Lạy Cha chúng tôi ở
trên trời: Thiên
Chúa vừa gần gũi ta, vừa siêu việt:
Điều gì ở trên trời là điều ngoài tầm sức của nhân loại.
Kiểu nói về Thiên Chúa này trong Mt, chịu ảnh hưởng công
thức phụng vụ Lc 11: 2: chỉ có tiếng “Cha”, phải hơn đã giữ hình thức tiên khởi
của lời Chúa Yêsu (Mc 14: 36; Rm 8: 15; Ga 4: 6). Dịch cho sát thì phải
nói “Ba” (trong kiểu nói: ba má) tức là tiếng của trẻ con mới bập bẹ. Tiếng Aram là abba. Không hề bao giờ người Do
thái nói với Thiên Chúa, chỉ có Chúa Yêsu mới có thái độ đối với Thiên Chúa.
Nhưng dạy kinh lạy Cha cho môn đồ tức là Ngài thông cho môn đồ quyền gọi Thiên
Chúa là “Ba” như Ngài. Rm 8: 15 kêu lên được Abba, lạy Cha, là dấu
được làm con và được có Thánh Thần. Bởi đó có sự kính cẩn của Hội thánh sơ khởi
khi đọc kinh lạy Cha. Vậy tiếng “Abba” một dấu cho ý thức về liên lạc của Chúa
Yêsu đối với Thiên Chúa và một trật cho thấy giai đoạn thành tựu của thánh sử:
Chúa Yêsu đem môn đồ của Ngài vào chính trong liên lạc của Ngài với Cha Ngài (chiếu
theo Yr 3: 19), trong thời cứu rỗi, toàn dân mới được gọi Thiên Chúa là Cha của
họ).
Sau đó, Kinh Lạy Cha chia làm hai phần:
a/ Những lời ước
nguyện nhắm đến
Nước Thiên Chúa hoàn toàn thực hiện. Dân Israel ước trông ngày thành tựu. Còn tín
hữu trong thời Nước Thiên Chúa đã khai mạc (Nước Thiên Chúa đã đến gần nơi bản
thân của Chúa Yêsu: người ta có thể biết về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa [13: 11];
có thể báo cho biết Nước đó đến gần [10: 7], và dọn mình để đi vào [5: 20; 7:
21; 18: 3]) sẽ xin cho thấy sự thực hiện đầy đủ, hoàn tất.
Mt có lời xin cho thánh Thiên Chúa được thực hiện; Lc không
có.
Lời xin này không phải là “đành chịu lấy mạng” như người ta thường
hiểu về tiếng “xin vâng”. Nhưng là một lời xin: xin Thiên Chúa làm cho mọi
người vâng phục Người, chiếu theo tư tưởng tiên tri (Ys 61) trong thời cánh
chung, sau cùng người ta sẽ vâng phục Yavê.
b/ Những lời khẩn
nguyện
Bây giờ lời cầu nguyện hướng đến những điều kiện của sinh
hoạt lịch sử và bấp bênh của người ta.
Lời cầu xin bánh có thêm một tiếng mà Kinh Lạy Cha thường
đọc không dịch hẳn: vì là một tiếng tối nghĩa và vì thế còn tranh luận: có thể
dịch là “bánh thuộc mỗi ngày”, nhưng theo nghĩa tự nguyên Hy Lạp thì có thể là
“bánh ngày mai”. Nhưng vì nếu là phải xin “bánh ngày mai” thì là như nghịch với
Mt 6: 25-34 – Lc 12: 22-31 (chớ lo đến ngày mai). Nhưng nếu “ngày mai” đây chỉ
“thời sẽ đến” thì chúng ta sẽ hiểu là “bánh của thời cứu rỗi, bánh sự sống,
manna tự trời” (Lc 22: 30; 12: 37; Mt 26-29). Nhưng điều lạ là lại đi
xin “bánh ngày mai” đó cho ngày hôm nay. Như vậy là những khai ân của thời sẽ
đến, thì chúng ta lại xin sao cho được hưởng ngày hôm nay; trong đời phàm nhân
này, chúng ta được sống với vinh quang sẽ đến. Hiểu như thế “bánh ngày mai”
không có gì mâu thuẫn với lời dùng lo đến ngày mai.
Lời xin tha tội, Mt giữ hình thức cựu trào: kiểu Do
thái gọi tội là nợ. Tiếng “cũng như”: không phải lấy việc người ta làm mẫu cho
việc xin Thiên Chúa làm (một điều phạm thượng) – cũng không phải là việc người
ta tha thứ là điều kiện bắt Thiên Chúa cũng tha thứ cho mình, nhưng bởi biết về
lời hứa tha tội, môn đồ không thể làm gì khác là xử thế như kẻ tha thứ đối với
kẻ mắc lỗi với mình. Sự hợp nhất xây dựng trên tín thư của Kinh Lạy Cha là sự
hợp nhất đi tự Thiên Chúa đến với người ta: hợp nhất với Thiên Chúa là căn cứ
cho sự hợp nhất giữa người với người.
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)
No comments:
Post a Comment