Thursday, 30 November 2017

Gs Marcus J. Borg: (Bài 15) Các chú thích ở chương 3



Chương 3
Đức Giêsu, Lòng Khoan-dung Nhân-hậu
và Chính trị
(bài 15)


Chú thích:

1.    Luca 6: 36. Tôi có viết ba lời bàn ngăn ngắn chung quanh đoạn Tin Mừng này. Thứ nhất, theo truyền-thống tiên-khởi, câu này song-hành với Tin Mừng Mátthêu đoạn 5 câu 48 cho thấy: đây là một phần của văn bản Q. Thứ hai nữa, lời lẽ trong Tin Mừng Luca viết ở đây (tức “nhân-hậu”) qui về câu của Mátthêu là (“trọn-hảo”). Việc sử-dụng cụm từ “trọn-hảo” là đặc-trưng ở văn-bản Mátthêu. Cuối cùng thì, cùng với bản-văn Kinh Thánh New English Bible, Kinh thánh Giêrusalem và Văn-bản kinh-điển, tôi thích cụm-từ “nhân-hậu” dịch thành “nhân-từ” (như: King James, RSV, và NRSV). “Đầy lòng nhân-từ” bên tiếng Anh lại có “ngụ ý” khác với “lòng nhân-hậu”; thành thử, mãi sau này tôi mới viết về những chuyện như thế bằng thể-loại nhẹ nhàng hơn, nhất là ở chương này.
2.    Tôi có được nhận-thức và tư-tưởng này, là do từ công việc của Phyllis Trible viết trong sách mang tên “God and the Rhetoric of Sexuality (Philadelphia: Fortress, 1978) đặc-biệt ở chương 2 và 3.
3.    Theo thứ tự, thì: sách 1Vua đoạn 3 câu 26 và sách Sáng Thế đoạn 43 câu 30. Xem Trible ở “God and the Rhetoric of Sexuality” tr. 31-34
4.    Giống như 1Vua 3: 26 trong đó vua Salomon buộc phải quyết định chọn một trong hai yêu cầu của các nữ-phụ bảo rằng: mình là mẹ đẻ của đứa bé. Khi vua Salomôn đề-nghị chém đứa trẻ làm hai mảnh để giải-quyết tranh-chấp, thì ta được bảo là mẹ thật của đứa bé thấy xúc động trong bụng dạ của bà. Cái hay là ở chỗ, dù bên tiếng Do-thái cũng sử dụng cụm-từ “bụng dạ”, như ở văn bản của King James ta thấy có giòng chữ: “lòng ruột bà thấy thương hại cho con trai mình.”    
5.    Có văn-bản, lại nói sử-dụng cụm từ “can trường đàn ông thấy xúc-động: Sáng Thế Ký đoạn 43 câu 30.    
6.    Sách Xuất Hành đoạn 34 câu 6; Sách Ký sự quyển 2 đoạn 30 câu 9; Sách tiên-tri Nêhêmia (: 17, 31; Thánh vịnh 103: 8; Joel 2: 13; Gioan 4: 2
7.    Như Thánh vịnh 25: 6; 51: 1; 69: 16; 77: 9: 79: 8; 103: 4; 119: 77; 145: 9
8.    Sách Gêrêmia 31: 20; Bản dịch là từ Trible God and the Rhetoric of Sexuality tr. 45, 50: đối chiếu STK ở tr. 40-50
9.    Đoạn sách chú-dẫn Luca 6: 36 là ở hai chương này, tôi sử-dụng cụm-từ nói về giới-tính Thiên Chúa “Cha”, từ-vựng gặp ở bản Hy-Lạp lại cũng viết: “Hãy có lòng nhân-hậu như Cha các người, Đấng đầy lòng nhân-từ”.
10. Sách Lêvi 19: 2
11. Ở đây, tôi sử-dụng cụm từ “chính trị” theo nghĩa rộng là để nói lên (như tiếng Hy Lạp gốc từng đề-nghị) quan-ngại về “thị thành” (tiếng Hy Lạp là: “polis” có ý nói đến “thành phố”) và rộng hơn nữa, có liên quan đến dáng vẻ và hình-thái của bất cứ cộng-đoàn nào trong nhân-loại.
12. Sách Lêvi 19: 2. “Đấng thánh thiện”. Định-nghĩa về sự thánh-thiện đây giống như sự tinh-sạch ở Lêvi 17: 26. Luật-lệ về tinh-sạch ta gặp ở Lêvi 11-16 cũng quan-trọng không kém, bởi nó là luật về sự tinh-sạch trải dài ở các chương/đoạn của sách Ngũ Thư.
13. Tác giả Jerome Neyrey trong cuốn “The Social World of Luke –Acts (Peabody, MA: Hendrickson, 1991), tr. 275. Tác-giả đây cho thấy việc trưng-bày khía-cạnh rõ nét dễ tiếp-cận nhất của hệ-thống tinh-sạch của Do-thái-giáo ở Palestine: xem tr. 271-304 của sách vừa trích và ở cuốn khác của ông có tên là: Tin Mừng Máccô Semeia 35, nxb John H. Elliott (Decatur, GA: Sholars Press, 1986) tr. 91-128. Cũng nên xem thêm William Countryman, Dirt, Greed, and Sex (Philadelphia: Fortress, 1988), đặc biệt tr. 11-65. Countryman tập-trung trưng-bày cách trong sáng tương-quan giữa hệ-thống tinh-sạch và đạo-đức/chức-năng về tình dục.
14. Lại có định-nghĩa vừa thoáng rộng vừa sít-sao theo cách tạo thành hệ-thống tinh-sạch. Mary Douglas, một nhà nhân-chủng-học khác có công-tác từng gây ảnh-hưởng lớn trong ngành kinh-điển về Tân Ước, cũng đã định-nghĩa hệ-thống tinh-sạch một cách thông-thoáng như việc sắp xếp thứ-tự hệ-thống văn-hoá có trật-tự, gồm các đường lằn và ranh giới tạo thành từ-vựng hệ-thống văn-hoá tinh-sạch cùng đồng-nghĩa. Cũng nên xem cùng một tác-giả là cuốn: “Purity and Danger: An Analysis of Concepts of Pollution and Taboo (London: Routledge and Kegan Paul, 1966). Nói một cách chặt chẽ hơn, thì: hệ-thống tinh-sạch có thể hiểu như hệ-thống sắp xếp được sử-dụng thật rõ nét ngoài ngôn-ngữ của sự tinh-sạch. Ở thế-giới thời Đức Giêsu, hệ-thống tinh-sạch không theo nghĩa thông thoáng, nhưng khá chặt chẽ.
15. Trích từ tác-phẩm của Neyrey là: Social World of Luke-Acts, tr. 279.
16. Cung-cách hoạt-động của hệ-thống tinh-sạch thật ra cũng phức-tạp, nếu mô-tả theo chi-tiết sẽ vượt quá tầm nhìn của những gì tôi viết ở đây. Tuy nhiên, nên nhớ là một số vi-phạm thuộc luật tinh-sạch là lề-thói và hệ-quả khá ngắn-ngủi. Thế nên, theo nghĩa nào đó, cũng không nghiêm-túc cho lắm, như có ý bảo rằng: việc phạm luật như thế, là do từ đoạn viết về thời-gian và/hoặc đơn-giản chỉ mang tính-cách nghi-tiết, thôi. Tỉ như: việc phát-tán tinh-trùng khiến nam-nhân ra uế-tạp mãi cho đến hôm sau mới sạch trở lại. Nhưng, do việc không tuân-giữ luật tinh-sạch, con người đã ra uế-tạp kinh-niên.
17. Tôi nói “có lẽ” là bởi danh-sách đây có đề-cập đến chuyện kẻ chăn là phạm-trù “đáng ghét” nhất do từ đặc-thù nghề-nghiệp gặp ở nguồn sách của Do-thái-giáo viết sau thời Đức Giêsu. Muốn biết thêm danh sách này, hãy tìm đọc Joachim Jeremias, Jerusalem in the Time of Jesus (London: SCM, 1969) tr. 304. Để có tầm nhìn quân-bình hơn, nên nhớ: kẻ chăn vào thế-kỷ thứ nhất bị mọi người ruồng bỏ như thế nào, hãy đọc Richard A. Horseley, The Liberation of Christmas: The Infancy Narratives in Social Context (New York; Crossroad 1989) tr. 102-6; Tác giả Horseley kết-luận: kẻ chăn, dù sao cũng là giai-cấp nông dân, nên mới bị đẩy lùi khỏi xã-hội.
18. Tôi vẫn nghĩ: Krister Stendhal, một học-giả Tân Ước từng là Khoa Trưởng của Divinity School ở Harvard trước khi trở-thành Giám-mục thuộc Giáo hội Thuỵ Điển đã từng nói, và trong một bài nói chuyện của ông, tôi được nghe cách nay chừng 25 năm về niềm tin thần học ông có bảo rằng: tín-hữu Đức Kitô đều là kẻ tội lỗi “Dĩ nhiên, chúng ta là kẻ tội lỗi rất danh-dự”.
19. Như E.P. Sanders từng biện-luận trong cuốn “Jesus and Judaism” (Philadelphia: Fortress, 1985) tr. 210, kẻ tội lỗi đây được coi như những người bị ruồng bỏ, khá đáng kể. Nhưng từ-vựng này, cũng được nhiều nhóm người khác nhau sử-dụng bên trong Do-thái-giáo để qui về người Do-thái-giáo khác cũng không là người biết tuân-giữ lề-luật theo chuẩn-mực của nhóm ấy. Cũng nên xem thêm luận-văn bổ-ích do James D. G. Dunn viết có tựa đề là: “Pharisee, Sinners, and Jesus” trong “The Social World of Formative Christianity and Judaism, nxb Jacob Neusner và nhiều người khác (Philadelphia: Fortress, 1988) tr. 264-89 (đặc biệt tr. 276-80)
20. Cần làm sáng tỏ việc này: cho đến nay, tôi vẫn biết: không có câu nói nào về sự tinh-sạch lại liên-kết một cách rõ nét với sự trù-phú tinh-sạch và nghèo-túng với uế-tạp. Thế nhưng, hệ-thống tinh-sạch còn hơn tổng-hợp gồm các luật về sư tinh-sạch rất rõ nét của văn-hoá. Các hệ-thống tinh-sạch đều có cái lô-gích và cấu-trúc tạo nên ý-niệm về sự tinh-anh và uế-tạp để ta có thể liên-kết với các mâu-thuẫn khác, trong xã hội.
21. Hãy đọc Countryman, Dirt, Greed and Sex tr. 28-30; sau khi xem xét các văn-bản từ Sách Ngũ Thư, tác-giả kết-luận: thật cũng quá, nếu ta bảo: văn-bản đây cho thấy mối lo-âu rộng-rãi về khả năng gây ô-nhiễm của nữ-giới.
22. Xem bản đồ về sự tinh-sạch theo tác-giả Neyrey ở: “The Social World of Luke-Acts tr. 278-79, trong đó có 10 vòng tròn qui-tâm vốn dĩ làm giảm-thiểu mức-độ thánh-thiện/tinh-sạch chiếu ra ngoài từ Đền thờ Giêrusalem. Phần trọng-tâm, là thành-phần thánh-thiện nhất của Đền Thờ, tức: sự thánh-thiện của mọi thứ thánh-thiện; vòng cung bên ngoài là lòng đất của Israel, vốn đã “thánh-thiện” rồi (và đây là một trong các nghĩa của đất lành thánh: đây, mang tính thánh-thiện nên phải được giữ cho thật thánh-thiện). Ngoài Israel ra, tất cả mọi nơi/mọi sự đều “uế-tạp”, tức: “ra khỏi bản-đồ tinh-sạch”.                             
23. Cộng thêm vào thuế thập-phân trả cho đền thờ và tư-tế, nhà nông Do-thái-giáo cũng là đối-tượng bị giới cầm-quyền Hêrôđê (ở Galilê) và Rôma (ở Giuđêa) đánh thuế này. Ta thật cũng không biết, nếu ta trang-trải các thuế này liệu ta có được liên-tục can-dự vào ép buộc nào khả dĩ đe-doạ lên thể xác không, dù đôi khi cũng có. Người Do-thái-giáo nào không tuân-giữ luật-lệ (cả những người không đóng loại thuế này) có bị những người quyết tâm duy-trì hệ-thống tinh-sạch khai-trừ không? Và, sự sắp xếp các sản-phẩm không chịu thuế thập-phân coi như đồ uế-tạp và vì thế, sẽ không được người luôn giữ luật mua/bán món hàng của họ, có khi còn kéo theo cả chuyện tẩy chay về kinh-tế nữa. Thật khó mà biết được, việc tẩy chay này có hiệu-năng đến mức-độ nào. Nhưng, có thể nói được việc tẩy chay ấy thật đáng kể. Giả như ta cho rằng phần lớn giới quí-tộc –tức: phần đông là địa chủ- đều quyết tuân-giữ luật tinh-sạch (bởi có thể họ đều như thế hết, dù gia đình các trưởng-tế đều là những người trọng-yếu nắm quyền), ta cũng tưởng-tượng được rằng: họ từ-khước mua/bán sản-phẩm từ các nhà trồng-tỉa, trừ phi thuế thập-phân phải được đóng đủ.
24. Việc truy-tầm các người Pharisêu lịch-sử cho thấy có khá nhiều khác biệt hệt như khi ta truy-tầm về Đức Giêsu lịch-sử. Nói chung thì, bức chân-dung tiêu-cực về các vị này ở nhiều cung vòng Kitô-hữu, và hình-ảnh của các vị này trong ngôn-ngữ bình-dân gọi họ là “bọn giả-hình” (và tệ hơn nữa) đều hoàn-toàn sai-lạc. Thật sự, họ là những người rất sùng đạo. Tuy nhiên, các học-giả nói chung, đều bất đồng ý-kiến về các vị này vào thời Đức Giêsu, nhất là về ảnh-hưởng và tầm hoạt-động của họ, đại loại như thế. Với tôi, xem ra xét quân-bình, thì sự đánh động mạnh ngang qua tranh-luận giữa các học-giả, nên đọc Dunn: “Pharisees, Sinners and Jesus”.
25. Nhằm giải quyết sự việc nói ở đây, cũng nên đọc cuốn sách khá phổ-biến trong dân-gian của Hershel Shanks và nhiều người viết trong cuốn: “The Dead Sea Scrolls After Forty Years (Washington, DC: Biblical Archaeology Society, 1991) và một cuốn mang tính kinh-điển hơn, là: “Understanding the Dead Sea Scrolls, nxb Hershel Shanks (New York: Random House, 1992). Để bàn-luận về định-dạng Qumran, The Dead Sea Scrolls và người Essenê, hãy đọc Norman Golb, “The Qumran-Essene Hypothesis: A Fiction of Scholarship”, Christian Century, 9 tháng 12 năm 1992, tr. 1138-43.
26. Hai học-giả nổi tiếng thời cận-đại đã bất đồng ý-kiến với nhau về việc người Do-thái-giáo tuân-giữ luật tinh-sạch. Jacob Neusner một học-giả Do-thái-giáo rất nổi tiếng ở thời này lại nghĩ: “Người Do-thái-giáo bình thường” không tuân-giữ các luật ấy; E.P. Sanders từng viết nhiều về Do-thái-giáo thời ấy, cũng nghĩ là các người Do-thái-giáo từng như thế. Xem Sanders, Judaism: Practice and Belief, 63 before Christ Era – 66 Christ Era (Philadelphia: Trinity Press International, 1992), tr. 229.
27. Luca 11: 42 = Matthêu 23: 23 và từ đó xem thêm tài-liệu Q (vì thế nên, đây là truyền-thống khá tiên-khởi). Đoạn văn này, kết-thúc bằng câu “Các người phải làm các việc này và không được bỏ qua những điều khác”. Kết-luận đây, có lẽ bảo rằng: Đức Giêsu chấp-thuận cho nộp thuế thập-phân và Ngài đơn-giản chỉ than-phiền việc chểnh-mảng các chuyện khác hệ-trọng hơn như sự công-chính; hoặc những câu mà mọi người quan-niệm là đã hiểu theo cách mai mỉa.
28. Luca 11: 44, có những đoạn song song đứt khúc ở Mátthêu 23: 27.
29. Máccô 7: 15
30. Mátthêu 5: 8. Cũng nên xem Mátthêu 23: 25-26 = Luca 11: 39-41. Về Mátthêu 5: 8, ta không thể nghĩ một cách đúng-đắn rằng: Đức Giêsu từng nói câu này. Các lời này, chỉ gặp ở Tin Mừng Mátthêu và trong một loạt các câu hơi giống thế như “có cấu trúc” hẳn-hòi để ăn khớp với bối-cảnh văn-chương/ngôn-ngữ (Bài Giảng Trên Núi). Mạch-lạc rõ ràng được dính-kết với những lời đích-thực của Đức Giêsu mà nhiều người cho biết ý chính của những gì được bảo về sự tinh-sạch, cho dù Ngài đích-thị không nói những lời tương-tự.
31. Luca 10: 29-37.
32. Máccô 5: 1-20. Trong khuôn khổ này, câu truyện kể chứa-đựng nhiều yếu-tố biểu-trưng, thành thử thật khó mà định-vị xem diễn-trình kéo dài như thế có trải dài các sự-kiện lịch-sử nằm đằng sau không. Tuy nhiên, vấn-đề là truyện kể theo hình-thức hiện-tại, lại phát-tán thứ vũ-trụ biểu-trưng của hệ-thống tinh-sạch.
33. Câu này do tự sách kinh-điển mới rất quan-trọng về Đức Giêsu do tác-giả John Dominic Crossan chủ-trương, đó là cuốn “The Historical Jesus: The Life of a Mediterranean Jewish Peasant (SanFrancisco: HarperSanFrancisco, 1991). Tác-giả Crossan thấy được tính “Hội-sinh rộng mở” là một trong hai khía-cạnh rất có ý-nghĩa truyền-thống về hoạt-động của Đức Giêsu; phần kia là “việc chữa lành miễn phí” chuyên giúp tiếp-cận quyền-bính thánh-thiêng ngoài thẩm-quyền tôn-giáo đã lập sẵn.
34. Việc dùng cụm-từ “uế-tạp” ở đây, dĩ nhiên được hiểu theo nghĩa “ô uế” về xác-thể (dù nhiều vị đồng bàn với Đức Giêsu cũng đang trong tình-trạng rất “uế-tạp”). Đúng hơn, đây mang ý-nghĩa có sẵn trong hệ-thống tinh-sạch.
35. Và, tình bằng-hữu đồng bàn với Đức Giêsu không đơn-giản quay về với “bữa tiệc ly”. Ta cũng chẳng hề biết Đức Giêsu có đích-thực buổi tiệc cuối cùng ấy với đồ-đệ Ngài hay không, tức là: bữa ăn ấy, các yếu-tố thực-phẩm (gồm bánh và rượu) lại bao gồm ý-nghĩa đặc biệt. Truyện kể về buổi Tiệc Ly ở Tin Mừng có thể chỉ là sản-phẩm của cộng đoàn tiên-khởi viết về nghi-thức phôi-thai của truyền-thống ăn uống, hơn là sự gợi nhớ lịch-sử về buổi tối cuối cùng trong đời Đức Giêsu. Trường hợp này, xem ra không có gì vượt quá cụm từ “không biết rõ”.
36. Elisabeth Schũssler, In Memory of Her (New York: Crossroad, 1985) tr. 106-10, 115-18.
37. Xem lời bàn ở Walter Wink, Engaging the Powers (Minneapolis: Fortress, 1992) tr. 129: “Dù chỉ một lần đối đầu với nữ-giới trong suốt 4 Tin Mừng, Đức Giêsu cũng phạm phải nhiều thứư hơn, vào thời Ngài”, muốn xem tác-giả Wink coi đoạn này như thế nào hãy đọc tr. 129-34. Toàn-bộ chương/đoạn về “hệ-thống khuynh-loát” của Do-thái-giáo ở Palestine hồi thế-kỷ thứ nhất, và việc Đức Giêsu đáp trả thái-độ ấy (tr. 109-37) vẫn liên-tục được đề-cập ở chương này.
38. Luca 7: 36-50; 10: 38-42; Máccô 7: 24-30
39. Các câu trích ở đây, được sử-dụng nhiều lần trong cuốn “Schũssler Fiorenza, In Memory of Her.
40. Công vụ Tông đồ 8: 26-40
41. Xem Đệ Nhị Luật 23: 1. Quan thái-giám ghi ở sách Công vụ Tông đồ lại là dân ngoại, tức: ngoài hệ-thống tinh-sạch Do-thai-giáo. Nhưng luận-điểm ở đây lại vẫn ghi rằng: với tư-cách là thái-giám, ông ta đã hồi-hướng quay về với Do-thái-giáo.
42. Thư Gala1t 3: 28
43. Điều quan-trọng cần ghi nhớ, là: theo nhận-định của phần đông các học-giả, thì: ông Phaolô không là người viết các thư mục-vụ (Thứ thứ nhất và thứ hai gửi Timôthê và thư gửi Titô). Vốn phản-ảnh thái-độ hoàn-toàn khác hẳn với phụ-nữ, đặc-biệt ở “văn-bản dùng làm chứng-cứ” cổ-điển do những ngươi chống-đối việc phong chức cho phụ nữ như ở thư thứ hai Timôthê 2: 8-15. Vào lúc thư mục vụ được viết ra hồi đầu thế kỷ thứ hai, động-thái qui-ước của các tổ-phụ đối xử với phụ-nữ cũng trở về lại phong-trào này. Dù tác-giả thư mục-vụ được biết là đã viết vào thế hệ thứ hai hoặc thứ ba của những người theo chân Phaolô, nhưng thật ra ta vẫn có thể cho rằng: ông này lại là người đã tìm cách phá-đổ thuyết triệt-để của Phaolô. Và, khi những người bị lật đều đã khuất rồi, mọi người lại quay về với qui ước cũ.
44. Thường làm nhiều người ngạc nhiên không ít khi biết rằng: Cựu Ước ít có nói đến các luật-lệ về đồng tính luyến ái. Cấm đoán này được ghi ở Lêvi 18: 22 và hình phạt lại được ghi ở Lêvi 20: 13.
45. Cũng nên đọc Countryman, Dirt, Greed and Sex. Tác-giả Countryman biện-luận rằng: hiện-tượng đồng tính luyến ái lại là vấn-để về tinh-sạch ở trong Do-thái-giáo và việc tinh-sạch nội-tại ghi ở Tấn Ước lại đã phủ-định những gì được luật về tinh-sạch từng đề-cập đến chuyện đồng tính luyến ái, tôi thấy được tính lô-gích nơi lập-luận này.
46. Qui về Galát 3: 28, có trích trước đây                        
47. Cộng thêm vào với sách của Countryman: Dirt, Gree and Sex, ta cũng nên đọc “Robin Scroggs, The New Testament and Homosexuality (Philadelphia: Fortress, 1993). Hai cuốn về “kinh thánh” đều hiểu rằng: giới-chức có thẩm-quyền ở Kinh Sách lại gần với chủ-trương triệt-để, nhưng dù sao cũng đưa ra trường-hợp về tính tương-hợp của chuyện đồng tính luyến ái và Đạo Chúa ở Sylvia Pennington, Good News for Modern Gays, và cuốn của Letha Scanzoni viết chung với Virginia Mollenkott, Is the Homosexual My Neighbor?” (SanFrancisco: Harper & Row, 1980). Trong các bài viết về đề-tài này, có cuốn cũng nên đọc của John J. McNeil “Homosexuality: Challenging the Church to Grow”, Christian Century, 11-3-1987, tr. 242-46
48. Đặc biệt nên xem Robert Bellah và nhiều người cùng viết Habits of the Heart (Berkeley” University of California Press, 1985). Đặt nền-tảng trên nghiên-cứu bao-quát về người Mỹ trung-lưu có biện-luận bảo rằng: yếu-tố thống-lĩnh về đặc-trưng châu Mỹ là chủ-nghĩa cá-thể gây ảnh-hưởng lên mọi thứ và mọi sự, từ tình yêu cho đến công việc của hôn-nhân, từ chính-trị và sự công chính cho chí tôn-giáo. Cũng nên đọc cuốn tiếp theo của Bellah  và những người cùng viết trong The Good Society (New York: Alfred A. Knof, 1991).
49. Xem Bellah và những người cùng viết trong “Habits of the Heart” “The Good Society.
50. Bằng vào cụm-từ “is-ness”, tôi muốn diễn-tả khái-niệm hơi khó những thật rõ đó là “is” là thứ biệt-lập khỏi bản-đồ mà ta từng kiến-tạo đây, là Bản đồ xã-hội vốn dĩ đặt căn-bản trên các khác-biệt do văn-hoá đem lại. Bản-đồ này trở-thành nguồn-gốc của việc định-dạng, kiến tạo nên sự khác-biệt về tính xã-hội và cả ranh-giới xã-hội nữa. Nhưng, mọi sự trên bản đồ này, đều là cấu-trúc nhân-tạo áp-đặt trên ta những gì “is (=là)” và những gì chúng ta “là=are” bên dưới thế-giới này, chúng ta dựng xây bằng ngôn-ngữ, đó là “is-ness”    

         


                                                                        (còn tiếp)


Gs Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch.        
  
                



                    
                     



                                     


       

          
      



No comments: