Monday 3 July 2017

Lm Edward Schillebeeckx Thần-học-gia toại-nguyện, (Bài 20) Các vấn-đề Đạo-đức





Nói cho đúng, làm gì có cái-gọi-là ‘Đạo-đức/chức-năng’ của Kitô-giáo. Thánh Phaolô xưa có nói: ta phải “sống trong Chúa”. Mọi chi-tiết đạo-đức của thánh Phao lô đều đặt nặng vào ‘nền luân-lý/đạo-đức của nhóm Khắc-kỷ’ (*1).

Chú thích: (1) Nhóm Khắc-kỷ, là một trong các trường-phái triết-học lớn của thời người Do-thái chịu nhiều ảnh-hưởng từ Hy-Lạp, gọi thế là do bởi cụm-từ “portico” trong đó tác-giả Zeno của Citium tìm được vào năm 300, trước Công Nguyên. Cụm-từ đó, có ý khẳng-định tính-cách nguyên-thuỷ của các vấn-đề về luân-lý/đạo-đức đặt lên trên cả vấn-đề về lý-thuyết, nữa.

Nhưng, thánh Phaolô còn lặp lại thêm lần nữa, mà rằng: ta cần ‘sống trong Chúa’. Đây, là thứ đạo-đức biệt-lập, chứ không xuất tự Kitô-giáo, hoặc đạo-lý con người, mà là đạo-đức/chức-năng của con người cách biệt-lập, sống trong ánh sáng của sự sống, rất thần-học.           

Mọi người, dù là Kitô-hữu hoặc ngoài Đạo, là nhà vô-thần hoặc nghiên-cứu-gia nhân-bản đều quyết tìm cho bằng được các tiêu-chuẩn sống cho ra sống. Khi mọi người đều kiếm tìm giải-pháp nào đó, tỉ như về vấn-đề phá thai hay an-tử, các lý-luận đưa ra đều được xét để rồi cuối cùng cũng sẽ “đồng tâm/nhất-trí” mà đưa vào đời sống thần-học.

Trong lịch-sử, không phải lúc nào người Đạo Chúa cũng hiểu được rằng ở đâu có bất-công, nơi nào không. Ví-dụ như, đám người nô-lệ chẳng hạn, người Đạo Chúa vẫn chấp-nhận chuyện ấy. Như thánh Phao lô khi xưa từng bảo: “Là Kitô-hữu, tôi là người tự-do, không có khác-biệt giữa nô-lệ và tự-do, nhưng cả hai đều sống trong xã-hội mà người nô-lệ phải ở lại trong trạng-thái vẫn nô-đày mình.”

Thư thánh Phao-lô gửi anh Philêmôn không thấy nói, rằng: làm thân nô-lệ sống trong xã-hội là tội ác, đâu đấy nhé. Và, điều này, vẫn tiến-hành từ thế-kỷ này đến thế kỷ khác. Như thế, người Đạo Chúa không có ý bảo rằng: chế-độ nô-lệ là một tội-ác.

Lương-tâm con người từng nói tiếng ‘Không’ với chế-độ nô-lệ. Và, thánh Phao lô cũng không kết-luận, rằng nô-lệ là một tội-ác. Có thể là, ông suy-luận điều đó từ Ki tô-học, nhưng ông lại không làm thế. Đạo-lý, như thế là chuyện biệt-lập; nhưng, người Đạo Chúa phải sống như thế trong bối-cảnh đạo-giáo.

Bao giờ cũng thế. Luôn có mối tương-quan hai chiều giữa nền đạo-lý biệt-lập và bối-cảnh Đạo Chúa, trong đó sự biệt-lập được thể-hiện.

Cũng vì lý-do đó, mà tôi đây luôn chống-đối các lập-trường đạo-đức nào đó ở Giáo-hội công-nhiên, vốn dĩ tự coi mình là tín-hữu Đức Kitô, mà trên thực-tế, lại không phải thế; bởi lẽ, họ thuộc về một thứ hệ-thống triết-học nào đó, cứ lý-luận mãi thôi. Chẳng hạn, có người lại cứ suy-tư trong hậm-hực về thái-độ rất ư cứng-ngắc đối với tình-dục và hôn-nhân.

Giáo-hội công-nhiên, đôi lúc cũng theo đuổi giòng chảy triết-học đặc-biệt, như triết-lý kinh-viện vốn dĩ, xưa nay, luôn có một ý-niệm dứt-khoát về bản-chất con người. Các tiêu-chí đạo-đức của Kitô-học và nhân-bản đều có phẩm-giá con người làm nền-tảng.

Đây, là tiêu-chuẩn nằm ở tất cả mọi địa-hạt của đạo-lý: mọi Kitô-hữu đều cùng người khác kiếm tìm những gì được phép hoặc bị cấm-đoán trong hoàn-cảnh khác nhau. Cùng người khác, chúng ta kiếm tìm các tiêu-chí, chứ không tìm ân-huệ có được hơn người.

Trong các vấn-đề về đạo-lý, không có mặc-khải nào hết. Đạo-đức/chức-năng, là một loại tiến-trình nhân-bản, không phải Thiên-Chúa cứ bảo rằng: “Cái này, theo đạo-lý, thì được phép hoặc cái kia bị ngăn-cấm.” Chỉ là con người, với khả-năng suy-tư và kinh-nghiệm từng-trải mói nói đến điều này và thực-hiện nó. Thành ra, không có những chuyện ra như gọi là đạo-đức/chức-năng của Kitô-hữu.

Hồi-giáo, là chuyện khác. Họ cũng có đạo-lý riêng của họ. Với Ki tô-hữu, mặc-khải không phải là niềm tin áp-đặt các tiêu-chí đạo-đức; ngay cả khi họ, đôi lúc, cũng có được nguồn hứng khởi và định hướng.



Tôn-giáo và đạo-đức
    

Ta không thể nào tinh-giản tôn-giáo xuống thành đạo-lý được. Nhưng, có một nối kết cũng khá chặt-chẽ giữa niềm tin và đạo-lý về đạo-đức/chức-năng. Đạo Chúa luôn nhận ra đạo-lý biệt-lập của con người trong bối-cảnh thực-hành sao cho ăn khớp với Vương Qốc Nước Trời, ở đó kinh-nghiệm được mọi người đã từng trải.

Linh-đạo nơi đạo-lý mà người Ki tô-hữu thừa-nhận, vốn dĩ không là gì khác ngoài tính biệt-lập đạo-đức có tôn-trọng phẩm-giá con người như mục-tiêu nó nhắmđến, được thiết-lập trên lãnh-vực đời sống có thần-tính, tức: có liên-quan đến Thiên-Chúa.

Trong mọi biến cố, đạo-lý này cần đến Thiên-Chúa là Đấng cao-trọng hơn đạo-lý. Con người chúng ta, giả như ta càng giữ thinh-lặng về Thiên-Chúa siêu đạo-lý là nguồn-cội và là chân-trời nguyên-thuỷ của mọi đạo-lý. Và nếu ta càng tuyên-xưng Ngài đã chết, thì ta càng cột chặt chính mình vào với thần-linh giả-trá, cùng các ngẫu-thần do chính ta tạo ra.

Thế nhưng, Thiên-Chúa không tương-xứng/thích-hợp với ngẫu-thần. Ngài là Thiên-Chúa rất ghen-tương, Đấng đã vì sự tốt lành của nhân-loại, nên chẳng khi nào đi vào sự hiềm-khích chống lại phẩm-giá của Ngài, hết. Trái lại, Ngài vực họ lên và vinh-danh họ.



Ông nghĩ thế nào về thái-độ của Giáo-hội
Đối với chuyện Đồng tính Luyến-ái?

   
Thật ra thì, Đạo Chúa chẳng có đạo-lý nào đặc-biệt về chuyện đồng-tính luyến-ái, hết. Đạo Chúa không có tiêu-chuẩn định-hình nào để có thể phê-phán và kết án chuyện đồng tính, cả. Các Giám mục Hoa Kỳ, mới đây đã phản-bác bức thư của Hồng y Ratzinger về chuyện đồng tính luyến ái. Bức thư này, đi ngược lại nhận-thức mới mẻ về khoa-học. Có những người tự bản-chất đã ra người đồng tính rồi. Thế nên, ta nói gì được về chuyện ấy, đây?

Hiện nay, không thể có sự “đồng tâm nhất trí” về vấn-đề này. Nhưng, để có thể nói rằng: sự kỳ-thị trong đời sống xã-hội, là chuyện không thể chấp-nhận được về đạo-đức, lại không là chuyện phải nói; điều đó, đi ngược lại chủ-trương của Đạo Chúa. Nếu có ai quay về với Thánh kinh để lên án chuyện đồng tính luyến ái, thì chuyện đó cũng không phải.

Tôi hiểu rằng, ta cần suy-tư nhiều hơn nữa và cũng nên đề-cập vấn-đề này một cách thật cẩn-trọng. Nhưng, lên án và kỳ-thị, đều không là đặc-tính của người tín-hữu Đức Kitô, chút nào hết. Những người anh em, chị em của ta lâm vào cảnh ấy, đều đang đau khổ cũng rất nhiều.

Để kết-luận, ý-niệm về tính biệt-lập của đạo-lý vốn dĩ khích-lệ ta phải “sống trong Chúa”, ở vào bối-cảnh của tín-hữu Đức Kitô, cho đến nay, vẫn chưa được Giáo-hội công-nhiên chấp-nhận cách rõ-ràng. Điều rất cần, là: quan-niệm của thánh Tôma Akinô là người chủ-trương một đạo-lý theo phương-thức của Aristotle, vốn dĩ chỉ đặt căn-bản trên lý luận mà thôi.
                                                                                                                                            (còn tiếp) 

 
Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari –
Mai Tá lược dịch

No comments: