại đã cùng nhau quản-cai Giáo-hội, vào thời đó. Hệt như tác-giả Botte từng xác-chứng, “tập-thể-tính” là khái-niệm thuộc thời các Giáo-phụ. Tỉ như, văn-bản mang tên là “Nota esplicativa previa” của Vatican 2 đã tìm cách làm giảm-thiểu thẩm-quyền “tập-thể-tính” của các đấng bậc, khi quyết rằng: Đức Giáo Hoàng cũng có thể hành-xử mà không cần đến ý-kiến của tập-đoàn Hồng-y, Giám-mục. Thời quân-chủ tuyệt-đối, mọi người đều am-hiểu chuyện này. Nhưng hôm nay, thời dân-chủ/đa-nguyên này, ta không thể làm như thế được. Quyền-lực rất ư là cần-thiết, nhưng ta không thể chấp-nhận chủ-nghĩa độc-đoán, được. Ta có thể thực-thi quyền-bính theo cách của dân-chủ/nghị-sự, nhưng không được phép chống lại kẻ tin. Ta cũng nên nghe ý-kiến của dân đen mọi người, ở dưới trướng.            

Cả khi Đức Kitô thực sự không trực-tiếp cắt đặt Giáo-hội cách nào đi nữa, bởi Ngài tin rằng tận-thế đã gần kề, nên khi ấy Ngài không tin vào chuỗi dài lịch-sử xảy ra đúng thời/đúng lúc, thật chính-xác. Thật ra thì, sau khi Ngài quá vãng, người người mới tuyên-xưng ý-nghĩa tổng-thể và dứt-khoát của thông-điệp và cách sống của Đức Giêsu như thế thôi.   

Loại hình-ảnh mà Giáo-hội tiên-khởi có về chính mình ngay từ đầu, là có ý bảo: làm dân con của Chúa vào thời cuối, khi mọi người ở Do-thái cuối cùng rồi cũng đoàn-kết/hiệp-nhất cùng một niềm tin vào Đức Giêsu và vào tín-thư của Tin Mừng.

Thành ra, Đức Giêsu đơn-giản là Ngài để lại một cao-trào cộng-đoàn kẻ tin vốn biết mình là dân con của Chúa, tức: nếu có tập-họp theo tính cánh-chung, trước nhất là do Thiên-Chúa của Israel lập ra; và từ đó, mới lan sang hết mọi người.

Nói cách khác, Giáo-hội là cao-trào giải-thoát mang tính cánh-chung, có mục-tiêu cưu-mang tất cả mọi người, nam cũng như nữ, đưa họ vào với hiệp-thông duy-nhất, trong hài-hoà/giản-đơn, có sự bình-an ở lại với họ, chen lẫn mọi người, một thứ an-bình/hài-hoà được tỏ bày cả với môi-trường sinh-thái, nữa.

Thế nên, Giáo-hội-luận là môn-học xuất tự tầm nhìn cánh-chung hoặc từ thông-điệp cánh-chung của Đức Giêsu, mà ra.

Toàn-bộ thể-chế lịch-sử, là thừa-tác-vụ cốt bảo-quản sự tự-do con cái Chúa. Hệ-cấp Giáo-hội, chỉ để phục-vụ dân con Chúa, mà thôi. Hệ-cấp Giáo-hội gồm các Giám-mục, linh-mục và phó-tế có nhiệm-vụ thấy được rằng thông-điệp Đức Giêsu ban truyền, vẫn duy-trì tính vẹn-toàn của Tập-đoàn Giáo-hội, nhưng tuyệt nhiên không gây hại cho toàn-thể tín-hữu của Ngài.

Ta cần tôn-trọng luật-lệ của Giáo-hội, tức: luật Hội-thánh, nhưng khi có ai đó chứng-tỏ rằng tiêu-chuẩn luật-lệ đây không được kẻ tin chấp-nhận, vì họ bị coi là những kẻ vô-tâm/vô tính, thì khi đó luật-lệ phải đổi thay. Ngược lại, nếu họ quyết sống vì sự tốt lành của kẻ tin, thì họ cũng sẽ được chấp-nhận, thôi.

Cấu-trúc của thể-chế Giáo-hội đang làm mất đi tính thần-bí/kín-mật, cả khi thể-chế lịch-sử là cần thiết, có như thế mới mong duy-trì được sự tự-do của Giáo-hội, tự-do bên trong Giáo-hội. Và, khi Giáo-hội tự nguyện phục-vụ người khác, thì Giáo-hội rất đáng tin-cậy và rất được hoan-nghênh, thật thiện-cảm.          


Giáo-hội-luận
và chiếc chìa khoá nhỏ

Giáo-hội ngày nay phạm nhiều lỗi-lầm, là do bỏ sót những chuyện ấy. Thật ra, Giáo-hội có nhiều cơ-hội ở thế-giới gian-trần, mà ngày nay mọi người đều hướng vào đó. Nhưng, tín-hữu Đức Kitô thường không thấy mình được hệ-cấp Giáo-hội thông-cảm. Nên, Giáo-hội là thể-chế cần-thiết bởi vì nếu không có Giáo-hội thì mọi chuyện sẽ trở nên hỗn-mang, dao-động.

Chịu đựng khổ-đau từ Giáo-hội và ngang qua Giáo-hội, là thành-phần đời sống tín-hữu của chúng ta. Nhưng, điều này không có nghĩa là: ta phải ‘làm thinh như tình đã thuận’. Ta có bổn phận phải can-đảm đứng lên mà phê-bình, bởi lẽ Giáo-hội luôn cần sự tinh-chế và cải-tổ.

Tôi chỉ thích một Giáo-hội-luận theo khoá-từ nhỏ, chứ không phải một Giáo-hội-luận thật lớn-lao, cao cả. Nhiều tín-hữu Đạo Chúa, lại không đồng-ý với tầm nhìn về một Giáo-hội lớn-lao đầy quyền-phép. Tất cả, họ đều chủ-trương một Giáo-hội-luận khiêm-hạ, giản-dị.

Vậy, đâu là trọng-tâm của Công Đồng Vatican 2? Thưa, là Giáo-hội. Điều đó, không phải Thiên-Chúa, cũng không là thông-điệp của Chúa gửi đến mọi người, nam lẫn nữ. Có lẽ, ta cần một Công-đồng vốn dĩ nói đến Thiên-Chúa trong thời-đại ta đang sống. Công Đồng trước đây từng xét tỉ mỉ về Giáo-hội, nhưng đã bỏ rơi Chúa lại đằng sau hậu-cảnh. Giáo-hội phải tỏ ra mình hơn là khúc ruột thừa, hệ-quả của những gì nói về Thiên-Chúa. Khi điều này xảy đến, Giáo-hội sẽ có nhiều hơn chỉ một tiếng nói trong thế-giới ta đang sống.

Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, tức: Hiến-chế Mục-vụ về Hội-thánh trong thế-giới hôm nay đã cho thấy quan-ngại về thế-giới, cả vào lúc này, khi ta thấy rằng thế-giới ta đang sống phản-ánh cao-trào lịch-sử đặc-biệt về niềm phấn-khích lớn. Đó là niềm phấn-chấn/thích-thú hồi thập-niên 1960’.

Theo nghĩa này, thì Hồng Y Ratzinger có lý khi ngài bảo: Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng tỏ ra quá lạc-quan. Thế đó, là những tháng ngày của thời gọi là thời Homo ‘faber’ tức: “con người lao-lực” làm nên nhiều thứ, vốn dĩ sống trong một xã-hội tuyệt-vời. Thế nhưng, Hồng Ratzinger là người theo học-thuyết Augustinô, nên những gì ông chỉ-trích đều phản-ánh quan-niệm của chính ông về thế-giới, mà thôi.


