Thursday, 4 April 2013

Lm Richard Leonard sj: Liên hoan tiệc cưới rất vui sống




Hôm ấy, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc, có Đức Maria, thân mẫu Đức Giêsu. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Ngài: “Họ hết rượu rồi!” Đức Yêsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” Thân mẫu Ngài nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Đức Giêsu bảo họ:“Các anh đổ đầy nước vào chum đi!” Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.” Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu ( mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.” Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.                  
Từ ngàn xưa, đất đá trăng sao và nhà thờ ít có quan hệ hỗ tương. Ít nên duyên dài ngợp Thần Khí. Nhưng, kiến trúc nhà thờ vẫn hằn-in dấu vết của thời gian. Vẫn “ngợp hơi” Thần Khí Chúa. Thực tế đã chứng tỏ: trải nhiều năm tháng mãi đến thế kỷ thứ 9, các nhà thờ bằng đất đá ở Châu Âu được xây cao hơn, thiết kế dài rộng hơn trước, rất nhiều. Cũng thế, nền thần học Đạo Chúa cũng có nhiều bước tiến quan trọng trong nhận thức về “đất đá”. Cũng “ngợp những hơi Thần Khí”. Rất yêu thương.
Tựa như công trình dựng xây, các kinh sĩ nhà Đạo đã kiến tạo một nền thần học “kính nhi viễn chi” xa vời, nhiệm nhặt. Đặt con người vào vị trí ngày càng rời xa với Đức Chúa, cũng rất nhiều. Đấng Nhân Hiền bất tử - vô hình vẫn cứ ngự ở nơi xa, trên non cao vời vợi chẳng ai lui  tới. Và, các nhà thần học lẫn kiến trúc, dù cố gắng nâng cấp đất đá - nhà thờ cách nào đi nữa, vòng tay thân tình nhà Đạo cũng vẫn chẳng được gần gũi, với Đức Chúa. Còn xa hơn, khi “Nhà Tạm” Chúa ngự, vẫn xa rời  tầm tay ôm, đầm ấm. Vẫn khiến con dân ngại ngần, đến ghé thăm.
Một trong những sắc thái khác thường dễ nhận thấy nơi kiến trúc của các nhà thờ cổ xưa, là: “Nhà Tạm” dành cho Chúa luôn là không gian cách biệt, đơn lẻ. Trong khi đó, bàn thờ tôn kính Đức Mẹ lại dọn về gần với giáo dân. Có nơi còn trịnh trọng kê tượng Mẹ ngay giữa lòng nguyện đường. Để giáo dân không quên chạy đến với Mẹ, nhiều hơn với Chúa?
            Phúc Âm hôm nay, nhiều người sử dụng để xác minh cho các trào lưu khuynh hướng của nền thần học và kiến trúc “kính nhi viễn chi” nói trên. Ở đây, Đức Maria xuất hiện như người mẹ hiền, chuyên bầu cử cho hai họ nhà trai – nhà gái. Chính Mẹ đã can thiệp xin Con mình, hãy vì Mẹ, mà ra tay giùm giúp. Vì, nhà đám đang lúng túng, thiếu rượu ngon đãi khách.
            Ở đây, Tin Mừng thánh Gio-an đưa ra “dấu chỉ” đầu tiên về hoạt động cứu độ của Đức Chúa. Tuy chưa dự tính ra tay với chương trình, Đức Kitô vẫn thực hiện trước kế họach, để chiều ý Mẹ. Ở đây nữa, thánh sử muốn người đọc ngầm hiểu: Đức Kitô thực hiện ơn cứu độ trước chương trình dự liệu, là để Mẹ được vui. Mọi người thoải mái.
            Đằng khác, việc biến nước thành rượu không là dấu chỉ đơn thuần cho thấy Đức Maria và Con của Mẹ ưa thích những buổi họp mặt ăn chơi chè chén. Nhưng, dấu chỉ đây là để biểu tỏ Vương Quốc Nước Trời, nơi có niềm vui lây lan. Có sự sống viên mãn. Miên trường. Và, ở nơi này, mọi nghiệp chướng đều đã dừng lại, biến mất. Mọi khóc lóc nghiến răng, chẳng còn chỗ đứng, đã ra đi.
            Càng không là chuyện ngẫu nhiên, mà Tin Mừng thánh sử nói đến sự kiện Mẹ đã có mặt ngay buổi đầu. Ở vào buổi, Con của Mẹ làm dấu lạ đầu tiên ấy, trong cuộc đời. Xem như thế, Mẹ vẫn một lòng thủy chung với công trình cứu độ, Con của Mẹ đang thực hiện. Chương trình ấy, Mẹ đã đồng hành đến phút chót. Trong đêm dài Núi Sọ, có thập giá kết thúc ở trên cao. Không chỉ biết bảo Con thực hiện dấu lạ, Mẹ còn hiểu: làm như thế, Con đã tạo cơ hội, để ngang qua Mẹ, dân con Đức Chúa biết công trình cứu độ, Con đang làm.
            Với con dân trong Đạo, tiệc cưới Ca-na là vị ngọt của cuộc sống, được cử hành tại đây, ngày của Chúa. Ở đây, có sự vui sống. Có tình thương yêu giùm giúp, rất thân quen. Đến với Tiệc thánh mỗi tuần, là đến thưởng ngoạn chương trình yêu thương cứu độ đầy ý nghĩa. Vượt dấu lạ. Với những người chung thủy trong quan hệ thân thương, tiệc đòi hỏi nhiều thương yêu. Và, cũng hy sinh rất nhiều.
Trong nhận định đó, mỗi khi xử đẹp với bất cứ ai, tiệc Ca-na đã lại xuất hiện. Có lắm khi, việc xử tốt chỉ xảy ra trong âm thầm, lặng câm. Và nhiều lúc, ăn ở tử tế buộc phải trả nhiều giá rất đắt, cũng chớ ngại.
Phúc âm hôm nay minh chứng: khi làm thế, ta chẳng bao giờ cảm thấy lẻ loi. Cả vào khi, mọi việc diễn tiến trong gay gắt phức tạp, vẫn cứ làm. Điều hệ trọng, là: hãy nên làm thế, trong tin tưởng và đồng hành với Đức Maria. Đồng hành và tin rằng Mẹ sẽ hợp cùng các thánh nam nữ cầu bàu cho ta. Cầu, với Người Con Nhân Hiền như Mẹ từng làm, trong tiệc cưới.
            Với quyết tâm đó, ta nối kết với hằng triệu tín hữu cùng niềm tin, khắp dân gian. Triệu người như một, ta phấn đấu để hành xử tốt hơn. Phấn đấu cùng một phương cách. Hành xử tuy khác biệt, nhưng trường kỳ. Để rồi, tất cả sẽ cùng đạt mục đích chung cuộc. Có Mẹ  dẫn dắt, ta không còn lúng túng, ngại ngần. Hãy cứ hăng say tham gia đội ngũ con dân tìm đến Nước Trời. Nơi đó, mọi người khuyến khích nhau dấn thân vào cuộc sống có tình thân thương đùm bọc.
            Tiệc Ca-na hay tiệc nào đó, vẫn là tiệc vui chào đón hết mọi người. Tiệc vui là tiệc có những món, những tiết mục vui. Ngon. Vào phút cuối. Và, rượu ngon đãi khách cũng đậm đà. Ngon hơn với mỗi tuổi đời từng trải. Là tiệc vui của lễ hội hỏi cưới, người đến dự sẽ không bị ám ảnh bởi những năm dài vất vả. Tiệc đã vui, chẳng còn ai ngại ngần mà không để cho “ngợp hơi Thần Khí” Chúa.
            Trong tiệc lòng mến hôm nay, chắc chắn Đức Maria vẫn yêu cầu Con Nhân Hiền của Mẹ đoái hoài thực hiện ơn cứu độ cho mọi người đến dự, là chúng ta. Là, Tiệc Chủ đích thân mời, lẫn con dân tham dự. Tất cả đều liên hoan vui sống với Ca-na tiệc cưới. Tiệc cuộc đời.

Lm Richard Leonard, sj

No comments: