Wednesday 15 April 2020

Suy tư Tin Mừng CN thứ 2 Phục Sinh năm A 19/4/20



“Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em!" Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."

Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tôma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em." Rồi Người bảo ông Tôma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." Ông Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" Đức Giêsu bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!"

Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người. (Ga 20: 19-31)
“Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Trỗi dậy, nhà thơ khi xưa còn chưa trỗi. Chỉ mỗi nôm na điệu cũ, vẫn chưa tàn. Tín thác, nhà Đạo hôm nay rày xác tín. Cũng một tâm sự vẫn chưa an. Chưa an, giống như tâm sự của thánh Tôma tông đồ với lòng dạ chưa vững, dù Chúa có thăm viếng đồ đệ, với chúng dân.

Trình thuật hôm nay, thánh Gioan cũng trình và cũng thuật sự kiện Chúa về với đồ đệ để trấn an dân con của Ngài còn hãi sợ, và do dự. Sợ là sợ người Do thái tiếp tục lùng tìm đồ đệ của Ngài, mà hãm hại. Do dự, là bởi các ngài chưa hoàn toàn tin vào Thày mình dám trở về với anh em. 

Niềm tin của thánh Tôma sở dĩ kém cỏi, là bởi thánh nhân chưa một lần đích thân gặp lại Thày mình, kể từ ngày Thầy trỗi dậy, vào Phục Sinh. 

Với Hội thánh, tâm trạng thánh Tôma biểu trưng cho động thái của cộng đoàn cho rằng Chúa vẫn đang sống với họ theo cung cách nào đó, rất đặc biệt. Đặc biệt, là: họ thấy Chúa vẫn hiện diện trong quan hệ mật thiết với các ngài. Quan hệ, có nhận thức. Có tính cách mật thiết và thân cận khiến họ chẳng muốn thổ lộ cho ai biết. Bởi, có để lộ quan hệ này theo cung cách nào đi nữa, họ cũng chẳng có người để cảm thông. Có khi còn bị bài bác, bách hại nữa là đàng khác.

Vì thế, cộng đoàn nay càng đi vào quan hệ riêng tư với Chúa, càng thấy mình có khả năng duy trì sự tư riêng kín đáo ấy hơn là bày tỏ công khai như mọi người. Cũng từ đó, quan hệ giữa các thánh với Chúa Sống lại trở nên thiêng liêng và quan yếu khiến họ sống chức năng cộng đoàn mình. 

Cộng đoàn này, ước ao Hội thánh khắp nơi chú ý đến giáo huấn mở rộng, bao gồm cả các tín hữu thuộc đủ mọi thành phần, ngay từ đầu. Và, thánh Tôma đã đại diện cho cộng đoàn đặc biệt luôn bận tâm tìm mọi cách để được chấp nhận làm thành phần của Hội thánh chính mạch, thời tiên khởi. Và việc thẩm nhập như thế, quả thật không dễ.

Tâm trạng chung của hầu hết các tín hữu Đức Kitô bình thường rất thực tế. Điều mà cộng đoàn tiên khởi tin tưởng, đã được cắm sâu trong giòng đời lịch sử, rất thiết thực. Lịch sử ấy, ghi lại việc dân con bình thường ở Hội thánh thấy Đức Giêsu vẫn quan hệ cởi mở với chúng dân. Nhờ đó, mà cuộc sống công khai của Ngài được mọi người nhận biết rất rõ. Nhận và biết, rằng cung cách sống Chúa thể hiện cụ thể trong đời công khai của Ngài là đứng về phía người nghèo không sợ sệt. Dù, có bị công quyền thách thức và đe doạ, vẫn không sợ. Chính vì thế, Ngài đã bị loại trừ khỏi mọi thế sự bằng cái chết rất nhục nhã, trên thập giá.

