Monday, 8 April 2013

Lm Richard Leonard sj: Tiệc lòng mến, tiệc của Hội thánh rất agapè




Phụng vụ hôm nay kể về hạnh phúc mà cộng đoàn Hội thánh đã và đang cảm nghiệm vào những ngày giờ, sau Phục Sinh. Hạnh phúc mà Hội thánh cảm nghiệm, là hạnh phúc có Thầy trở về. Thầy trở về, Hội thánh tiên khởi nay sống thành cộng đoàn nhỏ, rất thân thương. Về với môn đệ, Thầy sống với công việc bình thường, của đồ đệ. Như khi trước. Sống có chài, có lưới. Có nỗi gian lao phấn đấu, tự bao giờ.
Cuộc sống của Hội thánh sau Phục Sinh, nay thấy đồ đệ Thầy mỗi ngày một đông hơn. Đồ đệ Thầy, nay không còn hãi sợ bất cứ ai. Nhưng vững tin hơn, vì có Cha ở cùng. Cha là Bình an. Là, tình Thương yêu. Đỡ đần. Kể từ nay, Hội thánh chứng tỏ lòng chung thủy với Cha, và với Thầy như đã dặn. Lời Thầy dặn, nay thành hiện thực. Qua hy sinh, đùm bọc và ủi an. Đùm bọc và ủi an, trên bước đường rao truyền Tình yêu của Chúa với dân gian người đời. Đùm bọc và ủi an, dù phải trải qua những tháng ngày “dài như mấy kiếp”.
           Ngày dài Hội thánh luôn có sự hiện diện, đỡ nâng của Thầy. Về với thuyền và với lưới, Hội thánh đại diện cho Chúa, không về để hiện diện, mà thôi. Nhưng, còn hoạt động trong Thầy với dân con của Thầy. Về với Hội thánh, là về với người thân. Thầy không bỏ đàn con. Như Phêrô thánh nhân, Hội thánh đã điều chỉnh cách thế ăn mặc, lối sống để tỏ lòng yêu thương chính Đấng mà mình tôn kính. Tỏ lòng yêu thương tôn kính Chúa, Hội thánh cũng san sẻ bẻ bánh với Thầy, với dân Chúa. Sau Phục Sinh. Hội thánh nay sẻ san yêu thương/tôn kính, qua tiệc thánh. Ngày cuối tuần. Tiệc agapè tương kính.
           Cùng bẻ bánh với Chúa Phục Sinh, Hội thánh nay chẳng còn hỏi: Ngài là ai? Vì, nay đã rõ: đó là Thầy. Là, Chúa Phục Sinh vinh hiển. Và, đồ đệ Chúa nay vững tin. Và, cũng biết rằng: từ nay Thầy sẽ xuất hiện nơi diện mạo, của người khác. Có lúc, là hình hài của bạn bè. Thân thương. Có khi, là người nghèo hèn. Đói khổ. Chí ít, là kẻ thù mà mình vẫn giữ trong tâm tưởng. Trong cuộc sống.
           Về với Hội thánh, Thầy không chỉ có mặt vào khoảnh khắc sôi nổi, nhiệt náo vào ngày hội lễ. Mà, Thầy còn hiện diện chốn biển khơi, nơi bờ hồ hoặc bãi biển. Thầy hiện diện, là ở với đồ đệ thân thương trên đường Em-mau. Với cuộc đời. Thầy hiện diện nơi phòng chật hẹp, cửa kín then cài vì âu lo. Biết có Thầy ở cùng và ở với, đàn con Hội thánh sẽ ngợi ca Thiên Chúa, như thánh Gioan bày tỏ trong sách Khải Huyền: “Tất cả đều tung hô: xin kính dâng Đấng ngự trên ngai và Chiên Con lời chúc tụng cùng danh dự, vinh quang và quyền năng đến muôn thuở muôn đời.” (Kh 5: 13-14)
            Cùng ngợi ca với đàn con thân thương, Hội thánh không chỉ vui mừng vì đã thấy rõ Thầy đã trở về. Nhưng, nay còn chứng tỏ cho người người đều rõ cho cả người trong cuộc, cùng kẻ ở ngoài rằng: từ nay, mình sẽ là Kytô khác. Và, Kytô khác, tức đồ đệ Chúa. Đồ đệ, là: những người nói được như thánh Phêrô, sau lần chối Chúa: “Thưa Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy.” (Yn 21: 16)
             Khi nói lời yêu mến, mọi xa cách/chối bỏ, được hóa giải, hàn gắn và thứ tha. Và, đây là lúc Hội thánh gánh vác sứ vụ chăm sóc đàn chiên trong cùng ràn: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy!” (Ga 21: 17).
Chăm sóc chiên, là trách vụ lớn lao không chỉ là nguyện cầu trong hân hoan, hạnh phúc như Thầy để lại. Mà cả trong thực thi trách vụ. Tức, chăn dắt chiên con cho đúng hướng. Chiên con, là những người vẫn ở lại với nhà Đạo hay còn ở ngoài. Chiên con, là những người biết phấn đấu ngợi ca. Thầy trở về, ở với chiên, là thông điệp hân hoan, hạnh phúc.
           Tham dự Tiệc hôm nay, ta hiệp lòng cảm tạ ân huệ Cha ban cho mỗi người, mùa Phục sinh. Cảm tạ, vì nay ta được giải thoát khỏi mọi xích xiềng trói buộc, của thân xác. Cảm tạ, vì nhờ có Phục Sinh, ta được giải thoát khỏi mọi hãi sợ như đồ đệ thời trước. Cảm tạ, vì được dẫn dắt theo đường lối, rất Phục sinh. Cảm tạ, để sống cuộc đời có tình thương yêu, đỡ đần, hy sinh và có cứu độ. Một ân huệ, mà lẽ đáng ra, ta không đáng được nhận. Nếu Thầy không yêu thương và cứu rỗi. Cảm tạ, vì Thầy đã ủy thác sứ mệnh rao truyền tình thương yêu Phục sinh. Với mọi người.
Lm Richard Leonard, sj

No comments: