Phần II:
Công chính của Biệt
Phái và công chính mới.
Những vấn đề chính của phần II là 2-4:
làm phúc bố thí
5-8: cầu nguyện
9-18:
ăn chay.
Ba thí dụ về việc thi hành những việc đạo đức thuộc về lời
dạy riêng cho môn đồ. Những lời này nói riêng với từng người một, trong liên
lạch đích thân của họ đối với Thiên Chúa: vì ý ấy mà Chúa Yêsu dùng tiếng “Cha
ngươi” để nói về Thiên Chúa. Những lời này thuộc một giai đoạn muộn hơn trong
sứ vụ của Chúa Yêsu: Chúa Yêsu đã gọi “Biệt phái” là giả hình, và tách môn đồ
của Ngài ra cho khỏi bị ảnh hưởng của họ.
2-4: Làm phúc bố thí:
Một việc đạo đức người Do thái yêu chuộng. Chúa Yêsu vạch ra
những cách khoe trương của người đời trong việc thiện.
6: 5-15: Về cầu nguyện
5-6: Việc cầu nguyện của môn đồ và cầu nguyện của Biệt phái.
Ngay việc cầu nguyện cũng có thể biến thành một việc phô
trương. Kiểu phô trương: hoặc trong Hội đường (như kiểu nói trong Lc 18: 11, ưỡn mình sao cho ai cũng thấy
được) – hoặc ngoài đàng xá: họ cố liệu sao để bị dừng lại vào giờ cầu nguyện ở
ngay những nơi đông người chuyên tâm cầu nguyện.
Lĩnh đứt (tỉ như đã nhận giấy biên lai rồi):
mọi sự đã thanh toán sòng phẳng rồi.
Phần thưởng: tức là những gì người ta trông đạt
được nơi Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện. Người phô trương đã lĩnh công nơi sự
tôn trọng, danh tiếng họ tìm nơi người ta.
Môn đồ cầu nguyện thì hãy tìm nơi kín ẩn:
Phòng kín: chính nghĩa làm hầm kho, một nơi độc
nhất người Do thái phải dùng khoá; vả lại cũng không phải là nơi “xứng đáng”. Ý
nói: liên lạc giữa Thiên Chúa và người ta thực hiện trong thinh lặng, âm thầm,
loại hẳn đi những gì là phô trương, hư danh (cho dẫu là muốn nêu gương).
-hoặc là đa thần: muốn đắc việc thì phải làm sao nhắc đến
tên hết các thần, đừng để sót thần nào (để sót thì vị thần bị quên sẽ hờn dỗi).
-hoặc chiếu theo tinh thần tâng nịnh: phải kể ra hết những
đặc tính của vị thần, những tước hiệu (thí dụ thần Marduk có đến 50 tước hiệu).
-hoặc là tưởng là lằng nhằng lâu thì vị thần xiêu lòng.
Chúa Yêsu đạt sự tin chắc được nhậm lời không phải nơi lời
cầu nguyện, cũng không phải nơi lời nói ra, nhưng là nơi lòng nhân lành của
Thiên Chúa. Người để ý ngay cả một lời kêu cầu thô thiển, vụng về.
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)
No comments:
Post a Comment