Saturday 30 April 2016

Gs Geza Vermes: Diện Mạo Đức Giêsu: Việc phụng thờ ờ Đạo Chúa có Đức Giêsu (Bài 37)



Chương 5
Đức Giêsu
của sách Công-vụ Tông-đồ
(bài 37)



Việc phụng-thờ ở trong Đạo
Với cao-trào đầu đời
có Đức Giêsu


Giáo-Hội Palestine

Trước khi thực-sự giáp mặt Giáo-hội ở thời đầu, có hai vấn-đề tiên-quyết cần nêu ra và phải giải-quyết ngay tức thời.

Trước nhất, là câu hỏi: cao-trào mới ở Giáo hội thời đầu, vốn dĩ coi mình là cơ-chế độc-lập/tự-quản liên-quan đến Giáo-hội Do-thái-giáo chính cống, tức: Đạo Do-thái chủ-lực có Đền Thờ để hội họp, có Hội-đồng Sanhêdrin để mọi người lui tới. Đạo Chúa đây, có sự hiện-diện của vị Trưởng-thượng và các tư-tế dưới trướng, có trường/có lớp, có cả bậc thày dạy, nữa.

Thứ đến, lại có thêm câu hỏi khác nữa, là: Giáo-hội thời này, từng liệt Đấng Anh-hùng Cao cả của mình là Đức Giêsu thành Nhân-vật chỉ để thờ, mà thôi sao?

Câu hỏi thứ hai, qui về một trả lời khá tiêu-cực. Đức Giêsu Nazarét được mọi người khi ấy công-nhận là Đấng Thánh Nhân-hiền có hành-vi cao cả đầy quyền phép, nhưng Ngài vốn dĩ và sẽ là nhân-vật tiền-định chuyên truyền-tải tin-vui-an-bình và ơn cứu-độ đến với chúng-dân Do-thái-giáo vào mọi thời.

Việc nâng-nhấc Đức Giêsu thành Đấng Bậc Siêu-nhân cùng hàng với Thiên-Chúa, tức: sau khi Đức Kitô chấp-nhận cái chết và trỗi dậy, như ta thấy ở sách Công-Vụ và các thư do ông Phaolô viết.

Nói tóm lại, Đức Giêsu khi ấy, chưa là đối-tượng phượng-thờ của Giáo-hội thời đầu. Bởi, khi các tông-đồ Ngài thoát khỏi chốn tù-đầy, các vị đã dâng lời cầu không phải với Ngài, mà là: dâng lên Thiên-Chúa-là-Cha hết-mọi người, cả khi ông Phêrô, ông Gioan và các vị thuộc cộng-đoàn niềm tin cùng nhau “cất cao giọng mình dâng tiến Chúa”, các ngài chỉ dâng lên mỗi Chúa Trời Cao Thẳm, Đấng Tạo-thành trời đất, như sách Công-vụ đoạn 4 câu 24 đã bộc-bạch:

“Nghe vậy, họ đồng-tâm nhất-trí cất tiếng cùng Thiên-Chúa, rằng: "Lạy Chúa, Ngài là Đấng Tạo-thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài ở trong đó.”          


Cũng hệt thế, khi ông Phaolô và đồ-đệ Silas bị giam-cầm ở Phillíphê, các ông đã dâng lời vịnh-ca lên Thiên-Chúa như sách Công-vụ đoạn 16 câu 25 lại cũng ghi:

“Vào nửa đêm, ông Phaolô và ông Silas hát thánh-ca cầu-nguyện với Thiên-Chúa; các người tù đã nghe hai ông hát.”

Các ông không dâng lời cầu lên “Đức-Kitô-là-Thiên-Chúa”, như tín-hữu Bêtania đã làm thế vào nửa thế kỷ sau, theo lời kể của Pliny-Chàng-Trai-Trẻ từng nói đến (xem bình-luận ở trang trước).

Ngay từ đầu, Đạo Chúa của ông Phêrô và các đồng-nghiệp của ông, đều có gốc từ Do-thái-giáo rất chung, mà các vị vẫn tiếp-tục tuân-giữ, cũng như đính-kết ở trong đó. Và khi ấy, Đền thờ Giêrusalem được gìn-giữ như trung-tâm sinh-hoạt ở trong Đạo.

Theo chứng-từ còn giữ lại ở Sách Công-Vụ, các đấng từng dấn thân theo chân Đức Giêsu vẫn coi Đền Thờ Giêrusalem là chốn quan-trọng để giảng rao, nguyện-cầu rất đều-đặn. Các ngài thường-xuyên dạy-dỗ con dân mình ở đó, như sách Công-vụ đoạn 5 câu 42 và đoạn 5 câu 20-21 và câu 25 đã được ghi như sau:

“Mỗi ngày, trong Đền Thờ và tại nguyện-đường, các ông không ngừng giảng-dạy và loan-báo Tin Mừng về Đức Kitô Giêsu.” 

Và:

“Các ông hãy đi, vào đứng trong Đền Thờ mà nói cho dân những lời ban sự sống."21 Nghe thế, các ông vào Đền Thờ ngay từ lúc rạng đông và bắt đầu giảng dạy”; và: “Bấy giờ có một người đến báo cáo cho họ: "Những người các ông đã tống ngục, kìa họ đang đứng trong Đền Thờ và giảng dạy cho dân.”


Sách Công-vụ còn tả ở đoạn 2 câu 47, là: “Họ ca tụng Thiên-Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu-độ”. Vì thế, các tông-đồ thuộc Do-thái-giáo vẫn hàng ngày cùng nhau tham-dự sinh-hoạt phụng-thờ nơi cung-thánh, như sách Công-vụ còn kể thêm ở đoạn 3 câu 1, sau đây:

“Một hôm, ông Phêrô và ông Gioan lên Đền Thờ cầu-nguyện vào giờ thứ chín”

Nói thế, có nghĩa là: 3 giờ chiều, tức là giờ kinh dâng-tiến vào buổi xế, được các vị gọi là giờ “Tamid” mở ra cho chúng-dân Do-thái-giáo để họ có thể nguyện-cầu được mỗi ngày.

Như ta đã đề-cập ở trang trước, đến như ông Phaolô là người ít để tâm đến các qui-định nghi-lễ phụng-thờ ở khu-vực mà người ngoài Đạo thường hay sinh-hoạt, ông cũng tự định-hình cho mình cả đến sinh-hoạt “gột tẩy” trước khi bước lên cung-thánh dâng lễ-vật như sách Công-vụ đoạn 21 câu 26 và đoạn 24 câu 18 diễn-bày sau đây:

“Bấy giờ, ông Phaolô đem bốn người kia theo; và hôm sau, ông cùng làm nghi-lễ tẩy-uế với họ. Rồi ông vào Đền Thờ và loan-báo ngày kết-thúc thời-gian tẩy-uế, là ngày dâng lễ-vật cầu cho mỗi người trong nhóm.”

Và:

“Chính lúc đó, họ gặp tôi ở Đền Thờ, sau khi tôi làm nghi-lễ tẩy-uế, không tụ-tập đám đông, cũng không gây ồn-ào chút nào hết.”

Tác-giả sách Công-vụ, lại trích lời ông bảo rằng: ông từng sinh-hoạt phụng-thờ ở Giêrusalem như đoạn 24 câu 11 còn ghi rõ:

“Chính ngài biết rõ: tôi lên Giêrusalem hành-hương đến nay, chưa quá mười hai ngày.”

Có lần, trong khi nguyện-cầu, ông rơi vào cảnh hôn-mê/kích-ngất ngay bên trong Đền Thờ, như sách Công-vụ đoạn 22 câu 17 còn diễn-tả:

“Khi trở về Giêrusalem, đang lúc cầu-nguyện trong Đền Thờ, thì tôi xuất-thần.”

Trọng-tâm phụng-thờ của bà con Do-thái-giáo, là duy-trì địa-điểm cầu nguyện nơi công-cộng và sinh-hoạt thờ-kính có đính-kết với phong-trào do Đức Giêsu chủ-trương mãi đến năm 58 sau Công nguyên, là chốt thời-gian định năm-tháng-ngày-giờ để ông Phaolô đi Giêrusalem một lần chót. Cũng có thể, là: việc này kéo dài mãi sau ngày cung-thánh bị phá-hủy vào năm 70, sau Công nguyên.

Tuy nhiên, việc tỏ-bày lòng trung-kiên/tín-thác của ông Phêrô với dân con Israel cũng không có ý bảo: tình bằng-hữu nơi đồ-đệ Đức Giêsu không lập nên được cộng-đoàn đặc-thù một cách tiệm-tiến khiến nhiều người trong xã hội Do-thái-giáo đều biết đến. Ngay từ đầu, họ tỏ ra là những người đặc-trưng, khác-biệt.

Vào lần tông-đồ Ngài xuất-hiện trước Hội-đồng Sanhêdrin, sách Công-vụ đã viết về bậc thày dạy mang tên Gamaliel cốt định-danh các vị đơn-giản chỉ mỗi cụm-từ “Các vị ấy  -chứ không giống thành-viên hoặc các vị theo chân nhóm dị-giáo; và rồi, chấp-nhận đường-lối tiêu-biểu gồm các nhà lãnh-đạo thận-trọng để họ xử-sự ra như thế, bởi tính-chất mới-mẻ/lạ-thường chỉ hiện rõ không quá 3 ngày đầy bỡ-ngỡ, như sách Công-vụ đoạn 5 câu 38-39, lại cũng viết:

“Vậy giờ đây, tôi xin nói với quý vị: hãy để mặc những người này. Cứ cho họ về, vì nếu ý-định hay công việc này là do người phàm làm ra, tất sẽ bị phá-huỷ; còn nếu quả là do Thiên-Chúa, thì quý vị không thể phá-huỷ được; không khéo quý vị lại thành những kẻ chống Thiên-Chúa." Họ tán-thành ý-kiến của ông.”   

Ba thập-niên sau, Đạo Chúa ở Palestin vẫn được người ngoài Đạo công-nhận là thành-phần Do-thái-giáo, nhưng được định-danh là người ở trong. Tiếng Hy-Lạp gọi sự/việc này bằng cụm-từ “hairesis”, tức: “môn-phái”, một từ-vựng không mang nghĩa xấu như “bè/nhóm” Pharisêu, Sađuxê và Essênê do Flavius Josephus lập. Luật-gia Tertulius, được Trưởng-tế Ananias và các bậc trưởng-lão lên án chống ông Phaolô ngay trước mặt biện-lý Felix, gọi ông là “Tay đầu sỏ bè/nhóm Nazarêen” mà sách Công-vụ đoạn 24 câu 5, có nói đến như sau:

“Số là, chúng tôi đã bắt gặp tên này, một thứ ôn-dịch, chuyên gây bạo-loạn giữa mọi người Do-thái trong thiên-hạ, và là đầu sỏ phái Nadarét.”      

Người kế-tục Felix là Festus đã sai người nhốt/giam cả ông Phaolô lẫn người buộc tội ông vào chung một bị rồi còn bảo “bọn họ thuộc đám Do-thái-giáo dị-đoan/mê-tín” như sách Công-vụ đoạn 25 câu 19 đã tường-thuật:

“Họ chỉ tranh-luận với ông ta về một số vấn-đề liên-quan đến tôn-giáo riêng của họ, và liên-quan đến một ông Giêsu nào đó đã chết, mà ông Phaolô quả quyết là vẫn sống.”

Trước khi ông Phaolô đến Rôma vào đầu thập-niên ‘60, người Do-thái-giáo ở trong vùng đã nghe nói “môn-phái” này bị mọi người khắp nơi chống-đối, cả đến thành-viên trong nhóm cũng bị coi là người-trong-cuộc không theo luật, như sách Công-vụ đoạn 28 câu 22, đã ghi thêm:

“Chúng tôi muốn được nghe ông trình-bày ý-nghĩ của ông, vì chúng tôi biết là phái của ông đến đâu cũng gặp chống-đối."      

“Giáo-hội”, là từ-vựng thông thường để chỉ tình đệ-huynh với Đức Giêsu, ghi ở sách Công-vụ. Tuy nhiên, trái-nghịch hẳn lối dùng từ thời cận-đại, từ-vựng này bao gồm ý-nghĩa tiềm-ẩn về cộng-đoàn Đạo Chúa mà tiếng Hy-Lạp gọi là “ekklesia”, tức: “nhà thờ” mà theo nguyên-ngữ, thì cụm-từ này không đề-cập riêng một giáo-phái nào hết. Trong bài phát-biểu trước khi chết của Phó-tế Stêphanô, từ-vựng này qui nghĩa về “cộng-đoàn Do-thái-giáo” sống nơi hoang-vu/nóng cháy, như sách Công-vụ đoạn 7 câu 38 đã ghi thêm:

“Chính ông là người có mặt trong đại-hội ở sa-mạc, bên cạnh thiên-sứ từng nói với ông trên núi Sinai, và bên cạnh cha ông chúng ta. Chính ông đã đón-nhận lời hằng sống ban cho chúng ta."       

Danh-xưng đầu, được cộng-đoàn tín-hữu ở đây chọn cho mình cách đặc-biệt, gọi là “Nhóm Đường-Lối”, như sách Công-vụ đoạn 9 câu 2, đoạn 19 câu 9, và 23, đoạn 22 câu 4, đoạn 24 câu 14, và 22, ghi lại như sau:

“Ông Saolô tới gặp thượng-tế để xin thư giới-thiệu đến các hội-đường ở Đamát, hầu nếu thấy những người theo Đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem.”

Và, thêm câu nữa:

“Nhưng có một số người cứng lòng, không chịu tin, lại còn nói xấu Đạo trước mặt cộng-đoàn, nên ông tuyệt-giao với họ, tách các môn-đệ ra; ngày ngày ông thảo-luận trong trường học của ông Tyrannô”;

Và câu khác:

“Thời ấy, đã xảy ra một vụ rối-loạn khá trầm-trọng liên-quan đến Đạo.”

Ở đoạn khác, lại cũng thấy:

“Tôi đã bắt bớ Đạo này, không ngần-ngại giết kẻ theo Đạo, đã đóng xiềng và tống ngục cả đàn ông lẫn đàn bà…”

Và, thêm đoạn nữa:

“"Tuy nhiên, tôi công-nhận với ngài điều này: tôi phụng-thờ Thiên-Chúa của cha ông chúng tôi theo Đạo mà họ gọi là bè/phái; tôi tin mọi điều chép trong sách Luật Môsê và sách Các Ngôn Sứ.”

Hoặc:

“Ông Phêlích là người biết chính-xác về Đạo, ông hoãn vụ án lại và nói: "Khi nào viên chỉ huy Lyxia xuống, tôi sẽ xét vụ kiện của các người."

Đây, là quan-điểm rút ngắn của nhóm “Đường-lối Chúa”. Chúa ở đây, là Thiên-Chúa đúng hơn là Đức Giêsu, như vẫn hàm-ẩn trong tuyên-bố mà ông Apolô, một người theo Do-thái-giáo ở Alexandria được chỉ-dạy, như sách Công-vụ đoạn 18 câu 24-25 đã minh-định:

“Có người Do-thái tên là Apôlô, quê ở Alêxandria, đã đến Êphêsô; ông là người có tài hùng-biện và thông-thạo Kinh Thánh. Ông đã học Đạo Chúa; với tâm-hồn nồng-nhiệt, ông thường lên tiếng giảng-dạy cách chính-xác những điều liên-quan đến Đức Giêsu, tuy ông chỉ biết mỗi phép rửa của ông Gioan, thôi.” 

Về ý-nghĩa câu trích ở sách Công-vụ, sách này lại cũng đề-cập đến tính hai mặt đối-chọi nhau: một đằng, là đường-lối của sự sáng; còn đằng kia, là đường-lối tối-tăm, mà các vị nói tóm gọn là “Đường Lối”, thôi. Thành-ngữ này, gợi về Qui-định của Cộng-đoàn Qumran. Các thư-ký nhóm Biển Chết đã rời/bỏ nền văn-minh đô-hội rất kỳ-quái để vào vùng hoang-vu/nóng cháy chuẩn bị cho Đường-Lối “Ngài-là-Thiên-Chúa” như chương/đoạn Qumran 1QS8:4 từng nêu rõ.

Tóm lại, các vị là cộng-đoàn “những người chọn ‘Đường-Lối Ngài-là-Thiên-Chúa” cho riêng mình, như Qumran 1QS 9:18 còn ghi tạc. Một phần tài-liệu nói đây mang tựa đề là: “Qui-định Đường-Lối dành cho Bậc Thày” như sách Công-vụ đoạn 9 câu 21, lại cũng ghi:

“Mọi người nghe ông giảng đều kinh ngạc và nói: "Ông này chẳng phải là người Giêrusalem vẫn tiêu-diệt những ai kêu cầu danh Đức Giêsu sao? Chẳng phải ông đến đây với mục-đích bắt trói họ giải về cho thượng-tế sao?"

Và, thành-viên cộng-đoàn niềm tin được gọi bằng danh-hiệu “Kẻ toàn-hảo có Đường-Lối” và cả những người ra đi trong “sự trọn-hảo của Đường Lối” này, như sách Công-vụ đoạn 4 câu 22, đoạn 8 câu 10 và 21, cùng đoạn 9 câu 5 nói rất rõ:

“Thật vậy, người được phép lạ ấy chữa lành đã ngoài bốn mươi tuổi.”

Và:

“Mọi người từ nhỏ đến lớn đều chú ý đến ông. Họ nói: "Ông này là Quyền-năng của Thiên-Chúa, Quyền-năng được gọi là "Vĩ đại";…

Rồi:

“Chẳng có phần chia cho anh, cũng chẳng có phần thừa-kế trong việc này đâu, vì lòng anh không ngay/thẳng trước mặt Thiên-Chúa.”  

Và, thêm nữa là:

“Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai? " Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang tìm bắt.”

Sự hiện-diện của Giáo-hội được minh-xác cách trọn-vẹn ở Giêrusalem, dù cộng-đoàn Lyđđa, Joppa, Ptôlêmê và Cêsarê cũng được nhắc đến cách hi-hữu, như sách Công-vụ đoạn 9 câu 32, đoạn 10 câu 23 và đoạn 21 câu 7 và 16, đều có nói:

“Bấy giờ ông Phêrô rảo khắp nơi, xuống thăm cả dân thánh cư-ngụ tại Lốt.”           

Và, đoạn 10 câu 23 cũng viết:

“Ông Phêrô liền rước họ vào và mời họ nghỉ lại.”

Và đoạn 21 câu 7 và 16, lại cũng chép:

“Phần chúng tôi, để kết-thúc chuyến vượt biển này, chúng tôi đi từ Tia đến Pơtôlêmai; chúng tôi chào thăm anh em ở đó và ở lại với họ một ngày.”

Và:

“Có những môn-đệ từ Xêdarê cùng đi với chúng tôi; họ dẫn chúng tôi đến trọ nhà ông Mơnaxon người Sýp, là môn-đệ kỳ-cựu.”                                         


Và, ông Phaolô lại cũng qui về Giáo-hội của Đức Kitô ở Giuđêa, như ông từng viết trong thư Galát đoạn 1 câu 22, như sau:

“Nhưng lúc ấy các Hội-Thánh Đức Kitô tại miền Giuđê không biết mặt tôi.”


Dù sao đi nữa, thật rất sững-sờ bảo rằng: theo Tin Mừng Nhất Lãm, hầu như toàn-bộ công việc hoạt-động công-khai của Đức Giêsu, là do người Galilê lập ra, nhưng sách Công-vụ ám-chỉ không sinh-hoạt nào của nhóm tín-hứu Đạo Chúa được thực-hiện ở Galilê, hết.

Giáo-hội Giêrusalem đây, được hàng-ngũ tông-đồ của Đức Giêsu phụ-trách trong nhóm/hội gồm 3 lãnh-tụ chuyên gây ảnh-hưởng rất đặc-thù, là: Phêrô, Gioan và Giacôbê. Ông Phaolô nói về các ông này như “3 cột-trụ” ghi trong thư Galát đoạn 2 câu 9, vẫn cứ bảo:

“Vậy khi nhận ra ân-huệ Thiên-Chúa đã ban cho tôi, các ông Giacôbê, Kêpha và Gioan, những người được coi là cột-trụ, đã bắt tay tôi và ông Banaba để tỏ dấu hiệp-thông: chúng tôi thì lo cho dân ngoại, còn các vị ấy lại lo cho những người được cắt bì."

Ở 10 chương đầu của sách Công-vụ, ông Phêrô là nhân-vật hoàn-toàn chi-phối bè/nhóm các thừa-tác-viên, nhưng vào lúc ấy, ông Phaolô đã xuất-hiện nơi chân trời. Ông Phêrô, khi ấy, tuy là thủ-lãnh nhưng vẫn bị ông Giacôbê phủ trùm lên ông, như thư Galát đoạn 1 câu 18-19 có đề-cập:

“Ba năm sau, tôi mới lên Giêrusalem diện-kiến ông Kêpha và ở lại với ông mười lăm ngày. Tôi không gặp vị Tông-Đồ nào khác ngoài ông Giacôbê, là em của Chúa.”  

Và sau đó, ông Giacôbê cũng từ từ chiếm lại quyền thủ-lãnh Giáo-hội Antiôkia vốn pha-trộn người Do-thái-giáo với dân ngoại. Ông Phêrô, ban đầu còn ăn uống cách phóng-khoáng với tín-hữu gốc dân ngoại; nhưng sau đó, ông có cảm-giác như đi ngược trở về chốn cũ/xưa, khi đám tùy-tùng từ Giêrusalem chợt đến và ông đành phải theo đuôi ông Giacôbê mà tách rời khỏi những người không theo Do-thái-giáo nhưng ngồi cùng bàn. Từ đó, đã khiến ông Phaolô nổi cơn thịnh-nộ, như thư Galát đoạn 2 câu 11-12 vẫn còn ghi:

“Nhưng khi ông Kêpha đến Antiôkia, tôi đã cự ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách. Thật vậy, ông thường dùng bữa với những người gốc dân ngoại trước khi có những người của ông Giacôbê đến; nhưng khi thấy những người này đến, ông lại tránh né và tự tách rời, vì sợ những người được cắt bì.” 

Nếu ta tin vào lời kể-lể ở sách Công-vụ, thì: ở lần tranh-cãi lớn tại Giêrusalem về việc cư-xử với người ngoại nào muốn gia-nhập Giáo-hội, ông Phêrô có đọc bài diễn-văn trước khi  các thủ-trưởng tùy thuộc ông Giacôbê có quyết-định trên thực tế, như sách Công-vụ đoạn 15 câu 19, từng nói đến:

“Vì vậy, phần tôi, tôi xét là không được gây phiền-hà cho những người gốc dân ngoại trở lại với Thiên-Chúa.”

Lần cuối cùng, khi ông Phaolô đi Giêrusalem, tên tuổi ông Phêrô không được ai nhắc đến, và ông Phaolô đã tỏ lòng tôn-kính chỉ mỗi ông Giacôbê thay vì Phêrô, như sách Công-vụ đoạn 21 câu 18 còn xác-chứng:

“Hôm sau, ông Phaolô cùng đi với chúng tôi đến nhà ông Giacôbê, ở đó có đông đủ các kỳ-mục đang họp.”

Ông Giacôbê đây, là “em ruột Đức Giêsu” như thư Galát từng nói đến ở đoạn 1 câu 19 sau đây:

“Tôi đã không gặp vị Tông Đồ nào khác ngoài ông Giacôbê, là em của Chúa.”

Như thế có nghĩa: ông Giacôbê có vai-trò quan-trọng trong Giáo-hội Giêrusalem vì ông là em ruột Đức Giêsu. Như tôi từng viết ở các trang trước, các người em ruột/thịt của Đức Giêsu được tác-giả sách Công-vụ nêu đích-danh tên tuổi, lại từng là những vị tạo thành-phần hạt-nhân của cao-trào nói đây, như sách Công-vụ đoạn 1 câu 14 từng xác-quyết:

“Tất cả các ông đều đồng-tâm nhất-trí, chuyên-cần cầu-nguyện cùng với mấy người phụ-nữ, với bà Maria thân-mẫu Đức Giêsu, và với anh em Đức Giêsu.” 

Ông Giuđa, một người em ruột khác của Đức Giêsu, được biết là tác-giả của một trong các thư tay ghi ở Tân-Ước, cũng là người có ảnh-hưởng lớn trong Đạo Chúa ở Palestine.

Giả như có ai tin vào người viết sử của Giáo-hội ở thế-ký thứ tư, là Eusebiô Cêsarê, từng dùng nguồn trích lời Hegesippus ở thế-kỷ thứ hai, thì ông này lại chính là cháu/chắt Đức Giêsu. Bởi, cháu/chắt nội/ngoại ông Giuđa, là người đóng vai-trò quan-trọng trong Giáo-hội vào cuối thế-kỷ thứ nhất. Vì thế mà, hoàng-đế Domitianô đã liệt-kê ông vào danh-sách nghi-phạm chính-trị, bởi mỗi lý-do là vì các ông đây là cháu/chắt nội/ngoại  -dù là hậu-duệ túng-bấn/nghèo-hèn thế nào đi nữa- vẫn là cháu/chắt vua Đavít như truyền-thống Giáo-sử ghi ở đoạn 3 câu 20-21.

Thoạt khi phong-trào Do-thái-giáo kết hợp với Đạo Chúa tàn-lụi dần, thì ảnh-hưởng của  hậu-duệ Đức Giêsu cũng đã suy-tàn và tên tuổi các ngài rày biến-dạng, không còn thấy trong hồ sơ nào khác, nữa.     

Có hai đoạn ngắn trong sách Công-vụ, đã phác-hoạ sơ qua về Giáo-hội thời đầu. Đoạn đầu tuy hơi ngắn, nhưng mô-tả việc cộng-đoàn này được thiết-lập gồm các người Do-thái-giáo, sau khi nghe ông Phêrô diễn-giảng vào lễ Ngũ-Tuần, thấy chấn-động bèn gia-nhập cộng-đoàn tiên-khởi gồm 120 thành-viên cơ-hữu như sách Công-vụ có ghi ở đoạn 1 câu 15 như sau:

“Trong những ngày ấy, ông Phêrô đứng lên giữa anh em - khoảng một trăm hai mươi người đang họp mặt…”  

Các vị này, khi ấy là môn-đệ Đức Giêsu có quan-hệ thân quen/mật thiết hơn ai hết, đó là: thân-mẫu Ngài. Đây, là đoạn cuối nói về mẹ Ngài cùng các em ruột ở Tân-Ước, được lấy làm tài-liệu lịch-sử, như sách Công-vụ đà nói rõ ở đoạn 1 câu 14 sau đây:

“Tất cả các ông đều đồng-tâm nhất-trí, chuyên-cần cầu-nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu và với các em của Ngài.” 

Và, đoạn 2 câu 42-47 sách Công-vụ còn viết rõ chi-tiết về các thừa-tác-viên/tông-đồ lo giảng-dạy, thuyết-pháp và bẻ bánh nguyện-cầu chung cùng nhau, như sau:

“Các tín-hữu chuyên-cần nghe các Tông-Đồ giảng-dạy, luôn luôn hiệp-thông với nhau, siêng-năng tham-dự lễ bẻ bánh và cầu-nguyện không ngừng. Mọi người đều kinh-sợ, vì các Tông-Đồ làm nhiều điềm thiêng/dấu lạ.Tất cả tín-hữu hợp-nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất-đai/của-cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu-cầu.

Họ đồng-tâm nhất-trí, ngày ngày chuyên-cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư-gia, họ dùng bữa với lòng đơn-sơ vui-vẻ. Họ ca-tụng Thiên-Chúa và được toàn-dân thương-mến. Và Chúa cho cộng-đoàn mỗi ngày có thêm người được cứu-độ.”

Xem thế, hỏi rằng: cộng-đoàn tiên-khởi thành-lập vào những tuần đầu hoặc tháng ngày còn mới mẻ như thế gồm bao nhiêu vị?  Câu trả lời, là: theo Công-vụ đoạn 2 câu 41, thì các vị gồm “ba ngàn người”, cần thêm mắm/muối cho rôm-rả. Người kể truyện thuộc giòng họ Do-thái-giáo, là tác-giả kinh-thánh hoặc sử-gia Josephus, có lẽ có khuynh-hướng gia-tăng con số này, vì mục-đích nào đó, làm sao biết!

Nhưng, Josephus và Philô có lần trích-dẫn rằng: các hội-viên thuộc bè/nhóm tôn-giáo như Pharisêu và bè Essênê con số những người này lên đến sáu ngàn, ít là vào những ngày đầu thế-kỷ thứ nhất, sau Công-nguyên; nhưng trước đó, các vị lại có một sử-sách ít là một thế kỷ rưỡi sau lưng họ. Thật ra thì, Giáo-hội thời phôi-thai chỉ đếm được tới số trăm chứ làm gì đến số ngàn, được.

Về qui-cách sống đời cộng-đoàn/tập-thể, thì thành-viên Giáo-hội ở Giêrusalem nhận chỉ-thị chung, nguyện-cầu chung với nhau và cũng cùng nhau bẻ bánh chung, như sách Công-vụ còn nói ở đoạn 2 câu 42, sau đây:

“Tín-hữu chuyên-cần nghe các Tông Đồ giảng-dạy, luôn hiệp-thông với nhau, siêng-năng tham-dự lễ bẻ bánh, và cầu-nguyện không ngừng.”  

Ta sẽ bàn việc “hiệp-thông bẻ bánh chung cùng nhau” ám-chỉ công-việc cùng ăn/cùng uống ngoài Tiệc Thánh ở các trang tiếp theo đây. Nhưng, đây là đời sống cộng-đoàn khi bảo rằng: các ngài sử-dụng chung mọi sự, tức: bán đi những gì là sở-hữu và tài-sản tư-riêng, lấy tiền mua thức ăn mà cấp cho nhu-cầu toàn-bộ cộng-đoàn.

Còn, vấn-đề hỏi rằng: làm thế nào, các vị lại có thể phân-phát của-cải và tài-sản cách tốt đẹp đến như vậy, thì câu trả lời được tóm-tắt ở sách Công-vụ từ đoạn 4 câu 34 đến đoạn 5 câu 11, như sau:

Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu-thốn, vì tất cả những người có ruộng đất/nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy, được phân-phát cho mỗi người tuỳ nhu-cầu. Ông Giôxếp, người được các Tông Đồ đặt tên là Banaba, nghĩa là người có tài yên-ủi, có một thửa đất. Ông là thầy Lêvi quê-quán ở đảo Sýp. Ông bán đất đi, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ.   
     
Có một người tên là Kanania cùng với vợ là Xaphira bán một thửa đất. Ông đồng-ý với vợ giữ lại một phần tiền, rồi đem phần còn lại đặt dưới chân các Tông Đồ. Ông Phêrô mới nói: "Anh Kanania, sao anh lại để Satan xâm chiếm lòng anh, khiến anh lừa dối Thánh-Thần, mà giữ lại một phần giá thửa đất? Khi đất còn đó, thì nó chẳng còn là của anh sao? Bán đi rồi, thì anh chẳng có quyền sử-dụng tiền bán đó sao? Sao anh lại rắp tâm làm việc ấy? Anh đã không lừa-dối người phàm, mà lừa-dối Thiên Chúa." Nghe những lời ấy, Kanania ngã xuống tắt thở. Tất cả những ai nghe kể lại chuyện này đều rất sợ hãi. Các thanh-niên đến liệm xác ông và đem đi chôn.

Khoảng ba giờ sau, vợ ông đi vào mà không hay biết chuyện đã xảy ra. Ông Phêrô lên tiếng hỏi: "Chị nói cho tôi hay: anh chị bán thửa đất được bấy nhiêu, phải không?" Chị ta đáp: "Vâng, được bấy nhiêu thôi." Ông Phêrô liền nói: "Sao anh chị lại đồng lòng với nhau để thử-thách Thần-Khí Chúa? Kìa những người đã chôn cất chồng chị còn đứng ở ngoài cửa, họ sắp khiêng cả chị đi đấy!" Lập tức bà ta ngã xuống dưới chân ông Phêrô và tắt thở. Khi vào, các thanh-niên thấy bà đã chết, liền khiêng đi chôn bên cạnh chồng. Toàn thể Hội-Thánh và tất cả những ai nghe kể chuyện này đều rất sợ hãi.”


Thành-viên Giáo-hội khá-giả hơn, lại cho đi đất đai/nhà cửa của họ dâng lên các tông-đồ là đấng/bậc chịu trách-nhiệm trông-coi/phân-phối tài-sản chung. Rõ ràng, thành-viên Giáo-Hội không buộc phải đầu-tư tài-sản của chính họ, như truyện kể về ông Anania và bà Sapphira cho thấy mối giây ràng buộc về đạo-đức, hơn là luật-lệ đặt ra cho mọi người. Cặp vợ chồng nói ở đây, được kể là: họ đã biến một phần nhà cửa của họ thành tiền mặt và lẽ đáng, phải đặt hết số tiền kiếm được dưới chân các đấng tông-đồ mới đúng; thế nhưng, họ đã giữ lại một ít cho mình để phòng khi hữu-sự. Việc nói dối đã khiến họ phải bỏ thân/bỏ xác chết bất đắc kỳ tử chỉ vì điều mà đấng tông-đồ gọi là “dám thử-thách cả Thần-Khí” nữa.

Xem thế thì, dù không có qui-định gắt-gao trói buộc một ai hết, nhưng tình thân-thương huynh-đệ vẫn nằm dưới áp-lực đạo-đức thúc người trong cuộc tuân-theo kiểu hành-động của thành-viên Giáo-hội có lòng độ-lượng hơn. Dù sự thật có thể như thế, cảm-tưởng chung về tình đệ-huynh cộng-đoàn Đức Giêsu, nói chung là hình-thức cộng-sản theo kiểu đạo, là trật-tự xảy ra giữa các vị ở Giáo-hội thời đầu.

Việc phế-bỏ tài-sản tư-riêng thời xưa ấy, thật ra cũng ngoại-thường. Với xã-hội Do-thái-giáo thời chuyển-tiếp giữa Cựu và Tân-Ước, chỉ diễn ra với cộng-đoàn Essênê do Philô, Josêphus và Pliny-Vị-Cao-Niên thực-hiện với nhánh/phái khắc-kỷ thuộc giáo-phái Qumran-Essênê do Qui-định “Cảo Bản Biển Chết” lập ra, mà thôi.

Riêng các thành-viên có gia-đình, ít quá-khích, thuộc phong-trào Essênê vẫn không chủ-trương bãi-bỏ của-cải/tài-sản tư-riêng của mình, mà chỉ nhấn mạnh mỗi chuyện phải đóng góp hàng tháng cho quỹ bác-ái, do các giám-quản và thẩm-phán thực-hiện, thôi.

Các đóng góp, lấy từ người nghèo-túng, ốm/đau và những người lép-vế thuộc giai-cấp ở bên dưới, đều đồng-ý hỗ-trợ. Cũng có thể, và điều này có lẽ xem ra đúng hơn cả, là: các thủ-lãnh tôn-giáo chịu ảnh-hưởng lối sống đạo của bè/nhóm Essênê, khi các vị được dẫn vào giới-thiệu nguyên-tắc thu góp quỹ theo kiểu “tích tiểu thành đại”.

Tuy nhiên, nói theo cách trực-tiếp và thực-tế, thì hãy để qua một bên lai-lịch riêng-biệt của mỗi cộng-đoàn hoặc chủ-trương riêng của bè/nhóm Essênê, bởi thật khó mà xác-chứng điều đó là đúng/là thực, vì hai lý-do. Thứ nhất, chuyện sở-hữu tài-sản tập-thể là việc bó buộc dưới chế-độ gắt-gao của cộng-đoàn Essênê, chứ không là chọn-lựa bao giờ hết. Hai nữa, chuyện này không chỉ dính-liền vào từng giai-đoạn trong năm-tháng-ngày-giờ được kết-nạp làm thành-viên nhóm Essênê, nhưng cũng bao gồm chuyện nghi-thức, như: tài-sản của các vị nào không là hội-viên bè hoặc nhóm này, trên thực-tế, không mấy minh-bạch.

Đây, là yếu-tố thiếu hệ-thống do giáo-hội Giêrusalem thu-thập vào Đạo mình. Cao-trào của Đức Giêsu quyết tạo hệ-thống coi của-cải/tài-sản là của công đối với người đi Đạo, thật ra là để áp-dụng lòng nhiệt-huyết tìm về cuộc sống rất “cánh-chung” vốn dĩ thẩm-nhập vào cộng-đoàn thời bấy giờ, thôi.

Một khi Vương Quốc Nước Trời hiện rõ trước mặt, thì việc sở-hữu của- cải/vật-chất không chỉ trở-thành chuyện ít hấp-dẫn được nhiều người, mà còn là thứ rào-cản cho ai có khuynh-hướng lao-tác bằng tất cả lòng mình cho Vương Quốc của Chúa, nữa.

Quả là, chế-độ phân-phối của-cải/vật-chất được Giáo-hội du-nhập vào Đạo, tự nó đã là một nhượng-bộ, nếu ta so-sánh chuyện ấy với lời khuyên của Đức Giêsu gửi đến người thanh-niên giàu-có ở Tin Mừng không chỉ san-sẻ mà là cho đi tất cả của-cải anh có và hoàn-toàn phó-thác cho Thiên-Chúa cũng như lòng hảo-tâm của người đồng-cảnh cũng là người như mình, như Tin Mừng Mác-cô đoạn 10 câu 21, Mát-thêu đoạn 19 câu 21 và Luca đoạn 18 câu 22 từng viết như sau:

Trước nhất, là Tin Mừng Mác-cô:

“Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Ngài bảo anh rằng: "Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi."   

Kế đến, là Tin Mừng Mát-thêu:

“Đức Giêsu đáp: "Nếu anh muốn nên hoàn-thiện, thì hãy đi bán tài-sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho-tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi."

Và cuối cùng, tác-giả Luca:

“Nghe vậy, Đức Giêsu bảo ông: "Ông chỉ còn thiếu có một điều, là hãy bán tất cả những gì ông có mà phân-phát cho người nghèo, và ông sẽ được một kho-tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi."                    

(còn tiếp)
Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược dịch