Friday, 19 April 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: PHAOLÔ và giòng chảy tâm tư những triết lý chính trị đã diễn giải



PHAOLÔ và giòng chảy tâm tư
những triết lý chính trị 
đã diễn giải

Chương  10

Phần 1

Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được! Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người? Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau? Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời! A-men.” (Rm 11: 33-36)


Viễn cảnh xưa cũ

Giòng chảy tâm tư diễn giải về thánh Phaolô luôn còn đó ở nơi ta. Giòng chảy ấy, nay để lại khá nhiều điều khiến ta cần suy nghĩ. Lại có đường hướng chú giải tư tưởng của thánh-nhân theo cung cách “Thệ Phản”, rất kinh điển. Hôm nay đây, có lẽ ta cũng nên để mắt nhìn vào đó xem nó có khác phong thái nói chung thuộc giòng tư tưởng ta thường có hay không. Bởi, cho đến nay, điều này vẫn hàm ẩn nơi chiều hướng chú giải của hầu hết các nhà chú giải Kinh thánh.

Riêng tôi, thì thấy: phần đông các thừa-tác-viên người Thệ-Phản hiểu biết nhiều về thánh Phaolô hơn anh em Công giáo mình. Bởi, phía Thệ Phản các anh em bên ấy thích nghiên cứu về thánh Phaolô nhiều hơn ta. Trong số các nhà cải cách phía bên ấy, đặc biệt là Martin Luther, lại thấy bà con Công giáo mình từng có vấn đề về lề lối giữ Đạo và sùng đạo cuối thời Trung Cổ; và phần đông dân con Đạo Chúa bị liệt vào nhóm người “thường thường bậc trung”, không có gì nổi bật. Và khi ấy, anh em Công giáo nói chung đã có động thái chuyên chăm giữ Đạo nặng về hình thức, rất vụ luật. Anh em bên Công giáo thường rao giảng về ơn cứu chuộc qua đường lối giữ đạo và “hành đạo” cách đơn giản như thể bảo: chỉ mỗi phương cách mang tính “gọi dạ bảo vâng”, chuyên thực thi qui định của Hội thánh, thế mới phải. Trái lại, các nhà cải cách phía tôn giáo bạn lại tập trung cảm nghiệm niềm tin sâu sắc mang tính nội tại hơn việc sùng bái nặng về nghi thức, hoặc bề ngoài. Các vị này vẫn chủ trương: ơn cứu chuộc chỉ là quà tặng ân huệ, mỗi thế thôi. Chính vì thế, nên các vị chỉ tìm đọc tư tưởng của thánh Phaolô để chứng tỏ rằng: thánh-nhân lại có cảm tình với phe nhóm Thệ Phản ở thế kỷ đầu và rồi các vị lại đã quyết tâm phấn đấu sao cho mọi người để tâm xem xét nhiều về ân huệ, hầu chống đối lập trường rất vụ luật.

Chính vì thế, các vị thuộc phe cải cách lại đã lập ra một thứ nghệ thuật mà ngày nay ta gọi là “biếm hoạ kép”: qua đó các vị trình bày Do-thái-giáo như thứ đạo vụ luật, và các vị lại cứ coi thánh Phaolô như nhân vật hàng đầu trong cuộc chiến chống lại động-thái quá vụ luật. Ở đây, xin mở một dấu ngoặc nhỏ để nói thêm là: theo tôi, lối nhìn này ngấm ngầm ủng hộ phe Thệ Phản để cũng nghịch chống lại Công giáo mình! Xem thế thì, Thiên Chúa là Chúa của những xác minh/biện luận rất tự do, ai cũng có thể hành xử như mình quan niệm.

Với truyền thống đặc biệt mang tinh thần rao truyền đạo giáo theo chiều hướng của Phong trào Cải cách Tôn giáo lâu nay vẫn có hai luồng xác tín rất khác biệt. Thứ nhất là: niềm tin chuyên chú vào chủ thuyết coi cái chết của Đức Chúa Kitô luôn kéo theo nhiều hình phạt, đáng hãi sợ. Xác tín kia, lại đặt nặng vào lập trường chủ trương rằng: chỉ mỗi niềm tin mới có thể hoá giải/biện hộ cho lối nhìn này. Và, đó là trọng tâm của lập trường hiểu “Phúc Âm”, theo tinh thần mà ta gọi là Tin Vui An Bình, rất đúng hướng. Việc này còn đưa ta về với nhà cải cách nổi tiếng vào thời trước là Martin Luther, người từng đưa ra vấn đề như thể: làm sao những người phạm đầy lỗi lầm lại được biện minh/bào chữa trước mặt Chúa, như thế? Đối đáp vấn nạn này, lại có ý kiến cho rằng: lỗi phạm là vì ta, mà sao ta lại qui vào Đức Chúa chịu nạn chịu chết trên thập giá, để chuộc mọi lỗi lầm? Và đặc tính thánh thiêng của Chúa, sao cứ đến với ta như kết quả của ân huệ đặc biệt? Sự kiện qui về Chúa những hai lần có là trọng tâm của Phúc Âm không? Martin Luther gọi đó là thế đứng và lập trường rất dễ đổ của Hội thánh! Và đây cũng là xác tín tư riêng của Calvin khi ông quay về với thánh Âu Tinh để có nguồn hứng khởi mà mà phản bác, nhiều hơn nữa.

Nói chung, thì chủ thuyết của phe nhóm Thệ Phản vẫn quyết tâm như thế, kể từ ngày anh em bên ấy đề ra cuộc cải-tân giáo hội ngõ hầu bào chữa cho điều mà tác giả Stendahl coi đó như “lương tâm hướng nội của trời Tây”. Bởi, người sống ở phương trời này chú trọng nhiều vào lỗi phạm của người phạm lỗi, cũng như sự bất toàn của hối nhân tự mình thật khó tách rời khỏi lỗi tội của người phàm. Và, duy nhất chỉ mình Chúa là Đấng làm được việc đó cho họ, mà thôi.

Thần học theo đường hướng đó, vẫn tìm cách phẩm bình các giáo phái khác với Đạo mình -đặc biệt là hội thánh Công giáo chỉ sử dụng ngôn ngữ ân huệ chứ không đi vào kinh nghiệm sống đích thực ơn lành Chúa ban. Như thế có nghĩa là ta chưa thông suốt những điều mình cần sống thực là hơn hết. Công giáo mình, mãi cuối thời Trung Cổ mới qui về ân huệ như cung cách của người bị ám ảnh rất dài lâu, nhưng vẫn không nắm bắt được điểm trọng yếu nơi ân huệ. Những lúc như thế, phía Công giáo mình lại cứ hiểu ân huệ như một phần thưởng chỉ dành riêng cho đấng bậc nào tốt lành/hạnh đạo nhờ lĩnh nhận các phép bí tích, thôi.

Mãi cho đến giữa thế kỷ vừa rồi, đường hướng rao truyền Phúc Âm mới tìm ra được thần học tương đối mới mẻ, nhưng phần lớn chỉ là việc tái xuất bản những gì mình từng đề cập. Mới đây, thần học Tin Mừng dựa vào tình huống rất khó xử. Thần học của ta luôn đặt nặng vào luận-cứ của riêng mình cùng kinh nghiệm chủ quan hơn là tính khách-quan của tiến trình cứu chuộc nơi cái chết của Đức Kitô. Thật ra, thì nền thần học ấy qui vào bộ môn tâm-lý-học và nhân-chủng-học cũng quá nhiều nhất là vẫn xa rời nguồn Thánh Kinh. Thế nên, ngày hôm nay đang có thứ gì đó như thể một hồi sinh thấy rất rõ. Mãi đến nay, đang như thể có giòng chảy văn chương tràn ngập thần-học Kinh thánh mang tính truyền thống trong gân mạch vào suốt thập niên ’80, thế kỷ rồi. Về phía dân chúng, đây quả là một chiều hướng đang trên đà phát triển.

Thần học nay quay về với thánh Phaolô như mô hình kinh nghiệm hữu thực về cả lỗi phạm lẫn ân huệ. Đó là thần học chuyên chú vào cái chết của Đức Chúa và sự lành thánh của Ngài. Thánh Phaolô được coi như mẫu mực rất cao khiến anh em Thệ Phản sống hạnh đạo trong cung cách rất hiện thực.

Như thế thì, “Viễn cảnh mới về thánh Phaolô” lâu nay được triển khai rộng rãi vào các thập niên mới gần đây nhờ các nhà chú giải Kinh thánh đã chọn tư thế ngang qua đường lối giải trừ mọi lỗi phạm. Điều này, khác hẳn ảnh hình về một thánh Phaolô của thời buổi trước. Kết quả là, hiện đang có nhiều phản ứng khá dữ dội với luồng viễn cảnh những muốn tách bạch khỏi các nhà thần học Kinh thánh theo truyền thống cũ xưa.

Một số các nhà chú giải Kinh thánh theo chiều hướng của trường Thần học Westminster ở Philadelphia lại đã cho ra cuốn sách đối đáp lại viễn cảnh của nhóm mang tên là “Viễn Cảnh mới về thánh Phaolô” (xem Justified in Christ: God’s Plan for Us in Justification, ed. K.Scott Oliphint, Chiristian Focus Publications, 2007)

Với lý do và quyết tâm như thế, các nhà chú giải Kinh thánh theo truyền thống cũ xưa lại không ưa gì đường hướng chú giải của nhóm “Viễn Cảnh Mới về thánh Phaolô” này. Họ đòi buộc ta phải nói nhiều về kinh nghiệm thánh Phaolô từng gặp trên đường Đamát hơn việc xác nhận Đức Giêsu là Đấng Mêsia đã trỗi dậy thật sự. Các vị buộc ta phải nói nhiều về “sự trở lại” của thánh Phaolô theo cùng đường lối truyền thống của bè nhóm Thệ Phản. Các vị lại cũng rút tỉa được một số yếu tố có ở đó, như phương án kể truyện Kinh thánh, có tầm kích lịch sử cứu chuộc, kể về chất Kinh thánh nơi thần học và tính khách quan nơi tính chất rất phải lẽ ngang qua thập giá hơn chủ trương thông hiểu sự việc này cách chủ quan nhờ tâm lý học. Điều này giúp họ đặt nặng lên tính cộng đoàn Hội thánh cùng nhiệm tích mà Hội thánh của ta vẫn chủ trương: đó là cộng đoàn niềm tin gồm những người nhận ra rằng chỉ có Đức Giêsu-chịu-chết-trên-thập-giá là Đấng cứu chuộc hết mọi người.


Phần đọc thêm
                            
Lề lối diễn giải tư tưởng thánh Phaolô mà phía Công giáo mình có được là từ nền thần học khác biệt về ân huệ và cứu chuộc, nhưng lại chú trọng quá nhiều về các văn bản do thánh Phaolô đề ra. Trong các văn bản đề cập chuyện này, cũng nên kể đến công trình của Stanislas Lyonnet sj viết từ Học viện Kinh thánh ở Rôma và Jerome Murphy-O’Connor, op thuộc trường Kinh thánh Giêrusalem.


                                                            ---------------------



Viễn cảnh mới về thánh Phaolô


Viễn cảnh này, tuy trực chỉ phần mũi của đầu tầu nhưng vẫn hơi chậm. Chậm bắt đầu. Chậm diễn tiến. Bởi, nó chỉ khởi đầu từ công đoạn nói về niềm tin và đạo của người Do thái vào thời Chúa sống cũng như giai đoạn Saul quay hướng trở thành một Phaolô năng nổ, hoặc “Do-thái-giáo thuộc đền thờ thứ hai”. Sự việc này được khám phá như đạo của ân-huệ chứ không phải là tôn giáo do công lênh chính đáng rất phải lẽ của riêng ai. Luật Sabát, nghi thức cắt bì, luật ăn đồ cúng vẫn không theo cung cách khả dĩ lĩnh nhận được ân huệ. Tuy thế, họ vẫn là người vẽ ra “lề phải/lề trái” có đường ranh vạch rõ ân huệ cho cộng đoàn hạnh đạo, thế thôi.

Các nhà chú giải Tin Mừng theo truyền thống cũ xưa trong Đạo vẫn hiểu Do-thái-giáo theo kiểu am tường về Đạo Chúa thời Trung Cổ. Đạo Chúa vẫn được coi là đạo của ân huệ theo điều kiện người đi Đạo phải giữ luật Torah Do thái. Phần đông mọi người đều như thế.

Montefiore va Moore là tác giả có mặt trong số những người đầu quan niệm Do-thái-giáo một cách khác hẳn, vẫn tựa hồ như đạo giáo nhiệm mầu của ân huệ. Và sau đó, có bốn tác giả khác lại quảng diễn lập trường của các vị, như: Stendahl, Sanders, Dunn và Wright. Tất cả đều làm thế để nối kết với “thánh Phaolô đích thực”.

Tác giả Stendahl lại công nhận rằng ý tưởng về mặc cảm tội lỗi đã tạo nên Đạo Chúa ở trời Tây rồi áp đặt cho thánh Phaolô. Có vị lại coi tư tưởng của thánh Phaolô như thiên kiến cốt chứng minh rằng thánh-nhân chưa từng có lòng đạo mang tính lỗi phạm. Phải nói thật, là với tư cách làm thành luật, thì thánh-nhân không có gì để ta phiền trách hết. Thánh-nhân chưa từng có bước hồi hướng nào quay về chốn miền đầy những lỗi phạm ngõ hầu về với ân huệ. Thay vì thế, thánh-nhân lại đã nhận ra Đức Giêsu phải là Đấng Mêsia, thật trọn nghĩa. Từ đó, thánh-nhân biết mình từng lầm lẫn bách hại Hội thánh Chúa mà không biết rằng chính đó là cộng đoàn của Đấng lành thánh, hạnh đạo. Theo Stendahl, trọng tâm thư Rôma nằm ở chương 9 đến 11.

Tác giả Sanders lại thêm vào ý tưởng này bằng cách bảo: thánh Phaolô đã khám phá ra Đức Giêsu là Đấng Mêsia cho mọi người chứ không chỉ mỗi người Do thái, mà thôi. Điều sai lầm mà thánh-nhân thấy được nơi Do-thái-giáo là sự kiện cho rằng đạo này không tin hoặc không sống thực ơn gọi của mình ngõ hầu diễn tả sự việc đó cho rõ ràng. Tác giả Sanders lại bảo: có lẽ cũng hơi quá nếu ta cứ nhấn mạnh việc giữ đường ranh truyền thống xưa cũ mà các vị ấy chỉ muốn bảo vệ luật lệ nên mới bày vẽ như thế mỗi khi đề cập đến Do-thái-giáo, tỉ như như: luật Sabát, qui định cắt bì và luật ăn đồ cúng vốn dĩ đề ra cho người ngoài Đạo muốn gia nhập cộng đoàn của Đấng Cứu Chuộc mọi người. Thánh Phaolô lại quan niệm Đạo Chúa là đạo diễn tả quà tặng Chúa ban cho toàn thể vũ trụ chứ không duy nhất chỉ một dân tộc.

Tác giả Dunn lại đi xa hơn khi ông nhận định rằng: thánh Phaolô chưa từng hồi hướng trở về theo kiểu thánh Âu Tinh, hoặc Luther, Bunyan, bao giờ hết. Thánh-nhân là người nhận thức rõ ơn cứu chuộc toàn thể vũ trụ do từ Đức Giêsu Kitô không chỉ hạn chế cho Do-thái-giáo mà thôi. Giả như các nhà thần học Công giáo La Mã và các nhà Cải cách tôn giáo hiểu được điều này, thì việc cải cách tôn giáo có lẽ cũng sẽ không xảy đến.

Tác giả Wright lại nhấn mạnh: Tin Mừng đích thực là sự việc Đức Chúa của vũ trụ nhân trần rao báo cho mọi người theo nghĩa này.

Toàn bộ “Viễn cảnh mới về thánh Phaolô” nay lan rộng trong khuôn khổ kinh thánh lại không qui chiếu gì đến việc đền bù mọi lỗi tội. Chẳng ai dám nói lên rằng: Chúa có chết trên thập giá cũng là do Ngài bị trừng phạt và Ngài có làm thế cũng chỉ để đền thay cho kẻ phạm lỗi, mà thôi. “Viễn cảnh mới về thánh Phaolô” đề ra việc diễn giải bảo rằng: sự việc Chúa chết trên thập giá phải được xem như Ngài đã toàn thắng vua quan lãnh chúa và mọi quyền uy mãnh lực rặt một lòng theo đường lối Aulen. Viễn cảnh này, lại chối bỏ việc tháp đặt sự ngay lành chính đáng của Chúa vào với kẻ tin.

Sở dĩ các vị lại đã quả quyết như thế, cũng có lý do chính đáng. Trước nhất, “Viễn Cảnh mới về thánh Phaolô” không chủ trương duy trì lập trường sai trái khi chú giải Tin Mừng về sự việc xảy đến với Chúa trên thập giá là để Ngài gánh vác mọi tội của ta và đền thay cho các hành xử ra như thế. Nói cách khác, ý tưởng này còn sai lạc khi cho rằng: chỉ có Ngài và nhờ Ngài mới đạt tính chất “chính đáng và phải lẽ” mà không một ai làm thế được. Thứ đến, “Viễn Cảnh Mới về thánh Phaolô” còn nhấn mạnh: tội của ta không thể tháp ghép vào Chúa được. Bởi, sự việc ấy chỉ có thể áp đặt vào cho mình ta, mà thôi. Tuyệt nhiên không thể áp đặt chuyện ấy cho bất cứ người nào khác. Thêm điều nữa, là: “Viễn Cảnh Mới về thánh Phaolô” lại coi sự công chính/phải lẽ là đặc trưng duy nhất chỉ mình Thiên Chúa chứ không ai khác có được, ngoại trừ Đức Kitô Đấng-đã-chấp-nhận-đóng-đinh-vào-thập-giá và đã Phục sinh, thôi.

                                                            ----------------------------           
               
 (còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch

No comments: