Monday 18 January 2016

Gs Geza Vermes Diện mạo Đức Giêsu: Con Thiên-Chúa trong văn-chương Phaolô (bài 22)



Chương 4
Đức Kitô của ông Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người nơi vũ-trụ
(bài 22)



Con Thiên Chúa
trong văn chương Phaolô


Không giống như Tin Mừng Nhất Lãm và các bài viết của ông Gioan Tin Mừng, qua đó Đức Giêsu đã tỏ-lộ cho chúng dân thấy vai-trò “Con Thiên Chúa” của Ngài được nối-kết một cách có thứ-tự thời-gian vào ảnh-hình trổi-bật của ông Gioan Tẩy Giả, ông Phaolô lại không mảy may có ý-định gì về việc cắm chặng cùng thả neo Đức Kitô vào với lịch-sử.

Thật vậy, ông không hề đề-cập chuyện của ông Gioan Tẩy Giả vào bất cứ bài viết hoặc thư-từ của ông hết.

Xét về bài giảng trích đăng ở sách Công-vụ Tông-đồ chương 13 trong đó ông Gioan được nói đến là theo sau lề-lối giảng-dạy của Đạo Chúa ở Palestine đúng hơn được viết theo văn-phong/thể-loại của riêng ông.

Lại nữa, câu chuyện ông Phaolô phải đối-đầu/giáp mặt với những người đi Đạo có thể có về sau ở Êphêsô, là những người chẳng hiểu/biết gì về việc thanh-tẩy cho tín-hữu Đạo Chúa nhưng lại rất quen thuộc đối với bản thân ông Gioan, như có kể ở sách Công-vụ Tông-đồ đoạn 18 câu 25 và 19 câu 3  vẫn là những gì rút tự các đoạn viết mà nhiều người không tin là do chính ông là tác-giả của sách Công-vụ.

Hãy thử xem xét các đoạn và câu viết nói ở trên, xem sao:


“Có một người Do-thái tên là Apôlô, quê ở Alexandria, đã đến Êphêsô; ông là người có tài hùng-biện và thông-thạo Kinh Thánh. Ông đã được học Đạo Chúa; với tâm-hồn nồng-nhiệt, ông thường lên tiếng giảng-dạy chính-xác những điều liên-quan đến Đức Giêsu, tuy rằng ông chỉ biết có phép rửa của ông Gioan thôi.”   


Và, đoạn 19 câu 3 có những lời sau đây:


“Ông hỏi: "Vậy anh em đã được chịu phép rửa nào?" Họ đáp: "Phép rửa của ông Gioan.”


Tất cả những điều ông Phaolô nói về Đức Giêsu đến với thế-gian này, chỉ mỗi bảo rằng: Ngài sinh hạ từ một nữ-phụ không nổi-tiếng theo Do-thái-giáo –và, đây là điều ta học biết được từ ông Phaolô về mẹ hiền của Đức Giêsu, mà thôi. Và, điều đó xảy ra trong thời viên-mã, rất tràn-trề, tức: vào thời-khắc quan-trọng nhất trong lịch-sử. Đó là câu viết ở thư Galát đoạn 4 câu 4 như sau:


“Nhưng khi thời-gian tới hồi viên-mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề-Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề-Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa-tử.”


Nay, ta sẽ nói tiếp điều này vào các chương sau, khi bàn về ý-nghĩa của sứ-vụ thừa-sai của “Người Con” tức: gồm việc trở-nên-một, cứu-chuộc, việc ban-tặng phận làm con rất thánh-thiêng cho các kẻ nào tin-tưởng, còn thì ưu-tư chính của chúng ta vào lúc này sẽ tập-trung định-đoạt về tâm-thân/trạng-huống của Ngài và tương-quan giữa Ngài và Thiên-Chúa-là-Cha theo tầm-kích nghĩ-suy của ông Phaolô.

Phải chăng chính ông đã đặt ông Gioan Tẩy-giả lên trước và xét rằng Cha với Con như Ngôi-vị đồng-đều?

Trong hai cơ-hội, xem ra ông cũng đã làm như thế. Tỉ-dụ đầu, là về việc tiến-chức Đức Giêsu Kitô ở vào trang-thái vốn dĩ thần-linh thánh-hoá như ở thư ông viết cho cộng-đoàn Phillíphê đoạn 2 câu 6 đến 11 sau đây:


“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất-quyết duy-trì địa vị ngang hàng với Thiên-Chúa, nhưng đã hoàn-toàn trút bỏ vinh-quang mặc lấy thân nô-lệ, trở nên giống phàm-nhân sống như người trần-thế. Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập-tự. Chính vì thế, Thiên-Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh-hiệu trổi-vượt trên muôn ngàn danh-hiệu.

Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và cả nơi âm-phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn-vinh Thiên-Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên-xưng rằng: "Đức Giêsu Kitô là Chúa".    


Đoạn viết này lấy từ bài ca-vịnh được trích-dẫn cốt hỗ-trợ cho lời ông Phaolô khuyên-răn dân thành Phillíphê hãy sống trong an-bình/hài-hoà, mà thôi. Bài vãn ấy, đại-để thế này:


            “Hãy đạt điều này trong anh em,
là những người vốn dĩ có được điều ấy trong Đức Giêsu Kitô, là Đấng,
dù Ngài mặc lấy hình-hài của Thiên-Chúa,
vẫn không coi mình đồng-đều với Thiên-Chúa dù đạt được như thế,
nhưng đã tự khiến mình nên trống rỗng, mặc lấy hình-hài của người đầy-tớ,
là kẻ được sinh ra như con người.
Và có được hình-hài của con người, Ngài tự hạ mình
và trở-nên vâng-phục cho đến chết, dù là cái chết trên thập-tự.
Vì thế, Thiên-Chúa đã tuyên-dương Ngài lên chốn cao cả
và tặng cho Ngài danh-tánh vượt trên mọi tên tuổi,
kịp khi nghe tên Đức Giêsu mọi đầu gối đều gập xuống bái-phục,
trên trời, dưới đất và cả ở trong lòng địa-cầu,
mọi miệng lưỡi đều thừa-nhận Đức Giêsu-Kitô là Đức Chúa,
hầu vinh-danh Thiên-Chúa Cha.”


Thành-ngữ “hình-hài của Thiên-Chúa”, “đạt chức-năng đồng-đều với Thiên-Chúa” “tự mình trở-nên trống rỗng” làm vang vọng các ý-niệm thần-thoại thường gặp ở Tin Mừng của tác-giả Gioan viết ra và cũng rút từ giòng chảy tư-duy của nhóm Ngộ-đạo dị-giáo xuất-hiện về sau này.

Nếu quả là như thế, thì tính theo thời-gian sự việc này có vào niên-biểu đầu thế-kỷ thứ 2 sau Công nguyên đúng hơn là vào thời ông Phaolô sinh-hoạt mục-vụ.

Bài ca vịnh hát ở trên lại đã tạo ý-nghĩa hay/đẹp hơn nếu nó được coi như bản-văn Phụng-tự có vào thời trước đó rồi được cài/nhét vào trong thư gọi là của ông Phaolô gửi giáo-đoàn Phillíphê. Chuyện này là do một hiệu-đính-viên sau này thực-hiện chứ tuyệt-nhiên không do chính ông Phaolô dàn-dựng.

Sự-kiện có thể xảy ra, là: bài ca-vịnh như thế có thể được gỡ bỏ đi mà không gây hại ý-nghĩa chung chung của toàn chương/đoạn đã hỗ trợ cách mạnh-mẽ cho giả-thuyết quyết bảo rằng đoạn văn đó có mặt vào thời hậu-Phaolô, mới đúng.

Ví-dụ thứ hai có được là rút từ thư gửi giáo-đoàn Rôma đoạn 9 câu 5, trong đó nói:


“Họ là người Israel, được Thiên-Chúa nhận làm con, được Ngài cho thấy vinh-quang, ban tặng các giao-ước, lề-luật, một nền phụng-tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết, chính Đức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Người là Thiên-Chúa, Đấng vượt trên mọi sự. Chúc-tụng Người đến muôn thuở muôn đời. Amen.”


Cứ xem lối chấm phết và dĩ nhiên, các bản-thảo viết tay tiếng Hy-lạp lại không được chấm phết – thì: đoạn văn này có thể có hai ý-nghĩa khác hẳn nhau. Ý-nghĩa xoay quanh lai-lịch của người nhận được chúc phúc cuối cùng: phải chăng điều đó nhắm vào Đức Kitô hoặc Thiên-Chúa, đây?

Chủ-từ “Họ” ở đây là những người Do-thái-giáo lệ-thuộc vào các tổ-phụ và giòng-giống của họ hiểu theo tính xác thịt, thì Đức Kitô là Đấng vượt lên trên mọi sự nên được chúc-tụng đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (Rm 9: 5)

Nay, giả như lời tụng-ca hoặc lời ngợi-ca phụng vụ được áp-đặt cho Đức Kitô, tức bảo rằng: “Thuộc giòng-dõi của họ… có Đức Kitô, là Đấng vượt lên trên mọi sự nên được chúc-tụng đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (theo như bản dịch Kinh thánh bên tiếng Anh, có sửa đổi rất chuẩn-mực, vv.)  

Nếu như thế, thì bản-văn Kinh thánh tiếng Hy-Lạp sẽ hiểu là không có sự chúc phúc gửi đến với Đức Kitô; trong khi ở đây, cũng giống như các nỗ-lực trực-tiếp biến Người Con của Thiên-Chúa thành thần-linh thánh-hoá, đều không được các thư-từ đích-thực do ông Phaolô soạn, từng hỗ-trợ. (*2)

Bắt đầu chuyện này, ta sẽ có bằng-chứng rõ ràng và đồng-loạt cho thấy là: các lời kinh do ông Phaolô tạo và các lời ngợi ca/chúc-phúc ở phụng-vụ, một cách đều-đặn, vẫn được chuyển-tải đến Thiên-Chúa hoặc Chúa Cha, chứ không hướng thẳng đến Đức Giêsu-Kitô, dù ta vẫn thường thấy Giáo-hội làm như thế.          

Kết-cuộc là, Đức Kitô bị chia-cách rất rạch-ròi/khéo-léo khỏi Thiên-Chúa Cha. Đây, là vấn-đề hết sức quan-trọng. Thế nên, tôi liệt-kê ra đây một số lời cầu và tụng-thức, tức những lời ngợi-ca rút từ các thư do ông Phaolô soạn.   

                                                                                             (còn tiếp)


Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch

Tuesday 12 January 2016

Lm Vĩnh Sang DCCT HIỆP NHẤT



HIỆP NHẤT
Những ngày cuối năm 2015 và đầu năm 2016, ở sân phía sau Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, DCCT Sàigòn, 38 Kỳ Đồng, Quận 3, người ta nhận thấy có rất đông người lui tới, mỗi ngày đều có những sinh hoạt rộn ràng ca hát vui tươi. Hầu hết có thể nhận ra đó là những người khuyết tật và già yếu, họ di chuyển bằng cặp nạng, hoặc trên những chiếc xe lăn, xe lắc hoặc do người thân chở xe đến. Họ mù, què, cụt tay, cụt cả hai chân… Đến khi ra về, trên tay mỗi người có một gói quà nhỏ, mặt mày rạng rỡ, tiếng cười, tiếng la hét gọi nhau vang hòa.
Sân sinh hoạt này kể từ khi thiết lập năm 1974 đã mang danh xưng "sân Hiệp Nhất". Ngày ấy khi đặt tên cho ngôi nhà mới xây để sinh hoạt Giáo Lý là "Nhà Hiệp Nhất", và phần sân chia cắt giữa Nhà Thờ và nhà Hiệp Nhất cũng mang tên Hiệp Nhất, các Đấng Bề Trên đã muốn định hướng cho cộng đồng và những người lui tới nơi đây một tinh thần hiệp nhất trong Giáo Hội, trong đất nước Việt Nam, tinh thần mà Công Đồng Vatican II đã đề xướng và khuyến dụ con cái mình thực hiện.
Chúng tôi được biết những sinh hoạt vừa tổ chức ở sân Hiệp Nhất là những sinh hoạt hội ngộ các Thương Phế Binh VNCH trong dịp mừng năm mới. Theo Ban Tổ Chức cho biết đã có hơn 2.000 Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa về tham dự, cuộc họp mặt diễn ra liên tục trong 8 ngày ( 28.12.2015 – 4.1.2016 ) trừ Chúa Nhật 3 tháng 1, vì phải dành ưu tiên cho các Thánh Lễ Chúa Nhật trải ra suốt từsớm tinh mơ đến tối khuya.
Để có thể tổ chức cuộc hội ngộ này Ban Tổ Chức đã được sự cộng tác tích cực của hơn 50 Tình Nguyện Viên thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi. Họ tình nguyện thực sự và phục vụ không công, thậm chí họ phải tự trang trải những chi phí riêng của họ và cả một số sinh hoạt cho chương trình nữa. Họ đã hy sinh rất nhiều: công sức, thời giờ, chấp nhận cả những khó khăn do địa phương gây ra cho họ. Chúng tôi có dịp theo dõi một vài sinh hoạt của nhóm Tình Nguyện Viên này nên có thể thấu cảm phần nào những hy sinh của họ.
Để có thể truyền thông tin họp mặt theo đúng thời gian và những chi tiết khác đến các Thương Phế Binh, những người khả năng nghe và nhận thông tin rất khó khăn, 5 bạn Tình Nguyện Viên đã kiên nhẫn cầm điện thoại mắt nhìn danh sách và địa chỉ, nhẹ nhàng kiên nhẫn gọi điện thoại báo đến từng Thương Phế Binh ở khắp mọi miền, công việc căng thẳng và kéo dài suốt hai tuần lễ không nghỉ.
Với các Thương Phế Binh bị cụt chân, cụt tay, mù lòa, một nhóm Tình Nguyện Viên trai tráng đã không chỉ vận dụng cơ bắp, nhưng còn cả sự khéo léo để đón tiếp, xếp chỗ ngồi và giúp các ông đi vệ sinh thật nhanh, gọn, chu đáo.
20% các Thương Phế Binh đã đến họp mặt không đúng lịch vì nhiều lý do ( nghe lầm thông tin, theo bạn bè, tránh ngày bị địa phương mời lên làm việc để cầm chân, hoặc bị lỡ tàu xe… ). Nhóm hành chánh đã phải uyển chuyển sắp xếp liên tục vì sổ sách cần sự chính xác và minh bạch.
Nhóm y tế thì ứng trực mọi ngày và mọi giờ. Có nhiều ông Thương Phế Binh đến rất sớm, có nhiều ông còn đến từ hôm trước, phải lo chỗ nghỉ ngơi ăn uống tắm rửa sau một chặng đường dài, đa phần mang nhiều chứng bệnh trong người từ nhiều năm, nhất là cao huyết áp, nên vừa đến nơi, lăn đùng ra kiệt sức là chuyện bình thường. Đã vậy, lâu ngày gặp gỡ nhau, các ông đâu có chịu ngủ yên, thức trắng đêm tâm sự, rồi cà phê thuốc lá, sáng hôm sau vào cuộc hội ngộ thì mệt rũ cả ra, vẫn vui như Tết !
Nhóm trật tự vã mồ hôi sắp xếp xe, ghế, dù che nắng. mang vác các ông lên xe xuống xe, coi ngó trật tự chung, ngăn cản những "thành phần" không ưa chương trình này, luôn len lỏi, rình rập, theo dõi, không biết để làm gì… Kết thúc mỗi buổi, nhóm trật tự lại giăng hàng ngang ra làm vệ sinh toàn bộ sân Hiệp Nhất.
Nhóm chuẩn bị quà thì lo đổi tiền mới, in phong bì, in thiệp năm mới, đặt tiền vào phong bì, kiểm tra cho chính xác các phòng bì sẽ trao, khó nhất là theo danh sách và địa chỉ để trao khoản lộ phí, vì mỗi vùng mỗi miền lại có giá cả lộ phí khác nhau.
Hai chữ "Hiệp Nhất" lộ ra rõ ràng nhất khi trong những Tình Nguyện Viên tham dự có mọi thành phần lớn nhỏ, xuất thân từ miền Nam cũng như miền Bắc ( sau 75 ), mọi thành phần xã hội, trí thức cũng như lao động, buôn bán nhỏ… Đặc biệt lại có cả các chức sắc các tôn giáo: Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài…
Ngay đầu mỗi buổi họp mặt, Ban Tổ Chức và các Thương Phế Binh VNCH luôn dành một phút cùng nhau thinh lặng để tưởng nhớ đến các quân cán chính đã bỏ mình vì tổ quốc. Sau giây phút tưởng niệm thật xúc động, không gian thinh lặng chùng hẳn xuống, để rồi bất ngờ bài hát "Việt Nam, Việt Nam nghe tự vào đời…" được cất lên, hùng tráng và tự hào, lời bài hát như muốn hiệp nhất mọi người lại với nhau, vì quê hương, vì tổ quốc, vì đồng bào, vì biết bao con người còn đang phải chịu áp bức khổ đau...
Và kết thúc chương trình luôn là bài hát "Anh em chúng ta có chung một ngôi nhà…" của cha Quang Uy như một lời chia sẻ ngọt ngào, một lời khuyên lơn đằm thắm, một quyết tâm huynh đệ yêu thương đầy chất Tin Mừng. Quả thật những ngày này mọi người tham dự Hội Ngộ đã hiệp nhất bên nhau trong yêu thương, bất chấp mọi khác biệt, mọi rào cản, mọi tị hiềm…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 5.1.2016

Monday 11 January 2016

Gs geza Vermes; Diện-mạo Đức Giêsu -Ông Paholô và các danh-xưng truyền thống của Đức Giêsu (bài 21)



Chương 4
Đức Kitô của ông Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người nơi vũ-trụ
(bài 21)



1.   Ông Phaolô
và các danh-xưng truyền-thống
của Đức Giêsu


Như tôi có lần từng viết ra, là: ông Phaolô đã chọn lập-trường mới, khi đối-xử với Đức Giêsu theo cách tách-biệt Ngài khỏi các tác-giả đầy “lịch-sử” như: Mác-cô, Mát-thêu và Luca; và cả với ông Gioan Tin Mừng nữa.

Bằng động-thái tảng-lờ Đấng Thánh-hiền người Nazarét, và lờ luôn cả các sinh-hoạt Ngài thực-hiện ở Galilê cũng như ở Giêrusalem, ông Phaolô chẳng thấy gì là cần-thiết phải kết-hợp yếu-tố truyền-thống về diện-mạo Ngài vào với xu-hướng tổng-hợp, mà ông chủ-trương.

Với ông, tiểu-sử Đức Kitô bắt-đầu bằng cái “đêm Ngài bị phản-bội” như ông từng viết trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 11 câu 23, những bảo rằng:


“Thật vậy, điều tôi lãnh-nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh dâng lời chúc-tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến-tế vì anh em.”       


Lập-trường này, đã kết-thúc vào ba ngày sau đó, bằng cuộc Phục sinh/trỗi dậy của Đức Giêsu. Danh-xưng “Giêsu” ông thường gọi, chỉ xuất-hiện chừng mươi lần, trong các thư do ông viết, ngoại trừ thư gửi cộng-đoàn tín-hữu Do-thái mà thực ra không phải của ông, thì: danh-xưng Giêsu chỉ xuất-hiện có chín lần, mà thôi.

Còn lại lập-trường này, đã nối-kết với diện-mạo đầy thế-tục của Đức Giêsu, tức có nghĩa: đối với ông: chỉ có một diện-mạo khá đáng kể, đó là: nỗi chết và sự sống lại của Ngài, thôi.

Cũng vậy, ông Phaolô đã không sử-dụng danh-hiệu “Đấng Thiên Sai” của Do-thái-giáo mà ông Gioan Tin Mừng từng chế ra. Ông, dù không thích lên tiếng về danh-xưng Aram xuất-hiện ở câu kinh trong Đạo, như cụm từ Abba” (Lạy Cha), nhưng ông vẫn viết trong thư Rôma đoạn 8 câu 15, và Thư Galát đoạn 4 câu 6-7, nên đã có những giòng sau đây:

“Phần anh em, anh em đã không lãnh-nhận Thần Khí khiến anh em trở-thành nô-lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần-Khí làm cho anh em nên nghĩa-tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Ápba! Cha ơi!”

Và thư Galát, có những lời đại để như sau:


“Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Ápba, Cha ơi!" Vậy anh em không còn là nô-lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa-kế, nhờ Thiên-Chúa.”   


Cụm-từ “Maran atha” ở thư thứ nhất Côrintô từng khẳng-định “Chúa đã đến”, rất như sau:     


“Nếu ai không yêu mến Chúa sẽ là đồ khốn! "Maran atha!"


Ông Phaolô chẳng quan-tâm gì đến chuyện mà mọi người đều nói ở Kinh thánh, là: tất cả vẫn chờ mong Vua Thiên Sai sẽ đến lại hoặc nghiệm-sinh sự việc này nơi Đức Giêsu Kitô, ngoại trừ các trích-dẫn mù mờ về việc Ngài thuộc giòng-tộc Đavít như thư Rôma đoạn 1 câu 3, có nói rằng:


                        “Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.” 


Và, tài-liệu văn-chương “Hậu-Phaolô” như thư thứ 2 gửi Timôtê đoạn 9 câu 8 lại cũng nói:


“Anh hãy nhớ Đức Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết, Đấng xuất thân từ dòng dõi Đavít.”


Tiếng Hy-Lạp “gốc”, lại đã thêm biệt-danh “Kitô” (tức: “Đấng Được Xức Dầu”) ở sau tên gọi “Giêsu” là để bổ-nghĩa tên của Ngài vốn dĩ là Đấng Thiên-Sai, để rồi tên gọi Ngài đã mau chóng biến- thành danh-xưng “kép” là “Giêsu-Kitô”.

Ông làm thế, là vì nhóm dân ngoại theo chân ông, chẳng biết gì về chuyện người Do-thái-giáo luôn hy-vọng về Đấng Thiên-Sai là Đức Kitô đã hứa ban cho họ như Đấng Cứu-độ, lại sẽ hoàn-tất sứ-vụ cứu-rỗi. Nhưng, không như vị vua cuối cùng thuộc ngai-bệ giòng-tộc Đavít đã đánh bại kẻ địch-thù của Thiên-Chúa, mà là Đấng mà cả thế-giới vẫn trông ngóng sự công-minh thần-thánh, theo cách Ngài phải ngang qua cái chết và sống lại.

Tín-hữu Đạo Chúa thuộc cộng-đoàn Êphêsô, Côrintô hoặc Rôma, nếu chưa được huấn-luyện rạch-ròi, đều không biết là: ông Phaolô đã bóp méo ý-niệm Thiên-Sai của Do-thái-giáo, ngay từ đầu rồi.

Tuy nhiên, với người Do-thái-giáo từng nghe ông giảng-giải, thì sứ-điệp nói đây xem ra chẳng có nghĩa-lý gì: bởi, Đấng Thiên-Sai mà mọi người trông chờ, đâu có chết và Ngài cũng không cần phải sống lại từ cõi chết, nữa.

Ông Phaolô, có lẽ, chẳng bao giờ nghĩ: mình lại có thể gọi Đức Giêsu là “ngôn-sứ”, tức danh-xưng không xứng-hợp với Đức Kitô, bao giờ hết. Và, như đã đoán trước, danh-xưng “Con người”, thường được sử-dụng theo nhiều nghĩa khác nhau ở Tin Mừng Nhất Lãm và cả ở Tin Mừng thứ Tư của tác-giả Gioan, lại hoàn-toàn xa lạ đối với ông. (*1)

Ở chương 6 tiếp theo sau, ta sẽ thấy cụm từ “con Người” là danh-xưng xuất-hiện trước tiên trong truyền-thống Nhất Lãm, phối-hợp với “con người” tựa hồ như “người con trai của Người” hệt như sách Đaniel chương 7 từng nói vào các thập-niên tiếp theo sau sinh-hoạt văn-chương của ông Phaolô.

Xem như thế, thì: truyền-thống trước đó chỉ mỗi định-danh Đức Giêsu như “Con Thiên-Chúa” và “Đức Chúa”, lại đã tiếp-tục phát-triển trong các bài viết của ông Phaolô, thôi.

                                                                                                                        (còn tiếp)


Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch.