Saturday, 20 April 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi: Về Ăn Chay Mt 6: 17-18





Về ăn chay

Việc ăn chay là việc đạo đức thịnh hành giữa người Do thái. Thiên hạ coi việc ăn chay như một đặc điểm của đạo Do thái. Ăn chay là một dấu chỉ, tượng trưng cho lòng hối cải, đền tội mình hay tội kẻ khác, và những người đạo đức ăn chay để đền tội dân. Nhưng quân giả hình cũng tìm cách làm bộ làm tịch.

Mt 6: 19-34 Thiên Chúa và Mammôn. Những sự lo lắng

Thái độ của Chúa Yêsu đối với của cải, Mt 6: 24 cho thấy hướng.
Vấn đề phải quyết định mà Chúa Yêsu đòi nơi người ta không dựa trên lành/dữ (theo kiểu mọi tôn giáo), hay “sáng/tối” (kiểu bè Essêni). Nhưng một cách cụ thể giữa Mammôn và Thiên Chúa.

Mammôn (theo tự nguyên nhấn đến một tính cách: điều trên đó người ta vịn được, cậy được). Nghĩa chung là của cải, điều mà người ta trị giá bằng tiền bạc được. Kiểu dùng tiếng này hướng đến “của phi nghĩa”, của cải do bởi những phương tiện bất chính.

Chúa Yêsu đặt người ta trước quyết định “Thiên Chúa hay Mammôn”. Điều này đã được dọn trước trong nhóm nghèo khó của Israel (Anawim). Cốt yếu của quyết định là: người ta sẽ đặt lòng trông cậy của mình ở đâu? Chúa Yêsu cho thấy: vấn đề kinh tế có tính cách quan trọng đặc biệt cho đời người ta. Nơi nền kinh tế dồi dào, người ta trông cho đời mình được có bảo đảm. Nên nỗ lực của người ta đều quay về việc làm ra cho có của. Và nỗ lực đó thường làm mù quáng, dẫn người ta đến tội ác và bất công. Đời người ta được quyết định nơi vấn đề của cải. Của cải trong lời Chúa Yêsu có tính cách một chúa tể mà người ta là nô lệ. Chúa Yêsu không đứng trên lập trường triết gia nhưng Ngài đặt người ta trước thái độ hiện sinh của đời người.

Mt 6: 19-21
Nơi để kho tàng. Lời cốt thiết là câu 21: người ta để lòng ở đâu (lòng quyến luyến, cậy trông, tín thị). Kho tàng trên trời cốt thiết là: người ta đã được Thiên Chúa làm của mình.
                                                                                                                                                (còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)

2 comments:

Hồng Ân said...

Thưa bác Mười Hai, cháu rất cám ơn bác đã đăng quyển sách này ... Khi nào xong quyển sách này, bác có thể đăng luôn quyển "bài giảng trên Núi" của cha NTT luôn được không ạ ... Cháu đã đọc quyển này lâu lắm, do một người bạn giúp việc trong nhà Dòng cho mượn ... Từ đó đến nay cháu vẫn còn nhớ nhiều điều và những điều ấy rất giúp ích cho đời sống đức tin của cháu ... Nay muốn tìm đọc lại (vì lâu ngày quên một phần, vả lại khi xưa còn nhỏ tuổi cũng không hiểu nhiều) thì không tìm đâu ra được. Xin cảm ơn bác trước nhé ...

Hồng Ân said...

Thưa bác Mười Hai, cháu rất cám ơn bác đã đăng quyển sách này ... Khi nào xong quyển sách này, bác có thể đăng luôn quyển "bài giảng trên Núi" của cha NTT luôn được không ạ ... Cháu đã đọc quyển này lâu lắm, do một người bạn giúp việc trong nhà Dòng cho mượn ... Từ đó đến nay cháu vẫn còn nhớ nhiều điều và những điều ấy rất giúp ích cho đời sống đức tin của cháu ... Nay muốn tìm đọc lại (vì lâu ngày quên một phần, vả lại khi xưa còn nhỏ tuổi cũng không hiểu nhiều) thì không tìm đâu ra được. Xin cảm ơn bác trước nhé ...