Từ khi ngờ đoán Đức Giêsu là Đấng Kitô (Mc 8, 29),
những kẻ đang hy vọng Nước Trời đến đã thấy các bữa ăn với Đức Kitô có một ý
nghĩa Thiên Sai. Họ tin chắc sẽ có ngày được ngồi bên hữu bên tả Ngài (Mc 10,
37)
Bí Tích
của Hiệp Thông
Cha đã
sửa soạn Nước Trời vì Đức Giêsu. Đức Giêsu cũng sửa soạn Nước Trời vì môn đệ
Ngài, để họ đồng bàn với Ngài (Lc 22, 29). Thánh Thể là “bàn ăn của Chúa”, là
“bữa tôi của Chúa” “bánh được bẻ ra”. Nó được cử hành, với tư cách sự hiện diện
và hy tế. dưới hình thức một bữa ăn. Vì cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu mà nó là Bí
tích, là một mầu nhiệm hiệp thông.
Thánh
Thể, một cuộc hiệp thông:( tính
cách hiệp thông bắt nguồn từ Đức Kitô vượt qua, tính cách đó được diễn tả, thể
hiện bằng hình ảnh bữa ăn)
Những bữa ăn hiệp thông
·
Bữa Tiệc
Ly đã có một tiền sự:
·
Trước đó,
Đức Giêsu đã gọi 12 môn đệ để họ ở với Ngài (Mc 3, 14)
o
Ngài từng
ăn uống với họ: mà theo não trạng thời Ngài, mọi bữa ăn chung đều là một hành
vi long trọng của con người, đều là nghi thức tạo ra tình huynh đệ, những người
cùng ăn liên kết với nhau trong một cộng đồng sự sống, thánh Phaolô hiểu Thánh
Thể theo nghĩa đó (1C 10, 16).
o
Chính vì
những kẻ đồng bàn là anh em mà Đức Giêsu than phiền: một kẻ sẽ phản nộp Ta (Mc
14, 18).
·
Bữa ăn
chung là hình ảnh thích hợp nhất để diễn tả ơn huệ Thiên Sai (Lc 14, 15-24). Từ
khi ngờ đoán Đức Giêsu là Đấng Kitô (Mc 8, 29), những kẻ đang hy vọng Nước Trời
đến đã thấy các bữa ăn với Đức Kitô có một ý nghĩa Thiên Sai. Họ tin chắc sẽ có
ngày được ngồi bên hữu bên tả Ngài (Mc 10, 37).
·
Bởi đó,
việc Đức Giêsu ăn với kẻ tội lỗi (ý nói Ngài mở Nước Trời cho những kẻ bị loại
khỏi cộng đồng Dothái) là một cớ vấp phạm lớn đối với Biệt phái luật sĩ.
·
Lần hóa
bánh ra nhiều là một giai đoạn quan trọng trong việc Đức Giêsu tỏ mình. Tư cách
Thiên Sai của Ngài lộ rõ (Ga 6, 15). Nước Trời xuất hiện trong hình ảnh một bữa
ăn bí nhiệm
Đức Giêsu là vị khách đầu tiên
của bàn tiệc Nước Trời.
·
Ngay đời
tại thế của Ngài, bữa tiệc được khai trương, môn đồ không phải ăn chay (Mc 2,
19).
·
Bàn tiệc
được sửa soạn vì Ngài, trước khổ nạn, Ngài biết sẽ uống thứ rượu mới (Lc 22,
29; Mc 14, 25). Các kẻ khác, đầu tiên là kẻ trộm lành sẽ ngồi bên Ngài trong
vinh quang (Mc 10, 37), vinh quang Nước Trời (Mt 20, 21). Nước Trời, vốn là một
bữa tiệc, đã hình thành quanh Đức Giêsu.
Nước Trời đã đến hoàn toàn nơi
Đức Giêsu khi Thiên Chúa tôn vinh Ngài trong sự chết.
·
Việc Nước
Trời đến là mầu nhiệm chủ vị của Đức Giêsu, nhưng nó được diễn tả cách bóng bẩy
bằng hình ảnh bữa tiệc mà Đức Giêsu là vị khách mời đầu tiên.
·
Người ta
vào bàn tiệc khi hiệp thông với cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu.
·
Tính cách
cánh chung của Đấng phục sinh, đời sống trong Thánh Thần, đời sống hiến mình
của Ngài được diễn tả là thân mình Đức Kitô (được phú ban làm lương thực tác
sinh) hoàn toàn có tính cách tương quan.
·
Sự hiện
diện của Đức Kitô có tính cách hiệp thông, nó là bữa ăn của Hội Thánh. Chính
Đức Kitô này là phòng tiệc “Ngài đi lại hầu hạ…” (Lc 12, 37) và nuôi khách bằng
bản thể Ngài, ngày đó, họ và Ngài ở trong nhau.
·
Thánh Thể là biểu tượng thật của
Đức Kitô Vượt Qua, nơi hội họp và bữa ăn của ngày lễ. Bởi đó, nó là sự hiệp thông, với tư cách là bữa
ăn, (cũng như với tư cách sự hiện diện và hy tế như đã nói), Thánh Thể tìm được
lời giải thích về nó, trong mẫu nhiệm mà nó là sự trồi lên trong trần gian này.
Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.
trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua”
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment