Friday 26 April 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi: Về sự lo lắng Mt 6: 25-34





Mt 6: 25-34/Lc 12: 22-31: Về sự lo lắng

Đây có nhiều lời của Chúa được đặt trong một mạch lạc.

Lời dạy giả thiết rằng giữa người nghe và Thiên Chúa đã có liên lạc như Chúa Yêsu muốn. Cần thiết phải lường ra tầm độ của liên lạc đó trong vần đề thường nhật: của ăn áo mặc.

Câu 33: lời cốt yếu: tìm Nước Thiên Chúa. “Tìm”: nói về Thiên Chúa, thì “tìm” tức là thái độ của người ta hướng về Thiên Chúa, bao quát tất cả những nỗ lực và ý chỉ của người ta.

Các rabbi: hướng việc “tìm” đó vào Lề Luật.

Chúa Yêsu: “Tìm Nước Thiên Chúa” là yêu sách ra cho những kẻ đã được Ngài dạy cho Kinh Lạy Cha. Nội dung của việc tìm kiếm đó là Nước Thiên Chúa: Người ta sống dưới quyền của Thiên Chúa và để cho quyền Thiên Chúa xác định tất cả đời sống.

Câu 25: Lời kêu gọi bỏ lo toan về đời sống vật chất. Lo toan như thế không còn để người ta nhìn lên Thiên Chúa, mà làm cho người ta hồi hộp sợ sệt trí lòng, chỉ đem về mưu tính sao cho có mọi điều cần kíp. Sau lời kêu gọi, có một lời hỏi vặn, cốt là bắt phải suy nghĩ. và sự suy nghĩ đó phải dựa trên xác tín: có một Thiên Chúa nhân lành, đã tạo dựng và hằng ban ơn. Và nếu thế, thì Người cũng muốn bảo tồn gìn giữ tạo vật của Người, những kẻ đứng vững trong thánh ý Người. Lời kêu gọi đáng sợ, nên Chúa Yêsu tìm cách mở mắt bằng:

26-27: thí dụ chim trời cho biết phải nghĩ sao về của nuôi thân.

28-30: thí dụ hoa ngoài đồng bắt phải nghĩ sao về áo mặc.

Đứng trước quyền phép của Thiên Chúa như thế mà còn sợ sệt, đó là “yếu tin”: tuy có biết Thiên Chúa thật, nhưng lại khiếp vía trước những mãnh lực thiên nhiên hay nhân loại, coi dường như chúng tự lập đối với Thiên Chúa như thế là còn cho quyền năng Thiên Chúa có giới hạn, hạn chế bởi các mãnh lực và định luật.

Câu 32: cử chỉ đó là cử chỉ dân ngoại. Sự lo lắng về kinh tế chi phối cả sinh hoạt của họ, chính của họ.

Sinh hoạt của môn đồ, ngay cả mặt kinh tế, cũng phải đặt dưới lòng tin vào Cha, và Người biết mọi sự. Biết thế, môn đồ có thể ủy lạo lòng mình trong lúc lo âu: mình không bị bỏ; và nhờ đó và được kinh nghiệm về sự Thiên Chúa quan phòng trên mình: thái độ của Cha đối với con.

Câu 34: Câu có tính cách một ngạn ngữ (rất phổ thông thời xưa). Nhưng rong mạch lạc, đó có ý nghĩa mới: không chỉ là lời khuyên của khôn ngoan thường tình, nhưng là lòng tin vào Thiên Chúa là Cha và việc tìm Nước của Người giải thoát nguời ta khỏi những lo âu của ngày mai.

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)

No comments: