Friday 17 November 2017

Gs Marcus J Borg: Gặp gỡ Đức Giêsu : (bài 13) Đức Giêsu công kích Hệ thống Tinh sạch




Trong bối-cảnh của hệ-thống tinh-anh/lành sạch vốn dĩ tạo-dựng một thế-giới có lần ranh biên-thuỳ giữa sự tinh-sạch và uế-tạp, giữa người công-chính và kẻ mắc tội, giữa tổng-thể với phân-đoạn, giữa nam-nhân và nữ-giới, giữa người giàu với kẻ nghèo, giữa người Do-thái-giáo với dân ngoại, ta nhận ra ý-nghĩa chính-trị của lòng xót thương, rất tràn đầy.

Nơi thông-điệp và hoạt-động công-khai của Đức Giêsu, ta thấy được tầm nhìn thay cho tính xã-hội: cộng-đoàn được định-hình không qua nét đặc-trưng/đặc-thù và tính chính-trị của sự tinh-anh/lành sạch, nhưng do đặc-thù/đặc-trưng cùng tính chính-trị của lòng xót thương, mà thôi.

Việc “bắt chước Chúa” có thách-thức được báo-hiệu ngay từ đầu về điều Đức Giêsu muốn nói. Quả là chuyện trổi-bật khi nghe câu dặn-dò, vẫn cứ bảo:”Hãy xót thương như Thiên Chúa là Đấng có lòng thương xót” cũng gần gũi với câu: “Hãy trở nên lành-thánh như Thiên-Chúa là Đấng thánh-thiêng hiền-lành”, mặc dù câu nói đây đã được thay đổi tận nền-tảng. Nét song-hành gần gũi, cho thấy Đức Giêsu đã có ý thay thế giá-trị cốt-lõi của sự tinh-anh/lành sạch bằng lòng xót thương.

Lòng xót thương, chứ không phải sự thánh-thiêng/hiền lành, là đặc-thù vượt-trội của Thiên-Chúa; nên từ đó, lại cũng là đặc-trưng của cộng-đoàn phản-ánh hình ảnh Ngài.

Các câu từ miệng Đức Giêsu phát ra, đã xác-chứng hệ-thống tinh-anh/lành sạch này rồi. Ngài công-kích hệ-thống chuyên đặt nặng việc thu thuế “thập phân” mà quên đi sự công-chính phải có, như từng bảo: “Khốn cho các ngươi, hỡi các người Pharisêu! Các người nộp thuế thập-phân về bạc hà, vân hương và đủ thứ rau cỏ, mà sao quên lãng lẽ công-bình và lòng yêu mến Thiên-Chúa. Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ.” (Lc 11: 42) (*27)

“Thập phân” là thuế đánh trên các sản-phẩm, để nộp cho các tư-tế và đền thờ; sản-phẩm nào không gộp thuế “thập phân” là đồ uế-tạp. Thế nên, nhân danh sự tinh-sạch, việc chi-li trả thuế thập-phân được nhấn mạnh đến độ người chủ-trương việc ấy lại quên đi sự công-bằng chính-trực, mình thực-hiện.

Đức Giêsu gọi đám Pharisêu là “mồ mả tô vôi” bị mọi người bước lên đó nhưng có lẽ lời chỉ-trích này, xem ra tối-nghĩa với người đọc chúng ta hôm nay (*28). Khoá-từ của  vấn-đề là các xác chết (và từ đó có cả nơi chôn cất) đều là cội-nguồn của uế-tạp đến cùng cực.

Thế nên, gọi người Pharisêu là “mồ mả tô vôi” cũng mai-mỉa không kém: bởi họ lập phong-trào trải dài luật-lệ về tinh-anh/lành sạch, trong khi Đức Giêsu lại tuyên-bố lề-luật ấy là gốc-nguồn của mọi uế-tạp.

Đức Giêsu nói về đặc-trưng “tinh-sạch” như người trong cuộc, chứ Ngài không đứng ở ngoài, như câu nói được nhấn mạnh ở Tin Mừng Máccô còn ghi rõ: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người, lại có thể làm cho con người ra ô-uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô-uế..” (Mc 7: 15) (*29)

Bảo rằng: tinh-anh/lành sạch là về những gì từ bên trong tống-xuất ra ngoài, cơ-bản là để phá vỡ hệ-thống tinh-sạch do lằn ranh bên ngoài lập nên.

Cũng một luận-điểm xuất từ câu nói khác, Ngài còn bảo: “Khốn cho các ngươi, hỡi kinh-sư và người Pharisêu giả-hình! Các ngươi rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ. Hỡi người Pharisêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch.” (Mt 23: 25-26) (*30)

Năm tôi vừa lớn lên, cũng đã nghe câu nói này như một đòi hỏi không thực-hiện được, nên vẫn nghĩ: “Ôi lạy Chúa, con được dạy phải sống thanh-sạch trong lòng! Giả như con sống thanh-sạch bên ngoài, thì còn được, nhưng con còn phải sống thanh-sạch cả trong tâm-can nữa, nên mới khó!”

Tuy thế, việc đưa tinh-anh/lành sạch vào bên trong điều Đức Giêsu khuyên bảo, không dính gì chuyện áp-đặt đòi hỏi nặng-nề, nhưng đây chỉ là thay đổi tận gốc rễ hệ-thống xã-hội đang tại vì. Tinh-sạch thật sự, không là chuyện bề ngoài ta cần tuân-giữ cho bằng được, mà là chuyện tâm-can con người cần thực-hiện.

Việc công-kích hệ-thống tinh-anh/lành sạch, còn là chủ đề vốn được Đức Giêsu đưa vào dụ-ngôn, tức: câu truyện kể về người Samaritanô nhân hiền. (*31) Nhiều vị cứ coi đây như thông-điệp Chúa gửi, là để nói về việc sống hữu-ích với chòm xóm/láng giềng; nhưng thật ra, việc này lại đã mang ý-nghĩa đích-đáng ở thế-giới ngoài đời của Do-thái-giáo vào thế-kỷ thứ nhất. Đó là cách chỉ-trích lối sống được định-vị quanh chuyện tinh-anh/lành sạch.

Khoá-từ để thấy điều này, là công-nhận rằng vấn-đề tinh-anh/lành sạch ở truyện “người Samaritanô nhân-hiền, trong đó thày tư-tế và đấng bậc Lêvi buộc phải duy-trì cấp-độ tinh-sạch; đồng thời tiếp-cận với sự chết là nguồn-cội của mọi uế-tạp. Và người bị thương được mô-tả, là: ông đang trong tình-trạng “sống dở chết dở”, tức: có ý bảo rằng: ta không thể khẳng-định rằng người bị nạn đã chết mà chẳng ai đến tiếp-cứu đến nỗi anh đành phải gánh chịu cảnh uế-tạp đến như thế.

Vì thế, cả thày tư tế lẫn đấng bậc Lêvi đều đi qua nhưng không tuân-thủ lề-luật tinh-anh/lành sạch. Còn người Samaritanô đây, tuy không là người uế-tạp nhưng bất chợt gặp người bị nạn ở dọc đường, nên anh đã thành uế-tạp theo hệ-thống tinh-anh/lành sạch, rồi. Mặt khác, anh được mô-tả là đã hành-xử theo cách của những người đầy “lòng xót thương”.

Thành thử, dụ-ngôn nghe quen tai ở đây, được rút từ nguồn mạch dễ thương kể ra là để công-kích hệ-thống tinh-anh/lành sạch; và cũng để biện-hộ cho đường-lối sống dựa trên cung-cách biết hành-xử theo lòng “lân-tuất”, rất độ-lượng.

Người đọc còn thấy ở đây, thách-thức nhắm vào hệ-thống tinh-anh/lành sạch không chỉ hiện nơi lời rao giảng của Đức Giêsu mà thôi, nhưng còn ở cả nơi hoạt-động công-khai của Ngài nữa.

Truyện kể về việc Ngài chữa lành cho người bị nạn, cốt làm tiêu-tan lằn ranh tinh-sạch thấm-nhuần trong thế-giới ở đời, nơi Ngài sống. Ngài sờ/chạm da thịt người bệnh phung cùi/ghẻ lở và cả nữ-phụ bị rong huyết nữa. Ngài đi vào nghĩa-trang chứa-chấp người tật/bệnh có đến cả một “quân-binh” gồm toàn hồn ma linh-thiêng sống trong đám heo/lợn vùng phụ-cận, tức: loài thú rất uế-tạp. (*32)

Vào tuần cuối trong đời, theo Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giêsu lại cũng mang thách-thức đến với trung-ương hệ-thống tinh-anh/lành sạch, tức: Đền thờ, bằng một hành-xử lạ kỳ là tống-khứ bọn đổi tiền và đám bán buôn loài thú đem sát-tế. Ngài kết tội giới chức cầm quyền dám biến Đền thờ thành “hang trộm cướp”, như thế là để nói đến lợi lộc mà đám quyền-uy ưu-tú của Đền thờ nằm bên trong hệ-thống tinh-anh/lành sạch ấy.

Một trong các hoạt-động đặc-trưng/đặc-thù nhất của Ngài, là chiếc bàn tiệc mở rộng thu gom nhiều thứ. Đó là: “Bàn đệ huynh” san-sẻ thực-phẩm với nhiều người, lại có ý-nghĩa nơi thế giới ngoài đời của Đức Giêsu mà đối với ta, thật khó tưởng-tượng nổi. Nói chung thì, nội việc san-sẻ thức ăn cho thấy có sự chấp-nhận nhau từ cả hai bên.

Đặc biệt hơn, luật ẩm-thực đưa vào hệ-thống tinh-anh/lành sạch một cách sâu sắc. Qui định này, không chỉ chú ý đến những gì được phép ăn hay không và phải chuẩn bị các món ăn ấy như thế nào mà thôi; nhưng còn chú-trọng cả chuyện ai được phép ăn uống với người nào.

Từ-chối không chịu san-sẻ của ăn thức uống với ai, là hình-thức của sự khai-trừ họ khỏi xã-hội mình đang sống. Nhóm Pharisêu và nhiều người khác, sẽ từ-chối không muốn ăn uống với người ô-uế; và không một người tử tế nào lại chịu sẻ san thức ăn với kẻ bị đẩy lùi khỏi xã-hội. Thức ăn là mô hình thu nhỏ của hệ-thống xã hội ngoài đời, tình đệ-huynh trên bàn tiệc là hiện-thân cho tầm nhìn về xã-hội.

Chính vì thế, mà chuyện ăn uống thực-tế của Đức Giêsu có ý-nghĩa chính-trị và xã-hội. Ngài thường xuyên ăn uống với những kẻ bị bỏ rơi ngoài xã-hội, và nhiều người khác nữa. Hơn nữa, xem ra hầu hết các tiệc như thế thường là các bữa ăn vào hội lễ này khác như tác-giả Tin Mừng từng tả chi tiết ở Phúc Âm khi bảo rằng người dự tiệc lại đã “ngả dài” nơi bàn tiệc. Các bữa ăn bình thường ở Do-thái, thực-khách thường ngồi vào bàn mà ăn. Còn vào các tiệc tùng long trọng, mọi người thường “ngả dài” khi ăn uống. Ngả dài ăn uống, thường biến bữa ăn thành bữa tiệc trang trọng, hoặc tiệc mừng.

Ngài thực-thi mở rộng việc “nằm/ngồi cùng bàn ăn” dấy lên nhiều khích-bác từ những người cổ võ cho hệ-thống tinh-sạch. Hầu hết Tin Mừng của các tác-giả khác nhau đều ghi lại lời khích-bác này ở nhiều chỗ. Đức Giêsu từng bị họ cáo buộc là “người ăn uống chung chạ với phường thu thuế và đám tội phạm” và Ngài còn bị kết tội là kẻ “tham ăn/tục uống, bạn bè với giới thu thuế và phường tội lỗi”.

Như mọi người từng ghi chú, đám thu thuế bị liệt vào lớp “tiện dân, và “kẻ tội lỗi” hiểu theo nghĩa ở hệ-thống tinh/sạch thì: đó là những kẻ uế-tạp, đám người “bẩn thỉu”, rất khó chịu (*34).

Vì thế nên, tình bằng hữu ở tiệc bàn rộng mở có Đức Giêsu lại bị hiểu là thách-thức đối với hệ-thống tinh-anh/lành sạch. Và, như thế có nghĩa là: của ăn/thức uống Đức Giêsu dùng đều thể-hiện tầm nhìn của Ngài thay thế có cộng đoàn bao gộp. Đặc-trưng thương-cảm dẫn đến tình bằng hữu bao gộp ở tiệc bàn, cũng giống hệt như đặc-trưng tinh-sạch dẫn vào tình bằng-hữu ở tiệc bàn hạn hẹp.

Cuối cùng thì, của ăn/thức uống của Đức Giêsu là tiền-thân của Tiệc Thánh ở Đạo Chúa. Thực phẩm chủ chốt ở cộng-đoàn tín-hữu tiên-khởi và kinh qua giòng sử chảy ngược trở về tình bằng-hữu ở tiệc bàn rộng mở của Đức Giêsu (*35). Nơi truyền-thống Đạo Chúa, của ăn đây đương nhiên trở-thành thức ăn thần thánh được nghi-lễ hoá, nên không còn là thức ăn thực-thụ được nữa rồi. Nhưng với Đức Giêsu, lại có các thức ăn thực thụ với người bị bỏ rơi đích-thực. Nhận ra được điều này, ta sẽ thấy được thêm sắc-thái đặc-thù của Tiệc Thánh Thể.

Tầm nhìn bao gộp thẩm nhập nơi tiệc-bàn bằng hữu của Đức Giêsu được phản-ánh vào trong chính hình-hài phong-trào của Đức Giêsu, cách thực-thụ. Đó là phong trào bao-gộp, vốn vô-hiệu-hoá các lằn ranh của hệ-thống tinh-sạch. Nó gom gộp cả các nữ-phụ, lẫn đám tiện-dân, cả người nghèo/hèn, tàn-tật và những kẻ bị bỏ rơi ngoài lề xã-hội và những người cùng tầm cỡ đều thấy được sự hấp dẫn/cuốn hút nơi tầm nhìn của Ngài.

Thật cũng khó đối với chúng ta là những người sống trong một thế-giới qua đó ta cứ coi mình là kẻ hưởng-thụ một thái-độ (chí ít là lý-tưởng) không hề kỳ-thị để cảm-kích đặc-trưng nơi tính-chất bao gộp này. Ta chỉ kỳ vọng điều ấy nơi đấng bậc nhân-hiền hạnh-đạo một cách đúng lý. Thế nhưng, trong một xã-hội do hệ-thống tinh-sạch chủ-động, thì sự gồm tóm/bao gộp của phong-trào Đức Giêsu lập thể-hiện một tầm nhìn xã-hội được thay thế tận gốc rễ.

Ta thấy được điều này bằng cách xem thử một ví dụ nói về vai-trò của phụ-nữ trong phong-trào này. Do-thái-giáo chính-thức và dân-gian đều tập-trung nơi con người và vào tính-chất tổ-phụ, và ta lại cũng thấy các văn-hoá thuộc vùng Địa Trung Hải ở thế kỷ thứ nhất cũng giống.

Với thế-giới ngoài đời của Do-thái-giáo, phụ-nữ không là gì hết. Dù khi đó, lại cũng có những tiếng giọng được thay thế bên trong Do-thái-giáo (*36) thì tiếng nói của tập-thể nữ-giới bị tước-đoạt mọi quyền-lợi. Phụ nữ chỉ có được một số ít quyền so với nam-nhân.

Một ví dụ điển hình, là: phụ nữ không có quyền làm nhân-chứng tại toà hoặc đề-xướng chuyện ly thân/ly dị bao giờ hết. Các chị không được phép học luật Torah (có lẽ vì khả-năng diễn-giải luật này được coi là hình-thức của quyền-bính).

Trên nguyên-tắc, các chị bị tách rời khỏi nam-giới trong cuộc sống công-khai, trước quần-chúng, ít nhất là luật bất thành văn, bởi lẽ tất cả vẫn ở trong thành-phần của truyền-thống của Trung Đông. Các nữ-phụ đáng kính-trọng không bao giờ được ra khỏi nhà và lúc nào cũng phải có thành-viên trong gia-đình đi tháp-tùng. Ăn uống bên ngoài nhà mình ở, bao giờ cũng chỉ liên-quan đến phái nam mà thôi. Và, nếu như phụ-nữ có mặt tại các buổi như thế, đều được coi là giới ưu-đãi.

Lý-lịch của nữ-phụ đều nằm trong tay người cha hoặc người chồng của chị. Phụ-nữ, là nạn-nhân của quan-niệm nam-giới phóng-thể ra bên ngoài; và sự việc phụ-nữ phối-kết với uế-tạp lâu nay vẫn được ghi nhận, thật rõ nét. Trong trạng-huống như thế, vai-trò của nữ-phụ trong phong-trào do Đức Giêsu thiết-dựng, lại rất trổi-bật. Thế nên, các truyện kể về việc Đức Giêsu có quan-hệ tương-tác với phụ-nữ đều cho thấy sự thể rất đáng kể. (*37)

Truyện kể về phụ nữ trong Tin Mừng, xếp loại từ sự việc Ngài bênh vực nữ-phụ nọ bị đám nam-nhân nổi nóng trong bữa tiệc toàn nam-giới không chỉ do mỗi việc là chị dám đi vào tiệc bàn như thế, mà còn do hành-động chị công-khai cởi khăn trùm đầu rồi còn xoã tóc lau chân Ngài bằng mái tóc kín bưng của chị, cho đến chuyện hai chị em Maria và Mácta đã mở tiệc mời Ngài đến nhằm khẳng-định vai-trò của Maria là đồ-đệ, cả chuyện việc Ngài học hỏi nhiều điều từ một phụ-nữ ngoại đạo người Syria-Phênixian nữa (*37)

Ngoài mặt, thì phụ nữ là một phần trong nhóm người lữ hành nay đây mai đó theo chân Đức Giêsu. Quả thật, các chị rõ ràng thuộc những người sủng-mộ hết lòng đi theo chân Ngài, như câu truyện Thương khó có kể về các phụ-nữ có mặt tại buổi đó dọc suốt chặng đàng thống khổ của Ngài. Phong-trào này, tự thân được một số phụ-nữ có của từng hỗ-trợ hết mình. Hơn nữa, nhiều chứng cứ cho thấy các phụ nữ cũng đóng vai-trò lãnh-đạo trong cộng-đoàn sau Phục Sinh nữa.

Điều nói ở đây, không phải để nói rằng Đức Giêsu là người bênh vực quyền-lợi phụ nữ; và chí ít bảo rằng: thời-đại Ngài sống không theo đúng lịch-sử. Thế nhưng, câu chuyện nói ở đây cho thấy thực-tại xã-hội rất triệt-để được thiết-lập từ phong-trào do Ngài thiết-lập vào thế kỷ đầu đời, ở Palestine.

Tự bên trong phong-trào do Ngài dựng, các lằn ranh biên giới của xã-hội ngoài đời đều bị lật đổ và được thay-thế bằng tầm nhìn có khẳng-định, được thể-hiện. Đó là “tính-chất đặc-trưng của sự việc làm đồ-đệ Ngài theo cách bình-quyền” thể-hiện một tập-quán theo thuyết bình-quân” nơi tầm nhìn của Đức Giêsu (*39).

Đặc-trưng gồm tóm/bao gộp nơi Phong trào của Đức Giêsu tiếp tục đi vào với phong-trào của tín-hữu Đạo Chúa thời tiên-khởi, như ta thấy viết ở các chương-đoạn khác trong Tân Ước. Đó là một trong các đặc-trưng tiêu-biểu nhất của phong-trào này. Ta thấy được điều này ở sách Công vụ Tông đồ có câu truyện kể về quan thái-giám người Êthiôpia vốn tập-trung quanh vấn-đề lằn ranh biên-giời của sự tinh-sạch (*40)

Các thái-giám người Êthiôpia đều có vấn-đề về dục-tính. Họ bị đẩy lùi không được phép tham-dự đời sống tôn-giáo của Israel (*41). Câu hỏi của vị thái-giám đặt ra cho tông-đồ Phíllípphê bảo rằng: ‘Điều gì ngăn trở không cho tôi được chịu thanh-tẩy?” quả là câu hỏi về chuyện cộng-đoàn mà ông vừa nghe/biết có đẩy lùi ông ra khỏi đó hoặc đón tiếp ông không. Đương nhiên, chuyện ông được tham-gia làm thành-viên, là chuyện sáng-tỏ như ban ngày.

Câu nói trổi-bật của ông Phaolô lại cũng vô-hiệu-hoá thế-giới tinh-sạch và các lằn ranh biên-giới văn-hoá lại cũng diễn-tả cùng một đặc-trưng bao gồm/gom gộp khi bảo rằng: “Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô. (Thư Galata 3: 28). (*42)

Ông Phaolô không thông-báo một lý-tưởng trừ-tượng; đúng ra, câu ông nói phản-ảnh một thực-tại xã-hội mới của chính phong-trào này. (*43)

Nói tóm lại, vẫn có cái gì đó như một lằn ranh biên giới làm đảo lộn việc “bắt chước Chúa” đã ghi ở cốt lõi thông-điệp và trong các hoạt-động do Đức Giêsu gửi đi, ấy là: “Hãy có lòng xót thương như Thiên-Chúa là Đấng thương xót hết mọi người”.  Nơi nào có sự tinh-sạch luôn chia rẽ và đẩy lùi mọi người, thì lòng thương xót nối kết sẽ gom gộp họ lại.

Với Đức Giêsu, lòng xót thương mang ý-nghĩa chính-trị và xã-hội đến triệt-để. Trong lời rao giảng Ngài chủ-trương về tình bằng hữu nơi tiệc bàn rộng mở, và nơi hình-thái phong-trào do Đức Giêsu thiết-dựng, hệ-thống tinh-anh/lành sạch và tầm nhìn xã-hội để thay thế luôn khẳng-định điều này. Chính-trị của sự tinh-sạch được thay-thế bởi thứ chính-trị của lòng xót thương.


                                                                        (còn tiếp)


Gs Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch.        

No comments: