Thursday, 2 November 2017

Gs Marcus J. Borg: Đức Giêsu, Lòng Khoan-dung Nhân-hậu và Chính trị



Chương 3
Đức Giêsu, Lòng Khoan-dung Nhân-hậu
và Chính trị
(bài 11)


Có hai từ-vựng chính khả dĩ giúp ta có tầm-nhìn trong thoáng chốc hướng vào tâm/thân Đức Giêsu, đó là: “Đấng Linh thiêng” “Lòng Khoan-dung nhân-hậu”. Các từ-vựng này, dùng làm điểm nhấn, trong đó bao gộp ảnh-hình Đức Giêsu hội-tụ thành chòm sao toả sáng khắp nơi. Điểm nhấn đây, biểu-lộ những gì quan-trọng nhất, nơi Ngài.

Ở chương trước, ta có dịp tìm hiểu vai-trò của Đấng Thánh Linh trong đời Đức Giêsu. Trong chương này, ta lại sẽ hướng vào “Lòng khoan-dung” tập-trung nơi Ngài cùng một cung-cách, qua đó Đấng Thánh Linh và Lòng khoan-dung có mối tương-quan mật-thiết, rất tất nhiên. Việc Đức Giêsu chú-trọng vào lòng khoan-dung/nhân-hậu tiếp tục mời gọi và thách-thức Giáo-hội thời hôm nay, nhìn vào đó.

Khoan-dung, là từ-vựng quan-trọng ở Tin Mừng. Nhiều chương/đoạn ở Kinh Sách kể rằng: Đức Giêsu từng bảo Ngài là Đấng khoan dung vô bờ và Ngài xúc-động mạnh, nhờ lòng từ-bi/nhân-hậu ấy.

Từ-vựng đây, cũng tóm lược những gì Ngài giảng-giải về Thiên-Chúa và lòng đạo-đức nữa. Với Đức Giêsu, khoan-dung/nhân-hậu, là đặc-thù cuộc sống đạo-hạnh nằm gọn nơi Thiên Chúa. Hai khía-cạnh của lòng khoan-dung, rõ ràng kết-hợp chặt chẽ với nhau trong câu nói được nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở đây, đó là câu Kinh thánh từng bộc lộ:

“Anh em hãy có lòng nhân-hậu,
như Cha anh em là Đấng khoan-dung nhân-hậu.”
(Lc 6: 36)

Thông-điệp Đức Giêsu tập-trung ở đây, nói về lối sống kết-tinh một đặc-thù mà tiếng Latinh gọi là “imitatio” (tức: noi gương Chúa). Ảnh-hình về Thiên-Chúa và “ethos” –là những điều ta biết được về Thiên-Chúa khiến ta sống – là hai đặc-trưng/đặc-thù gộp lại thành một.

Hơn nữa, lòng khoan-dung không chỉ là đặc-thù duy-nhất của cá-nhân mà thôi, nhưng còn là mô-hình tiêu-biểu nói lên tầm nhìn được sử-dụng khi con người chung đụng với cộng-đoàn, tức: một tầm nhìn về cuộc sống sát nhập vào với cao-trào về Đạo ở thời Ngài.



Ý-nghĩa xác-thực
của lòng khoan-dung   
 
Kinh thánh Do-thái-giáo, mà Đạo của ta có thói-quen gọi đó là “Cựu Ước”, vốn là Kinh Sách linh-thiêng đối với Đức Giêsu và với người Do-thái-giáo sống cùng thời với Ngài. Ở đây, từ-vựng “khoan-dung” còn tạo nối-kết tuyệt-vời về ngữ-học nữa.

Ở tiếng Do-thái cùng tiếng Aram, từ-vựng “khoan-dung” được dịch thành nhân-hậu, tức: một danh-từ chung số nhiều. Bởi, nếu ở số ít, thì từ-vựng đây chỉ về “cung lòng” mà thôi (*2)

Với Kinh thánh Do-thái-giáo, từ-vựng “khoan dung” ám-chỉ cả hai thứ: một về cảm-xúc và một về lối sống toát ra từ xúc cảm này. Đôi khi, nó đặc-biệt nối liền với cụm-từ “cung lòng”, chẳng hạn như cảm thấy mình “khoan dung thương xót” hài nhi trong bụng người mẹ; hoặc như nam-nhân nọ, thấy lòng mình khoan-dung độ-lượng với người em nhỏ lọt khỏi cung lòng người mẹ như chính mình (*3).

Vốn là cảm xúc, lòng khoan-dung nằm trong cơ-phận nào đó của xác thể, ở vùng bụng. Nơi phụ nữ, mọi người có thói quen gọi đó là cung lòng hoặc bụng dạ (*4). Còn với nam-nhân, đó là ruột dạ.

Thế nên, ta có thành-ngữ Kinh thánh khá kỳ-quặc lại cứ bảo: “Bụng dạ Ngài cảm thấy chạnh lòng thương”. Nhưng rõ ràng là, cả hai đều là thành-phần của xác thể.

Theo nghĩa xúc-cảm, “khoan-dung” độ lượng ở tiếng Anh/tiếng Pháp là “compassion” tức: “có cảm giác”. Theo nguyên-ngữ, thì cụm-từ này gồm có chữ “passion” xuất từ tiếng La-tinh mang ý-nghĩa “cảm thấy”, một tình-trạng sai trái mình đang làm: một người có lòng thương xót/thương hại người nào đó mà mình có quyền (hoặc có sức làm khác thế).

Khoan dung” đây, lại đề-nghị điều gì khác hẳn. Nói theo ngôn-từ của tác-giả William Blake, thì “lòng thương xót” mang bộ mặt người, còn “khoan-dung” lại mang con tim hay tâm huyết của người phàm.



Khoan dung, Thiên Chúa
và lòng đạo đức


Tự-vựng Do-thái chỉ sự “khoan-dung” ở số ít mang nghĩa “cung lòng”, thường được các tác-giả sử-dụng đưa vào Cựu Ước. Từ-vựng này, được chuyển-ngữ thành cụm-từ “đầy lòng xót thương” cốt ý nói lên đặc-trưng/đặc-thù của Thiên Chúa là Đấng “lòng lành đầy xót thương” (*7).

Từ vựng này, còn gặp ở đoạn sách tiên tri Giêrêmia diễn-giải như lời Thiên-Chúa phán:

“Épraim có phải là đứa con Ta yêu dấu,
một đứa con Ta rất mực mến yêu?
Vì mỗi lần nhắc tới nó,
Ta lại thấy nhớ thương,
nên lòng Ta bồi hồi thổn thức,
Ta thương nó, thương nó thật nhiều,
-sấm ngôn của Đức Chúa.”
(*8)
(Giêrêmia 31:20)

Xem như thế, thì Kinh Sách Do-thái-giáo hay nói về Thiên-Chúa, Đấng “đầy lòng độ-lượng” xuất tự cội-nguồn truyền-thống Do-thái-giáo. Nếu ta coi đây như đặc-thù chính của Thiên-Chúa, thì đó là điều rất đánh động mọi người.

Nếu bảo rằng: Thiên-Chúa là Đấng “đầy lòng độ-lượng”, là có ý bảo rằng: Thiên-Chúa là Đấng “giống như cung lòng” hoặc “có lòng dạ”, hoặc để kiến-tạo cụm-từ bắt chụp tính chất đặc-trưng của tiếng Do-thái có từ thời xa xưa nói lên tính-cách đặc-thù của “người có lòng ngay”.

Nói: Thiên-Chúa là Đấng “giống như cung lòng/bụng dạ” bên tiếng Hip-ri của Do-thái-giáo là có ý gì? Đây, một ẩn-dụ, tức: từ-vựng tượng thanh, tượng hình tạo nối kết với ảnh-hình nhiều hàm ngụ. Vốn dĩ mang hình-hài tức “cung lòng” hoặc “lòng dạ”, nên Thiên-Chúa Đấng hạ sinh ra ta, tựa hồ như người mẹ hiền đẻ ra ta qua lòng dạ của bà.

Giống như người mẹ yêu thương con cái được sinh hạ từ cung lòng người mẹ, Thiên-Chúa yêu-thương ta và có cảm xúc vì ta và mọi người con trong đời. Theo ý-nghĩa cụm từ “như lòng dạ”, cụm từ “đầy lòng xót thương” mang sắc-thái của việc ban tặng sự sống, dưỡng nuôi, chăm sóc có lẽ cả việc bảo bọc và hoàn-thành. Với Đức Giêsu, đây chính là điều mà Thiên Chúa ra giống như thế. (*9)

Và, cũng để hoàn-thành việc “bắc chước Chúa”, việc có lòng thương xót như Thiên-Chúa từng “có lòng xót thương” tức là trở nên giống như “lòng dạ” hay “cung lòng” bởi Thiên-Chúa là Đấng giống như “cung lòng” người mẹ. Chính đó là việc có cảm-xúc như Thiên-Chúa xúc-cảm và hành-động như Thiên-Chúa hành-động: theo cung-cách tặng ban sự sống và dưỡng nuôi.

Có lòng thương xót” là những gì tạo nghĩa ở nhiều nơi trong Tân Ước bằng cách nào đó còn trừu-tượng hơn lệnh-truyền “hãy yêu thương hết mọi người.” Với Đức Giêsu, có lòng thương xót là đặc-trưng chính của sự sống thuỷ-chung với Thiên-Chúa là Đấng “hằng xót thương” ta.



Khoan dung,
thế giới ở đời và chính trị


Khoan-dung là nội-dung sự việc Đức Giêsu bắt chước Thiên-Chúa đã cắm rễ sâu trong truyền-thống Do-thái-giáo, đây là việc bắt chước Chúa trải dài suốt thế-kỷ thứ nhất trong thế-giới ở đời của người theo Do-thái-giáo.

Nhưng, thay vì thế, “bắt chước Chúa” lại cũng cắm chặng trong Kinh Sách Do-thái-giáo, nên đã trở-thành mô-hình đầu rất tiêu-biểu đã tạo hình thế-giới ở đời của người theo Do-thái-giáo, chí ít là như lệnh-truyền từng nói rõ: “Các ngươi phải thánh-thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên-Chúa của các ngươi, là Đấng Thánh Thiện”. (*10) (x. sách Lêvi 19: 2)   

Quả là một xung-đột giữa hai lệnh-truyền “bắt chước Chúa” – tức: giữa tính thánh-thiêng và lòng khoan-dung như đặc-trưng của Thiên-Chúa khiến ta phải đưa đặc trưng ấy vào cuộc sống cộng-đoàn.

Xung-đột này, còn thấy rõ nơi hoạt-động thừa-tác của Đức Giêsu vốn ở giữa hai tầm nhìn xã-hội ngoài đời, rất khác-biệt. Tầm nhìn xã-hội đầy tính thống-trị được tập-trung nơi tính-chất thánh-thiêng; trong khi đó, tầm nhìn xã-hội được thay thế của Đức Giêsu lại tập-trung ở lòng “Khoan-dung”.

Quả thật, chỉ khi nào ta cảm-kích được tầm-mức quan-trọng mà Đức Giêsu từng nhấn mạnh lên lòng “khoan-dung” từ đó ta nhận ra được thông-điệp nền-tảng tầm-nhìn của Ngài đến độ như thế.

Với Đức Giêsu, lòng khoan-dung còn hơn cả đặc-trưng của Thiên-Chúa và tính cá-nhân của con người: lòng khoan-dung có tính xã-hội, nhưng đối với Đức Giêsu, nó lại mang tính-chất rất chính-trị.

Ngài từng trực-tiếp cứ lặp đi lặp lại thách-thức mô-hình tiêu-biểu về tính chính-trị ở đời nơi thế-giới xã-hội của Ngài và thay vào đó đã bênh-vực cho những gì được gọi là thứ “chính-trị của lòng khoan-dung” (*11). Xung-đột và tầm nhìn xã-hội này tiếp-tục hàm ẩn một cách đầy ấn-tượng đối với sự sống của Giáo-hội hôm nay.

Muốn thấy được chuyện này, ta cần nhận ra rằng sự tinh-anh luyện sạch giữ vai trò quan-trọng trong thế giới ngoài đời thời Đức Giêsu sống. Ngài thường có những xung-đột thấy rõ khi phê-phán sự tinh-sạch của lề-luật và các vấn-đề tương tự.

Với Giáo-hội thời cận-đại, ta thường có khuynh hướng nhìn các lập-trường ấy theo cách tầm-thường, nhìn luật lệ về sự tinh-sạch như thành-phần của luật nghi-thức hoặc lễ-lạy của Do-thái-giáo thời xưa/cũ và ít quan-trọng nếu đem so với đạo-luật về luân lý/đạo-đức. Ta hay tự hỏi làm sao những người suy-tư chính-đáng lại quan-ngại về các vấn-đề như thế, để rồi cho rằng chỉ có khùng/điên mới lo âu như thế.               

Hơn nữa, ta thường hay nghĩ về tính tinh-sạch như từ-vựng riêng tư cá-thể của mỗi người, như thể đó là thứ gì mà cá-nhân các vị quá ư sùng-đạo mới có thể trở nên chi-li từng tí như thế.

Thế nhưng, với thế-giới Palestine vào thế-kỷ đầu đời, thì: không phải là trường-hợp diễn ra như thế. Tinh-sạch chẳng là sự việc tầm-thường cũng chẳng mang tính cá-thể chút nào hết. Đúng ra, thì nói theo cách đúng đắn hơn cả, thì: sự tinh-sạch mang tính rất chính-trị.   



                                                                                                    (còn tiếp)


Gs Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch.
           
  

No comments: