Xin khỏi cám dỗ/ bèn
chữa chúng tôi cho khỏi sự dữ:
Luca không có phần thứ hai. Lời xin được giải thoát khỏi hẳn
sự dữ. Cám dỗ: tiếng chỉ cơn thử thách, mọi sự khốn quẫn do mãnh lực nghịch với
Thiên Chúa. Tiếng Hy Lạp lại cho “sự dữ” có thể hiểu là “kẻ dữ”: có thể là
người hung bạo, nhưng thường chỉ về “ma quỉ”.
Câu 14-15: Thuộc về một mạch lạc khác như thấy
trong Mc 11: 25-26; Mt 18: 35. Mt đã đem vào khúc này để nhấn vào tính cách
quan trọng của câu 12b: ý tưởng quan trọng đó được diễn ra trong ví dụ về người
tôi tớ bất nhẫn Mt 18: 23-35.
Nhân tiện bàn về cầu nguyện, chúng ta có thể kéo vào đây:
Mt 7: 7-11/Lc 11: 9-13: Về việc được nhậm lời.
Mt và Lc đi với nhau hầu đến từng chữ.
Có ba lệnh truyền mà không vạch rõ hẳn đối tượng. Như vậy,
là nhắm đến cả thực tế hiện sinh con người ta trước mặt Thiên Chúa: một kẻ nói
được là thực hữu là “xin”, “tìm”, “gõ cửa”.
Thường tình, người ta không muốn ra như thế: người ta không
muốn xin, nhưng muốn tự tay ban phát; không muốn tìm, nhưng muốn có một cách
chắc chắn như của mình; không muốn gõ cửa, nhưng là tự lục đi tìm.
Như vậy, các lệnh truyền đây cũng là kêu gọi trở lại. Việc
trở lại đây cũng tương tợ việc “trở nên như con trẻ”. Ở đây nhấn mạnh vào lời
hứa: ai theo lệnh truyền đó thì được tiếp xúc với chính Thiên Chúa. Người ta
chỉ gặp Thiên Chúa theo con đường cầu xin, tìm kiếm gỗ cửa. Thiên Chúa không
phải là cái gì mà người ta ra sức là chiếm lấy được. Nói tóm lại: sống trong
trông cậy, và như vậy là sống trong sự được gia ân.
Kế theo đó, có ví dụ: ví dụ dựa trên liên lạc cha - con. Như vậy thì các câu 7-8 đã ngầm hiểu về liên lạc cha - con, và giả thiết: không chỉ là một việc trở lại nên như trẻ nhỏ, mà làm sao người ta phải cư xử với Thiên Chúa đích thật, Thiên Chúa như Chúa Yêsu đã mạc khải cho biết là “Abba”. Ý nghĩa của ví dụ: không ai, dẫu xấu lắm, lại đi lừa dối con mình, để gây hoạ cho con mình. Lòng ngưòi cha trần gian mưu lợi cho con cái là phản ảnh của lòng Cha trên trời.
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)
No comments:
Post a Comment