Saturday 31 May 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Ơn Cứu CHuộc và động thái quá sợ tội



Chương Ba
Ơn Cứu-Chuộc
và các truyền-thống trong Đạo
(bài 17)



Phần 3:
Ơn Cứu Chuộc
và động-thái quá sợ tội

Jean Delumeau, Sin and Fear: the emergence of a Western Guilt Culture, 13th – 18th centuries, E. Nicholson, New York, St Martin’s Press, 1990.

Nhiều năm qua, có rất nhiều bài viết về hầu hết các thời-kỳ lịch-sử trong đó dân con Đạo Chúa am-hiểu cũng nhiều về Ơn Cứu-Chuộc. Hôm nay, nhằm giúp đỡ công-tác thừa-sai/mục vụ của Dòng, tôi sẽ tập-trung bài nói chuyện này về những tháng ngày qua, tức: thế-kỷ thứ 13 và 18, nhấn mạnh nhiều phần tổng-luận của sử-gia nổi tiếng lâu nay là Jean Delumeau, ở Pháp.

Đây là một trong những đóng góp mà, với tôi, xem ra thích-hợp hơn những gì ta đang thực-hiện giảng-giải. Với tôi, sử-gia nhà mình muốn diễn-tả một cách chính-xác quá-trình mục-vụ vào thời-gian gần cận đây nhất, và cả vào thời bây giờ nữa. Chính vì thế, việc này sẽ giúp ta đặt vấn nạn về cung-cách qua đó “Ơn Cứu-Chuộc” được dân con Đạo mình sống đích-thực cuộc sống có “cứu-chuộc” như thế nào? Ở đây, tôi cũng xin nói thêm, là: Lm Francesco Chiovaro, CSsR lâu nay phụ đỡ cho sử-gia Jean Delumeau tại Trường Cao Đẳng Nhân Văn Paris, nước Pháp rất nhiều năm.

Thế nên, ở đây, tôi chỉ đề-cập đến một số chủ-đề trọng-yếu rút từ công-trình luận-giải của sử-gia Jean Delumeau, này mà thôi.



1.   Châu Âu cuối thế kỷ thứ 14,
         thấy dấy lên niềm lo ngại thật khó chịu.


Suốt chung quanh và vào cuối thế kỷ 14, lại thấy một số sự việc khá ư tồi-tệ xảy đến với chúng-dân ở châu Âu, như nạn dịch-tễ, rẽ-chia và chinh-chiến đến hơn 100 năm và còn kéo dài mãi. Tệ-trạng thê-thảm hơn, lại là điều mà một số sử-gia gọi đó là “Cái Chết Rất Đen Ngòm”, tức “Cơn Dịch hoành-hành” suốt hai năm trời, từ 1348 đến 1350.

Lịch-sử đạo ta gọi đó là “Cái Chết Rất Đen Ngòm”, dù vậy cụm-từ này cũng không diễn-tả đủ tầm-mức tai-hại vào thời đó. Bởi, thời đó, rất nhiều nạn dịch xảy ra cũng tạo mức tệ-hại tương-tự và có khi còn hơn thế nữa. Trên thực tế, riêng với số người Công-giáo thôi cũng thấy thưa thớt dần. Và, số các thừa-tác-viên trong Đạo hoạt-động cho công-cuộc thừa-sai/mục-vụ cũng giảm đi gần phân nửa. Một phần vì cái chết đột-ngột và việc này đánh động mạnh lên việc tình-trạng sinh-sản ở chúng-dân.

Tất cả như muốn hỏi:
“Bọn tôi có làm gì nên chuyện, để phải chịu cảnh-tượng thê-thảm đến thế? Tội lỗi của ta, chắc cũng tệ-hại hơn ta tưởng, nên mới thế?
Và, ta không thể đền bù chuộc lỗi cách tương-xứng được ư?
Có lẽ ta đã làm những việc khủng-khiếp lắm khiến Chúa phải nổi giận và ta chẳng biết việc ta làm là những việc gì, chứ?”

Có người lại nghĩ: “Chắc ta đã phạm nhiều lỗi/tội tồi-tệ thế nào đó mà không biết?”
Và, ta cũng chẳng thể hiểu được: điều tệ-hại từ những lỗi và tội ta mắc phạm, có thể còn lớn hơn cả những gì ta từng nghĩ. Nếu không thì ác-thần/sự dữ chắc cũng không xảy đến. Thế nên, các hành-xử riêng lẻ, đều được xếp vào hàng lỗi tội, và việc ăn năn/xét mình lại cứ thế kể ra không hết. “Điệu Nhảy của Thần Chết” hoặc Tetentanz, hoặc còn gọi là Tử Thần cầm Lưỡi Hái tên Grim Reaper đều lên án các loại-hình như thế, vẫn như đang dồn đến và bay đi từ thế-gian, lan tràn sang toàn thế-giới.

Cũng nên suy-tư về cái-gọi-là “Nghệ-thuật đi vào cõi chết”, và về “Lòng sùng-kính khoa-học”, tức: việc học-hỏi và thực-hiện Lời dạy của Chúa, là hoa trái của sự việc này. Đó là cung-cách của lòng đạo khá bối-rối đưa đến chủ-thuyết đặt nặng vào chuyện nghi-thức, rất lễ mễ.


2.   Nhân cách “siêu-kỷ”
         hỗ-trợ cho việc luận-phạt thời sau hết
         tạo nhận-thức có tính văn-hoá Đạo, vào thời ấy.


Kết quả là, ta có thể gọi đó là “thần-học hợp-đồng” có kỷ-cương. Điều này mang ý-nghĩa, bảo rằng: quan-hệ ta có với Chúa, vẫn bị chi-phối như hợp-đồng hai chiều. Tức: một bộ sưu-tập gồm các bổn-phận ta phải có, đối với Chúa. Và, ta sẽ bị “phán-xét” qua tiêu-chuẩn lũy-tiến của bộ-luật hình-sự, như thể hỏi: ta có thực-thi công-việc ấy một cách đúng qui-tắc không? Và khi đó, Thiên-Chúa được hình-dung như Công-tố-viện hoặc Vị Quan Án hoặc Kế-toán-viên, cùng một lúc? Và, Thiên-Chúa cứ thế “luận phạt” chúng-dân do việc họ không tuân-giữ các điều-lệ có ở bản hợp-đồng đặt ra cho bên “bị”, tức bị-can.

Và khi ấy, mọi người có cảm-giác là: nếu tôi được phép nói lên điều này, thì đây là sự việc cứ thế diễn-tiến trong toàn-bộ thiên-niên-kỷ thứ hai vừa qua, tức: phần đông dân đi Đạo, cuối cùng rồi cũng bị luận-phạt cả thôi. Trong khoảnh-khắc rất nhanh, tôi vẫn không tin những gì xảy đến với Đạo Chúa lại tệ-lậu đến thế.

Thế nhưng, sự thể vẫn quanh quẩn như thế và Ơn Cứu-Chuộc là sự thể để vớt-vát và duy-trì chỉ một số người tiêu-biểu không bị rơi vào hậu-quả tồi-tệ như vậy. Và khi đó, mọi người đều nghĩ: chỉ một số rất nhỏ mới đạt chốn thiên-đường, cũng là chuyện dễ hiểu.


3.   Toàn cõi châu Âu cũng như Giáo hội
         đã nảy sinh thứ tâm-bệnh tập-thể nhiều ám-ảnh.


Điều này, có thể đặt tên cho nó bằng cụm-từ “Tâm-bệnh tập-thể” khá ức-chế có đính kèm đòi-hỏi phải thực- thi động-thái rất sợ tội, nên phải công-nhận thứ tội và lỗi thuộc loại “to đùng”, khủng-khiếp trong khi bản thân đương-sự lại chẳng nắm rõ là hợp-đồng ấy diễn tiến ra sao, đại loại như thế nào?

Mẹ thánh Giáo hội lại đã sử-dụng động-lực này để “giữ rịt” con dân ở lại đường hầm nhỏ hẹp, tuỳ thuộc vào mình như thuộc-hạ rất thấp bé. Giả như ta khởi sự đưa tất cả những thứ ấy vào toàn-bộ dân-số và chúng-dân trong Đạo, thì chắc-chắn một điều, là: ta sẽ đưa họ vào nỗi hãi-sợ khổng-lồ; và buộc họ phải xưng-thú thứ lỗi tội khủng-khiếp ấy, mà họ chẳng hề biết tội đó là gì. Rồi còn đòi buộc phải ăn-năn/đền bù những lỗi cùng tội “to đùng”/khủng khiếp ấy, mà chẳng hề biết là họ đã làm việc gì khiến ra nông nỗi ấy.

Và, Mẹ thánh Giáo hội rày vẫn sử-dụng tất cả những thứ và những sự như thế, cốt để giữ chân mọi người trong khuôn-khổ chật hẹp và để  họ cứ tuỳ-thuộc vào tổ-chức của mình. Thành thử, từ lúc đó, dân con mọi người đã bắt đầu gọi các hành-xử như thế bằng một danh-xưng, mà anh em cũng như tôi, ta từng nghe/biết rất nhiều.

Quả là, thời Giáo-hội tiên-khởi, các vị lại đã nói về các thứ “tội trọng” đến chết người, là bởi các ngài đã loại-trừ dân con mọi người khỏi cuộc sống sinh-động trong cộng-đồng Hội-thánh. Và nay thì, các ngài lại dùng hình-dung-từ “trọng” và “nặng” để nói về các tội và các lỗi tựa hồ thế, để loại-trừ con dân mình khỏi sự sống vĩnh-cửu thuộc cộng-đồng dân Chúa, chốn thiên-đường. Và, đây là nhận-thức mới về tự-vựng “tội trọng” hoặc “tội nặng” đưa đến nỗi chết.

Thế nên, từ đó các ngài đã khởi-sự tự xét lương-tâm và đã hỏi: Thế này là thế nào? Điều đó có thật sự xảy ra như thế không? Và thủ-tục diễn-tiến làm sao? Phải chăng tội và lỗi sẽ động đến Chúa và kéo theo một hủy-hoại như thế chăng? Và như thế là, các ngài đã bắt đầu lo-âu về tất cả các điều đó. Thế nên, kết-quả là: với một số rất ít người, các ngài thiết-dựng loại-hình sân-khấu để kể cho công-chúng biết về sự việc này trong thị-trấn hoặc quảng trường của làng xã.

Ở Pháp, người ta gọi đó là “Điệu Nhảy Tử Thần”. Trong khi đó, ở Đức, người người gọi đó bằng danh-từ “Totentanz”, tức điệu nhảy của người chết và những gì phải đến lại là Thần Chết cầm Lưỡi Hái Grim Reaper sẽ có mặt ở đó, trên sân khấu, để đại-diện cho sự chết, hoặc Thiên-Chúa. Trên sân-khấu này, các ngài đem ra trước mặt Tử Thần Grim Reaper, gồm người đại-diện cho mỗi ngành, nghề mậu dịch trong thị-trấn và dĩ nhiên, tất cả đều có sự hỗ-trợ của cử-toạ ngồi thưởng-lãm.

Điều này được dựng ra với dụng-đích khuyến-khích chúng-dân trốn chạy khỏi thế-giới này, mà ăn-năn sám hối và đền tội cho tất cả mọi thứ. Và rồi, còn chuẩn-bị để chết trong khi mình chưa chuẩn-bị kỹ --tựa như ta chưa sẵn-sàng để giáp mặt Chúa-- thế nên, “Hãy nghĩ về điều đó cho kỹ”. Đó chính là cung-cách mà các ngài vận-động, rất khuynh-loát chúng dân.

Có thể, chúng ta cũng từng nghe biết đôi điều về những thứ có tên gọi mà giòng sử Đạo gọi là “Lòng sùng-kính khoa-học”. Câu này không có nghĩa “hiện-đại”, thế nên ta cũng đừng nên dịch sát chữ theo nghĩa cận-đại hay hiện-đại, gì hết. Ví-dụ cụ thể được trích-dẫn trong sách tu-đức gọn nhỏ gọi là “Bắt Chước Đức Kitô”, tức: một loại những sự và những thứ xuất-xứ từ tâm-tính này mà ra.

Nếu hỏi rằng: điều gì nổi lên từ các sự việc trên như thế? Thì, câu trả lời sẽ phải nói: đó, là sự bối rối khó có thể tưởng-tượng được. Là, thứ tâm-bệnh hoặc chứng loạn thần-kinh còn hơn âu-lo và hãi sợ nữa. Nếu ta không biết những gì ta làm, có xúc-phạm đến Chúa không, thì chắc chắn là ta sẽ còn bối rối hơn lúc trước rất nhiều. Và đó, là chủ-thuyết được gọi là “duy-lễ-lạy”, tức: chuyên đặt nặng chuyện nghi-thức rất lễ mễ, mà thôi. Và, như thế cũng tựa như câu hỏi đầy lo sợ như: tôi phải làm sao theo đúng “luật chữ đỏ” ở phụng-vụ, để nắm chắc rằng Chúa không giận-dữ đối với tôi?


4.   Thời Cải-cách, quan-tâm thảm-thiết về con trẻ,
lại cứ cúi gầm vào sự dữ để được cứu bằng thanh-tẩy                      
cần giáo-dục thành người đi Đạo đúng cách.


Hình-ảnh về Giáo-hội tự-kỷ, là ảnh-hình một nạn-nhân đồng thời cũng là phạm-nhân. Thành ra, ảnh-hình này không chỉ mang tính tiêu-cực, tức: nạn-nhân kiểu rủi may, còn gọi là những kẻ, lẽ đáng ra, không hẳn thế nhưng cuối cùng, cũng vẫn bị người khác coi mình như thế. Có điều lạ, là: tư-tưởng này là của sử-gia Jean Delumeau, bởi anh em cũng như tôi, ta đã không dính dự vào các vấn-nạn như thế.

Như thế, tức bảo rằng: đám trẻ đã trở-thành thứ “dê tế thần” cho những điều vừa nói đến. Và, tất cả sẽ nhìn về đám trẻ sinh ra trên thế-giới theo quan-niệm như thể chúng được sinh hạ một cách xấu xa, tồi-tệ vậy.

Thành thử, cần “rửa” tội cho trẻ càng sớm càng tốt. Và, sau khi đã “tẩy” và “rửa” mọi tội và lỗi (nếu có) cho trẻ rồi, còn phải dạy chúng về đạo nữa, để nắm chắc chắn rằng sau này chúng sẽ tham gia đúng đường-lối của các kẻ từng được tẩy rửa. Và, giả như ta khám-phá ra tiền-sử của trẻ nào khi trước bị xách-nhiễu về tình-dục, thì ta sẽ còn phải ở đó để làm theo cung-cách khá buồn rầu, sầu-não như đã bàn.

Thế đó, là nguồn gốc não-trạng mà toàn dân con đi đạo chẳng làm cách nào dám nổi lên mặt mà ra khỏi chốn tàn-tạ đó. Và phương-án linh-đạo mà ta có thể thực-hiện được, là: trở-thành điều mà người thường ở đời có thói quen gọi đó là sự “trút sạch/tự hạ”, hoặc tự biến mình thành hư-không/trống rỗng. Xem thế thì, có lẽ ta không còn là người tốt tự bản-chất, nữa. Và cứ thế, ta lại sẽ về với lập-trường tư-tưởng của William Campbell khi xưa từng diễn-tả bảo rằng:

“Toàn-thể loài người chúng ta đều ra hèn-hạ, nhưng Thiên-Chúa vẫn thương-yêu ta; hoặc ít là một số người trong ta, ra như thế!”

Thế đó, là nguồn tư-tưởng bộc-phát từ đó ra. Là con trẻ, đương nhiên chúng sẽ trở-thành thứ “dê tế-thần” cần tẩy rửa và dạy đạo. Như thế, có là sự trút sạch/tự hạ không? Như thế, có là linh-hồn trẻ nhỏ trở-thành nạn-nhân không? Và khi đó, lại có khuynh-hướng nâng-cấp trẻ nhỏ lên làm kẻ lãnh-nhận “cơn giận lành” cứ chĩa thẳng vào người chúng thời sau hết, hiểu theo lập-trường ý-thức tập-thể của Kitô-hữu vốn thấm-nhuần văn-hoá Tây-phương vào cuối thời Trung-cổ, mỗi khi nói về Thiên-Chúa theo kiểu ấy.


5.   Thế-kỷ 19 và 20 dạy-dỗ tính anh-hùng rất khắc-kỷ
để duy-trì tiêu-chuẩn đạo-đức so với đường-lối thế-tục
đang vào với thế-giới tân-kỳ, hiện-hành.

Thế-kỷ thứ 19, 20 ta lại có thêm đôi điều về những chuyện vừa đề-cập. Thoạt đầu lúc xuất-hiện cái-gọi-là tính hiện-đại  -từ-vựng này, sử-dụng để nói toàn-bộ đường-lối sống của người phương Tây, cũng là hậu-quả của nhiều cuộc cách-mạng nổi lên, trong đó có: cách mạng công-nghiệp và trên hết là: Cách-mạng Pháp, rồi cách-mạng kỹ-thuật, cách-mạng triết-học Kant và Hegel, rồi đến Thời-đại Khai-sáng và nhiều nữa, nói chung là toàn-bộ nền văn-hoá khi trước nay đã đổi-thay, ngay đó.

Đầu thế-kỷ thứ 19, quan-chức Vatican lại đã có tầm-nhìn khá tiêu-cực về tính hiện-đại của thế-giới, nên quyết bảo-vệ Giáo-hội tách rời khỏi tính hiện-đại. Nói một cách cụ thể, thì: Giáo-hội ta lại chọn động-thái “kính nhi viễn chi”, tức: chỉ đứng xa xa chứ không muốn gần-gũi quan-hệ với thế-giới, như thế. Nói cách khác, lối sống đạo kiểu “đền-bù tội lỗi” đã trở-thành thứ thuốc “trừ tà” khác thường đối-chọi lại tính hiện-đại của thế-giới-với-thế-gian khi ấy còn được gọi là Hội-thánh rất “Pháo-đài”. Từ đó, các quan-chức ở Vatican bèn cứ bảo: “Naỳ, đừng nhé! Chớ mà đụng đến nó! Đừng mua bán gì với nó hết!”  Và như thế, là ta lại có một thứ “Khu Ổ chuột kiểu Công giáo”. Và, để bù lại những đòi hỏi như thế, các Giáo Hoàng thời đó cũng tự đề ra nhiều kiểu sốt mến/sùng đạo chống lại tính “hiện đại”, bằng mọi cách. Và lối thờ phượng đầy tôn sùng lúc đó gồm:

·         Tôn sùng Thánh-Tâm Chúa;
·         Sùng kính Đức Nữ Trinh Maria;
·         Tôn-sùng bản thân Đức Giáo hoàng.

Ở đây, tôi chắc nhiều anh em còn nhớ rõ: khi ấy anh em trong Dòng cũng đã tổ chức cái-gọi-là “Tuần cửu-nhật 9 Thứ Sáu Đầu Tháng”, một phong-trào xuất từ đề-nghị của Bà Margaret Mary Alacoque. Tiện đây, cũng nên nói thêm về sự-kiện là: khi nghiên-cứu các lời tuyên-bố của bà, người ta mới khám-phá ra đôi điều rất lạ, cho thấy bà có viết hồi-ký trong đó bà những tưởng rằng: Đức Chúa đích-thị hiện ra với bà và bảo bà: nếu dân con trong Đạo mà làm Tuần Cửu-nhật 9 Thứ Sáu Đầu Tháng, thì khi chết sẽ yên-tâm, bằng không thì sẽ bị “triệu hồi”... Và theo tôi nghĩ, bà cũng đã bị triệu hồi, hoặc rất nhiều người đã triệu hồi bà để tra khảo về chuyện này rồi!

Còn, khi anh em nại đến Đức Trinh Nữ Maria, thì anh em thấy kể về một loạt các lần Đức Mẹ hiện ra đây đó vào thế kỷ thứ 19. Và, hầu hết đều quanh quẩn bên trong hoặc gần nước Pháp, thôi. Và hầu hết các lần Đức Mẹ hiện ra, là hiện với đám “trẻ người non dạ”. Và các em được Đức Mẹ hiện đến, hầu hết đều không biết đọc biết viết. Và, khi anh em giảng về tín-điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”, đều phải biết là: hầu hết các tín-điều này đều trồi lên từ nề-nếp suy-nghĩ giống thế thôi.

Và rồi, các Đức Giáo Hoàng lại cũng tự coi các ngài như bức tường thành chống lại tính hiện-đại và trở thành đấng bậc “vô-ngộ”, nếu làm như thế. Và, Công Đồng Vatican thứ nhất, đã định-nghĩa tính “vô-ngộ” của các Giáo Hoàng nên đòi mọi người phải sùng-kính tính “vô ngộ” của ngài theo ý-nghĩa: ngài không nói và làm gì  sai quấy hay sai lầm và tất cả những thứ đi kèm theo tín-điều ấy, cũng đều thế.

Đây là nền-tảng của lòng tôn-sùng đạo-đức của Giáo-hội, mà tôi nghĩ dân con trong Đạo đã kế-thừa được và vẫn áp-dụng ở đây đó tựa hồ như thời hậu-Trung-cổ, nay cập-nhật. Nhưng, ở đây có đôi điều cần làm sáng-tỏ, do các nhà xã-hội-học nêu ra.

Thông thường thì, sự phát-triển lòng đạo trong Giáo-hội là như rễ cây, cứ hồn-nhiên bộc-phát. Nói thế có nghĩa là: những gì dân chúng thực thi lúc đầu đều hồn-nhiên, nhưng sau đó nhìn lại/nghĩ lại mới thấy nó kỳ quái. Nhưng ở đây, KHÔNG như thế. Đây, là thứ “chổng đầu ngược xuống dưới”, một lối diễn-tả có sắp-xếp về lòng sốt-sắng/đạo đức. Nói khác đi, thì: Vatican lúc đầu có ý-kiến hiểu rằng lối sùng đạo như thế đó cũng tốt cho dân thường thường bậc trung, nên vẫn cứ thúc ép chúng dân làm thế. Và đương nhiên, là chúng dân phải vâng lời mới làm thế, do bởi nếp suy-tư nghĩ ngợi về “đền bù tội lỗi” bảo mình phải làm thế, mới được.

Đoạn này, nên xem thêm W.McSweeney, Catholic piety in the 19th Century, Social Compass, 1987, p.203-210.

Lúc ấy, Giáo hội mình lại cũng mưu-tính lẫn rắp-ranh, nếu gọi được là như thế, trở về lại với thời Trung Cổ, tức thời-kỳ đầy những tâm-tình và dáng-vẻ hào-nhoáng rực-rỡ của một thời chủ-trương chống lại tính hiện-đại, đang nổi lên.

Vâng. Dĩ nhiên là thời Trung Cổ cũng có rất nhiều điều hay ho, đặc sắc. Nhưng, tôi không nghĩ rằng: anh em mình lại có thể sống như thế, vào thời hôm nay. Hoặc ít ra, không sống trong thế-giới thực-tiễn, giống như thế. Tuy nhiên, đó là toàn-bộ giàn-ống xây cất/cột-buộc vào với nhau; hoặc cơ-cấu hỗ-trợ đang diễn-tiến đi vào việc đóng gói não-trạng “đoái công chuộc tội” để rồi sẽ thực-thi trong mai ngày. Thật rủi thay, đó không là trở lại với tư-tưởng xác-thực của thánh Ansêmô, chút nào hết.    


                             -----------------------                                                 
                                                                                                    (còn tiếp)


Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch

Friday 30 May 2014

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Chú giải Thơ Thánh Phaolô I Corinthô Đoạn 12 câu 31b và 13 câu 4 đến 7





Câu 4/ 4-7 Tả Agapè:
Khoan-dung (makrothumia): tức là sự kiên-nhẫn chịu-đựng những trái-nghịch bất công mà không nóng-nảy, tức-tối.
Nhân-hậu (Khrètptèa): sự nhân-từ hiền-hậu (hiền-lành dịu-ngọt lại thêm lễ-độ tự trong lòng mà ra).
Rồi đến một loạt đặc-tính tiêu-cực:
-ghen tuông (nhưng cũng có thể là bồng-bột nóng-nảy vì nhiệt-thành quá-độ, một thứ cuồng-tín)
-ba-hoa (một tiếng Hapax trong Tân-Ước: perperos): khoa-trương, tự quảng-cáo rùm beng, không khéo
-tự-mãn: hay làm fách, kiêu-hãnh chỉ biết có mình (trương-fình ra)

Câu 5: khiếm nhã: xử-thế không lịch-sự, lễ-độ, cử-chỉ vô giáo-dục
-ích-kỷ (từng chữ: tìm của/ích riêng mình)
-cáu-kỉnh (theo tính nóng-nảy, buông theo những quyết-định xốc-nổi)
-chấp-nhất sự dữ (để bụng những điều không fải kẻ khác làm cho mình do đó mà thù vặt hay thù lâu).

Câu 6/ cho thấy cảm-tình của người có Agapè
-lòng chân-thật: hay sự thật (Ga 5:7 IP 1:22), tức nguyên-tắc đời sống sự thật nói được là ‘luân-lý’. Bất công đáng lẽ đổi lại thì đặt công-chính. Nhưng dikaiosunè đã có một nghĩa thần-học đặc-biệt trong các thư Faolô, nên không thể dùng vào đây, chỗ nói về hạnh-kiểm.

Câu 7/ Từng chữ, thì fải dịch: bao-dung mọi sự, tin mọi sự…
Nhưng: trước tiên có ám-chỉ đến 3 nhân-đức đối thần.
Rồi nhất là: không lẽ thánh Faolô khuyên và chủ-trương Agapè fải tin bất cứ điều gì, trong khi Ngài luôn luôn nhấn đến fải biết biện-biệt thần-khí, coi chừng tiên-tri giả.

Vậy ‘panta’: accusative de relation ‘về mọi sự, trong mọi dịp…’
Agapè đem đến một mãnh-lực lạ-lùng để hoàn-tất công việc của các nhân-đức tin, cậy, chịu-đựng và cáng-đáng được những điều sức loài người không thể làm được.
                                                                                                                                                     (còn tiếp)
                                                                                     
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh hồi thập-niên ’60)

Wednesday 28 May 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Ơn Cứu Chuộc và lập-trường thánh Ansêmô: ta suy thêm



Ơn cứu-chuộc
nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________
                                                                       Lm Kevin O’Shea, CSsR



Chương Ba
Ơn Cứu-Chuộc
và các truyền-thống trong Đạo
(bài 16)


Phần 2:
Ơn Cứu Chuộc
và lập-trường thánh Ansêmô:
ta suy thêm


Nghiên-cứu lập-trường tư-tưởng của thánh Ansêmô khi ta bàn về Ơn Cứu-chuộc, thiết tưởng cũng nên thêm một giòng chảy suy-tư như sau:

Thánh Ansêmô, là người từng viết lên một số lời nguyện-cầu để anh em trong Dòng mình sử-dụng. Nói đúng hơn: đây là những giòng chảy suy-tư/chiêm-niệm được thánh-nhân nghĩ ra là để tặng một vị nữ-lưu cao tuổi từng lui về sống ẩn-dật ở Brionne, gần bên Đan-viện Bec. Suy-tư/chiêm-niệm, là tư-tưởng-làm-nền rất cần thiết giúp ta hiểu rõ hơn đời sống khắc-kỷ của các Đan-viện. Có suy-tư/chiêm-niệm, ta mới hiểu rõ lập-trường thần-học của thánh Ansêmô, đặc biệt là khi thánh-nhân viết nên cuốn Cur Deus Homo, cuối đời mình. Tư-tưởng của thánh Ansêmô, có đọc theo hướng nguyện-cầu/chiêm-niệm, ta mới hiểu rõ tư-tưởng của ông hơn, về Ơn Cứu-Chuộc. Và từ đó, ta sẽ nhận ra rằng: tư-tưởng của ông ít khắc-nghiệt hơn là nhiều người vẫn cứ tưởng.

Thời đào tạo, thánh Ansêmô cũng giống như các thày Dòng khắc-kỷ khác, tức: cũng được hướng-dẫn đi vào cuộc sống có trải-nghiệm tính khắc-kỷ, khổ tu có ăn năn hối lỗi và hãi sợ. Và, trên hết mọi sự, thánh Ansêmô lại vẫn là thày Dòng khắc-kỷ/khổ tu. Thời thánh-nhân, sống đời chiêm-niệm/khắc-kỷ bao giờ cũng chịu ảnh-hưởng từ cuộc sống khó khăn, tự hãm mình/phạt xác do thánh Phêrô Đamianô, đấng sáng-lập Dòng Biển Đức, là người chuyên đặt nặng những tâm tình đền-bù các lỗi-tội mình phạm, đến như thế.

Cũng trong chiều hướng tương-tự, Đan-viện Bec. của thánh Ansêmô, lại cũng chủ-trương sống đời nhiệm-nhặt như Dòng khổ-tu do thánh Phêrô Đamianô lập nên. Nhưng, các thày Dòng nói ở đây thường có thói quen sử-dụng ngôn-từ rất mạnh về Thiên-Chúa. Và mạnh-bạo hơn, vẫn là ngôn-từ diễn-tả “kẻ phạm lỗi” như đầu mối cho mọi phạt xác, rất đền-bù.

Thế nên, thánh Ansêmô đã viết ngay vào đường gân thớ thịt của mình, một câu nói để đời, từng nổi tiếng: “Tôi vẫn lo cho cuộc sống của riêng tôi, cũng rất nhiều!” Là thày tu thuộc Dòng chủ-trương có hành-xử “phạt xác”/hãm mình, thánh Ansêmô từng được dạy: hãy biết sợ sự phán-xét của Thiên-Chúa, hồi chung cuộc. Dù có thế, biện-chứng này lại đề ra một kết-cuộc xác-chứng rằng: Thiên-Chúa, bằng vào lòng thương xót vô bờ của Ngài, hẳn Ngài cũng sẽ không quên sót những người lỗi phạm, bao giờ hết.

Mặt khác, thánh Phêrô Đamianô và truyền-thống Giáo-hội thời đó, lại cứ quan-niệm rằng: nỗi đau thể-xác --trong công-cuộc đền-bù mọi lỗi tội-- vẫn tạo ra một số tội lỗi này/khác. Ở đây, thánh Ansêmô lại khám-phá thêm hai vấn-đề căn-bản:

Thứ nhất, thánh-nhân thấy rất rõ, rằng: quả thật, một số những đau-khổ về xác-thể có giới-hạn nằm trong các tội dù rất nhỏ của người phạm lỗi. Và, việc đền-bù tội/lỗi không hạn-chế, có thể lại cũng “kiến-tạo” ra chính tội lỗi. Đây là chốt điểm cho thấy Đức Kitô cũng từng được vời đến, ở trong đó. Nhưng, Ngài lại có khả-năng thực-hiện thứ gì đó có giá-trị vô-hạn-định, chứ không chỉ như người phàm, thôi.

Thứ hai nữa, thánh Ansêmô lại nhận ra rằng: việc hãm mình/phạt xác thật ra không là chuyện đền-bù tội/lỗi chút nào hết. Những gì tội/lỗi làm nên cớ sự, đều được lấy đi là vì sự vinh-quang danh-dự của Thiên-Chúa. Người phạm lỗi, không hề khiến Chúa phải công-nhận chỗ đứng đích-thực của Ngài, trong vũ-trụ. Thánh Ansêmô không nhìn vinh-quang danh-dự của Thiên-Chúa như đồng hàng với thể-chế phong-kiến mà ông từng hiểu biết rất rõ. Thánh-nhân không tính-toán “tổng-số” những gì do lỗi/tội rút mất đi khỏi Thiên-Chúa, theo kiểu hệt như thể-chế phong-kiến. Thánh-nhân cũng không đánh-giá những gì con người làm ngõ hầu “kiến-tạo” nên tội/lỗi, theo nghĩa của niềm vinh-dự bị xúc-phạm, hệt như chế-độ phong kiến từng nghĩ ra.                

Thánh Ansêmô thấy rằng: tất cả các điều như thế phải hiểu theo nghĩa “tuyên-dương” chúc tụng một vinh-dự. Vinh-dự dâng lên Chúa, phải được tặng ban dâng lên  Chúa bằng các bài “vãn” được cất tiếng vang ca là để tung-hô Chúa trong và bởi toàn-thể vũ-trụ, là như thế. Đó là đoản-khúc chúc-tụng từ vũ-trụ. Người phàm xác thịt cũng được mời gọi, để công-nhận điều này và để dâng lên Chúa một cách có ý-thức.

Tuy nhiên, tội và lỗi làm gián-đoạn bài ca chúc tụng này. Nói cách khác, nó làm mất đi hình-dạng của lời ca chúc-tụng Ngài vẫn có. Nó đưa vào âm-nhạc, một giai-điệu nghe rất chõi. Nên, muốn được Thiên-Chúa lắng nghe, chắc chắn cần chỉnh-sửa cho nhiều, nhưng không bằng phương-cách đền-bù tội lỗi hoặc hành-động phạt xác, hãm mình. Mà, bằng vào tái-tạo bài ca chúc-tụng Chúa; và đặt ở nơi đó, tầm-kích mới mẻ mà trước đó chưa ai từng thấy. Và, bài ca chúc tụng còn đẹp đẽ tuyệt-vời hơn mọi tầm-kích lỗi/tội rất xấu xa.

Theo thánh-nhân, thì bậc phàm nhân/tục tử chúng ta, không có được những cái “ắt-và-đủ” để được thế. Vậy nên, phải đưa nhiều giai-điệu mới mẻ vào trong âm-nhạc. Và các giai-điệu mới, phải được tụng-ca bằng tiếng-giọng mới khác, mới được. Bản thân con người, không tạo được giai-điệu mới mẻ này, vì chỉ có các tiếng/giọng cũ/xưa của mình, tức: không còn hay đẹp nữa, sau khi đã phạm phải các lỗi/tội do mình gây ra.

Thành thử, những gì con người nợ Chúa còn nhiều hơn những gì mình sở-đắc. Và, nhạc-bản mới mẻ này phải được người ca-sĩ cất lên bằng tiếng/giọng riêng của họ. Mà, vũ-trụ lại chẳng có được tiếng/giọng nào giống như thế. Đây chính là điểm tới được Đức Giêsu dấn thân bước vào. Ngài đã làm thứ gì đó, rất mới mẻ. Và, Ngài làm bằng phương-cách cũng rất mới, gồm tất cả những tiếng/giọng giống như thế, trong nhạc-bản này.

Thánh Ansêmô và nền thần-học thời đó, lại cũng nói: Đức Giêsu không định-hướng chính mình Ngài vào sự chết. Bởi, Ngài chẳng hề mắc tội tổ-tông, nào hết. Ngài đã mặc vào hình-hài của Ngài đặc-tính bất-tử; và Ngài cũng không đòi hỏi có được sự sống vững chắc mà không bao giờ phải chết. Điều này, theo thần-học thời đó, đã xuất khỏi sự tự-do của Ngài thoát khỏi tội tổ-tông  --trong khi đó, thì bản-thân nhân-loại qua tư-cách riêng của mình, lại không định-hướng vào nỗi chết, nếu con người không phạm phải lỗi lầm nào.

Đức Giêsu không bao giờ phạm phải những lỗi cùng tội; và tự bản-chất, Ngài không buộc phải chết đi, như người phàm. Nhưng, bằng vào ý-chí tự-do của Ngài, Đức Giêsu lại chuốc lấy tính dễ chết để rồi chấp-nhận cái chết như một thực-thể. Thế nên, Ngài có thể dâng lên Cha Ngài, không phải một thực-tại thể-lý rất dễ chết, mà là chính ý-định tư-riêng của Ngài, dù không cần. Đây là sự thể hoàn-toàn mới mẻ. Và, Đức Giêsu dâng điều đó lên Chúa Cha bằng tình thương-yêu duy chỉ mình Ngài mới có, do Cha ban qua tư-cách Người Con của Cha. Dâng lên Cha như thế, là sự dâng-tiến mà trước đó không ai làm được; và không ai có thể tái-lập thêm một lần nữa. Đó là sự việc có một không hai, rất duy-nhất. Sự việc này nâng-nhấc nền âm-nhạc của vũ-trụ, bởi âm-nhạc công-nhận cả hoàn-vũ có cả sự sống và nỗi chết, tuỳ-thuộc vào chính nó. Và, cũng tuỳ thuộc vào Thiên-Chúa theo cung-cách rất mới.

Thánh Ansêmô lại nhận ra rằng: khổ đau thân xác, đặc biệt trong công-cuộc đền-bù tội lỗi, tự nó không có giá-trị gì trong tiến-trình yêu-thương này hết. Thánh-nhân cũng công-nhận rằng: vẫn có tầm-kích “giáng phạt” (cả trường-hợp được giảm khinh) trong công-cuộc “đền-bù tội lỗi” như thế. Đây không là việc thiện-nguyện hoặc tự ý, nhưng là sự đòi buộc phải như thế. Thành thử, thánh Ansêmô không thấy Đức Giêsu lại có thể làm điều ấy, theo ý-nghĩa như thế.

Thánh Ansêmô cũng nhận ra rằng: việc cân-đong-đo-đếm “tổng số” của việc đền-bù mọi lỗi tội như nếu đã xảy ra vượt quá lập-trường này là không có giá trị gì hết. Theo thánh Ansêmô, những gì mà tội lỗi từng lấy ra khỏi Thiên-Chúa, vượt trị-giá và mọi toan tính “cân đo đong đếm”. Vượt cả mọi đền-bù nào khác. Đây là điều không thấy có nơi lập-trường của thánh Phêrô Đamianô và của chủ-thuyết khắc-kỷ/khổ hạnh mà đấng thánh lập dòng khổ tu đã định-dạng cho chính mình với vết thương lòng khổ-nhục của Đức Giêsu. Và, thánh Phêrô Đamianô coi đó như sự trừng phạt được tiến-hành theo bước trước, chứ không là sự hài-lòng/mãn nguyện theo cung-cách của thánh Ansêmô nghĩ ra. Thánh Ansêmô thì lại không thấy những gì Đức Giêsu thực-hiện, lại được hiểu theo nghĩa này.                                     

Nay, thì sự việc như thế, đã ràng buộc Thiên-Chúa vào với Đức Giêsu. Thiên-Chúa, bằng vào sự công-chính của Ngài, lẽ đáng phải tưởng-thưởng Đức Giêsu; nhưng thật sự, thì Ngài đã có tất cả những thứ đó. Và, Thiên Chúa không thể làm việc đó cho Đức Giêsu cách trực-tiếp được. Thành thử ra, Thiên-Chúa phải tặng ban phần thưởng đó cho những ai được Đức Giêsu đề-nghị. Đó là chúng ta. Tức: những kẻ kế-thừa sự công-nhận và phần-thưởng do sự công-chính mà Thiên-Chúa ban cho Ngài. Và đó, là nhạc-bản để toàn-thể vũ-trụ chúc-tụng ngợi ca Ngài.

Phần thưởng nói trên, là phần sẻ san/tham-gia do ta góp phần vào nhạc-bản chúc tụng mới mẻ, khi ta dâng lên Thiên-Chúa tính-chất dễ-chết của ta, cũng như nỗi chết rất thực, mà ta từng cảm-nghiệm như nhạc-bản tụng ca của vũ-trụ...

Bằng lời lẽ tượng-trưng, ta được phép ca vang cùng với Đức GIêsu như yêu cầu hát thêm lần nữa Bài Ca rất tuyệt-diệu của Ngài...

                        Tác-giả Gerald Sloyan lại đã viết:

“Học-thuyết của thánh Ansêmô, chẳng mang chút sắc-màu nào của chế-độ phong-kiến, như nhiều người quả quyết. Bởi, với thánh-nhân, những lỗi và tội phản chống Chúa, không làm cho vinh-dự của người hiệp-sĩ hoặc nhà quý-tộc bị tổn-thương. Và, điều này thuộc một trật-tự riêng-rẽ, độc-nhất. Và, không ai giống như Chúa. Cũng chẳng học-thuyết nào lại được tạo ra như một giao-dịch thương-mại, bởi không có số tiền nào được trang trải hoặc thu nhận vào đó cả. Cuộc sống con người được tặng ban, là do Đấng trở-thành-Thiên-Chúa-và-người-phàm cùng một trật. Thiên-Chúa thấy rằng của lễ dâng-tiến Ngài rất thích-hợp nên Ngài đã chấp-nhận.”

Ở đây, ta cũng nên nhận chân ra rằng: cũng không cần phải quản-cai các bước tiến-triển trong suy-tư/chiêm niệm đến như thế. Bởi lẽ, một điều thấy rất rõ, là: ta đang đối phó với các lý-lẽ thích-hợp, cho thật đẹp. Đó, cũng là phương-cách phù-hợp để cứu xét tất cả những gì diễn-tiến nơi vấn-đề ta đặt ra.            

Thánh Ansêmô, thật ra, đã chuyển từ loại-hình suy-tư dựa trên sự hãi sợ và phán-xét rất chung-cuộc sang một mẫu mã suy-nghĩ về sự thanh cao đẹp-đẽ và thương-yêu. Với thánh-nhân, đỉnh cao và biểu-tượng cho tình thương-yêu ấy là Đức Giêsu chịu đóng đinh trên thập-tự. Khi ấy, thánh-nhân lại đã suy-tư về ý-nghĩa của “bổn-phận” để chiêm-niệm về sự cao cả nơi tình thương-yêu có cho đi vì hy-sinh của Đức Giêsu Kitô. Và từ đó, thánh Ansêmô chúc tụng và cảm tạ Chúa vì Ngài đã thành-tựu được sự hài-hoà giữa vũ-trụ và công-cuộc cứu-chuộc loài người chúng ta.

Chính vì thế, nên thánh Ansêmô đã đúc-kết, cất-chưng và thực sự thay-đổi truyền-thống mình từng đưa ra. Và đặc-biệt hơn cả, là truyền-thống khắc-kỷ của vị thánh lập Dòng Biển Đức, tức thánh Phêrô Đamianô. Và từ đó, thánh Ansêmô lại đi vào trạng-thái tập-trung cũng rất mới vào việc miên-man chiêm-ngắm cùng với động-thái bừng bừng lửa mến với tình thương-yêu cảm-kích hướng về diện mạo của Đức Chúa chịu đóng đinh. Và theo tôi, thì: điều này còn ở lại mãi với chủ-thuyết khắc-kỷ thực-thụ của Đạo Chúa. Nay, cũng nên hết lòng cảm tạ thánh Ansêmô, của ta.

Thật ra, thì cốt lõi nơi thị-kiến của thánh Ansêmô, là thế này: Không món nợ nào, ta có thể trang trải cho Đức Kitô  hết, bởi lẽ cũng chẳng có gì qua đó ta có thể trang trải những gì ta thiếu nợ. Niềm hãi sợ và hậu quả của nó không là thành phần của nhạc bản tụng ca tung hô ta nói đến. Và, nó cũng chẳng có phần nào hết trong việc xoá bỏ mọi ràng buộc của ta với Chúa. Chỉ duy nhất có mỗi sự việc khả dĩ trở thành vấn-đề là tình thương-yêu và nỗi niềm quan-tâm lưu ý, thôi. Ta có thể nói về sự hạn-chế không để bật lên thành tiếng khóc, nhưng đó là tiếng khóc của sự cảm kích, tựa hồ như khi ta nhìn vào diện-mạo của Đấng chịu đóng đinh trên thập-giá.

Thật ra, cũng phải công-nhận rằng kinh-nghiệm của thánh Ansêmô tô lên sắc màu cho ý-nghĩa của sự việc “trở thành thày Dòng” vào tuổi trung-niên hoặc sau đó. Cũng trong chiều-hướng có ý-nghĩa mới này, lại thấy có việc thực-hiện ăn năn hối tiếc đậm sâu khác của đời chiêm niệm và khắc kỷ. Và đây được coi như nền tảng cho bất cứ ý-nghĩa nào của Ơn Cứu Chuộc.

Khác-biệt chính nơi phần giải-thích của thánh Ansêmô gồm các yếu-tố sau đây:                    

1.    Không giống như tư-tưởng của thánh Đamianô chuyên đặt nặng vào sự trừng phạt và đền bù tội lỗi, thánh Ansêmô chủ trương chúc tụng/ngợi ca.
2.    Bằng chúc tụng/ngợi ca, Đức Giêsu dâng nỗi chết đối lại sự bất-tử.
3.    Ra như thế, vì đó là sự tiến-dâng lên Thiên-Chúa-là-Cha một trải-nghiệm về sự vô quyền/bất lực.      
4.    Tính vô quyền/bất lực của Đức Giêsu được thấy rõ nơi Đấng chịu đóng đinh trên thập-tự
5.    Chiêm-ngắm Chúa chịu đóng đinh là trọng tâm của sự tháp-nhập vào bài chúc tụng/ngợi ca sự cao cả của Thiên Chúa.

Sau thời thánh Ansêmô, lại thấy có sự trở về chầm chậm vào với cung-cách mang tính Đamianô nhiều hơn. Ngôn-ngữ mà thánh Ansêmô sử dụng thật rõ ràng theo ý-nghĩa của riêng ông, nhưng vẫn có đôi chút tối-nghĩa tiềm ẩn ở trong đó cho những ai không có được trải-nghiệm như thánh Ansêmô từng có. Các ngài lại sử-dụng tự-vựng như: “chỉnh sửa, mãn nguyện, ăn năn sám hối vv... theo nghĩa đen thể-chất, nhiều hơn nữa.

Thánh Tôma Akinô là người trì-hoãn truyền thống này nên ông lại tương-đối-hoá truyền-thống này đối với các lập-trường khác. Và, ông còn giản-lược bất cứ đòi hỏi nào “cần” có để trở-thành “lý lẽ thích-hợp”... Thánh Tôma cũng lại nói đến việc ăn năn hối cải như một điều-kiện để trừng-phạt mà ta không thể làm giảm nhẹ nghĩa đen nhiều hơn nữa, trong giới-hạn của thứ cổ-ngữ xa vời thời đó là tiếng La-tinh. Và từ đó, thánh Tôma lại liệt-kê một danh-sách gồm đủ các loại ngôn-từ như thế làm một, và có thể là điều tiên quyết, tức “động-lực” của sự kiện Nhập Thể. Đây là loại-hình đặc trưng của thánh Tôma Akinô trong việc trì-hoãn ngôn-ngữ của truyền-thống đáng tôn-kính, và rồi ông đã tạo lại ý-nghĩa của ngôn-ngữ ấy.

Các thế-kỷ vừa qua, lại thấy có đòi hỏi Hội thánh của ta hãy quay trở về với lập-trường tư-tưởng của thánh Ansêmô, sau một thời-gian dài xa cách, tách rời.

                                                            -----------------                                          (còn tiếp)                                                                          
__________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR - Mai Tá lược dịch