Ông thấy gì về các thừa-tác-vụ
trong một Giáo-hội đổi mới
đến muôn đời?


Trong Giáo-hội, có nhiều thừa-tác-vụ lâu nay vẫn được thừa-nhận. Bộ Ba gồm các Giám-mục, Linh-mục và Phó-tế vẫn được Giáo-hội duy-trì. Thế nhưng, lại cũng có các thừa-tác-vụ khác có thể được chuẩn-thuận qua việc tấn-phong, tức có nghĩa: được một phần của Giáo-hội công-nhận thôi. Việc miễn cho Bộ Ba trên khỏi phải làm các thừa-tác-vụ khác, nay cũng lỗi thời, bởi có người nói rằng: Bộ Ba nói ở đây, luôn gắn liền với hàng Giáo-sĩ, trong khi các việc khác vẫn được trao cho giáo-dân.

Như ở Hoà Lan, chẳng hạn, nhiều người vẫn từng nói: “Các thừa-tác-viên mục-vụ đang làm nhiều việc tuyệt-diệu, rất cần-thiết, nhưng họ vẫn chỉ là giáo-dân thôi.” Nói thế có nghĩa gì? Phải chăng điều đó có ý bảo rằng: Giáo-dân bao giờ cũng đơn-giản chỉ là giáo-dân, mà thôi sao? Tôi vẫn tự hỏi lòng mình những điều như thế.

Thật ra thì, giáo-dân nam nữ vẫn làm được rất nhiều việc hơn cả linh-mục trong các giáo-xứ. Thông thường, họ là những người tay trong tay, sát canh nhau đồng-hành với cộng-đoàn. Xem như thế, thì hàng ngũ linh-mục được coi như nam-nhân thực-hiện các phép bí-tích, mà thôi. Đây là việc tinh-giản/hạ giáng rất nguy hiểm.

Thừa-tác-vụ mới   


Nhiều người vẫn tự hỏi xem ngày nay có cần đến đại-chủng-viện nữa hay không. Mọi người chúng ta đều biết rằng: đó là các cơ-sở được thành-lập từ sau Công Đồng Tri-đen-ti-nô. Ở Hoà Lan, các nơi này đều bị huỷ-bỏ sau Công Đồng Vatican 2, nhưng ngày nay lại thấy các đấng bậc trong Đạo đang rắp ranh lập lại các cơ-sở như thế.

Trong thời-gian các ứng-viên được nhận đào-tạo thần-học tại Đại-học, họ lại không có được nền-tảng linh-đạo theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, có nhiều nơi vẫn làm công-việc này, nhưng đó không phải là công-tác của khoa thần-học chuyên đào-tạo linh-đạo và mục-vụ. Thành thử, ta luôn có nhu-cầu đặc-biệt để tạo ra linh-mục. Vấn-đề là: làm sao thành việc đó? Tại các cộng-đoàn nhỏ, nay đang có các trải-nghiệm diễn ra ở nhiều nơi.

Nhiều đại-chủng-viện, tu-viện và hội dòng trên thế-giới nay để trống, không được sử-dụng đúng cách. Bởi thế nên, ta cần nhiều cộng-đoàn nhỏ có qui-định thích-hợp với đời sống tu-hành. Nhiều ứng-viên đang tìm chỗ để tu-luyện linh-thao hơn là chủng-viện định sẵn có nội-qui/luật-lệ đặt từ trước. Nhiều ứng-viên, nay lại thích tạo cho mình các điều-lệ để sống, tức: các qui-định khả dĩ có thể thay-đổi tuỳ nhu-cầu của nhóm. Theo tôi nghĩ, các cộng-đoàn phụ-trách công việc đào-tạo thừa-tác-vụ linh-mục, hiện có nhiều tương-lai, rất sáng-sủa.                                               
                                                           
                                                                                (còn tiếp)   


Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari –
Mai Tá lược dịch

No comments: