Tuesday 30 May 2017

Lm E. Schillebeekx Bài 11 Tiến-trình tra-khảo lần thứ hai Kitô-học 1979


       

Khi ấy, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã cho điều-tra một bí-mật khác để xét tư-tưởng của tôi trong cuốn Kitô-học: Đức Giêsu, được ấn-hành vào năm 1974. Vào lúc ấy, các vị cũng đã gửi một bảng câu hỏi vào ngày 20 tháng Mười năm 1976 để tôi trả lời.

Phần dẫn-nhập bản-văn này ghi rằng: nhiều tuyên-ngôn viết trong sách của tôi tạo nhiều vấn-đề nghiêm-trọng về nguyên-tắc hành-động theo phương-pháp, tức: kết-quả công-việc nghiên-cứu về chú-giải và thần-học tín-lý. Tôi được yêu-cầu làm sáng-tỏ tư-tưởng của mình về những chuyện như:

  1. Tôi đã chọn-lựa khuynh-hướng chú-giải nào đó khác lối chú-giải cũ về Kinh thánh;
  2. Tôi đã viết về “Đức Giêsu lịch-sử” qui về bản-thể người của Ngài, cũng như sứ-vụ của Ngài qua tư-cách là Ngôn-sứ cánh chung, về quan-hệ giữa Ngài với Cha; và cuối cùng về Phục Sinh;      
  3. Những gì tôi viết về Bí-tích Nhập-thể và Ba Ngôi Thiên-Chúa cũng như ý-niệm Đức Giêsu sinh hạ từ cung lòng Đức Trinh Nữ Maria và về Giáo-hội;


Ngày 13 tháng Tư năm 1977, tôi có gửi một thư viết tay có chi-tiết bằng tiếng Pháp, trả lời cho tất cả các câu hỏi do Thánh Bộ đặt.

Ngày 18 tháng Bẩy cùng năm ấy, lại một lần nữa, tôi nhận được bảng câu hỏi do Thánh Bộ gửi. Một số câu hỏi có thể đã được làm sáng-tỏ và giải-quyết đâu ra đấy, nhưng một số câu hỏi về tín-lý xem ra vẫn còn ngờ-vực. Tôi hiểu rằng, tôi lại dính-dự vào tiến-trình gồm các vấn-đề khác với chuyện đã được đề-cập vào độ tháng Mười năm 1976.

Ngày 06/7/1978, qua Hồng y Willebrands (*3), Tổng Giám mục thành Utrecht tôi lại được yêu-cầu đi Rôma cắt-nghĩa lập-trường của tôi về môn Kitô-học rất mới, tôi khởi-xướng.

Chú thích: (*3) Hồng y này là người Hoà Lan, sinh năm 1909, được tấn-phong Hồng-y năm 1969, làm Tổng Giám mục thành Utrecht, Chủ-tịch Danh-dự Hội-Đồng Giáo-hoàng phụ trách Thăng-tiến Đoàn-kết giữa các tín-hữu Chúa Kitô, và làm Thư-ký Hồng-y-đoàn. Ông là một trong các nhân-vật hàng đầu trong Giáo-hội Công-giáo, vào lúc ấy. 

Tháng Mười Hai năm 1979, tôi đến Rôma ra trước ba nhà thần-học dưới trướng vị Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Ngày 13 tháng Mười Hai cùng năm, thần-học-gia Hamer đã đọc bản-văn dẫn-nhập qua đó ông tuyên bố là Thánh Bộ sẽ duy-trì mọi qui-tắc đặt ra hôm 15 tháng Giêng năm 1971.

Thế rồi, lại có thêm phần ghi nhớ ở Bảng câu hỏi gửi cho tôi ngày 20/10/1976 và tôi đã trả lời trước đó đúng vào ngày 26/4/1977 rồi. Thần-học-gia Hamer đưa ra nhận-xét là: cuộc hội-thảo chuyên-đề đã được chấp-thuận theo qui-định, đã có đó theo “tinh-thần tôn-trọng và tin-tưởng lẫn nhau” của Giáo-hội.

Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã sai Thư-ký đến đại-diện, nên Đức Ông Bovone khi ấy chủ-trì buổi hội-luận chuyên-đề này. Buổi hôm ấy, có: nhà chú-giải lừng-danh của Louvain là thần-học-gia A. Descamps, tôi biết rất rõ ông này vì là thày dạy cũng thuộc Dòng Đa Minh.

Tiếp đến có Giáo sư A. Patfoort chuyên đứng lớp dạy ở trường Angelicum và thần-học-gia J. Gallot, một vị Dòng Tên xuất tự trường Gregoriana rất nổi tiếng. Giáo-sư Patfoort là một thứ Fleming đến từ Lille là người biết chút ít về các sách tôi viết về Bí-tích, nhưng không phải các sách khác đã được ấn-hành. Ông này gặp nhiều khó khăn, khá tội-nghiệp!

Thần-học-gia J. Galot mang đến buổi hội-luận bản phỏng-vấn do tôi từng thực-hiện trước khi có bài sai đi Rôma. Tôi đã vặn lại ông bằng cách bảo rằng: các tư-tưởng tôi viết ra đều còn đó trong các cuốn sách tôi từng viết, chứ không ở phỏng-vấn, bởi những buổi như thế đều không đầy đủ, trọn vẹn.

Nghe thế rồi, ông bèn chìa ra một bản-văn và các hình-ảnh ghi chụp buổi mừng đám cưới cho linh-mục nọ được cử-hành tại giáo-xứ ở Hoà Lan, trong đó có ghi địa-chỉ hẳn hòi. Tôi nhất-quyết bảo với J. Galot rằng: chuyện này không dính-dự gì đến tiến-trình tra-vấn hết.

Có lúc, thần-học-gia Bovone lại xen vào nói: “Schillebeeckx nói đúng. Chúng ta cần bàn-thảo công-việc của ông ta cẩn-trọng một chút.” Thế nhưng, J. Galot không chịu thua để rồi Bovone bắt ông câm miệng. J. Galot coi đây là chuyện không tốt đẹp, nên đã tỏ giận dữ rất mực.

Mỗi vị trong nhóm ba thần-học-gia này, đều phát-biểu đến nửa tiếng đồng hồ. Riêng Patfoort làm tôi khó chịu hết biết. Ông tra-vấn tôi bằng những câu hỏi ngây thơ ngoài đề. Ông ép tôi phải cắt-nghĩa thế nào là chú-giải Kinh-thánh kiểu mới để ông hiểu. Tôi đáp lại bằng câu nói rất nghe quen rút từ văn-bản triết-học của Tôma (bởi ông là học-giả theo triết-thuyết Tôma). Câu ấy, như thế này: “Quidquid recipitur ad modum recipientis, recipitur” tức bảo rằng: “Bất cứ điều gì được tiếp-nhận, đều nhận theo cách thích-hợp người nhận). Nghe thế, ông bèn thất thanh kêu lên: “A! tôi hiểu rồi. Tốt!” Và sự thể chỉ mỗi thế.

Descamps biết tôi rất rõ. Ông thường mời tôi đứng lớp dạy tại Đại-Học-đường Louvain và cả các buổi tĩnh-tâm dành cho linh-mục, nữa. Ông đưa ra một số nhận-xét có từ quan-điểm của nhà chú-giải như sau: “Ở đây, tôi đóng vai-trò là nhà chú-giải chứ không là thần-học-gia tín-lý!” Với chút thẩm-quyền và tính lịch-duyệt vốn có sẵn, ông chấp-nhận coi lại các bài tôi viết trên Nhật Báo Thần-học của Trường Louvain (lúc ấy, là năm 1975) và tôi đã chấp-nhận các lời phẩm-bình từ ông ra.                           

Trong buổi hội-luận này, khi lặp lại các lời phẩm-bình của mình, ông đã khen-ngợi các công-trình nghiên-cứu tôi đang thực-hiện.

Tiến-trình này, nảy-sinh quanh cuốn sách tôi viết về “Đức Giêsu”, dù lúc đó tôi đang cho ra cuốn thứ hai nói về Đức Kitô, cuốn này cũng đã được in-ấn, phát-hành rồi.

Buổi hội-luận kéo dài đến hơn hai ngày. Các nhà thần-học đều phát-biểu qua tuyên-cáo dọn sẵn trong khi tôi phải đáp trả những cái tát tai cho mọi loại câu hỏi đặt ra cho tôi. Thật ra thì, khi ấy tôi đang phải đối đầu với tiến-trình mới do bởi tôi đã trả lời bảng câu hỏi bằng cách viết tay, vào năm 1977 rồi.     

Vào độ ấy, có vị lại cứ dự-tính bứng rễ/hất chân tôi, dù tôi chẳng bị kết án bất cứ tội gì. Một số câu vấn-nạn vẫn còn “để lửng”, nên tiến-trình tra-vấn này kết-cục cách tốt đẹp, với riêng tôi.

Ngày 20/11/1980, tôi nhận được một lá thư do Bộ Tín Lý Đức Tin gửi cho tôi cốt làm sáng-tỏ một số điểm và cũng để rút đi một số điều còn mù mờ. Lời lẽ trong thư, không kèm theo một lời cáo buộc nào hết. Một số vấn-nạn vẫn còn bỏ ngỏ, cả những chuyện không ăn khớp với học-thuyết Giáo-hội, nhưng lại phù-hợp với lòng tin. Đó là điều hệ-trọng.


Tiến-trình tra-khảo lần thứ ba:
Công-cuộc thừa-tác rất chung (1984)  


Tiến-trình thẩm-tra lần thứ ba, là về sách tôi viết vào năm 1980 có nhan-đề là “Thừa-tác-vụ”. Tiến-trình hạch-hỏi nói ở đây, khởi-đầu dưới quyền nhà thần-học tên là Hamer, tức một người tôi biết khá rõ vì chúng tôi cùng đứng lớp giảng dạy tại Đại-học-đường Louvain, nhưng được điều-động và kết-thúc ngang qua thần-học-gia Ratzinger là đấng bậc thủ-giữ vai-trò Bộ trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, từ tháng Mười Một năm 1981.

Cùng khi ấy, tức vào độ tháng Chín năm 1982, tôi đã ngưng không còn dạy ở Đại-học-đường Nijmegen nữa, nên không còn thuộc quyền Viện-trưởng Đại-học là Hồng y Simônis, Tổng Giám mục Utrecht nữa.

Khi đó, đã có yêu-cầu lập uỷ-ban gồm các nhà thần-học người Hoà-Lan cốt để truy-xét cuốn sách do tôi hạ bút viết. Và, Ủy-ban này đã được thành-lập. Tất cả mọi thành-viên trong Uỷ-ban này đều đồng thanh tuyên-bố: Sách này không có điều gì chống-đối niềm tin đi Đạo, và rằng: nói theo ngôn-ngữ thần-học, thì: thừa-tác-vụ ngoại-thường nói đây đã hiện-hữu ở Bí-tích và cũng được đạo-lý của Giáo-hội đã chính-thức công-nhận rồi. Tôi phản-biện rằng: ở một số tình-huống ngoại-lệ, cũng cần nhờ cậy vào chủ-tịch-đoàn của thừa-tác-vụ ngoại thường, nữa.

Thần-học-gia Ratzinger đã nhận được tường-trình từ Uỷ-ban thần-học-gia Hoà-Lan rồi. Vào ngày 6/8/1983, ông đã đưa ra một bức thư viết về công-cuộc thừa-tác của hàng giáo-sĩ trong đó ông biện-luận rằng việc loại-trừ công-cuộc thừa-tác ngoại-thường ở Tiệc Thánh Thể đã được Công Đồng Laterăng lần thứ Tư ra nghị-định rồi.

Thần-học-gia Ratzinger đã thúc-ép văn-bản của Công đồng này và kéo ra một kết-luận có lý-lẽ bởi lẽ Công đồng đây từng phán: chỉ mỗi linh-mục đã tấn-phong mới được phép chủ-trì Tiệc Thánh, lý do là vì khi ấy nhiều phó-tế cũng từng làm chủ lễ như thế.

Bên Giáo-hội Phương Đông, cũng thấy có nhiều trường-hợp xảy ra như thế. Mỗi khi vị Giám-mục chủ-quản không có mặt, thì vị phó-tế chủ-trì buổi lễ như vị đại-diện cho Giám-mục vậy. Thần-học-gia Ratzinger có nói là: vấn-đề này đã đóng lại rồi.       

Hai, ba tháng sau khi phát-hành bức thư này, chính thần-học-gia Ratzinger có nói với tôi rằng vấn-đề này đã bị đóng lại rồi và không có chỗ cho vị thừa-tác-viên ngoại-thường chủ-trì Buổi Tiệc Thánh, thay vào đó. Tất nhiên là, Đức Giáo hoàng khi ấy đã ban ý-kiến chuẩn-thuận, thế nhưng đây không phải là hành-động có liên quan-đến Giáo-hoàng. Tôi cũng không hiểu được tại sao vấn-đề này lại bị đóng. Thật sững sờ. Tôi đã viết một phụ lục cho ấn-bản tiếng Pháp của cuốn sách tôi viết về Thừa-tác-vụ trong đó tôi có chỉ-trích ông Ratzinger đã tự mình lấy quyền diễn-giải chuyện Công Đồng Lateran 4 theo kiểu-cách của riêng ông.

Sau khi tài-liệu của Ratzinger được ấn-hành, tôi lại viết một cuốn sách mới cũng về “Thừa-tác-vụ” trong đó, tôi không nói đến thừa-tác-vụ ngoại-thường nữa, nhưng đã yêu-cầu một thể-loại bí-tích cho các vị làm mục-vụ, là những vị từ đó được tấn-phong theo bối-cảnh thừa-tác-vụ bí-tích. Thành thử, từ đó tôi không còn nói đến vấn-đề thừa-tác-vụ ngoại-thường để chủ-trì Tiệc Thánh nữa, nhưng sử-dụng một phạm-trù khác để qui-chiếu vào cùng một chuyện.

Bề Trên Tổng Quyền có bảo tôi đi Rôma để hội-luận với Ratzinger. Thư ký của Ratzinger cũng có mặt ở đó, và chúng tôi nói tiếng Anh là ngôn-ngữ Ratzinger  rất thành-thạo. Buổi hội-luận kéo dài khoảng 45 phút, rất tâm-tình. Đây không là tiến-trình thích-hợp với qui-tắc của năm 1971, nhưng đơn-giản chỉ là buổi hội-luận, không chính-thức mà thôi.

Đây là thủ-tục còn tồi-tệ hơn cả tiến-trình đều đặn nữa. Tôi gặp Ratzinger mặt-đối-mặt và nhớ lại thời Công Đồng Vatican 2. Ngay khi ấy, đã thấy có cái gì đó từ ông ta khiến tôi không bị thuyết phục. Ông chẳng bao giờ nói gì trong các buổi hội-họp trong thời gian diễn ra Công-Đồng Vatican 2. Chắc vì Rahner, Chenu Yves Congar đều có mặt ở đó, nên ông không nói điều gì hết.

Trong lúc chuyện trò, ông tỏ ra rất tử-tế. Tôi nói với ông rằng: trong sách tôi mới vừa viết, tôi không hề đả-động gì đến thừa-tác-vụ ngoại-thường hết. Tôi chỉ yêu-cầu là các lần tấn-phong linh-mục sắp tới sẽ đọc kinh cầu Chúa Thánh Thần trong Lời Nguyện Thánh Thể (*4).

Chú thích: (*4) Lời nguyện đọc kèm trong thánh-lễ, đặc biệt là ở các buổi phụng-vụ Đông Phương, Chúa Thánh Thần được đích danh yêu cầu ngự xuống trên của lễ hiến-tế, nên bánh và rượu trở thành Mình và Máu Đức Kitô và vì thế có nghĩa như ơn cứu-độ cho những ai dự-phần trong Tiệc Thánh.

Lúc ấy, ông có hỏi là tôi đang làm gì khi không còn dạy ở đại-học nữa. Tôi trả lời rằng tôi đang làm việc hăng-say hơn bao giờ hết. Ông tiếp tục hỏi tôi nhiều câu hỏi như thế mãi. Với tôi, loại hội-luận này có thể có tác-dụng tốt đẹp, bởi tôi thuộc về lứa tuổi nào đó rồi, nhưng đối với những người trẻ hơn tôi thì đây là một hình-thức hành-hạ/tra-tấn theo kiểu gọi là tử-tế. Bởi, lớp người trẻ không thể hiểu được những gì được che khuất đằng sau tính nhẹ-nhàng/tử-tế của ông ấy.             

Tôi được vị thư ký tháp-tùng rời khỏi buổi hội-luận. Bề Trên Tổng Quyền ngỏ ý muốn nói đôi điều về buổi hội-luận này, nhưng vị thư-ký đã ngắt lời ngài và bảo: “Có thể đây là tiến-trình thẩm-tra mới của Thánh-Bộ Tín Lý: một thứ hội-luận giữa Ratzinger và nhà thần-học bị cật-vấn”. Bề Trên Tổng Quyền và tôi khi đó đều giữ im-lặng, không nói gì. Tiếp sau đó, trong tờ Osservatore Romano (tức: cơ-quan ngôn-luận chính-thức của Rôma) có một mẩu tin gửi đến tín-hữu Công-giáo trong đó nói rằng: đối với Bộ Tín Lý Đức Tin vẫn còn có nhiều điểm bất đồng với đạo-lý chính-thức của Giáo-hội, nhưng không phải với niềm tin.

Tắt một lời, tôi chưa từng bị lên án cả trong ba tiến-trình thẩm-tra, ra như thế.


Cả ba tiến-trình thẩm-tra như thế
Có làm ngài đau khổ lắm không?

Tôi không thể nói là nhiều hơn. Lần thẩm-tra đầu, khi Rahner báo cho tôi hay là tôi đang bị điều-tra mà không biết tại sao lại có thể như thế, tôi vẫn thấy thật kinh-hãi. Tôi nhớ tôi có nói với Rahner như thế này: “Hãy nhớ rằng đây là lối đối-xử dành cho những người trong chúng ta ngày đêm làm việc cho Giáo-hội, đấy.”

Vào lần thẩm-tra thứ hai, tôi thấy cũng hơi buồn bực một chút, nhưng tôi cảm thấy tự-do hơn đối với Thánh Bộ Rôma, Quan-toà dị-giáo thần-học và tôi. Đó là tiến-trình mở ra và khi ấy tôi thấy còn dễ chịu, dù có sự hiện-diện của Galot, là người khiến tôi bực-bõ, rất phiền-não.

Lúc ấy tôi tự hỏi làm thế nào mà tất cả chuyện này lại có thể xảy ra trong Giáo-hội của Thiên-Chúa được. Với tư-cách là thần-học-gia, chúng tôi không phải là đấng bậc “vô-ngộ” (tức: “không sai lầm”) đâu, nhưng cũng biết cách đối xử tốt với mọi người, và/hoặc đôi lúc cũng có cung-cách làm cho nhiều người không được hài lòng.


Có bao giờ ngài có ý-định rời bỏ Giáo-hội và Hội Dòng mình,
như thần-học-gia người Brazil là Leonardo Boff (* 5)
từng làm không?        

Không bao giờ. Không bao giờ như thế hết. Tôi thuộc Hội-thánh Công-giáo La Mã, nhưng tôi không muốn nói Giáo-hội này không phải là không có sai sót. Thật ra, người ta cần có can-đảm nói tiếng không.

Và rồi, hỏi rằng tôi có ý-định rời bỏ Dòng Đa Minh không ư? Tôi chưa bao giờ nghi-ngờ sự lựa chọn mà tôi từng quyết định vào tuổi 19, hết. Tôi thấy tội-nghiệp khi thần-học-gia Boff chọn lựa như thế. Ông là người bạn rất thân của tôi, cống-hiến trọn vẹn cho người nghèo, nhưng những gì ông làm đều khiến tôi rối tinh lên. Tôi cảm thấy rất buồn về chuyện ấy.

Để kết thúc chương đoạn nói nhiều về tiến-trình tra-khảo này, tôi muốn nói rằng: cho đến bây giờ, như tôi hy-vọng, sẽ luôn là vụ/việc mà tôi chưa bao giờ có bất cứ một điều gì để bị kết tội hết. Và, cho dù phiêu-lưu/mạo-hiểm cũng đã nhiều, tôi vẫn toại-nguyện vì vẫn thuộc về Giáo-hội Chúa và Hội Dòng Đa Minh, của tôi        
                                                                                                                        (còn tiếp)
        
Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari
Mai Tá lược dịch

Monday 29 May 2017

Lm Vĩnh Sang DCCT : SAO CÒN ĐỨNG NHÌN TRỜI?


Những ngày kế tiếp sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi, các thanh niên miền Nam rất hoang mang, nỗi khiếp sợ cứ từ từ tuôn đến, không như những gì đã nghe, ngay cả đã thấy trong biến cố Tết Mậu Thân. Không có tiếng súng thanh toán, nếu có thì không nhiều, không có rút móng tay các cô, không có ép lấy thương binh què cụt, không có…
Thế nhưng từng đoàn anh em, bạn bè và cả người thân nữa, lên đường đi "học tập cải tạo", lệnh chỉ cần mang theo lương thực 10 ngày, vậy mà biền biệt vô âm tín nhiều năm dài.
Không rút móng tay nhưng có cắt ống quần loe, có xén tóc dài bởi “bọn 30 tháng 4” đứng ở mọi nẻo đường hung hăng hành động. Không bắt bớ công khai nhưng những chiến dịch lần lượt ra đời: đốt sách “văn hóa đồi trụy”, đánh tư sản mại bản, quốc hữu hóa các Dòng Tu…
Từng đoàn xe vận tải chở người Sàigòn ngậm ngùi đi Kinh Tế Mới trong nước mắt. Không thấy đấu tố nhưng lại có những phiên họp tổ dân phố thâu đêm để gạch tên, duyệt xét lý lịch tùng người dân ở mọi ngóc ngách.
Không biến Sàigòn thành biển máu nhưng Sàigòn quằn quại chuyển mình thành một thành phố chết khi mọi nẻo đường đều bị "ngăn sông cấm chợ", không một hạt gạo, không một hạt đậu nào lọt được vào thành phố.
Không ép phải lấy thương binh què cụt nhưng trong cơn túng quẫn, một số vợ sĩ quan đã nhắm mắt đưa chân, để rơi vào tay những cán bộ có quyền, ngay cả anh lơ xe cũng "chụp" được vài bà vì có thế mới dấu được hàng nông sản cứu đói đàn con…
Dân Sàigòn ngơ ngác thất thần như chưa kịp hiểu những gì đang xảy ra….
Giữa nhưng hoang mang chưa định được hướng sống, chúng tôi tham dự các buổi hội thảo mở ra để trấn an và kể cả ru ngủ thành phần trí thức, thành phần Tu Sĩ như chúng tôi. Hôm ấy tại hội trường Regina Mundi ( đường Công lý, nay là trường Lê Thị Hồng Gấm đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ), các diễn giả ra sức thuyết phục chúng tôi an tâm “tin tưởng vào cách mạng”, nỗ lực “xây dựng xã hội mới”.
Một diễn giả là Linh Mục ra vẻ là "Công Giáo yêu nước", đã "vận dụng tài tình" một câu Kinh Thánh trích trong sách Công Vụ Tông Đồ, thường được đọc trong lễ Chúa Thăng Thiên: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời ?” ( Cv 1, 11 ). Bài diễn thuyết của ông có ý nói, xã hội đã thay đổi rồi, đừng ngoái nhìn lại mơ màng quá khứ, đừng nuối tiếc những gì đã qua, hãy sống thực tế hôm nay, cuối bài ông còn nhấn mạnh ý tưởng, chúng ta cầu nguyện xin Chúa ban hòa bình, nay hòa bình rồi còn kêu ca gì nữa ! Vài năm sau, ông thức tỉnh không nhìn trời nữa, quay ra lên tiếng phản đối chính sách chế độ mới, bây giờ ông đã qua bên kia thế giới để nhìn xuống chứ không nhìn lên nữa.
Lễ Chúa Thăng Thiên năm nay ( 2017 ), 42 năm đi qua, vẫn Lời Chúa năm xưa, lời bảo chúng ta: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời ?” Chúa bảo chúng ta hãy nhìn vào thực tế cuộc sống, hãy mở mắt để thấy nỗi đau thương của dân tộc, của người nghèo, mở to mắt để thấy bất công, gian ác và bạo tàn đang tàn phá đất nước, thấy đất nước tụt hậu, đi sau cả những dân tộc nhỏ bé ngàn đời đã ở mức thấp hơn chúng ta ( Lào và Cambodia ). Đừng mơ màng nhìn trời, đừng bay bổng nói chuyện trên trời, đừng tránh né sự thật, trốn tránh thực tại và hèn nhát lẩn trốn nữa.
42 năm hòa bình, bỗng hôm nay lời Đức Thánh Cha Phanxicô lại đưa ra nhận định hết sức bình dị, dễ hiểu và lý giải cuộc sống:
“Hoà bình trong xã hội không thể được hiểu như là sự bình định hay vắng bóng bạo lực do sự thống trị của một bộ phận xã hội trên các bộ phận khác. Hoà bình thực cũng không phải là cái cớ để biện minh cho một cơ cấu xã hội làm cho người nghèo phải câm miệng hay chịu cam phận, để cho những kẻ giàu có hơn có thể ung dung hưởng thụ nếp sống của họ đang khi những người khác phải cố sống được thế nào hay thế ấy.
Những đòi hỏi về sự phân phối của cải, sự quan tâm tới người nghèo và các quyền con người không thể được dập tắt bằng cái vỏ bọc tạo ra một sự đồng thuận trên giấy tờ hay một thứ hoà bình tạm bợ cho một thiểu số mãn nguyện. Phẩm giá con người và công ích giữ vị trí cao hơn sự tiện nghi của những người không chấp nhận từ bỏ những đặc quyền của mình.
Khi những giá trị này bị đe doạ, cần phải gióng lên một tiếng nói tiên tri.” ( Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng số 218 ).
Tiếp theo Lời của Chúa, Đức Thánh Cha nhắn nhủ người Kitô hữu, đặc biệt hàng Giáo Sĩ mang sứ mạng Tiên Tri: “Phẩm giá con người và công ích giữ vị trí cao hơn sự tiện nghi của những người không chấp nhận từ bỏ những đặc quyền của mình. Khi những giá trị này bị đe doạ, cần phải gióng lên một tiếng nói tiên tri.”
Đừng mơ màng nhìn trời nữa !
Lm. VĨNH SANG, DCCT 26.5.2017

Thursday 25 May 2017

Lm E. Schillebeeckx: Bài 10 Quá trình sự-việc chống báng tôi




Diễn-tiến ban đầu:
Luận-văn thần-học 

Tôi thật không có ý-kiến gì về lịch-trình diễn-tiến sự-việc chống lại tôi. Tác-giả Karl Rahner có nói cho tôi biết sự việc là như thế. Ông nói ông muốn đến thăm tôi không biết có được không; nhưng ông lại không chịu đến nhà nào của Dòng mà có “người anh em cùng Dòng đã tố-cáo tôi với Rôma”. Người mà tác-giả Rahner nói đến là Giáo-sư van der Ploeg, cha giáo dạy môn chú-giải Kinh-thánh tại Đại-Học-Đường Nijmegen. Cha từng thành-lập hai tờ nhật-báo bảo-thủ, trên đó ngài đả-kích các Giám-mục và một số các thần-học-gia.

Tác-giả Karl Rahner nói với tôi là: “Vấn-đề này khá tế-nhị, nên ông không thể nói cho tôi biết tên vị ấy qua điện-thoại được”. Tôi bèn mời ông đến tòa-soạn Báo Concilium Nijmegen. Karl Rahner được chỉ-định bênh-vực tôi chống trả mọi đả kích hoặc nghi-ngờ nào từng diễn ra. Ông gửi cho tôi tập hồ-sơ gồm sự việc anh em trong Dòng và cả các vị từng hỗ-trợ cáo buộc chống-báng tôi. Tôi ngồi đọc hết chồng hồ-sơ ấy. Tuy nhiên, đó chỉ là lời lẽ trong cuộc phỏng-vấn gửi cho báo chí ở Mỹ, mà thôi.

Diễn tiến ban đầu, là ý-kiến của tôi bàn về việc tục-hoá đạo-giáo. Lập-trường của tôi như thế này: mấy chuyện về con người đều ra như thế cả. Tác-giả Karl Rahner nói sẽ lấy lại tập sơ ấy trong tương-lai và ông còn hứa với tôi là sẽ giả lại tôi một ngày nào đó. Thế nhưng, cái chết của ông đã không cho phép ông giữ trọn lời hứa ấy.

Thành ra, sự việc xảy ra ở Innsbruck, trong tập hồ-sơ lưu-trữ của thần-học-gia Rahner. Tác-giả đây, là người duy-nhất biết có sự việc diễn-tiến chống-đối tôi. Mấy lâu này, bí mật này vẫn đè nặng lên vai ông như một trọng tội, nhưng ông có bảo với tôi rằng: luật tự-nhiên bao giờ cũng đến trước mọi quyết-định khách-quan. Tôi chẳng hề hé môi tiết lộ cho ai biết chuyện này hết.

Sau hai hoặc ba tháng trời –lúc ấy tôi đang dạy ở Mỹ--  nên tôi có bảo thư-ký của tôi cũng là sĩ-tử Dòng Đa Minh, Lm Truyman, một chuyên-gia về truyền-thông đại-chúng. Cụ này hỏi: Ông ta có thể cho Fesquet, thông-tín-viên báo Le Monde biết hay không? Tôi được phép yêu-cầu ông ta mở cuộc điều-tra tại Rôma xem có thật là: bên ấy đang có các cuộc vận-động chống lại tôi không? Tất cả đều bí mật và bí mật.

Năm 1942, Lm Chenu được biết là ông đang bị kết án trên đài truyền-thanh. Ba tháng sau, Lm Truyman đi Paris nói chuyện với Fesquet là người từng hứa sẽ không loan tin này trước khi có cuộc điều-tra cặn-kẽ. Một năm sau, Truyman tường-trình là Fesquet đã thu-thập mọi thông-tin về chuyện ấy. Và, đúng vào ngày 24 tháng Mười Một năm ấy, tin-tức đã xuất-hiện trên báo Pháp Le Monde (* 1).

Chú thích:
(*1) Cơn rúng-động xảy ra do bởi tông-thư Humanae Vitae vẫn chưa tắt lịm để đi vào dĩ-vãng. Nay, chúng tôi được biết Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, mà các bên đều không hay biết gì, đã bắt đầu e rằng Lm E. Schillebeeckx là người rối đạo thế mà Hồng y Alfrink vẫn tin-tưởng ông. Báo Le Monde có đăng tải vào ngày 24/9/1968 tin tức bảo rằng E. Schillebeeckx được coi là thần-học-gia lỗi-lạc thuộc Hội-đồng Giám-mục Hoà Lan.


Thế nhưng, ai là người từng nói ra mà lại không để ý đến chuyện bí mật về đau khổ của người mắc tội cũng rất trọng? Ai là người bật mí những chuyện như thế? Toà Thánh La Mã đã tỏ ra tuyệt-đối phẫn-nộ, trong khi Giáo-hội có lập-trường chống lại thủ-tục của Rôma xúc-tiến thẩm-tra sự việc.

Bất chợt, tác-giả Karl Rahner được triệu-hồi đi Rôma. Nhiều người khi ấy nghĩ ông là người đã nói ra chuyện ấy. Thật không thể nào có người lại nghĩ rằng chuyện ấy là do các thành-viên của Toà Thánh đã làm việc này. Thư ký của Thánh Bộ lúc bấy giờ là Đức ông Philippe, lại cũng là sĩ-tử Dòng Đa Minh.

Và sau đó, tác-giả Karl Rahner  có nói với tôi rằng ông bị Philippe thẩm-tra suốt ba tiếng đồng-hồ. Nhà thần-học lỗi-lạc người Đức này cứ tiếp-tục lặp đi lặp lại với Philippe rằng: “Tôi chẳng nói điều gì với Schillebeeckx hết. Cuối cùng thì, Đức ngài Philippe bèn chào thua và có lời xin lỗi thần-học-gia Rahner.

Quả thật là thần-học-gia Rahner có nói với tôi là tôi đang bị trên điều-tra và ông ta nói ông cảm thấy có bổn-phận về đạo-đức phải nói điều ấy ra cho tôi biết. Đối với ông, đối xử như thế thật bất công. Là người biện-hộ cho tôi, ông thấy có bổn-phận phải nói cho thân-chủ mình biết. Bí-mật là một phần trong giáo-luật, nhưng luật tự-nhiên bao giờ cũng đến trước giáo-luật. Và Rahner cứ lặp đi lặp lại mãi với tôi một câu khi ông bảo: “Lần này lương-tâm của tôi dạy tôi phải tạo trình-độ tâm-não. (*2)           

(*2) ‘Trình-độ tâm-não’ là hành-động bên trong trí-tuệ nhờ đó mà khi con người nói ra thì họ thốt ra lời lẽ không mang ý-nghĩa rõ-ràng.

Bởi, cũng là việc hợp-pháp khi biện-luận rằng che-đậy sự thật là một bổn-phận hoặc ít ra là chuyện hữu-dụng và đây chỉ có nghĩa là nó có giá-trị khi làm thế.    


Phụ-tá của thần-học-gia Rahner cũng là nhà thần học người Đức tên là Lehmann, có viết một bài để bênh-vực sự việc này. Rahner từng bắt các người cộng-sự của ông ta làm việc rất đắc-lực. Ông yêu cầu Lehmann đọc mọi ấn-phẩm và viết bài biện-hộ cho ông.

Vào ngày Thứ Hai mồng 7 tháng Mười năm 1968, Rahner nói trước các vị cố vấn của Thánh Bộ  --có lẽ con số các vị này lên đến 19 vị--  và tất các vị ấy đều đánh giá cao các bài cũng như các sách do tôi viết. Tôi thừa biết là thần-học-gia Daneels, sau này trở-thành Giám-mục thành Antwerp và hiện giờ đang làm Tổng Giám mục của Malines-Brussels, lúc ấy không có mặt: ông này rất ư cởi mở. Tôi thì tôi nghĩ là ngay đến ông này cũng không được mời tham-dự buổi thẩm-tra ấy. Chỉ có các thần-học-gia thuộc trường Rôma mới được phép có mặt, thôi.   

Thần-học-gia Rahner có nói đôi lời sau khi các vị Cố vấn trên ra tuyên-ngôn với Thánh Bộ. Rahner đã chỉ-trích phương-pháp mà các vị chọn đã cho thấy thiếu mất niềm tin-tưởng và các nhà thần-học từng bị cho là chỉ có lỗi khi các ngài không sử-dụng ngữ-vựng thông-thường mà thôi. Và, thần-học-gia Rahner đã ăn nói một cách mê say ít khi thấy.

Sự việc được thần-học-gia Rahner nói lên đã tạo ấn-tượng khủng-khiếp. Ngày hôm ấy, buổi hội không đưa ra một quyết-định nào. Kết-quả được thông-chuyển đến Hội-đồng tổng-thể gồm các hồng-y thuộc Thánh Bộ này là những người tuần tự tường-trình lên Giáo-hoàng. Cả Rahner lẫn tôi, đều được báo cáo cho biết kết-quả cuộc đầu phiếu.

Rahner có gọi điện cho tôi biết hai tiếng đồng hồ sau khi kết-thúc cuộc tranh-luận nói rằng nhiều vị cố vấn của Thánh Bộ đã đồng-thuận với ý-tưởng do tôi đề ra, con số có lẽ lên đến 2/3 số phiếu bầu.

Vào ngày 15 tháng Giêng năm 1971, Jerome Hamer, lúc ấy là Bộ trưởng Thánh Bộ Đức Tin, đã công-bố luật mới đang trong tiến-trình đổi thay. Thật sự thì, vào tiến-trình thứ hai nói về tôi vào năm 1979  mọi sự đều theo tiến-trình mới đã sắp xếp.

Nhưng nay thì, với ngài Ratzinger, các điều-lệ này không được tôn-trọng bởi lẽ ngài đã có các cuộc chuyện-vãn không chính-thức với nhà thần-học đang bị tra-vấn. Không có tiến-trình công-khai nào về chuyện ấy cả. Với tôi, dường như chuyện này ngày càng trở nên tồi-tệ. Tất cả mọi sự đều tuỳ vào ngài, trong khi qui-tắc của Hamer lại chứa-đựng nhiều đường-lối hướng-dẫn rất rõ rệt. Các đường-lối chỉ-đạo này có thể bị chỉ-trích, nhưng nhân-vật bị điều-tra/thẩm-vấn lại có thể tự biện-hộ cho chính mình theo đường-lối nghiêm-túc có trật-tự.       
                                                                                                                       

(còn tiếp)

Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari
Mai Tá lược dịch