Trình thuật thánh Gioan viết về thánh Tôma còn để nói lên việc Chúa Phục Sinh là sự tiếp nối những gì Ngài đã thực hiện trong quãng đời lịch sử do Cha điều động. Tiếp nối cung cách sống khả dĩ khiến con người cần phải có. Trình thuật mở ra cho mọi người thấy nhãn quan rất khác biệt về tương lai của niềm tin nơi Hội thánh. Đó là điểm khác biệt giữa Tin Mừng theo thánh Gioan và Tin Mừng nhất lãm. 

Tin Mừng nhất lãm không chú trọng nhiều về “truyền thống Tôma”, tức những khía cạnh nội tâm thâm trầm trong quan hệ với Chúa như Tin Mừng thánh Gioan chủ trương. Nói cách khác, khi lồng vào nội dung của Tin Mừng mình, thánh sử Gioan chấp nhận “con đường chật hẹp”; tức: chọn lựa lập trường trung lập giữa nhóm phái “Ngộ Đạo” và “Chính thống” trong Đạo giáo thời tiên khởi.

Vào thời ấy, đã thấy xuất hiện nhiều nhóm/phái rất khác biệc trong cung cách và lập trường tuyên tín, tuy vẫn tin vào Đức Chúa Phục Sinh. Phải mất một thời gian dài, mãi đến thế kỷ thứ 2 và 3, Antiôkia và Rôma mới đi đến hợp nhất đúc kết thành một hình thái duy nhất của Đạo Chúa. Và từ đó, đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Cũng vì lý do đó, nhiều lúc nhìn về dĩ vãng, ta có khuynh hướng gọi những đường lối khác biệt là “rối đạo”, tức mũ chụp của kẻ chiến thắng tặng cho người chiến bại, trong tranh chấp.

Khi thánh Gioan viết Tin Mừng thứ tư, theo “nguồn mạch Chính thống” mà lúc ấy chưa nổi hẳn, nên thánh nhân được xem như xuất từ nhóm/phái tin vào những trải nghiệm về linh đạo nội tâm hơn các nhóm khác. Và lúc đó, thánh nhân đã ở vào tình huống công nhận và bao gộp một số nhóm phái giống như mình vào giòng chảy niềm tin sâu rộng và phổ cập. 

Thánh Gioan chống đối lối suy tưởng của nhóm đích thực “Ngộ Đạo”, là bởi thánh nhân nghĩ rằng các vị ấy đã sai sót về Kinh thánh của người Do thái. Dù thế, thánh nhân vẫn mở rộng cửa cho các vị không thuộc nhóm “Ngộ Đạo” nhưng lại trải nghiệm niềm tin của mình không theo cung cách của truyền thống công khai và những chuyện hoàn toàn mang tính phàm trần, rất trái đất. Và đó là lý do khiến thánh nhân sử dụng truyện thánh Tôma kém lòng tin nhưng lại trải nghiệm riêng tư mật thiết mà nhóm của thánh Tôma là đại diện.

Chính vì thế, ta mới có tài liệu gọi là “Tin Mừng theo thánh Tôma”, hoặc Tin Mừng thứ năm, tuy không được Giáo Hội đưa vào Sách Tân Ước, để ta tin. Việc này xảy đến vào thế kỷ thứ hai, tức: vào thời thánh Gioan còn sống, có lẽ từ miền Đông nước Syria. Tài liệu Tin Mừng này, hoàn toàn không mang tính “rối đạo”, sai sót, cũng chẳng thuộc nhóm “Ngộ Đạo”, nhưng vẫn không thuộc nhóm chính mạch truyền thống theo nghĩa nhất lãm, hoặc nổi lên vào thời sau này của Đạo Chúa. 

Dân con Đạo Chúa hôm nay có nhiều phương án khác nhau về niềm tin. Chí ít, là tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. Một số vị vẫn còn “ngoài luồng”. Một số thì niềm tin vào Phục sinh đã ngự trị ngay trong tâm can của họ. Dù trong hay ngoài, có lẽ vẫn nên đọc lại truyện thánh Gioan kể về thánh Tôma đến với niềm tin như thế nào. Có đọc lại như thế, ta mới mở rộng vòng tay để cho người anh người chị ở khắp nơi, cả nơi ta đang ở, mới có đất trống để thực sự tin vào sự sống lại. Của Đức Giêsu. Và, của mọi người.

Dù gì đi nữa, ta không thể nào có được niềm tin vững chãi vào sự Sống Lại của Đức Giêsu, nếu không có ánh sáng của Thánh Thần Chúa soi dọi mọi người. Nói cách khác, ta chỉ tin và công nhận Chúa đã Sống Lại theo cung cách nào đó, đều nhờ có Thánh Thần Chúa dẫn dắt, mà thôi.

Xem thế thì, việc Đức Giêsu hiện đến xác định một Sống Lại thật với thánh Tôma hay các môn đồ ở chốn kín cổng cao tường, vẫn là Lễ Hiện Xuống mới rất đích thực, cho mọi người. Nói cho cùng, tin Chúa Sống Lại tức đã tin vào Quyền Uy Sức Mạnh của Thánh Thần Chúa, vào mọi lúc.

Trong tâm tình ấy, ta ngâm lại lời của người từng đấu tranh nhiều cho niềm tin riêng mình, như sau:

“Non sông bốn mặt mơ màng,
Thức, chỉ mình ta dạ chẳng an.
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.
Khóc giùm thân thế hoa rơi lệ,
buồn giúp công danh dế dạo đàn.
Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ,
Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.
(Hàn Mặc Tử - Đêm Không Ngủ)

Chúa sống lại, hẳn người người cũng mất nhiều đêm, rất không ngủ. Thức hay ngủ, để nghĩ suy, bằng tâm tình trọn niềm tin nơi Chúa. Chí ít, là niềm tin Chúa Sống lại.
Là, thách thức khiến “dạ chẳng an”. Là, thách thức vẫn chưa tàn, cuộc tình ta vẫn có với Chúa, ở chốn riêng tư hay ngoài mặt. Là tâm tình ta có được, nhờ Thánh Linh giúp trỗi dậy. Hôm nay. Mai ngày. Và, mãi mãi cõi miên trường.
Lm Kevin O’Shea DCCD biên soạn – Mai Tá lược dịch _____


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh năm A 12/4/2020



“Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em!" Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."

Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tôma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em." Rồi Người bảo ông Tôma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." Ông Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" Đức Giêsu bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!"

Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người. (Ga 20: 19-31)
“Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Trỗi dậy, nhà thơ khi xưa còn chưa trỗi. Chỉ mỗi nôm na điệu cũ, vẫn chưa tàn. Tín thác, nhà Đạo hôm nay rày xác tín. Cũng một tâm sự vẫn chưa an. Chưa an, giống như tâm sự của thánh Tôma tông đồ với lòng dạ chưa vững, dù Chúa có thăm viếng đồ đệ, với chúng dân.

Trình thuật hôm nay, thánh Gioan cũng trình và cũng thuật sự kiện Chúa về với đồ đệ để trấn an dân con của Ngài còn hãi sợ, và do dự. Sợ là sợ người Do thái tiếp tục lùng tìm đồ đệ của Ngài, mà hãm hại. Do dự, là bởi các ngài chưa hoàn toàn tin vào Thày mình dám trở về với anh em. 

Niềm tin của thánh Tôma sở dĩ kém cỏi, là bởi thánh nhân chưa một lần đích thân gặp lại Thày mình, kể từ ngày Thầy trỗi dậy, vào Phục Sinh. 

Với Hội thánh, tâm trạng thánh Tôma biểu trưng cho động thái của cộng đoàn cho rằng Chúa vẫn đang sống với họ theo cung cách nào đó, rất đặc biệt. Đặc biệt, là: họ thấy Chúa vẫn hiện diện trong quan hệ mật thiết với các ngài. Quan hệ, có nhận thức. Có tính cách mật thiết và thân cận khiến họ chẳng muốn thổ lộ cho ai biết. Bởi, có để lộ quan hệ này theo cung cách nào đi nữa, họ cũng chẳng có người để cảm thông. Có khi còn bị bài bác, bách hại nữa là đàng khác.

Vì thế, cộng đoàn nay càng đi vào quan hệ riêng tư với Chúa, càng thấy mình có khả năng duy trì sự tư riêng kín đáo ấy hơn là bày tỏ công khai như mọi người. Cũng từ đó, quan hệ giữa các thánh với Chúa Sống lại trở nên thiêng liêng và quan yếu khiến họ sống chức năng cộng đoàn mình. 

Cộng đoàn này, ước ao Hội thánh khắp nơi chú ý đến giáo huấn mở rộng, bao gồm cả các tín hữu thuộc đủ mọi thành phần, ngay từ đầu. Và, thánh Tôma đã đại diện cho cộng đoàn đặc biệt luôn bận tâm tìm mọi cách để được chấp nhận làm thành phần của Hội thánh chính mạch, thời tiên khởi. Và việc thẩm nhập như thế, quả thật không dễ.

Tâm trạng chung của hầu hết các tín hữu Đức Kitô bình thường rất thực tế. Điều mà cộng đoàn tiên khởi tin tưởng, đã được cắm sâu trong giòng đời lịch sử, rất thiết thực. Lịch sử ấy, ghi lại việc dân con bình thường ở Hội thánh thấy Đức Giêsu vẫn quan hệ cởi mở với chúng dân. Nhờ đó, mà cuộc sống công khai của Ngài được mọi người nhận biết rất rõ. Nhận và biết, rằng cung cách sống Chúa thể hiện cụ thể trong đời công khai của Ngài là đứng về phía người nghèo không sợ sệt. Dù, có bị công quyền thách thức và đe doạ, vẫn không sợ. Chính vì thế, Ngài đã bị loại trừ khỏi mọi thế sự bằng cái chết rất nhục nhã, trên thập giá.

Trình thuật thánh Gioan viết về thánh Tôma còn để nói lên việc Chúa Phục Sinh là sự tiếp nối những gì Ngài đã thực hiện trong quãng đời lịch sử do Cha điều động. Tiếp nối cung cách sống khả dĩ khiến con người cần phải có. Trình thuật mở ra cho mọi người thấy nhãn quan rất khác biệt về tương lai của niềm tin nơi Hội thánh. Đó là điểm khác biệt giữa Tin Mừng theo thánh Gioan và Tin Mừng nhất lãm. 

Tin Mừng nhất lãm không chú trọng nhiều về “truyền thống Tôma”, tức những khía cạnh nội tâm thâm trầm trong quan hệ với Chúa như Tin Mừng thánh Gioan chủ trương. Nói cách khác, khi lồng vào nội dung của Tin Mừng mình, thánh sử Gioan chấp nhận “con đường chật hẹp”; tức: chọn lựa lập trường trung lập giữa nhóm phái “Ngộ Đạo” và “Chính thống” trong Đạo giáo thời tiên khởi.

Vào thời ấy, đã thấy xuất hiện nhiều nhóm/phái rất khác biệc trong cung cách và lập trường tuyên tín, tuy vẫn tin vào Đức Chúa Phục Sinh. Phải mất một thời gian dài, mãi đến thế kỷ thứ 2 và 3, Antiôkia và Rôma mới đi đến hợp nhất đúc kết thành một hình thái duy nhất của Đạo Chúa. Và từ đó, đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Cũng vì lý do đó, nhiều lúc nhìn về dĩ vãng, ta có khuynh hướng gọi những đường lối khác biệt là “rối đạo”, tức mũ chụp của kẻ chiến thắng tặng cho người chiến bại, trong tranh chấp.

Khi thánh Gioan viết Tin Mừng thứ tư, theo “nguồn mạch Chính thống” mà lúc ấy chưa nổi hẳn, nên thánh nhân được xem như xuất từ nhóm/phái tin vào những trải nghiệm về linh đạo nội tâm hơn các nhóm khác. Và lúc đó, thánh nhân đã ở vào tình huống công nhận và bao gộp một số nhóm phái giống như mình vào giòng chảy niềm tin sâu rộng và phổ cập. 

Thánh Gioan chống đối lối suy tưởng của nhóm đích thực “Ngộ Đạo”, là bởi thánh nhân nghĩ rằng các vị ấy đã sai sót về Kinh thánh của người Do thái. Dù thế, thánh nhân vẫn mở rộng cửa cho các vị không thuộc nhóm “Ngộ Đạo” nhưng lại trải nghiệm niềm tin của mình không theo cung cách của truyền thống công khai và những chuyện hoàn toàn mang tính phàm trần, rất trái đất. Và đó là lý do khiến thánh nhân sử dụng truyện thánh Tôma kém lòng tin nhưng lại trải nghiệm riêng tư mật thiết mà nhóm của thánh Tôma là đại diện.

Chính vì thế, ta mới có tài liệu gọi là “Tin Mừng theo thánh Tôma”, hoặc Tin Mừng thứ năm, tuy không được Giáo Hội đưa vào Sách Tân Ước, để ta tin. Việc này xảy đến vào thế kỷ thứ hai, tức: vào thời thánh Gioan còn sống, có lẽ từ miền Đông nước Syria. Tài liệu Tin Mừng này, hoàn toàn không mang tính “rối đạo”, sai sót, cũng chẳng thuộc nhóm “Ngộ Đạo”, nhưng vẫn không thuộc nhóm chính mạch truyền thống theo nghĩa nhất lãm, hoặc nổi lên vào thời sau này của Đạo Chúa. 

Dân con Đạo Chúa hôm nay có nhiều phương án khác nhau về niềm tin. Chí ít, là tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. Một số vị vẫn còn “ngoài luồng”. Một số thì niềm tin vào Phục sinh đã ngự trị ngay trong tâm can của họ. Dù trong hay ngoài, có lẽ vẫn nên đọc lại truyện thánh Gioan kể về thánh Tôma đến với niềm tin như thế nào. Có đọc lại như thế, ta mới mở rộng vòng tay để cho người anh người chị ở khắp nơi, cả nơi ta đang ở, mới có đất trống để thực sự tin vào sự sống lại. Của Đức Giêsu. Và, của mọi người.

Dù gì đi nữa, ta không thể nào có được niềm tin vững chãi vào sự Sống Lại của Đức Giêsu, nếu không có ánh sáng của Thánh Thần Chúa soi dọi mọi người. Nói cách khác, ta chỉ tin và công nhận Chúa đã Sống Lại theo cung cách nào đó, đều nhờ có Thánh Thần Chúa dẫn dắt, mà thôi.

Xem thế thì, việc Đức Giêsu hiện đến xác định một Sống Lại thật với thánh Tôma hay các môn đồ ở chốn kín cổng cao tường, vẫn là Lễ Hiện Xuống mới rất đích thực, cho mọi người. Nói cho cùng, tin Chúa Sống Lại tức đã tin vào Quyền Uy Sức Mạnh của Thánh Thần Chúa, vào mọi lúc.

Trong tâm tình ấy, ta ngâm lại lời của người từng đấu tranh nhiều cho niềm tin riêng mình, như sau:

“Non sông bốn mặt mơ màng,
Thức, chỉ mình ta dạ chẳng an.
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.
Khóc giùm thân thế hoa rơi lệ,
buồn giúp công danh dế dạo đàn.
Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ,
Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.
(Hàn Mặc Tử - Đêm Không Ngủ)

Chúa sống lại, hẳn người người cũng mất nhiều đêm, rất không ngủ. Thức hay ngủ, để nghĩ suy, bằng tâm tình trọn niềm tin nơi Chúa. Chí ít, là niềm tin Chúa Sống lại.
Là, thách thức khiến “dạ chẳng an”. Là, thách thức vẫn chưa tàn, cuộc tình ta vẫn có với Chúa, ở chốn riêng tư hay ngoài mặt. Là tâm tình ta có được, nhờ Thánh Linh giúp trỗi dậy. Hôm nay. Mai ngày. Và, mãi mãi cõi miên trường.
Lm Kevin O’Shea DCCD biên soạn – Mai Tá lược dịch _____

Friday 10 April 2020

Lm Kevin O'Shea DCCT : Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh năm A



 Ga 20: 1-9

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."

Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết

Trình thuật thánh Gioan hôm nay cũng diễn tả ý tưởng về ánh muôn hồng bừng nở ở con dân nhà Đạo, khắp muôn người. Sự việc Chúa bừng nở Phục Sinh, đã làm ánh hồng toả sáng cõi dân gian vũ trụ, rày thấy rõ.

Dân gian vũ trụ vừa cùng Chúa trải nghiệm cuộc khổ nạn đã theo Ngài đi vào mộ phần, trong lịm tắt, để Vượt Qua. Ngài vượt từ trạng thái sống ở đời tạm qua cuộc sống vĩnh cửu rất khác biệt. Vượt qua, là Ngài vượt trở ngại của cuộc sống phàm trần đầy chết chóc để về với Cha, nhờ Phục sinh, quang vinh theo đúng kế hoạch Cha giao phó.

Nhờ trỗi dậy từ cõi chết, Đức Giêsu đã thực sự trở thành Con Thiên Chúa, rất tràn đầy. Từ đầu, Ngài sinh bởi Thiên Chúa là Cha, nhờ Thánh Thần. Và, suốt cuộc đời trần thế, Ngài chấp nhận thân phận của Người Con, để rồi ngày qua ngày, sống tiến trình Phục Sinh quang vinh ấy, trong hiện thực. Tiến trình, bao gồm việc chuyển đổi và thăng hoa nỗi chết để sống lại. Nói cách khác, Ngài nhận thức Mình là Con Thiên Chúa, luôn sống lại và tăng trưởng Phục Sinh thăng hoa mọi người.

Ơn cứu độ đến không phải bằng hành động do Ngài định sẵn, nhưng ở Bản vị Ngài quan hệ với Cha. Ngài không kết hợp với tội lỗi mà chỉ phối kết với người phàm dễ phạm tội. Điều này xảy ra không do lý luận nào từ bộ não của phàm nhân đầy tội lỗi. Nhờ vào bản chất Con Thiên Chúa và do Cha đặt để, Ngài giáng hạ với trần thế và để cho Cha Ngài tạo dựng thế trần trong cung cách bí nhiệm của những sinh hạ tục phàm, giống như thế.

Tựa như tiến trình sinh hạ nơi con người, Phục sinh là con đường trải nghiệm việc hạ sinh rời bỏ cung lòng người mẹ, để trở thành một bản thể khác, rất tuyệt đối. Tiến trình này thành tựu, như một thể thức nguyện cầu rất mới mẻ. Tiến trình, có được là nhờ Thánh Thần Chúa phú ban, để rồi khi Phục Sinh quang vinh, Đức Giêsu ở vào vị trí hoàn tất lịch sử. Và, Ngài trở thành Đấng lại đến vào mỗi khoảnh khắc của lịch sử còn diễn tiến. Trên thực tế, Tiệc Thánh Thể là nhiệm tích cho thấy Ngài hiện diện như Bản Thể hiện hữu ở mọi nơi, vào mọi thời.

