Friday, 10 November 2017

Gs Marcus J Borg: Đức Giêsu, Lòng Khoan-dung Nhân-hậu và Chính trị: (bài 12) Hệ thống tinh sạch






Hệ thống tinh sạch 
ở thế-giới ngoài đời
với người Do-thái-giáo


“Tinh sạch” mang tính-chất chính-trị, bởi nó cấu-tạo nên xã-hội theo hệ-thống tinh-khiết, rất thanh sạch. Câu trích-dẫn từ Kinh thánh vẫn bảo rằng:

“Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Israel
và bảo chúng:
Các ngươi phải thánh thiện,
vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi,
Ta là Đấng Thánh thiện.”
(Lêvi 19: 2)

Kể về việc “Bắt chước Chúa”, đoạn trích đây gồm ảnh-hình Thiên-Chúa mang tính đặc-trưng qua việc gộp chung mọi sự vào cộng-đoàn, nên đã khẳng-định: “Thiên-Chúa là Đấng thánh-thiện, nên hỡi Israel hãy trở nên thánh-thiện”. Hơn nữa, sự thánh-thiện ở thời trước được hiểu theo nghĩa “tách bạch khỏi những gì là ô-uế”.

Thế nên, thánh-thiện đồng-nghĩa với tinh-sạch. Và đoạn viết đây, được hiểu như lời dặn, vẫn khuyên rằng: “Hỡi Israel, hãy nên tinh-sạch như Thiên-Chúa là Đấng tinh-sạch”. Đặc-trưng của tinh-anh/lành-sạch, là sản-sinh ra loại-hình chính-trị của tinh-sạch, tức: một thứ xã-hội được cấu-tạo bằng hệ-thống thanh-cao, rất lành-sạch.

Hệ-thống thanh-sạch gặp được ở nhiều nền văn-hoá rất khác nhau. Ở mức-độ trừu-tượng, chúng là hệ-thống sắp đặt đường ranh phân-cách, khá rõ ràng. Hệ-thống tinh-sạch là “bản đồ văn-hoá” chỉ-dẫn nơi chốn cho mọi sự đến ở và mọi sự nằm ở chỗ, là chúng được định-vị.” (*13) Những gì gọi là lành-sạch, ở chốn này lại trở-thành uế-tạp, bẩn-thỉu ở nơi khác, tức: luột khỏi nơi mình trụ/đứng.

Nói một cách nhẹ nhàng và tinh-giản, hệ-thống thanh-sạch là hệ-thống xã-hội tổ-chức chung quanh các tương-phản hoặc phân-cực giữa lành-sạch và ô-uế, giữa tinh-khiết và dơ bẩn (*14). Các phân-cực có mặt nơi tinh-sạch hoặc uế-tạp được thiết-lập quanh quang-phổ hoặc “bản đồ uế-tạp” trải dài hai bên: một, là tính-chất tinh-sạch có mức-độ sạch-trong rồi đến tình-trạng uế-tạp (tức: “ra khỏi tình-trạng tinh-anh, lành-sạch”), ở bên kia. Hai thái-cực này áp-dụng nơi con người, chốn ăn ở, áp-dụng vào với sự vật, thời-gian và nhóm/phái xã-hội.

Quan-trọng hơn cả, bằng vào mục đích ta đạt đến, là: cung-cách “tinh-anh” hoặc “uế-tạp” áp-dụng với nhiều người, nhiều nhóm/phái xã-hội ở thế-giới ngoài đời hồi thế-kỷ thứ nhất. Hế-thống tinh-sạch lập nên quang-phổ gồm những người được xếp loại từ chốn tinh-sạch với mức-độ lành-lặn đã và đang đổi thay, cho chí những người sống bên lề xã-hội và rồi đến với người uế-tạp đến cùng cực.

Tính tinh-anh/lành-sạch ở con người một phần tuỳ thuộc bẩm-sinh. Tuỳ đồ-án tinh-anh một thời, các tư-tế và đấng bậc Lêvi (hai giai-cấp rất kế-thừa) đạt đến trước nhất, theo sau là “dân Do-thái”, cuối cùng là người “hồi-hướng trở về” (tức: đám  người Do-thái-giáo xưa lúc họ chưa trở-thành người Do-thái-giáo bẩm-sinh. Ở phần cuối danh-sách này, là kẻ “thấp hèn”, sau đó là những người “có tinh-hoàn bị tổn thương” và cả những người không dương-vật. (*15)

Thế nhưng, mức độ tinh-anh/lành sạch hoặc uế-tạp cũng tuỳ thuộc hành-xử của chính mình. (*16) Những ai từng tuân-thủ luật tinh-anh/lành-sạch dĩ nhiên hẳn phải là đấng bậc “khiết tịnh”. Ai không giữ luật này đều bị xã-hội loại bỏ đi.

Những người này gồm các nhóm/hội có ngành-nghề thực-tế như đám thu thuế và cả người chăn dê/cừu (tức: loại người cung-cấp tầm nhìn tươi mát lên kẻ chăn nơi Tin Mừng Luca khi tác-giả kể về thời ấu-thơ của Đức Giêsu, tức: thông-truyền tin tức về việc Ngài Giáng hạ làm người ở với kẻ bị đẩy lùi ra ngoài lề xã hội). (*17)

Người công chính” khi đó là người biết tuân-thủ hệ-thống tinh-anh/lành-sạch và “kẻ mắc tội” là những người không làm như thế. Cụm-từ “kẻ tội lỗi” ở thế-kỷ thứ nhất của Palestine có nhiều nghĩa, tức: họ không chỉ hiểu rằng: nó bao gồm hết mọi người (như ta thấy ở nền thần-học chuyên-chính của Đạo Chúa (*18), nhưng đúng hơn, lại đã qui về các nhóm/hội riêng biệt, tệ nhất là đám “tiện dân”. (*19)

Nay xin mở dấu ngoặc để bảo rằng: ta cũng nên ghi lại những gì xảy ra qua khái-niệm tội/lỗi ở trong hệ-thống tinh-anh/làn-sạch. Lỗi/tội đây, trở-thành vấn-đề uế-tạp hoặc “bẩn thỉu” khiến người trong cuộc trở-thành “tiện dân”. Nối kết tội/lỗi với sự uế-tạp dành riêng cho các tín-hữu từng xưng-thú các lỗi/tội nói lên rằng: họ là đám người “có lỗi và ô-hợp”. Thành thử, với Do-thái-giáo vào thế-kỷ đầu đời, “kẻ mắc tội” thường có nghĩa là người “ô-hợp”.

Các phân-cực ở hệ-thống tinh-anh/lành-sạch, lại dính cứng với hệ-thống tương-phản. Toàn bộ thể-chất nối kết tính tinh-anh/lành-sạch với sự việc thiếu sót toàn-bộ so với uế-tạp. Ai không ở vào khối “toàn bộ” này  --như những người thương-tật, đau yếu kinh niên, hoặc đám phong cùi, hoạn quan…-- đều thuộc quang-phổ của đám uế-tạp. Mối tương-phản giữa tính tinh-anh/lành-sạch cũng được nối kết với giai-cấp kinh-tế.          

Có phần chắc chắn là, người giàu sụ không tự-động có nghĩa đặt họ vào phía tinh-sạch (trong khi Do-thái-giáo ở thế-kỷ thứ nhất vẫn coi người giàu sụ là kẻ xấu xa/độc ác), nhưng lại trở nên hèn-hạ/khốn-khổ và chắc chắn khiến con người họ trở nên uế-tạp.

Theo chừng mực nào đó, việc kết nối này rút từ sự khôn-ngoan ở chốn dân-gian vẫn coi sự trù-phú được Thiên-Chúa chúc lành (“người công chính sẽ nên giàu có”) và sự nghèo hèn là dấu chỉ con người từng sống không đúng-đắn. Và theo tầm nhìn nào đó, việc trồi lên như thế là do người nghèo hèn không tuân-thủ được luật tinh-sạch. (*20)

Tinh-sạch và uế-tạp được nối kết với sự tương-phản nam/nữ. Với người giàu sụ, không gì cho thấy nam-nhân tự nhiên trở-thành tinh-sạch được; trong khi đó, rõ ràng là, thời xưa có nhiều nam-nhân cũng bị ruồng bỏ, đẩy lùi ra ngoài lề xã hội. Và không có gì chắc chắn bảo rằng: là nữ-giới, tức: tự động khiến họ trở nên uế-tạp, bao giờ hết.

Nhưng, nói chung thì: nam-nhân trong hoàn-cảnh tự-nhiên, được coi như tinh-sạch hơn nữ-giới. Bởi, với người xưa, tiến-trình tự-nhiên khi sinh con đẻ cái và có kinh-nguyệt, vẫn được coi là gốc-nguồn gây ô-uế. Và, tiến-trình này, dẫn đến quan-niệm phổ-cập khiến mọi người cứ gắn ép với thân-phận người nữ-phụ. (*21) Điều này cứ mãi dính cứng vào trạng-huống của nữ-giới với nền văn-hoá coi phụ-nữ như giai-cấp thứ-yếu, thua sút nam-nhân. Ta sẽ bàn kỹ hơn điểm này, ở chương tiếp.

Cuối cùng thì, các phân-cực về tính thanh-sạch và uế-tạp lại được gắn liền vào sự khác-biệt giữa người theo Do-thái-giáo và dân ngoại. Nói cách khác, mang danh là người theo Do-thái-giáo, không có nghĩa được đảm-bảo tính thanh-sạch bao giờ hết. Nhưng, theo định nghĩa, thì: tất cả mọi người ngoài Do-thái-giáo tự khắc đã không lành-sạch, hoặc đã uế-tạp rồi.

Quả thật, ý-thức-hệ về sự tinh-anh/lành sạch đã góp phần vào sự thể bảo rằng: Đức Giêsu từng sống với thế-hệ luôn hướng về cuộc chiến. Palestine là vùng đất bị ngoại-bang chiếm-đóng, tức: thuộc-địa của đế-quốc La Mã, do các kẻ áp-bức/đô-hộ ngoài Đạo là phường uế-tạp và ô-trọc thống-trị. Hệ-thống tinh-anh/lành-sạch là một trong các nguyên-nhân gây phản-loạn tuy anh-dũng nhưng cũng thảm-khốc vào niên-biểu 66 sau Công nguyên và kết-thúc vào ngày Đền thờ Giêrusalem phá-huỷ năm 70.

Nói tóm lại, hậu-quả của hệ-thống tinh-anh/lành sạch, nằm ở sự việc nó tạo thành thế-giới có đường ranh xã-hội rất sắc bén: giữa người lành-sạch và kẻ uế-tạp, giữa người công-chính và kẻ mắc tội, giữa tổng-thể và bất toàn, giữa nam-nhân và nữ-phụ, giữa kẻ giàu người nghèo, giữa người Do-thái-giáo và dân ngoại. Còn một điểm cần xác-chứng trước khi ta quay về với câu Đức Giêsu đáp/trả về hệ-thống tinh-anh/lành-sạch trong chừng-mực hệ-thống toàn-trị của xã-hội Do-thái-giáo.

Nằm ngay trọng-tâm hệ-thống tinh-anh/lành sạch, là đền thờ và đời sống của tư tế. Đền thờ từng là trung-tâm địa-dư và thờ phụng trên bản-đồ tinh-sạch của Israel. (*22)Tư tế ở đó buộc phải giữ luật tinh-sạch rất chặt chẽ, vốn dĩ từng áp-dụng cho trung-tâm lành-sạch ở cận bên.

Lại nữa, thu-nhập của đền thờ và giới tư-tế  (cũng như các Lêvi) tuỳ vào việc tuân-thủ luật tinh-sạch của người khác. Thu-nhập này phần lớn chảy từ thuế “thập phân”, cụ thể ra, là các loại thuế tính trên sản-phẩm nông-nghiệp. Việc nộp thuế thập phân nối kết chặt chẽ vào tính tinh-anh/lành-sạch; sản phẩm nào không đóng thuế thập-phân tức khắc được coi như uế-tạp sẽ không cho người giữ luật được phép mua hoặc bán các thứ ấy. (*23) Thành ra, đền thờ và giới tư-tế đều có lợi-nhuận kinh-tế cũng như đạo-giáo ở hệ-thống tinh-sạch rồi.

Ở đây, cũng nên ghi thêm một điều, là: đền thờ đây lại cũng là trung-tâm nơi đó các lãnh-tụ ưu-tú giữa đám người theo Do-thái-giáo. Đám người đạo-hạnh ưu-tú không chỉ gồm các gia đình đạo-giáo mà thôi, nhưng họ còn chòng chéo lấn sân các lãnh-tụ kinh-tế và chính-trị là những vị thường được kết nối với họ ngang qua hôn-phối lẫn lộn và các liên kết này khác. Vì thế nên, chính-trị về tinh sạch trong chừng mực nào đó, là ý-thức-hệ của nhóm lãnh-tụ chuyên khuynh-loát, gồm đạo-giáo, chính-trị và kinh-tế.

Tinh-anh/lành sạch là trọng-tâm của hai nhóm/hội đổi mới của Do-thái-giáo ở Palestine vào thế-kỷ đầu đời. Đám Pharisêu luôn tìm các khuếch-trương các đạo-luật về tinh-sạch trong giới tư-tế khá gắt gao đưa vào cuộc sống hằng ngày; (*24) Và nhóm Essênê (có lẽ vẫn được định-hình với nhóm người thuộc khối QumranCảo Bản Biển Chết, dù đây không hẳn là sự việc chắc chắn) rút về chốn hoang sơ sa mạc dọc Biển Chết, bởi vẫn tin-tưởng rằng: tinh-anh/lành-sạch có lẽ chỉ đạt được nếu tách rời khỏi thế-giới văn-hoá đầy ô-uế. (*25)

Ta hiện cũng không rõ người theo Do-thái-giáo thường thường bậc trung quan-ngại đến mức độ nào về việc tuân-thủ luật giữ cho được tinh-anh, lành sạch. (*26) Chắc chắn là một số người đã làm thế, trong khi đó một số người khác lại chẳng biết rõ chút nào; nhiều người có lẽ vẫn còn thấy mình là nạn-nhân của họ (và vì thế họ đều tỏ ra phẫn-uất đối với hệ-thống tinh-anh/lành sạch và cả những người thu được lợi lộc từ đó nữa).

Nhưng, có thể bảo rằng: cả “Do-thái-giáo chủ-trương bảo-trì đền thờ” lẫn phong-trào cải tân hàng đầu đều quyết-tâm với tâm gương điển-hình về tinh-sạch này. Rõ ràng, cả hai hệ-thống xã-hội và chú-giải để cốt ý bảo rằng: nó tạo lăng kính qua đó họ mới thấy được truyền-thống thánh-thiêng và cung-cấp bản-đồ để sắp đặt thế-giới của mình.         
                           

                                                                                                (còn tiếp)




Gs Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch.
                





     

No comments: