Sự rèn luyện không ngừng đối với con tim là để chúng
ta có thể cởi mở cách tự do hơn nữa đối với người khác.
Ở nguồn
gốc của sứ mạng
Con tim
không chỉ thúc đẩy sự hiệp nhất sâu xa của đời sống tông đồ. Nó còn là điều
kiện của lòng nhiệt thành thừa sai được đổi mới (Tổng Công hội 24, Tài Liệu
Cuối Cùng, số 8).
Hai điều
này sẽ đứng vững hoặc ngã xuống cùng nhau. Chúa Giêsu đã kinh nghiệm sự nguy
hiểm của đau khổ nội tâm tại thời điểm Ngài chuẩn bị cho sứ vụ công khai
của Ngài. Thời điểm mà Thần Khí dẫn Ngài vào hoang địa. Nhưng trong lòng, Chúa
Giêsu kinh nghiệm sự choáng váng của quyền lực, sự khô khan nội tâm và sức lôi
cuốn của những điều là thánh thiêng, sùng đạo, huyền diệu.
Rồi ở
trong lòng Chúa Giêsu đã gặp gỡ thế giới mà Chúa Cha đã gửi Ngài đến, nơi mà
Ngôi Lời sẽ bị chối từ và nhạo báng, thế giới được làm bằng những viên đá rắn
chắc nhất, bằng những cục đất và những bụi gai cằn cỗi, bằng mặt đất nơi mà mỗi
hạt giống sản sinh ra hoặc một trăm, hoặc sáu chục hoặc ba chục hạt (Mt 13,
23).
Lòng
nhiệt thành thừa sai phát
xuất từ cùng một sự khiêm nhường của trái tim. Trái tim đã đập mạnh trong lồng
ngực của những môn đệ trên đường Emmau. Lòng nhiệt thành thừa sai làm cho các
tông đồ vui mừng khi họ thấy một Đấng sống lại. Trái tim trải nghiệm niềm vui
và bình an trong Thần Khí (Rm 14, 17). Từ trái tim ấy mà mỗi người ra đi rao
giảng về một cuộc sống mới mẻ và tươi đẹp là điều có thể. Giáo Hội không là gì
cả nếu không có điều này: việc đi vào sự sống lại của Chúa Kitô, và một lòng
khao khát tất yếu để kể cho mọi người biết về điều đó.
Rao giảng
Tin Mừng được thúc đẩy bởi con tim: nó là
điều mà thế giới cần đến. Vì nhiều giá trị tinh thần được xác quyết chắc chắn
trong những thế kỷ qua, thậm chí trong thế giới tục hóa: tìm kiếm sự thật, sự
nhạy cảm đối với công bằng, tình liên đới, nghĩa vụ đạo đức, sự vi phạm trắng
trợn của việc tham nhũng… Biện pháp tạm thời được tìm thấy để giảm nhẹ sự lo
lắng và giải quyết những vấn đề có ý nghĩa.
Nhưng nó
vẫn tồn tại một thế giới được thỏa mãn với khoái lạc và tước đoạt niềm vui;
tràn ngập tình dục nhưng thiếu vắng tình yêu, quen thuộc với kiến thức khoa học
nhưng đóng lại với điều huyền nhiệm; nơi mà con người gắn bó với trung tâm của
họ nhưng lại nghi ngờ người khác; một thế giới bảo vệ bởi hình ảnh lệch lạc về
Thiên Chúa, rồi tồn tại một kẻ thù về sự hạnh phúc của bản thân nó; tò mò về
mọi thứ xảy ra dưới đôi mắt của nó, nhưng bất lực trong việc hướng đôi mắt đó
về quê trời để thấy ở đó có Chúa Cha, Đấng yêu thương và chăm sóc chúng ta.
Đối với
nhà thừa sai, một câu hỏi đặt ra một không gian chưa bao giờ rõ ràng hơn,
chưa bao bao giờ “riêng tư” hơn: để giúp những người nam và người nữ quản cai thế
giới như quà tặng của Thiên Chúa và tương quan với Đấng Ban Tặng trong sự
hòa hợp và hòa bình. Hãy nhìn thực tại và quan sát mọi nơi trong Đức Kitô,
khởi đầu của một nhân loại đã được sống lại. Đây là một viễn tượng mà chỉ có
thể thấy được đối với một người đang yêu. Một viễn tượng chỉ có thể xảy ra khi
ở đó có người rao giảng Đức Kitô cho những người chưa bao giờ được nghe nói về
Ngài (Rm 10, 14).
Lời Chúa
là ánh sáng chỉ đường con đi
Tin Mừng
Luca 6, 43-45:
Hình ảnh
của cây: giống như cây, cuộc sống chúng
ta ngày nay cho thấy nó là hoa trái của sự tăng trưởng, như là sự diễn tả lịch
sử chúng ta, như là sự tổng hợp của nhiều chọn lựa – những chọn lựa đúng và
những lựa chọn sai – mà cuộc sống chúng ta đã ghi dấu. Một điều chắc chắn là
giá trị được tăng lên. Giá trị ngày nay là những hoa trái. Nhưng chỉ có hoa
trái nếu có lòng trắc ẩn. Nói cách khác, nếu chúng ta có thể đọc lại lịch sử
chúng ta trong ánh sáng của lòng xót thương mà Chúa đã tỏ cho chúng ta, chúng
ta sẽ biết làm thế nào để mang đến cho người khác với cùng một hoa trái này.
Trong Chúa Kitô điều này là có thể: bởi chúng ta biết chúng ta được tha thứ
cách vô điều kiện. Qua Ngài chúng ta được gắn (Rm 11,20) vào cây có trái tốt…
cây ấy chính là cây thập giá.
Một tình
cảm chân thành là điều
kiện đầu tiên của sứ mạng. Nếu lòng thương xót thấm nhập và chữa lành cuộc sống
tôi, khi ấy lời sẽ nở hoa trên đôi môi tôi cũng sẽ ngọt ngào như trái vả và
thơm ngát như quả nho (câu 44), những hoa trái tiêu biểu cho miền đất của Thiên
Chúa. Có thể tiếp tục con đường của lòng thương xót và vươn tới những người
khác và chữa lành họ. Một trong những quy tắc căn bản, mà thánh Anphongso
khuyên người rao giảng, sẽ phải nhận thức rằng: chỉ có con tim mới có thể nói
với con tim mà thôi.
Từ truyền
thống Dòng Chúa Cứu Thế
Ngay từ
khởi đầu, việc rao giảng của Dòng Chúa Cứu Thế được ghi dấu bởi niềm tín thác
vào một Thiên Chúa – Đấng yêu thương và tha thứ. Có thời điểm khi
những con người nhất quyết muốn hoán cải người khác bằng cách đe đọa lửa đời đời,
Cha thánh Anphongsô nhấn mạnh rằng “sự hoán cải xảy ra chỉ vì nỗi khiếp sợ sự
trừng phạt thiêng liêng thì sự hoán cải ấy kéo dài không lâu, và nếu tình yêu
thánh thiêng của Chúa không thấm nhập vào cõi lòng, tội nhân sẽ chỉ kiên
nhẫn với sự khó khăn”. Hơn một lần chúng ta – những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế
– đã quên tính ưu việt này của trái tim. Trong một vài thế kỉ gần đây, chúng ta
đã từng được nhìn như những người rao giảng nỗi sợ hãi cho người khác.
Tuy
nhiên, ngày nay, một câu hỏi còn tồn tại là: chúng ta phải hành động thế nào để
những người nghèo và những người bị bỏ rơi có thể thực sự kinh nghiệm tình yêu
Thiên Chúa trong cuộc sống họ, trên hết tất cả bằng cách học cầu nguyện và lãnh
nhận lời Chúa? Để tái khám phá lời ghi chép bình dân, để quay lại với cách nói
đơn giản của Chúa Giêsu Kitô và để trình bày những gì Ngài phải làm với cuộc
đời: đây thực sự là một phần quan trọng sứ mạng của chúng ta ngày nay.
Nhưng con
tim đổi mới cũng nằm tại nguồn gốc của năng động thừa sai, của sự nhiệt
tâm mà trong nhiều vùng của thế giới ngay cả hôm nay gợi lại sự có mặt của
DCCT, nơi mà những thánh giá và những công trình bất hủ khác được dựng nên để
tưởng nhớ sứ mạng thừa sai đến với mọi người.
Tổng Công
hội năm 2003 đã chứng tỏ sự nhiệt tâm này với chủ đề lục niên: “ mang đến cuộc
sống Ơn Cứu Chuộc chan chứa”. Chúng tôi có thể trích dẫn nhiều mẫu gương, nhưng
ở đây chúng tôi muốn suy niệm về một vài điều xảy ra một ngày nọ với chân phúcP.
Donders: một tình tiết đắng cay dù là tình tiết đó chẳng vui vẻ gì.
Chúng ta
đang ở trong năm 1883. Giám mục Schaap viếng thăm thuộc địa người phong cùi ở
Batavia, nơi mà người anh em chúng ta đã sống trong nhiều năm và tiêu hao sức
lực của ngài. Một vài người đại diện muốn nói riêng với giám mục, nhưng ngài
không thể hiểu ngôn ngữ của họ, thứ tiếng Anh “bồi” – thổ dân. Họ cần một thông
dịch viên. Chỉ một người có thể làm được là cha Donders.
Nhưng
ngài phải thông dịch về chính ngài…thật là một tôi tớ vô dụng. Những
người đại diện phàn nàn với giám mục rằng cha Peter đã già rồi, rằng họ không
còn hiểu khi ngài rao giảng, rằng ngài luôn luôn lặp lại một số điều tương tự.
Thực ra, họ đang quay lưng lại với chính nhà thừa sai, bởi cha Donders thường
phê bình họ cách công khai về việc họ làm. Không đếm xỉa đến cha Donders, giám
mục đã yêu cầu cha Donders quay trở về Paramaribo.
Thánh
Giêrađô cũng là một mẫu gương sáng chói
về một cuộc đời không tính toán cho riêng mình: chỉ cần nhớ lại mùa đông khủng
khiếp năm 1754 tại Materdomini, và tiếp đến là nạn đói kém xảy ra và mang đến
nhiều nỗi đau đớn cho dân chúng. Giêrađô đã mang bánh và Lời đến cho những
người cùng khổ tập trung tại sảnh đường DCCT, và với sự rộng lượng như thế đã
mang lại cho ngài một biệt danh “bạn của người nghèo”.
Hiến Pháp
ngày nay
Hiến Pháp
xem sự hòa hợp lẫn nhau của chúng ta khi được kết nối gần gũi trong tương quan
của chúng ta với Chúa Kitô (HP. 23). Hiến Pháp nói về “cuộc sống hằng ngày mô
tả bằng sự hoán cải của con tim và cải thiện liên tục của tinh thần” (HP. 41),
và về những quyết định ảnh hưởng đến quy mô mà chúng được sinh ra bắt nguồn từ
một “tình liên đới huynh đệ trong tâm trí và con tim” (HP. 142).
Mục tiêu
đối với tất cả những điều này nhắm tới là sự rèn luyện không ngừng đối với
con tim, để chúng ta có thể cởi mở cách tự do hơn nữa đối với người khác. Thêm
một lần nữa, đó là ơn gọi tông đồ của chúng ta, phần thưởng đối với những gì
chúng ta kiếm tìm, mặc dù nó luôn luôn chuyển động.
Cách thức
trong đó Hiến Pháp chúng ta nhìn một cộng đoàn tông đồ có thể dường như đòi hỏi
những nỗ lực mạnh mẽ đối với chúng ta, và thường xa cách khỏi lối sống quen
thuộc của chúng ta. Nhưng mới đây, Đức cố Gioan Phaolô II nói rằng: “toàn bộ sự
giàu có của đời thánh hiến phụ thuộc chất lượng đời sống cộng đoàn huynh đệ”.
Và Communicanda 11 (1988), với tiêu đề của nó, đã khởi đầu với thách đố:
“Cộng đoàn tông đồ Dòng Chúa Cứu Thế: chính là lời rao giảng ngôn sứ và giải
phóng của Tin Mừng”. Và nó nhắc nhở chúng ta rằng sứ mạng Dòng Chúa Cứu Thế
không đơn giản như một danh sách những việc phải làm. Rao giảng Tin mừng thực
sự bằng việc hiện diện,bằng khả năng tạo nên mối tương quan anh em thực
sự.
Đối với
Anphongsô, sứ mạng đầu tiên bắt nguồn từ cộng đoàn được hiểu theo cách thông
thường. Một cộng đoàn bày tỏ chính nó như lời đáp trả Tin Mừng đối với những
người bị bỏ rơi nhất, và trong ý định của lẽ sống tông đồ, cộng đoàn tổ chức
mọi thứ: cấu trúc, nội quy ngày sống, quản trị, đào tạo. Được thôi thúc bởi
lòng khoan dung, cộng đoàn trở thành một nơi chào đón tất cả những người
cần sự đón tiếp, bắt đầu với những người đã được đi đến bởi sứ mạng Dòng Chúa
Cứu Thế, và tiếp tục với những cuộc tĩnh tâm và đào tạo cho các giáo sĩ và tầng
lớp quý tộc, và với các công việc mục vụ trong các giáo xứ tại các nhà thờ của
Dòng.
Ngày nay,
càng ngày chúng ta càng trở nên nhận thức rằng, trong một thế giới được để ý
bởi chủ nghĩa cá nhân, các cộng đoàn tu có thể trở nên một dấu chỉ triệu tập
những người thiện chí, bắt đầu với những người trẻ. Nhưng dấu chỉ này sẽ trở
nên một dấu chỉ sáng chói nếu chúng ta luôn luôn giữ những chuẩn mực đòi hỏi nỗ
lực mạnh mẽ của đức ái hoàn hảo. Và nếu, nhận thấy sự mỏng manh của
chúng ta, chúng ta tạo ra và chú ý tới những điều kiện bên dưới mà con người
thực sự phát triển, và với năng động thừa sai.
Học viện
Thánh Anphongsô (theo cssr.news)
No comments:
Post a Comment