Hiểu Phục Sinh theo cách này, người đọc Tin Mừng Sống Lại sẽ nhận ra Thánh Thần Chúa là Quyền Uy Sức Mạnh thánh thiêng đã và đang thực hiện việc sản sinh nơi mọi loài, vào mọi thời. Và Thánh Thần Chúa đầy Quyền Uy Sức mạnh nay trao ban cho ta cũng một uy quyền sinh sản hệt như thế vào lúc này, ngày Phục Sinh.

Muốn hiểu Phục Sinh một cách trung thực, đừng nên hiểu đó như buổi cử hành Phụng vụ do Hội thánh thực hiện trong ít tiếng đồng hồ chỉ mỗi thế. Để rồi, người nông nổi sẽ lại trở về với cuộc sống bình thường, chẳng biến thái. Không đổi thay.

Tìm hiểu Phục Sinh, không thể và không nên hiểu như người vừa chầm chậm trỗi dậy về với thế giới đời người, sau một giải phẫu đầy kịch tính. Cũng chẳng nên hiểu Phục Sinh như phản ứng của người thưởng lãm bi hài kịch nhiều tập ở truyền hình, đã thấy nhân vật chính nay bị giết, tức hết chuyện. Bởi, tình trạng hậu-Phục Sinh nơi mọi người, ở khắp chốn, không là chuyện bình thường giống hệt khi trước, tức: đã Phục Sinh rồi, mà chẳng đổi thay tâm can, lòng Đạo. Hoặc chẳng có quyết tâm.

Cả 4 tác giả Tin Mừng không kể lại chuyện Chúa Phục Sinh như kết hậu của bi hài kịch đầy tình tiết rất ủy mị. Nhưng, các thánh vẫn viết và kể về một khởi đầu có “ánh muôn hồng, trời sáng lạn”.

Kể về Phục Sinh, các thánh sử kể ra 3 chi tiết rất lớp lang, quan trọng ở Giao Ước, tức: đất miền Galilê, đá tảng lấp mộ và niềm tin khởi đầu.

Galilê đây, không là địa danh mang tính chất thể lý, mà là chốn miền đầy những tinh thần tượng trưng cho việc Thiên-Chúa-là-Cha đang chờ đón Chúa Con về lại với Ngài.

Về lại Galilê, là về chốn miền của người nghèo đang có nhu cầu thực tế mà cuộc sống thực tiễn chưa hề khoả lấp. Người người về Galilê, không để ngóng chờ thị kiến gặp gỡ Chúa mà hội luận về sự kiện sống lại. Nhưng, là đi vào hành động giống như Chúa từng thực hiện, tức: gột bỏ mọi chết chóc, trầm cảm và sầu buồn, để rồi đem đến cho dân gian người người niềm vui chữa lành và hy vọng. Làm như thế, người người sẽ cảm nhận uy quyền Phục Sinh rất sống động ơ nơi mình, hệt như thánh Phaolô từng nói:

Vấn đề là được biết chính Đức Kitô,
nhất là biết Người quyền năng thế nào
nhờ đã phục sinh.”
(Phl 3: 10)

Đá lấp mồ mô tả ở trình thuật, là trở ngại vẫn cản ngăn ta làm những việc cần làm để sống đích thực điều Chúa dạy. Đá lấp mồ, có thể là bạn bè/người thân. Là: niềm cô đơn, bệnh tật. Là, thế giới đang cản ngăn người người thực hiện một Phục Sinh trong đời mình. Đá lấp mồ, là trở ngại khiến các nữ phụ thăm viếng xác của Thầy mình, phải lăn qua một bên để vào đó mồ bôi xức dầu thơm tẩm xác người thân, cho phải phép. Các chị đến thăm xác Chúa, thấy đá lấp mồ bị lăn, nên đã nghĩ có người uy lực lắm mới làm nổi việc như thế.

Đá lấp mồ, còn là chính nỗi chết từng ngăn chặn mọi người muốn sống tiếp. Lăn đá tảng qua một bên, việc này hàm ngụ ý nghĩa chối bỏ cái chết của người thân thuộc. Hàm ngụ một phiền toái, đem nỗi chết đến với cuộc sống của mọi người. Đá lấp mồ, có thể là kinh nghiệm ta từng trải qua, khiến mình cứ phải sống với ưu tư/lẫn lộn trong quá khứ. Với kế hoạch sống lại Cha đưa ra, không thể có “đá lấp mồ” nào khả dĩ gây trở ngại khiến Ngài không thực hiện được ý định của Chúa Cha.

Đá lấp mồ nay bị lăn đi, cũng hàm ngụ một hãi sợ khác, nơi người sống. Hãi sợ về cuộc sống khác thường ở chốn nào đó rất khác biệt. Khác, với cuộc sống hiện tại, ở thế trần. Cuộc sống khác thường ấy không còn nỗi chết nào khác ám ảnh nữa. Cuộc sống mới ấy, sẽ không phải trải nghiệm bất cứ một hạn chế nào. Cuộc sống ấy, không do bản mình tạo nên. Sống như một quà tặng, khiến người người an vui, không sợ chết. Cuộc sống mới, đã khởi đầu niềm tin rất sáng. Chính đó là sống Phục Sinh của Đức Chúa.

Tin Mừng thánh Gioan đặt nặng vào niềm tin mới khởi đầu, nhiều bừng sáng. Tin Mừng thánh nhân viết có nhắc đến đồ đệ khác, cũng bước vào mộ phần, rồi nhận định: 

Ông thấy mọi sự việc xảy đến.
Và, ông tin.
(Ga 20: 8-9). 

Đồ đệ ấy, chính là bản thân người viết đã đạt trọn niềm tin vào Chúa lúc đến thăm và Ngài ban cho các ông chính Thần Khí của Ngài, là Đấng giúp các thánh tin vào sự Sống mới.

Bởi thế nên, người người có đi về Galilê mà vực dậy những người đang chết, cũng đừng nói về cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng, cứ tin vào cuộc sống mới. Là, sống chính cuộc đời mình. Sống, biết sẻ san sự sống. Và, để cho quyền năng rất sống lại cứ tràn xuống niềm tin ta đang có, mà vực dậy một ai đó. Để rồi, bằng bằng động thái thân thương/giùm giúp sẽ đưa họ bước vào cuộc sống rất phục sinh, quang vinh.

Truyền thống cổ theo khuynh hướng của thánh Gioan quan niệm rằng: có thể Đức Giêsu chưa hoàn tất sự sống lại của Ngài cho đến khi ta vực dậy một ai đó, khỏi nỗi chết. Cái chết trong lỗi phạm. Phải chăng đó cũng là ý nghĩa Tiệc Thánh ta cử hành, mỗi Chúa Nhật? Phải chăng sự kiện Chúa sống lại sẽ rõ nét hơn ở gia đình/cộng đoàn này hơn là nhóm hội/đoàn thể khác?

Truyền thống của đồ đệ thánh Gioan có thói quen gọi thời điểm Phụng vụ mùa này, tức thời gian từ Chúa Nhật Phục Sinh cho đến Lễ Hiện Xuống, là mùa Hiện xuống của Tinh thần rất mới mẻ ấy. Nói cho cùng, Chay kiêng Tuần thánh là mùa Vượt qua, để ta vượt và qua giai đoạn sự sống hiện tại đến sự sống mới. Hiện Xuống, mới là Phục sinh hiệu năng, rất sở đắc. Và, nay cũng là lúc để ta nguyện cầu cho tinh thần ấy thành hiện thực nơi ta. Nơi, mỗi người. Ở thời điểm Phục Sinh năm nay.

Lm Kevin O’Shea DCCD biên soạn –
Mai Tá lược dịch