Phụ Lục
Tình thương-yêu hai chiều
là giới-lệnh để ta sống “cái ngày ấy” rất cần-thiết
(Gioan 14: 20)
(Bài 27)
Chúa nhật thứ 5 mùa thường niên năm C
Bài đọc: Công vụ 21:1-5d; Gioan 13:
31-35
Albertinum, 17 tháng Năm 1992
Chủ-tịch
Buổi Thảo-luận:
Lm Edward Schillebeeckx
Nhằm
hiểu rõ những gì được gọi là ‘Giới lệnh mới về Tình thương’, ta cần nhớ đến trạng-thái
trong đó truyền-thống Cộng-đoàn Gioan lại đã tìm gặp nhau sau khi Thày Giêsu biến-cải
hình-dạng, Công-đoàn này vẫn lo-âu tự hỏi: một khi Đức Kitô đã chết rồi, thì chuyện
gì sẽ xảy đến vào thời sau đó?
Tin
Mừng Gioan, bằng vào giới-lệnh mới buộc mọi người phải yêu-thương nhau cho đến
chết, lại vẫn là lời đáp trả cho vấn-đề Thày Giêsu nay xa vắng, về thể xác (Gioan
13: 33-34)
Với
Tin Mừng Gioan, cái chết của Thày Giêsu, một mặt là “sự toàn-thắng của Thủ lãnh
thế gian” (Ga 14: 30 và 12: 31); còn mặt kia, theo nghĩa đích-thực và xác-đáng
thì đó là việc Đức Giêsu trở về “Nhà Cha”, tức: “về lại nhà” như Tin Mừng Gioan
đã trích-dẫn ở đoạn 7 câu 34-36, cũng
như đoạn 8 câu 21-22 và đoạn 13 câu 33-36.
Theo
truyền-thống cộng đoàn Gioan, thì cuộc khổ nạn, cái chết và sự trỗi dậy của Đức
Giêsu cùng việc Ngài ngồi bên hữu Thiên-Chúa cũng như sự-kiện Ngài gửi Thần Khí
đến (tức: sự việc diễn ra vào lễ Ngũ Tuần), Ngài đến “dựng lều” ở giữa các
tông-đồ để tạo sự-kiện duy-nhất, rất thiết-yếu.
Bằng
việc tôn-vinh thánh-danh Thiên-Chúa nơi Đức Giêsu và đồng thời cũng là việc
vinh-danh Đức Giêsu ngang qua Thiên-Chúa nữa. Thể theo Tin Mừng Gioan, tình
thương-yêu anh em là bằng chứng rõ rệt ở thời hiện-tại, và là sự tham-gia có hiệu-quả
và xác-thực vào sự quang-lâm duy nhất mang tính giải-thoát của Đức Kitô.
Tình
yêu Thiên-Chúa là sự việc Ngài thực-hiện ở trong ta và qua ta, thế nên nếu như
ta cũng làm như Đức Giêsu, tức minh-chứng bằng cái chết cũng rất tốt, dù chẳng
có gì buộc ta phải làm như thế.
Điều
mới mẻ, nói ở Tin Mừng Gioan là truyện kể về buổi “tạ từ” trong đó, trước giờ
phút ra đi, Đức Giêsu đã đưa ra giới lệnh yêu thương cho đồ đệ của Ngài, như giới-lệnh
sống động và điều này vẫn không phản-chống các giới lệnh từng có sẵn ở Cựu Ước.
Giới-lệnh
này, có yếu-tố mới là: Đức Giêsu cần tỏ ra là Ngài sẵn sàng hy-sinh tánh mạng để
xác-chứng là Ngài trung-thực với tình thương yêu ấy, thế nên Ngài không thể phản
lại giới lệnh sống do chính Ngài yêu-cầu mọi người thực-thi. Chính vì lý-do
này, mà các thư luân-lưu cuối của ông Gioan cho thấy tình-huống đã đổi nơi cộng-đoàn
từng nhấn mạnh về giới-lệnh yêu-thương đến thế là cốt để củng-cố việc tuân-giữ
giới-lệnh Chúa ban, có thế mới trở-thành đồ-đệ Ngài được.
Cuối
cùng, lại cũng có hai khía-cạnh khác xuất-hiện ở thư này; một, là các phản-ứng
chống lại một số thành-viên trong cộng-đoàn vốn bảo-tồn di-sản đạo-đức ở cộng-đoàn
Gioan có chiều-hướng bí-nhiệm và đơn-thuần. Từ đó, đã thấy có sự gãy đổ xảy đến
với cộng-đoàn Gioan vào thời đầu, tức: một cộng-đoàn đích-thực có sự hưng-phấn
bí-nhiệm về việc Chúa hiện-diện nơi con người, và sự-kiện con người ở trong
Chúa, có cung-cách khổ-đau nhục-hình qua thập giá mà Đức Kitô phải chấp-nhận noi
theo.
Hai
là, gãy đổ biệt-lập khỏi “nền-tảng đạo-lý” vốn có xưa nay, lại đối đầu với các lập-luận
và xung-khắc xảy đến bên trong cộng-đoàn tín-hữu vốn cứ đặt nặng chuyện ông
Phêrô hỗ-trợ cho nhóm khác trong Giáo-hội thời đầu, để rồi ông phải trải qua
cái chết rất đoạ-đày như Đức Giêsu Kitô. Trong khi đó, vị đồ đệ thần-bí được
Thày yêu-dấu đã có mặt ở cộng đoàn Gioan lại chết theo cách khác, không có dấu gì
chứng-tỏ là tử vì Đạo và chết cho Đạo cả. Đoạn văn sau này được thêm vào Tin Mừng
Gioan (Ga 21: 18-23) rõ ràng cũng đã ám-chỉ về sự xung-khắc/đối đầu này.
Ý-nghĩa
đích-thực về cái chết của Đức Giêsu trên thập giá đã giảm dần do việc một nhóm
tín-hữu nào đó có mặt ở cộng-đoàn tiên-khởi vẫn diễn-giải sự việc như thế. Các
tín-hữu này, từng nối-kết quà tặng sự sống vĩnh-cửu, khởi-đầu ở thế-trần qua
truyền-thống sinh-hoạt ở cộng đoàn Gioan trên thực-tế với việc Đức Giêsu Nhập
thể như đã định-vị “từ chốn trên cao” và với việc toàn thân Ngài ngập đầy Thần-khí,
do bởi Ngài có “gốc nguồn từ trời đến”.
Sự
việc như thế lại không đặt trọng-tâm vào việc Ngài sử-dụng tư-cách người phàm ngõ
hầu hồi đáp lời mời gọi ngang qua cái chết rất tủi-nhục. Bởi, Ngài có chết như
thế mới cải-biến mọi sự bằng tình thương của Đức Giêsu hầu cứu rỗi mọi người.
(X. thư thứ nhất Gioan 4: 7-11; Ga 3: 16)
Tựu
trung, ta có thể nói: nhiều thành-viên cộng-đoàn thời ban đầu đã sẻ-san cuộc sống
phù phiếm cách sao đó với các vị từng diễn-giải một cách sai trái câu nói của
thánh Âu Tinh khi xưa vẫn bảo: “Ama et
fac quod vis” tức: “Hãy yêu đi, rồi cứ
xử sự theo ý mình muốn”.
Nói
chung thì, thư ông Gioan đã gây phản-ứng chống lại lối áp-dụng một cách sai lạc
câu nói nổi tiếng đó. Bởi, hiểu cho đúng câu này, ta sẽ tóm tắt toàn-bộ giới lệnh
sống kết-hợp với lời hứa và các điều răn ta từng nhận, tức: “làm theo lời
Chúa”, hoặc biến thành hiện-thực những gì được Giáo hội ta lâu nay gọi là “10
điều răn Đức Chúa Trời.”
Theo
Tin Mừng thứ tư, đây không chỉ là việc phản-bội lại tinh-thần của giới lệnh mà
thôi, nhưng còn khiến cho lời khuyên yêu-thương ở Kinh thánh khác với điều mà Đức
Giêsu từng nói và rao giảng ngay từ buổi đầu. Thư thứ nhất của ông Gioan đoạn 2
câu 7-8 có nói như sau:
“Anh em thân mến, đây không phải là một điều
răn mới
tôi viết cho anh em, nhưng là một điều răn cũ
mà anh em đã có ngay từ lúc khởi đầu.
Điều răn cũ ấy là lời mà anh em đã nghe.
Nhưng đó cũng là một điều răn mới
tôi viết cho anh em, -điều ấy thật là thế
nơi Đức Giêsu và nơi anh em-,
bởi vì bóng tối đang qua đi và ánh sáng thật đã tỏ rạng.”
tôi viết cho anh em, nhưng là một điều răn cũ
mà anh em đã có ngay từ lúc khởi đầu.
Điều răn cũ ấy là lời mà anh em đã nghe.
Nhưng đó cũng là một điều răn mới
tôi viết cho anh em, -điều ấy thật là thế
nơi Đức Giêsu và nơi anh em-,
bởi vì bóng tối đang qua đi và ánh sáng thật đã tỏ rạng.”
Nói
cách khác, câu đầu ở giới lệnh thương yêu do Đức Giêsu truyền dạy, được nối kết
với việc tuân-thủ các giới-lệnh của Chúa, là trọng-tâm thông-điệp dành cho
tín-hữu Đức Ki tô là việc tôn-vinh cách thần-bí ở trong Chúa và quyết-tâm
bênh-vực người lân-cận vốn tiêu-biểu cho cộng-đoàn Gioan gần-gũi, thắt chặt với
nhau hơn.
Giới
lệnh yêu-thương của Đức Giêsu sẽ không thể tồn-tại nếu không có các điều răn của
Chúa, dù nhóm tách riêng ở cộng-đoàn Gioan có muốn diễn-giải ý-nghĩa nói về các
người anh, người chị trong cộng-đoàn Kitô-hữu, mà thôi.
Cho
đến nay, nghĩa thật ở ý-niệm tình thương như giới lệnh sống mới mẻ mà Tin Mừng
Gioan am-tường đã không được hoàn-toàn triển-khai cho mọi người hiểu. Rõ ràng
là, trong khi Tin Mừng Nhất Lãm kể về bữa tiệc Tạ từ và “Giao-ước mới” thể-hiện
nơi Thân mình và Máu thánh Đức Giêsu thì Tin Mừng Gioan cũng kể về bữa tiệc cuối
nhưng không nhắc đến cái-gọi-là việc thiết-lập Tiệc Thánh như một nhắc nhở về
“Giao-ước mới”, nhưng lại nói về việc phục-vụ bằng cách rửa chân, diễn-nghĩa cử-chỉ
này như một biểu-tượng của giới-lệnh mới, thôi. Điều mới mẻ của tình thương yêu
lại có điều gì rất mới dính-dự đến giao-ước mới, qua đó các truyền-thống khác của
tín-hữu thời đầu cũng nói đến.
Cụm
từ “mới mẻ” – dù có áp-dụng cho giao-ước hoặc giới-lệnh về thương yêu- đều qui
về một sự thật. Tự-vựng này diễn-tả điều gì đó rất đặc-thù của Đức Giêsu và của
ông Gioan. Vẫn biết điều kiện sống của người phàm, giao-ước giữa Thiên-Chúa và
con người, cả nam lẫn nữ, theo định-nghĩa vẫn luôn là giao-ước mới mẻ.
Điều
thiết-yếu nơi giao-ước vĩnh-cửu của Thiên-Chúa đối với người phàm mỏng mảnh và
dễ chết luôn là giao-ước rất mới, ngay trong Cựu Ước vẫn luôn mang tính-cách rất
mới, theo nghĩa được cải-tân như lời ngôn-sứ Gêrêmia nói ở đoạn 31 câu 31-34)
có ghi sau đây:
“Này sẽ đến những
ngày - sấm ngôn của Đức Chúa - Ta sẽ lập với nhà Israel và nhà Giuđa một giao ước
mới, không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn
họ ra khỏi đất Ai-cập; chính chúng đã huỷ bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là
Chúa Tể của chúng - sấm ngôn của Đức Chúa. Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với
nhà Israel sau những ngày đó - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ ghi vào lòng dạ
chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng,
còn chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với
người kia: "Hãy học cho biết Đức Chúa", vì hết thảy chúng, từ người
nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ tha thứ tội ác cho
chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa.
Israel sẽ tồn tại
mãi.”
“Giao-ước”
đây, chỉ để nói lên mối tương quan dễ bảo của Israel với Thiên-Chúa cao cả và
lòng sủng ái rất tự do của người phàm, trong tình-huống tiêu-biểu cách đặc biệt
của nhân-loại, như tình-trạng trong đó dân Do-thái đã cắt đứt quan-hệ với Chúa
và cứ mãi duy-trì mối thâm-giao gián-đoạn dù thâm-giao ấy là do Thiên Chúa thiết-lập.
Lại
không thể tránh khỏi sự kiện Tin Mừng Gioan cho thấy sự mới mẻ nơi giới lệnh
yêu thương cứ nhắc đi nhắc lại nhiều hơn Tin Mừng khác chỉ nói đến “lỗi/tội của
thế-gian”, thôi.
Tư
tưởng ở Tin Mừng Gioan không qui về “thế gian” nói chung mà là “thế gian này”,
tức hiện-trường phấn-đấu giữa những điều tốt/xấu, giữa sự sống và nỗi chết, một
thế-giới với “thế-gian” trong đó ác-thần/sự dữ và cái chết xem ra đã toàn thắng,
như thư thứ nhất từng nhấn mạnh:
“Chúng ta biết rằng
chúng ta thuộc về Thiên Chúa,
còn tất cả thế gian đều
nằm dưới ách thống trị của Ác thần.”
Ngày
hôm nay, hơn bao giờ hết, trên nền-tảng phân-tách một cách khoa-học, chúng ta
dư biết rằng phàm nhân nào cũng đi vào với thế-giới trong đó nhiều địa-hạt được
cấu-trúc trên bình-diện nhân-bản, tập-thể và xã-hội. Ngoài việc có được khía-cạnh
riêng tư, bi-đát, ác-thần/sự dữ cũng có cấu-trúc lịch-sử như một quyền-uy/sức mạnh
không tên tuổi.
Do
có cấu-trúc như thế, “thế-gian” đây là nguồn-cội của sự kỳ-thị và tách-biệt, tức
một thế giới của sức mạnh hung ác, một bầu trời sự sống đầy thù-hằn, chỉ muốn loại-trừ
người khác, mà thôi.
Diễn-giải
bằng ngôn-từ hiện-đại, tư-tưởng của ông Gioan diễn-tả “thế gian” này theo nghĩa
kinh-tế thế-giới, tức hệ-thống cầm quyền và các mối tương-quan quyền-lực chính-trị
theo địa-thế; và tất cả những gì họ đem đến, toàn những bất-công, nghèo-hèn và
khổ đau, bạo-lực và sự chết, và cuối cùng là huỷ hoại thiên-nhiên. Đây, mới là
lỗi/tội của thế-gian.
Bỏ
qua một bên ý-nghĩa tiềm-ẩn về thể-xác hoặc sinh-lý của tự-vựng “tội nguyên-tổ”,
Kitô-hữu chúng ta hôm nay (dù có vị cũng muốn như thế) đều không thể không biết
đến cấu trúc đầy lỗi/tội của di-sản văn hoá và xã-hội của chúng ta, một cấu-trúc
có trước công việc riêng tư cũng như các lầm lỡ của ta, và cùng lúc ta không thể
tránh né kết quả do chúng đem đến.
Tầm-kích
tội nguyên-tổ chỉ là khía-cạnh khe-khắt/khắc-nghiệt của thực-tế mỗi ngày ta sống
vốn không thể đẩy lùi nó “đi-chỗ-khác” bằng nền thần-học hiện-đại, rất phức-tạp.
Lâu nay, lịch sử của ta đã bắt đầu như thế từ thời cộng-đoàn Gioan sinh sống.
Nó vẫn còn ra như thế ngoại trừ ngày hôm nay ta có được các phương-tiện trao-đổi
để giáp mặt/đối đầu tiếp-tục một thực-tại như trên lãnh-vực thế-giới cũng như ở
địa-phương.
Ở
Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu cũng thấy là Ngài đang ở cùng một trận chiến tương-tự,
cũng một vị-thế dễ bị thương-tổn giữa hai quyền-lực tốt/xấu. Rõ ràng Ngài quyết-định
chọn-lựa công-bình và tình thương chống lại uy-lực của sự dữ bằng đường lối sống
rất minh-nhiên. Ngài đã công-kích Đền thờ của Do-thái-giáo vì nơi đây biến
thành chốn nương thân cho đám kinh-doanh/mậu-dịch làm lợi cho quân xâm-lược người
La Mã cùng với giai-cấp tư-tế thuộc nhóm Sa-đu-xê (Gioan 2)
Đức
Giêsu cũng tấn công đám người Giuđêa có thành-kiến chuyên nắm giữ Thiên-Chúa
như thể tài-sản tư-riêng của họ, rồi chối bỏ đám người Samaritanô bằng cách gọi những vị này là “bè rối” (Gioan
4). Ngài chống-đối một số giới-chức Biệt Phái cứ đặt lề luật lên trên cuộc sống
con người (Gioan 5 & 9).
Ngài
chống trả lề thói bạo-tàn của hệ-thống đạo-đức vốn là nguyên-cớ sự chết cũng
như sự việc thứ tha (Gioan 8). Thiên Chúa cũng tham-gia dự-phần vào cuộc phấn đấu
này/khác và Ngài nhất quyết làm như thế. Xem thế thì, Thiên Chúa vẫn đứng về
phía Đức Giêsu. Theo ý Ngài, “Con Người” ở Tin Mừng Gioan hoặc bất cứ ai hoạt-động
vì tự-do, vì sự thật và cuộc sống vẫn luôn làm công việc của Thiên Chúa.
Tuy
nhiên, ở chương 8 Tin Mừng này, bất cứ ai tạo nô lệ, gian-manh và sự chết đều dự
phần vào công việc của ác thần/sự dữ (Gioan 8: 31-44). Tin Mừng Gioan luôn có
hai mặt của sự thật chưa được gạn lọc qua lằn sáng hiện-đại vẫn soi chiếu và
cũng không biết đến bóng rợp hiện-đại.
Tất
cả mọi sự đều có hai mặt: trắng/đen, tốt/xấu, chứ tuyệt nhiên không lưng-chừng,
ở giữa. Tuy thế, dù tất cả mọi phê-bình hợp-pháp về ý-niệm vũ-trụ ở Tin Mừng
này, dù khía-cạnh tách riêng không chối cãi vẫn nổi trội với tình-huống đặc-trưng/đặc-thù,
độc quyền trong Giáo hội, mà chỉ mỗi việc đọc nó lên cũng trở-thành một gợi nhớ
kích-bốc đầy nguy hiểm cho mọi người rồi.
Bản
văn Tin Mừng đầy tính thâm-thuý này đối với ta, cũng nói về một Thiên Chúa đã tạo
Giáo-ước với người phàm vẫn tiếp tục lỗi phạm, trong khi phần Ngài vẫn luôn
luôn đáng tin tưởng về lời Ngài hứa không điều kiện, dù con người luôn ngã gục
và yếu ớt.
Thiên
Chúa không thương-thảo với người phàm. Ngài chẳng bao giờ nói những câu như: “Nếu các người làm điều này, thì Ta đây,
Thiên Chúa của các người cũng sẽ làm thế.” Thiên Chúa không đưa ra bất cứ
điều kiện nào hết, nhưng Ngài vẫn rộng lượng mà không cần có lý do và Ngài luôn
thuỷ chung ngay cả khi ta trở nên vô lý. Thành ra, Thiên Chúa thấy con người vẫn
tiếp-tục phạm lỗi. Thiên Chúa chung-thuỷ với giao-ước Ngài thiết-lập, tức thứ
Giao-ước luôn mới mẻ một cách đáng kinh-ngạc.
Tông
đồ Phaolô từng viết ở thư gửi cộng đoàn Rôma đoạn 5 câu 8 những lời rằng:
“Thế mà Đức Kitô đã
chết vì chúng ta,
ngay khi chúng ta còn
là những người tội lỗi;
đó là bằng chứng
Thiên Chúa yêu thương chúng ta.”
Và,
ở thư thứ nhất ông Gioan cũng viết:
“Tình yêu cốt ở điều
này:
không phải chúng ta
đã yêu mến Thiên Chúa,
nhưng chính Người đã
yêu thương chúng ta,
và sai Con của Người
đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.”
(1
Gioan 4: 10)
Cuối
cùng, là truyền thống cộng-đoàn thời sau khi Phaolô khuất bóng đã có thư gửi
tín hữu thành Êphêsô đoạn 2 câu 4 như sau:
“Nhưng Thiên Chúa
giàu lòng thương xót
và rất mực yêu mến
chúng ta”
Giao-ước
vĩnh-cửu mà Thiên-Chúa thiết-lập với con người thật ra mỗi ngày cũng đều mới cho
tất cả những người phạm lỗi, nam cũng như nữ.
Cuối
cùng, câu chuyện này vẫn có chi-tiết tế-nhị ở Tin Mừng Gioan mà mọi người đều nghe
biết qua Phụng-vụ hôm nay. Tin Mừng đây, diễn-tả bằng tự-vựng bí-hiểm đối với
ta, trong bối cảnh văn-hoá bí-nhiệm định-vị bên lề Do-thái-giáo mà ít người có
khả năng nhận thấy.
Về
buổi “Tạ từ” hôm ấy, Tin Mừng Gioan ghi lại chuyện xảy ra sau khi Giuđa Iscariốt
ra dấu hiệu phản-bội thày, lại có câu nói của Đức Giêsu vẫn nhấn mạnh rằng:
“Khi Giuđa đi rồi, Đức
Giêsu nói:
"Giờ đây, Con
Người được tôn vinh,
và Thiên Chúa cũng được
tôn vinh nơi Người.
Nếu Thiên Chúa được
tôn vinh nơi Người,
thì Thiên Chúa cũng sẽ
tôn vinh Người nơi chính mình,
và Thiên Chúa sắp tôn
vinh Người.”
(Ga 13: 31-32)
Sau
khi đưa những lời lẽ khó hiểu ở trên, tác-giả Tin Mừng Gioan lại để cho Đức
Giêsu trao ban cho đồ đệ Ngài giới-lệnh yêu thương rất mới. Yêu thương, là
ân-huệ Ngài nhận được từ Cha nay trở-thành di-sản để lại cho tín-hữu được giải-thoát,
cứu-rỗi. Từ nỗi yêu-thương này, tín-hữu của Ngài đều nhận ra là họ rất phúc-hạnh
vì được cứu rỗi.
Đối
với ta, là những người có nền văn-hoá khác với Do-thái-giáo, thì: những câu lời
đầy huyền-bí ở Tin Mừng Gioan không khác với Tin Mừng Nhất Lãm chỉ đơn-thuần
trích lời Đức Giêsu khuyên dạy ở Kinh Lạy Cha thưa rằng: “Xin cho Danh Cha được
cả sáng, Vương Quốc của Cha đến với chúng tôi! Công bằng và tình thương ở giữa
người phàm vốn dĩ tạo nên vinh quang và vinh-dự của Thiên Chúa.
Còn,
tình yêu-thương hay thay đổi của con người phàm-trần đối với nhau vẫn được công
khai tỏ-bày bằng các dấu-hiệu của trần-thế về sự đoàn-kết và đùm bọc trong cùng
sự kiện, để thấy rằng nơi con người Đức Giêsu, cùng một lúc Thiên Chúa được nhận/biết
và con người từ đó được thánh-hoá. Thiên-Chúa và Đức Giêsu cũng như loài người
đều được vinh-danh, trân-trọng. Và, “cả ba đã nên một”.
Thành
ra, tầm nhìn theo con mắt của ngôn-sứ về “thế giới mới” qua đó bài đọc thứ nhất
ở Phụng vụ cũng đã nói lên điều ấy. Điều ấy, tức cho thấy, rằng: nay đã đến thời
ta không còn có thể tách rời khỏi thế-giới ta đang sống, như sách Khải Huyền đoạn
21 câu 3 cũng đã bảo:
“Rồi tôi nghe từ phía
ngai có tiếng hô to:
"Đây là nhà tạm
Thiên Chúa ở cùng nhân loại,
Ngài sẽ cư ngụ cùng với
họ.
Họ sẽ là dân của
Ngài,
còn chính Ngài sẽ là
Thiên-Chúa-ở-cùng-họ.”
Ở
đây, ta thấy được đô-thị tình thương, là thành-đô xuyên suốt với cửa ngõ mở rộng
về phía tứ phương địa bàn, Và, ở nơi đó, không còn ai là người lạ mặt hoặc di
dân bị hạ-nhục ở trong đó. Tất cả mọi người anh, người chị cùng ở trong một
tình thương yêu, kết đoànrất cảm-kích. Đây chính là tầm nhìn cuối của con người
người về kinh-nghiệm của niềm tin từng được ông Gioan lịch-sử-hoá và lồng trong
hai bộ mặt.
Thế
nhưng, một phần thông-điệp đầy kích bốc và sống-động có liên quan đến ta và ở trong
ta, ngày hôm nay. Đó, chính là lời tuyên-tín đầy đặn của tín-hữu, qua đó Thiên
Chúa thành Đấng Cứu độ hiện-diện trong tình thương yêu nền-tảng của Đức Giêsu với
con người và kết quả sẽ triển-khai từng ngày, từng năm chung quanh ta, luôn như
thế.
Quyền-năng
thần thánh ấy và ơn cứu rỗi con người sẽ trở nên dễ thấy, và nay còn sờ chạm được
trong lớp bụi mù của chúng ta đến độ chúng ta là các thế-hệ rất mới của tín-hữu
sẽ sống mãi trong cùng đợt sóng tình thương với Đức Giêsu Kitô. Người phàm sống
động vẫn cứ thương yêu và mở ra với những người đang khổ đau, chính đó là
vinh-quang và danh-dự của Thiên Chúa, tất cả đều sùng-kính thánh Danh Ngài.
Vấn
đề mà Tin Mừng hôm nay đề ra một cách đầy quyền-thế ở đây, lúc này, là như sau:
sự thật là chúng ta, năm nay, trong lớp mù sương gồm những thứ đang xảy đến với
thế-giới của ta, đã chia cách và gần gũi với ta, hoặc có khi ở cùng khu xóm với
ta, cùng gia đình hoặc cộng đoàn của ta; hoặc trong đời sống tư riêng của ta, đều
được nhận biết như nhân-thân được giải-thoát, tức: những người đem tự-do, những
người được cứu-rỗi nên đã đem ơn cứu độ đến với mọi người, qua tư-cách con người
phàm-trần được hoá-giải và từ đó cũng đem sự hoá-giải đến với mọi người đấy chứ?
Chính
đó là thông-điệp đầy kích-động ở Tin Mừng ngày hôm nay.
No comments:
Post a Comment