Thursday, 23 November 2017

Gs Marcus J Borg: Gặp Gỡ Đức Giêsu: Thần Khí, Lòng thương xót và mọi người chúng ta



Chương 3
Đức Giêsu, Lòng Khoan-dung Nhân-hậu
và Chính trị
(bài 14)


Thần Khí, Lòng thương xót
Và mọi người chúng ta


Cuộc chiến ý-thức-hệ bên trong Do-thái-giáo giữa Đức Giêsu và những người đại-diện cho hệ-thống tinh sạch được coi như một chiến trận về đường-hướng giải-thích Thánh Kinh rất khác-biệt.

Cả Đức Giêsu và những người chống-đối Ngài đều cắm trụ nơi truyền-thống Israel rồi mới từ đó tìm cách sống trung-thành với truyền-thống ấy. Các đấng bậc ưu-tú ở thời Ngài đều đọc thánh kinh theo mô-hình thánh thiêng rất tinh-sạch. Đức Giêsu lại cũng đọc Thánh kinh Cựu ước theo tinh-thần của lòng xót thương.

Mỗi đấng bậc đều nhìn qua lăng-kính riêng-tư, rồi từ đó thấy được truyền-thống rất đáng thấy. Thế nên, đã có sự xung-khắc khác-biệt về cung-cách chú-giải Cựu-ước, tức: một thứ tranh-biện giữa hai đường-hướng diễn-giải truyền-thống thánh-thiêng của Do-thái-giáo. Dĩ nhiên, đó không là biện-luận kinh-điển về chú-giải xảy ra hôm nay ở địa-hạt của các học-giả kinh-điển. Đúng ra, đây là thứ trận-chiến chú-giải về hình-hài thế-giới và vì thế đã có mối nguy hiểm cũng trầm kha.

Cuộc chiến chú-giải này, vẫn còn tiếp-tục trong Giáo-hội của Chúa đến hôm nay. Nhiều nơi trong Giáo hội, lại cũng có nhóm/hội đặt nặng tính thánh-thiêng và tinh-sạch làm đường-lối sống thực cho tín-hữu, thế nên các vị đều tự vẽ cho mình lằn ranh phân-cách người công chính với kẻ tội lỗi, trong xã-hội.

Thật mai-mỉa đến là đau buồn, khi các nhóm/hội này lại có rất nhiều người vẫn tìm kiếm sự chung-tình với Kinh thánh theo cách xứng-hợp, để rồi các vị đạt đến kết cuộc bằng việc nêu lên các phần trong Kinh thánh được chính Đức Giêsu lên tiếng thách-thức kình-chống. Lối diễn-giải Kinh thánh trung-thành với đường lối Đức Giêsu và phong-trào do cộng-đoàn tiên-khởi thiết-lập đều nhìn Kinh thánh qua lăng-kính xót thương, chứ không bằng tầm nhìn tinh-sạch.

Để có được ví-dụ tiêu-biểu, tôi nhận thấy phần lớn các động-thái tiêu-cực mạnh đối với chuyện đồng-tính luyến-ái gặp ở các tín-hữu đã xuất-hiện là vì, nếu cộng thêm những lý-do liên-quan đến chứng hãi sợ người đồng tính bên ngoài đạo có thể có liên-quan, thì chuyện đồng tính luyến ái thường được coi là do vấn-đề về tinh-sạch mà ra.

Với tín-hữu như thế, mọi người nhận thấy có cái gì đó rất “uế-tạp” về chuyện này, nên họ đã vượt lằn ranh phân-cách ấy. Và, nhiều sự việc không tuỳ-thuộc nhau nhưng lại được áp-đặt vào với nhau, theo cách tương-tự. Quả thật, chuyện đồng tính luyến ái từng là vấn-đề về sự tinh-sạch nơi Do-thái-giáo thời xưa cũ. Các động-thái chống lại tình-trạng này gặp thấy nơi đạo luật về sự tinh-sạch trong sách Lêvi. (*44)

Với tôi, xem ra sự việc Đức Giêsu và ông Phaolô đảo lộn lằn ranh tinh-sạch có lẽ cũng nên áp-dụng vào nhận-thức về chuyện đồng tính luyến ái ở qui-tắc tinh-sạch. (*45) Vì thế, hành-vi đồng tính luyến ái phải được đánh giá theo tiêu-chuẩn tương-tự như hành-vi của người khác phái, mới phải.

Với tôi, một số chương/đoạn ở các thư trong đó ông Phao lô nhằm vô-hiệu-hoá các điểm quan-trọng khác-biệt nơi thế giới ông sống có nghĩa như thể bảo “Không còn chuyện phân biệt thẳng-thắn hay đống tính luyến ái, tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.” (Galata 3: 28). Cứ cho là, ông Phaolô không nói như vậy, nhưng cái “lô-gích” của việc “Sống trong Thần Khí” và đặc-trưng của Lòng xót thương đều bao-hàm những chuyện như thế. (*47)

Không chỉ mỗi Giáo-hội mới có thứ chính-trị của sự tinh-sạch vẫn tồn-tại, mà cả nền văn-hoá của chúng ta cũng coi như một tổng-thể đại loại như thế. Nhiều vị lại tạo ra vụ-việc cũng rất hùng hồn bảo rằng ta hiện có văn-bản phàm-tục bàn về thứ chính-trị của sự tinh-sạch. Nền văn-hoá của ta đang phóng-đại các phần-thưởng trao ban cho các hình-thức văn-hoá có giá-trị và cũng gia-tăng hình phạt với những ai không sống theo chuẩn-mực do đó mới tác-tạo nhiều lằn ranh xã-hội ngày càng sắc bén.

Hơn nữa, khái-nhiệm về sự tinh-sạch và uế-tạp ít ra cũng bao-hàm một cách kín đáo động-thái thường có đối với người nghèo túng và những người có vấn-đề về miễn nhiễm HIV vốn dĩ coi lòng thương xót như mô hình tiêu-biểu là động-thái rất thường tình của tín-hữu Đức Kitô ở châu Mỹ hồi cuối thế kỷ thứ nhất. Công cuộc khảo-sát nghiên-cứu văn-hoá có cho thấy các động-thái của bà con ở đây đều mang tính cá-nhân. (*48)

Trong khuôn khổ này, lòng xót thương trở-thành chuyện riêng tư của mỗi cá-thể hơn là đặc-trưng chính-trị. Động-thái này, được “hàng ngàn điểm sáng chiếu rọi” hơn là trở nên hình-thái tiêu-biểu đối với chính-sách công-khai cần phổ-biến.

Vốn dĩ nằm trong nền văn-hoá cận-đại của ta, điều quan-trọng đối với ta là phải trung-thành với Đức Giêsu để có thể suy-tư và nói về thứ chính-trị của lòng xót thương, không chỉ trong lòng Giáo hội mà thôi, nhưng còn là ví-dụ điển-hình hầu tác-tạo cuộc sống mọi người trong nước cốt sản xuất hệ-thống tinh-sạch xã-hội từng khác với nhiều đường-lối tạo thành lịch sử của ta thời mới đây.        

Bản thân tôi, không rõ nền chính-trị được thay thế có nói lên được chi-tiết về lòng xót thương như ta thấy và các tín-hữu có bất đồng về những chi-tiết này hay không? Nhưng, để cho mục này bớt trừu-tượng, tôi sẽ nói thêm vài chi-tiết thường-tình và đặc biệt hơn. Chính-trị của lòng xót thương sẽ tạo nhiều tầm-cỡ mang tính “cộng-đoàn” trong cuộc sống chính-trị của ta, hầu tạo quân-bình cho sự quá tải do nền chính-trị của chủ-nghĩa cá-thể từng gây ảnh-hưởng.

Tập trung nhấn mạnh như thế sẽ kéo theo điều mà tác-giả Robert Bellah gọi đó là “tiếng giọng thứ hai” của truyền-thống châu Mỹ, giống như những điều trước đây ta từng đặt nặng như “giao-ước” và “đặc-trưng dân-sự” coi đó như là hình ảnh của cộng đoàn. (*49)

Vấn-đề của cộng-đoàn (đúng hơn là việc nhân rộng tính cá-nhân chủ-nghĩa) có thể sẽ trở-thành điều tiêu-biểu trước nhất để ta suy-tư về trật-tự chính-trị. Để có được ví-dụ cụ-thể, đối với tôi thì, các tín-hữu Đạo Chúa dù sẽ bất đồng về cách nào hay nhất để tháp-đặt một hệ-thống tương-tự và chính-trị về lòng xót thương ở thời ta sống, sẽ bao gồm việc chăm-sóc sức khoẻ của toàn thế-giới như là mục-tiêu cấp thời.

Ở đây, tôi bắt đầu chương/đoạn này bằng cách nêu ra hai tiêu-điểm nhắm vào cuộc sống của Đức Giêsu. Ngài là nhân vật của Thần-Khí và là Đấng thánh thiêng đầy lòng xót thương, và các điểm này đều có liên-quan với nhau.

Việc nối-kết hai tiêu-điểm được nhắm đến do bởi cùng một sự việc “bắt chước Chúa” từng thủ vai-trò cốt-yếu trong chương/đoạn này, là: Thần Khí rất xót thương. Thế nên, Ngài có lòng thương xót rất tột bực. Nhưng, điều gì khiến Đức Giêsu nói về Thiên-Chúa là Đấng đầy lòng thương xót, thế? Làm sao Ngài lại tin chắc điều này và lại tỏ lòng xót thương điều ấy đến như vậy?

Câu trả lời đầy thuyết phục hơn cả là xác tín của Đức Giêsu nằm ở sự việc Ngài từng trải-nghiệm cách tư riêng về Thiên-Chúa. Cũng là chuyện đáng ngờ-vực khi ta thấy việc Ngài cảm-nhận được Thiên-Chúa đầy lòng xót thương và lòng hăng say quả cảm mà Ngài có được lại đơn-giản là kết-quả của sinh-hoạt tri-thức khi tìm hiểu truyền-thống, hoặc thừa-nhận rằng nếu dựa trên một số nền-tảng mà Ngài từng quyết-định thì đó là điều tốt đẹp nhất. Đúng hơn, thật có lý để ta giả-định là Ngài nói về Thiên-Chúa là Đấng đầy lòng thương xót –như cung lòng người mẹ-  là do trải-nghiệm tư riêng Ngài đã có về Thần Khí.

Các trải-nghiệm như thế, tự nền-tảng, đã làm đảo lộn các lằn ranh biên giới của xã-hội và bằng vào nền văn-hoá lại đã kiến-tạo sự khác-biệt bằng cách phơi bày tính-chất đặc-trưng riêng-tư nhân-tạo nằm tụ bên dưới bản-đồ thực-tại xây-dựng nên xã-hội do ta thiết-đặt.(*50)

Cùng một nối kết như thế hàm-ẩn bên trong cuộc sống của phong-trào các tín-hữu Đức Kitô vào thời tiên-khởi trong một vài thập-niên sau cái chết của Đức Giêsu. Theo tinh-thần của sách Công vụ Tông đồ và các thư của ông Phaolô, đó là các cộng-đoàn trong đó Thần Khí hiện-diện cách sống động và họ là những vị theo chủ-nghĩa rất quân-bình. Nói tóm lại, có sự nối kết nội-tại giữa trải-nghiệm về Thần Khí có lằn ranh biên giới được phát-tán bằng đặc-trưng cùng lằn ranh biên thuỳ của lòng xót thương. Như thế nghĩa là: Thần Khí và lòng xót thương sẽ cùng chung với nhau làm một.

Mối tương-quan giữa Thần-Khí và lòng xót thương còn có nghĩa đáng kể hơn. Sự sống linh-thiêng và thế-giới hằng ngày không tách rời nhau như ta thấy trong thông-điệp và hoạt-động của Đức Giêsu, bởi đôi lúc hai đặc-thù ấy cũngxuất hiện trong lịch-sử Giáo-hội và cả trong cuộc sống người tín-hữu nữa.

Đúng hơn, với Đức Giêsu, mối tương-quan với Thần Khí đã đưa đến lòng xót thương nơi thế-giới hàng ngày. Thành thử, cũng hệt như thế, với đồ đệ trổi bật từng bước theo thày chí thánh, là ông Phaolô. Ông Phaolô sử-dụng cụm-từ “lòng mến” thay cho chữ “Xót thương” mà Đức Giêsu từng nói đến.

Thành ra, khi ông Phaolô nói đến quà tặng linh-thiêng quí-báu là “lòng mến” trong chương/đoạn nổi tiếng về “tình thương yêu” ở thư thứ nhất Côrinthô đoạn 13, là ông đặc-biệt bảo rằng: lòng thương xót đây là hoa quả đầu mùa của Thần Khí.

Ảnh-hình về cuộc sống người tín-hữu Đức Kitô được tác-tạo từ hình-ảnh Đức Giêsu, cũng có hai tiêu-điểm đặc-thù như thế: đó là mối tương-quan với Thần Khí Chúa và sự hiện-thân của lòng xót thương, trong thế-giới hằng ngày ta đang sống.

Ảnh-hình cuộc sống của tín-hữu cung-cấp đường-hướng và sự tăng-trưởng. Với Đức Giêsu và ông Phaolô, sống trong Thần Khí bắt đầu bằng tiến-trình đào sâu việc biến-cải nội-tâm vốn có đặc-trưng quan-trọng là lòng xót thương/trìu mến. Quả thật, tăng-trưởng trong lòng xót thương, là dấu chỉ của sự tăng-trưởng trong sự sống có Thần Khí Chúa ngự-trị.

                                                                                                                         (còn tiếp)

Gs Marcus J. Borg biên-soạn –
Mai Tá lược dịch.        

No comments: