Về báo oán và thù nghịch:
Chúng ta gặp lại mạch lạc Lc 6: 27tt.
Những lời này cho thấy lập trường của Chúa Yêsu đối với các
bè phái tại Phalệtin: phải lấy lòng yêu mến để chữa lành đời sống chung. Chúa
Yêsu khước từ “báo oán” (điều thường được diễn ra bằng kiện tụng) và phủ nhận
liên lạc giữa người với người dựa trên quan điềm ích lợi và quyền lời riêng,
như thấy trong các nhóm bè phái Phalệtin: người ta chỉ yêu mến trợ giúp những kẻ
thuộc nhóm mình, còn hiềm khích đối với những kẻ đứng ngoài. Trọng tâm của một
sinh hoạt đời sống tương thân tương ái đó lá ý muốn vô điều kiện của Thiên
Chúa, không phải tùy vào người ta cho là có thể làm hay không. Đây Chúa Yêsu
cũng làm nhiệm vụ tiên tri: loan báo thánh ý thuần khiết và vô điều kiện của
Thiên Chúa. Thiên Chúa đã dựng nên người ta “cho nhau, vì nhau”, chứ không phải
là “đối địch với nhau”. Những lời về yêu kẻ thù muốn nói: các ngươi hãy phục
vụ, trợ giúp, đỡ đần kẻ thù (làm ơn, cầu nguyện…). Yêu mến đây không phải là
vấn đề cảm tình, nhưng là một việc hiện sinh, một việc dấn thân, dấn thân phục
vụ. Điều đó được trưng ý trong những ví dụ, những ví dụ có tính cách “nghịch
thường”, không phải là giải quyết những nố của một luật. Các ví dụ đó hướng đến
một thực hữu. Không phải là Luật mới, mà là một “thực hữu” mới: người ta được
kêu gọi vào, và các ví dụ nhắm cả đến. Thực hữu đó dựa trên kiểu cách của Thiên
Chúa. Chính kiểu cách đó mà người ta phải hoạ lại trên sinh hoạt của mình.
Thiên Chúa đã không từ khước người ta, là những kẻ đã tự ý tách khỏi tình nghĩa
với Người và không màng xá đến Người: Người ở nhân lành với những kẻ vô ơn,
những kẻ độc dữ. Chẳng những Thiên Chúa không dứt hẳn tình nghĩa, mà chính
Người lại mưu việc tái lập. Chính nơi lòng mến của Thiên Chúa đón trước đó, mà
lòng yêu mến kẻ thù được được có căn cứ và nền tảng con cái Thiên Chúa, tức là
những ai xử thể theo lời dạy của Chúa Yêsu.
Trong mạch lạc với lòng yêu kẻ thù, có đạt chóp đỉnh của
đích phải đến cho con người: Đích đó theo Lc 6: 36 là lòng thương xót, còn theo Mt 5: 48 là “nên trọn lành”. Nhưng sự trọn
lành nói đến ở trong một mạch lạc là sự nhân lành từ hậu, nên cũng gần giống
như “lòng thương xót” trong Lc. Mục đích của con người là thực hiện điều đã
được nói đến trong trình thuật tạo thành: con người được dựng nên theo hình ảnh
Thiên Chúa. Người ta phải nên giống Thiên Chúa, trong sự tốt lành nhân hậu,
trong lòng thương xót. Trọn lành cốt là ở đó. Mục đích đó, con người trần tục
rất xa vời, đó là đích cánh chung, người ta được dựng nên để đạt cho được. Mục
đích đó, con người được kêu gọi đến lại vì bây giờ đích đó được thực hiện trong
Chúa Yêsu. Sự Chúa Yêsu xuất hiện là chính mãnh lực trợ giúp cứu thoát, nhờ đó
Thiên Chúa muốn dẫn người ta đến tận mục đích Người đã vạch ra từ khởi nguyên
cho người ta. Tạo thành mới sử chữa và hoàn tất ý định của Thiên Chúa đã vạch
ra tự sơ thủy.
Về các phản đề, nên để ý:
-Tính cách xác thực (giá
trị lịch sử): Không thể nào hoài nghi rằng đó là chính những lời tuyên ngôn của
Chúa Yêsu. Những tiếng: Phần Ta, Ta bảo”: rất quan trọng trong lịch sử tôn giáo
và đạo đức của loài người. Các lời tuyên ngôn như thế kết thúc quá khứ và khai
mạc một tình trạng mới.
-Tinh cách Kitô luận (những lời như thế bắt phải kết luận
làm sao về chính người tuyên ngôn?)
Đối với đạo Do thái: một người tuyên ngôn như thế dành lấy
cho mình một quyền ở ngoài và chọi lại quyền của Môsê. Ai dám đương nhiên cho
mình có một quyền như thế thì đã đặt mình trên Môsê:
a/ Người đó không còn là một rabbi Dothái nữa, vì uy tín của
rabbi hoàn toàn do tự quyền Môsê mà có.
b/ Người đó cũng hơn cả một tiên tri nữa, vì tiên tri không
đặt mình bên cạnh như ngang hàng với Luật Môsê, mà là dưới quyền của Lề luật.
c/ Ít ra người đó mang tư cách Mêsia.
Vậy, những lời tuyên ngôn thế này hoặc là kiêu mạn cho đến
đỗi điên khùng, hoặc là đánh dấu một kỷ nguyên mới về tôn giáo. Chính tính cách
vô tiền khoáng hậu đó đối với tâm hồn Đạo Do thái chứng tỏ tính cách xác thực
về ý thức của Chúa Yêsu về tư cách của Ngài. Chúa Yêsu có thể được liệt hàng
rabbi (người ta thường gọi Ngài như vậy), hay một tiên tri (nhiều lúc dân bồng
bột phấn khởi đã có ý tưởng đó). Nhưng khi xét đến chủ trương của Ngài, thì
Ngài không thể ở hàng rabbi hay tiên tri nữa.
Người ta cũng không thể đặt Ngài trong một phong trào đạo
đức Do thái nào được. Kiểu nói, vấn đề bàn đến cho phần na ná như cách thức
sống đạo đức của những nhóm này khác của dân Do thái, nhưng tuyên ngôn như thế
này không một phong trào đạo đức Do thái nào chịu nổi nữa. Đó là rượu mới làm
nổ tung bì cũ!
d/ Nhưng lời Chúa Yêsu nói ra không là một tến nhận về những
sự thật muôn thuở, như một lý tưởng cao siêu do một người thượng trí khám phá
ra. Hiệu lực và giá trị của Lời Ngài hoàn toàn dựa trên điều này: thẩm quyền
của Ngài, sứ mạng của Ngài, Ngài có đầy đủ quyền lực để nói ra đích xác đâu là
thánh ý Thiên Chúa. Nơi Ngài, điều thuộc về ý định cuối cùng của Thiên Chúa,
Nước Thiên Chúa đã có mặt, bắt người ta đứng trước một lời “vặn hỏi” và một
“quyết định”: Người ta hoặc muốn bám lấy lập trường có từ trước đến nay (người
ta sẽ hỏng mất điều người ta đeo đuổi) hay là người ta đành lòng nhận rằng lập
trường của người ta chỉ là tạm bợ, và sẵn sàng đón nhận việc can thiệp cuối
cùng của Thiên Chúa nơi hoạt động của một người lịch sử cũng thực thụ là Đấng
phải đến, như sứ giả cánh chung của Thiên Chúa, Yêsu Nazarét.
e/ Nhưng một khi sứ giả cánh chung của Thiên Chúa rao giảng,
thì người ta có thánh ý tuyệt đối của Thiên Chúa cho mọi người và cho mọi thời:
Nước Thiên Chúa đã đến! Thời gian trước và sau vẫn tiếp tục trôi đi, trước và
sau, người ta vẫn còn bị ám ảnh bởi những điều kiện sinh hoạt trần gian, mà
không nhìn ra được thánh ý tinh tuyền của Thiên Chúa, hằng có như Thiên Chúa.
Chúa Yêsu luôn luôn nhìn đến cái cùng tận Thiên Chúa dành để cho nhân loại, cái
cùng tận mà chính Ngài là nguyên lý và nền tảng, và Ngài đã rao giảng thánh ý
Thiên Chúa, không đếm xỉa đến những tính toán hơn thiệt của thường tình. Cái
nhìn của Ngài mới là cái nhìn thông suốt, không còn bị hoa mắt ra bởi những
điều kiện sống ngay trước mắt. Có nhìn vào Nước Cánh chung của Thiên Chúa như
Chúa Yêsu, người ta mới được tự do đối với những điều kiện của trần gian, và
được tự do đủ để nhìn ra ý muốn vô điều kiện của Thiên Chúa trong lời Chúa Yêsu
rao giảng.
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)
No comments:
Post a Comment