Phụ Lục
Abba, Cha ơi,
Mọi sự đều có thể, đối với Cha
(Máccô 14: 36)
(Bài 28)
Chúa
nhật thứ 7 mùa thường niên năm C
Bài
đọc: Sáng Thế ký 18: 20-32; Lc 11: 1-13
Albertinum, 26/7/1992
Chủ-toạ
buổi mạn đàm: Lm Edward Schillebeeckx
Chỉ
hai câu trong Kinh Lạy Cha, một kinh được Giáo-hội sử-dụng ngay từ thời đầu, là
những câu rút từ Tin Mừng Mátthêu và Luca, đã đủ để khiến cộng-đồng dân Chúa nhớ
nhiều về lời Đức Giêsu nói về Thiên Chúa và nói với Thiên-Chúa.
Văn-bản
thứ ba, qui cùng thời với sách Điđakê, là sách chứa-đựng cả về phụng-vụ lại có
thêm câu: “Ngài là vương quyền, uy-lực và
vinh-quang…”. Lời kinh đây, tựa hồ lằn sáng phản-ánh cuộc sống nguyện-cầu
mà đồ-đệ Ngài cảm-kích sâu sắc. Hơn nữa, đây là khoá-từ để mở toàn-bộ sách
Tân-Ước.
Chính
nơi đây, với nội-dung và ý-nghĩa được Đức Giêsu đưa ra, làm ví-dụ những điều
không trực-tiếp chuyển thẳng đến với ta, nhưng lại đã phản-ảnh sự việc như thế.
Vậy nên, ta cũng hiểu được như các môn-đồ từng am-hiểu, và do vậy, mới dấn bước
theo chân Ngài được. Đó, cũng là lý-do khiến ta nhận ra rằng: khác với Tin Mừng
Mátthêu, văn bản do ông Luca ghi chép lời Đức Giêsu khuyên dạy ở Kinh Lạy Cha,
lại có thêm những lời như: “Khi ấy, Đức
Giêsu đang nguyện-cầu …”
Đoạn
văn này, không kể đến sự căng thẳng có thể có giữa phong-trào của ông Gioan Tẩy
Giả là người từng chỉ dạy môn-đệ mình cách-thức nguyện-cầu và phong-trào tín-hữu
sống gần cận Đức Giêsu. Dường như ông Luca có ý bảo: đồ đệ Đức Giêsu muốn nguyện-cầu
theo cách Thày mình từng thực-hiện trong đời hoạt-động công khai của Ngài. Nên,
các ông mới thỉnh-cầu Ngài bằng những câu như: “Xin Thày chỉ chúng tôi cách cầu-nguyện!”
Những
gì vừa nói, có nghĩa là: bản văn nguyện-cầu ở Kinh Lạy Cha còn tồn-tại đến hôm
nay là do hai tác-giả đã ghi chép. Nhưng, bản-văn do ông Luca ghi chép, vẫn ngắn
gọn hơn bản của Mát-thêu ở Phụng Vụ. Về tính hiệu-năng/súc tích, thì lời kinh ở
Tin Mừng của ông Luca, ít sử-dụng điển-tích của Do-thái-giáo, nhưng lại sát với
lời đích-thực của Đức Giêsu hơn. Có lẽ, nhiều người trong chúng ta ít biết đến
điều này, nhưng tựu trung nó vẫn hàm-ngụ nhiều chi-tiết do Ngài chỉ dạy ta biết
cách nguyện-cầu cho đúng.
Nói
chung thì, bản văn Luca là lời cầu tập-trung viết kỹ hơn lời nguyện nào khác. Vốn
biết rõ truyền-thống nguyện-cầu của Do-thái-giáo, ta có thể coi lời nguyện đây
khởi từ các tụng-ca long-trọng hầu tôn-vinh/chúc tụng Thiên-Chúa, tức: tụng-thức
ngợi ca Thiên Chúa, thật rất rõ.
Đó
cũng là điều tốt. Nhưng, đứng từ quan-điểm của các vị thuộc cộng-đoàn tiên-khởi
từng tụ-tập nguyện-cầu theo kiểu Do-thái-giáo vốn biết mình được vinh-hạnh làm
con Thiên-Chúa, là Đấng được tôn-vinh cách cao-trọng. Thật ra hiểu như thế,
cũng chẳng có gì là nguy-hiểm, hoặc khác biệt một cách tinh-tế thế nào hết. Bởi,
với Đức Giêsu Đấng thường nhìn sự việc bằng cặp mắt nghi-vấn những người tự
vinh-danh cách thái quá khi họ thừa biết rằng Thiên Chúa chăm sóc họ bằng tình
thương yêu rất nồng thắm.
Sự
việc này, trở-thành nguồn-gốc của nhiều thứ chuyện được thần-bí-hoá theo bối-cảnh
trong đó tác-giả Mátthêu lại đã đưa vào “Kinh Lạy Cha” với những lời như sau:
-Ở
đoạn 6 câu 5-13, người đọc Tin Mừng lại thấy ghi là:
"Và khi cầu-nguyện, anh em đừng làm như bọn
đạo đức giả: chúng thích đứng cầu-nguyện trong các hội-đường, hoặc ngoài các ngã
ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng
rồi. Còn anh em, khi cầu-nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu-nguyện
cùng Cha của anh em, Đấng hiện-diện nơi kín-đáo. Và Cha anh em, Đấng thấu-suốt
những gì kín-đáo, sẽ trả lại cho anh em.
"Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân
ngoại;
bởi họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời.
Đừng bắt chước họ,
vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì,
trước khi anh em cầu xin.
"Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:
"Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,
xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
triều đại Cha mau đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;
xin tha tội cho chúng con
như chúng con cũng tha
cho những người có lỗi với chúng con;
xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.”
"Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:
"Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,
xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
triều đại Cha mau đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;
xin tha tội cho chúng con
như chúng con cũng tha
cho những người có lỗi với chúng con;
xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.”
-Trong
khi đó, Tin Mừng Luca ở đoạn 18 câu 11, lại có câu:
“Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng:
"Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa,
vì con không như bao kẻ khác:
tham lam, bất-chính, ngoại tình,
hoặc như tên thu thuế kia.”
Nay,
ta hãy quên đi những chuyện như thế trong phút chốc, để các chị phụ-nữ có mặt ở
đây sẽ bỏ qua chuyện đấu-tranh cho phụ-nữ được đồng quyền lâu nay thắc mắc mãi
chuyện giới-tính khi ta cất giọng kêu lên tiếng “Lạy Cha” tức: một thói quen
văn-hoá thời xưa cũ, là thứ văn-hoá trịch-thượng chẳng bao giờ thắc-mắc tại sao
ta không cất tiếng kêu “Thưa Mẹ!” bao giờ hết. Tại sao thế?
Và
ở đây, cũng nên quên đi chuyện này trong phút chốc. Bởi, vấn-đề này rồi ra tự
nó cũng có thể giải-quyết được ngay tận gốc, nhưng chuyện này chắc-chắn không
thể minh-xác được tính-cách lạm-dụng tôn-giáo, lạm-dụng lịch-sử khi ta dùng cụm
từ “Lạy Cha!” chứ không nói: “Thưa Mẹ!”
Cụm
từ “Lạy Cha” bên tiếng Aram có thể được dịch một cách rõ rệt thành “Thưa Cha yêu dấu”. Thế nhưng, thật lầm lẫn
nếu ta lại cứ nghĩ rằng cụm từ “Lạy Cha!”
ở đây là để biểu-tỏ tên riêng của Thiên Chúa như thể bảo: từ-vựng “Cha” luôn kéo theo ý-nghĩa Danh Ngài phải
được toả sáng.
Thành-ngữ
“Sáng lạn thay Danh Ngài!” vẫn là
thành-ngữ được sử-dụng cách thông-thường. Bình thường thì: “Danh Ngài” đây, nói
lên sự thánh thiện của Thiên Chúa như mọi người vẫn hiểu. Đó, là sắc-thái bề
ngoài của Thiên Chúa, Đấng tự bộc-lộ chính mình Ngài cho mọi người biết và bộc
lộ này vẫn tôn-trọng và tin rằng những gì xảy ra ở phần thâm sâu rất “bên
trong” của Thiên Chúa mà chẳng ai lường được.
Theo
nghĩa này, thì “Danh Ngài”, là cụm-từ biểu tỏ chính Thiên-Chúa hiện-hữu một
cách bí-nhiệm nhưng ta không thể hiểu được cho rõ ràng. Và, ngang qua sự
huy-hoàng của “Danh Ngài”, Ngài vẫn lấp đầy trái đất, vẫn có mặt trong lịch-sử và
vẫn ở với con người.
Và,
chúng ta phải nhận biết rõ ràng sự hiện-diện của Thiên-Chúa là như thế. Điều
này, thật khó lòng thực-thi ở vào hoàn-cảnh của ta nhất là khi ta được “nạp điện”
bằng quá nhiều bất công. Vì thế nên, điều này rõ ràng chứng-tỏ sự trái-nghịch với
nét huy-hoàng của Danh Ngài cả sáng.
Muốn
nhận biết rõ Danh Thiên-Chúa “vào thời của ta hôm nay”; việc này không là dễ
dàng ; bởi lẽ, vào một thời mà trong đó có quá nhiều sự-kiện khó nắm bắt vẫn xảy
ra như đã từng xảy đến ở Nam Tư khi trước và ở nhiều nơi khác cũng giống như đi
vào mùa đông băng giá khá khó khăn của Giáo-hội.
Danh
Thiên-Chúa là bản-chất rất thánh của Ngài. Bản-chất, chính là sự sống của Ngài
qua đó Danh Ngài phải toả rạng như sách Êdêkien đã viết ở đoạn 26 câu 22-28,
cũng như sách Samuel đoạn 6 câu 2, sách Giêrêmia đoạn 7 câu 11 và Amos đoạn 9
câu 12.
“Làm rạng Danh Ngài” có cùng một nghĩa
như “Chúc tụng Danh Ngài” được viết ở
sách ngôn sứ Ysaya đoạn 59 câu 18 hoặc sách tiên-tri Zacaria đoạn 14 câu 9. Có
sách còn viết là “Làm cho Danh Ngài thành của chung” để mọi người được biết.
Như thế, có nghĩa: tất cả đều coi Thiên-Chúa là Đấng Thánh không ai có thể sánh
tày một cách nghiêm-túc được. Yêu-cầu làm “rạng Danh Ngài” là đòi hỏi rất gắt-gao
được chuyển đến ta là những kẻ tin sâu-sắc đến cùng tột. Nói khác đi, là hỏi rằng:
cuối cùng rồi ra, ta sẽ chọn danh tánh Đấng nào đây?
Mặt
khác, khi nói tiếng “Cha ơi!” (và để
cho rõ nghĩa, ta hãy nhìn vào bối cảnh xã-hội và văn-hoá thời Đức Giêsu sẽ thấy),
đều chỉ nói lên điều gì đó bày-tỏ tương-quan hai chiều có thay-đổi giữa Đức
Giêsu và các môn-đệ Ngài với Thiên-Chúa. Bởi, nơi sự cao sang/huy-hoàng trọn vẹn
của Danh Ngài, Thiên Chúa trở-thành một bí-nhiệm cho những ai có khả năng biến
thành hữu-thể đáng gọi là “Con”. Dù, Ngài luôn ở trên con người phàm-trần, ta vẫn
có thể định-vị Ngài qua và bằng những gì ta trải-nghiệm được theo cách tốt đẹp
nhất nơi bậc cha mẹ, tức: bằng tình phụ-tử hoặc mẫu-tử.
Bằng
vào tương-quan họ-hàng của Do-thái-giáo, mà mọi người trong đó đều thấy phúc-hạnh
và thành-đạt, xin mở một dấu ngoặc ở đây (để ta nghĩ đến mười điều răn Hội
thánh có từ Do-thái-giáo vẫn khuyên mọi người “Hãy thảo-kính cha mẹ”) thì vấn-đề
đặt ra ở đây được coi như thể-loại về mối tương-quan giữa đồ-đệ Đức Giê su với
Thiên-Chúa.
Thành
ra, Đức Giê su có nói: tốt nhất, ta hãy quay về với Thiên-Chúa là “Cha yêu dấu” cả vào khi tín-hữu
Do-thái-giáo đều quan-niệm rằng: ý-định của bậc làm cha đã trở-thành luật đối với
con/cháu. Chính vì lý-do đó, mà lời cầu trong Kinh Lạy Cha do tác-giả Luca soạn
đã không bao-hàm lời van-nài/khẩn-khoản như ta vẫn thấy ở Tin Mừng Mátthêu qua
câu nói: “Ý Cha thể-hiện dưới đất cũng
như trên trời”. Cụm-từ “Lạy Cha!” đây,
đã hàm-chứa tư-tưởng này rồi; thế nên, thiết tưởng cũng không là chuyện cần-thiết
để ta diễn tả thêm điều đó, nhiều hơn nữa.
Nét
đặc-trưng/đặc-thù của Đạo Chúa theo cách riêng-biệt trong toàn-bộ Kinh Lạy Cha,
là ở điểm: Kinh này được đóng khung trong lời khẩn-cầu, thỉnh-nguyện chứ không
là công-thức suy-niệm đầy bí-nhiệm. Tác-giả Luca, một lần nữa, lại cũng nhấn mạnh
điều này khi ông viết: “Các ngươi hãy xin
thì sẽ được, hãy tìm sẽ thấy, hãy gõ cửa sẽ mở cho.”
Trong
khi đó, có hai ngoại-lệ thấy rất rõ, đó là: Tin Mừng Mát-thêu đoạn 11 câu 25 và
Tin Mừng Gioan đoạn 11 câu 41, cho thấy lời nguyện cầu của Đức Giêsu trong Tân
Ước đều là lời thỉnh-nguyện, chứ không mang tính chiêm-niệm, hoặc tụng-thức. Đức
Giêsu quay về với Thiên-Chúa là để khẩn nguyện/nài van Cha Ngài việc gì đó.
Với
Đức Giêsu, thật ra không là chuyện nhục-nhã khi Ngài buộc phải van xin
Thiên-Chúa đôi điều như câu nói sau đây: “Lạy
Cha, xin cất cho Con khỏi chén này,” cũng hệt như ta thường kêu van: “Ôi, Lạy Chúa! Sao Ngài để con khổ sở thế
này đây?”
Bởi
thế nên, khi kêu cầu Chúa điều gì, ta cũng đừng sử-dụng ngôn-từ dài giòng, rắc-rối
làm gì cho thêm khó. Tốt hơn cả, ta hãy làm như con trẻ, chúng cứ van nài cầu
xin mãi một điều cho đến khi nào đạt ước-nguyện mới thôi. Ta thường nghe những
câu truyện hệt như thế trong đoạn kể về ông Abraham nài nỉ Thiên-Chúa của ông bằng
cách thương-lượng hoặc đổi-chác với Ngài qua những câu như sau:
“Có thể nào Ngài lại
không tha-thứ cho thành-đô đầy tội lỗi này đây, nếu như họ có được 50 người tôt
lành, hạnh-đạo không?” Và, câu trả lời là: “Giả
như thôn làng ấy có được 40 người tốt lành thôi, Ta cũng sẽ thứ tha cho họ.” Và
cuối cùng, cụ ông Abraham lại cứ nài nỉ gần như không dứt rằng: “Giả như họ chỉ có được 10 người tốt lành
thì sao?” Và Thiên-Chúa lại cũng đáp: “Được
thế cũng xong!”
Tuy
thế, các lời van xin vừa kể, chỉ để đòi cho được thành-quả mỹ-mãn, nhưng đòi hỏi
này lại có hai mặt, như: “Xin cho Danh
Ngài cả sáng!” và: “Xin cho Vương Quốc của Ngài trị vì được mau
đến.”
Các
nhà chú-giải kinh thánh từng nghiên-cứu kỹ những lời van nài khẩn xin, đã kết-luận
bảo rằng: lối cấu-trúc hoặc đặt câu ở trên là theo thể “thụ-động” mang tính thần
học, tức: một thể-loại suy tư không đả-động gì đến Danh tánh Chúa, hết; dù Ngài
là chủ-từ ở câu nguyện cầu như thế. Như thế, có ngụ ý: chỉ mình Chúa mới có khả-năng
làm “rạng Danh Ngài” và Ngài hành-động theo tư-cách Thiên-Chúa như ta đọc ở
sách Êzêkien đoạn 36 câu 23, cũng có viết:
“Ta sẽ biểu-dương
danh thánh vĩ-đại của Ta bị xúc phạm giữa chư-dân, danh mà các ngươi đã xúc phạm
ở giữa chúng. Bấy giờ chư-dân sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa - sấm ngôn của
Đức Chúa là Chúa Thượng - khi Ta biểu-dương sự thánh thiện của Ta nơi các ngươi
ngay trước mắt chúng”
Thêm
vào đó, chỉ Thiên-Chúa mới đưa vào Vương-quốc Ngài, bằng tình-trạng tốt đẹp nhất
khiến ta chứng-tỏ mình chỉ là tôi đòi vô-dụng, thôi.
Hãy
để Thiên-Chúa trở-nên chính mình Ngài. Trở-thành Đấng khẳng-định sự cao-sang huy-hoàng
của Ngài vì Ngài là Đấng củng-cố hành-động của chính Ngài và Vương Quốc của
Ngài với con người hầu dẫn đưa mọi người, nam cũng như nữ, đi vào thực-hiện điều
Ngài muốn.
Nói
tóm lại, đây là cung-cách loài người vinh-danh Thiên Chúa và là mối phúc-hạnh khiến
con người được như thế. Thiên-Chúa đem vinh-quang danh-dự của Ngài vào tình-trạng
phiêu-lưu/mạo-hiểm lên trên mọi niềm phúc-hạnh, lành thánh của con người. Chính
đây, là toàn bộ ý-nghĩa của Kinh Lạy Cha được coi như một thỉnh-nguyện nài van,
và là lời cầu khẩn-khoản, thiết tha.
Ta
nài xin Chúa quay về với nhân-loại. Ta khẩn cầu Ngài làm sao để ta ao ước được Ngài
hiện-diện trong mọi sự, mọi việc. Dĩ nhiên, ta không thể tự mình làm điều ấy.
Cũng có thể, trên thực-tế, ta thật chẳng muốn như thế. Quả là, ta không ao ước/nài
xin chỉ mỗi Chúa mà thôi, nhưng ta lại có quá nhiều thứ tốt lành, rất thực và
nhiều sự đáng để ta trân-quí ngoài Chúa ra. Và, ta cũng trân-quí mọi thứ và mọi
sự bề ngoài, khiến hạn-chế mọi sự tốt lành trong vũ-trụ, hạn-chế cả sự thật và
tình thương ta có từ Thiên-Chúa, nữa.
Qua
Kinh Lạy Cha, ta khẩn nài Chúa thực-hiện ở nơi ta Vương quốc của Ngài và khiến bản
thân Ngài trở nên Thiên-Chúa đích-thực. Đó là những gì ta đang làm, qua nguyện
cầu. Và, một câu hỏi khác cũng liên-quan đến nguyện cầu, là: ta đã đạt được ước-nguyện
theo cách này chưa? Bởi, đây mới là ý-nghĩa đích-thực của việc Đức Giêsu dạy ta
cách nguyện cầu cho đúng cách.
Cũng
may, nhờ có khuôn thước đích-thực ở lời cầu này, như một lời khẩn-khoản nài xin
hoặc như ‘yêu-cầu’ ta cần đòi hỏi; tức:
lối nguyện-cầu của Kitô-hữu vào thời trước chỉ chuyên chăm tụng-niệm, (tức: những
gì mà tác-giả Eckhard gọi là “bỏ hết
mọi sự”), ta lại cũng xin cho có khả-năng chừa chỗ trống cho Chúa đến ngự/trị,
vì Ngài là Thiên-Chúa.
Chủ-trương
chiêm-ngắm/tụng-niệm để cầu ơn cứu-độ đến với con người, là hoa trái của lời cầu-khấn/van
xin ta đệ đạt lên Chúa, nhưng chưa hẳn là kết quả giải-thoát con người mình; và
chưa hẳn là đường-lối khắc-kỷ hoặc cung-cách thực-thi mọi sự tốt lành bằng tinh-thần
thuần-tuý. Đây, là cách-thức qua đó Đức Giêsu từng khuyên dạy mọi tín-hữu và đồ-đệ
Ngài hãy làm, mỗi khi họ chiêm-niệm, nguyện-cầu.
Thành
thử, ta có thể bảo: Kinh Lạy Cha bao gồm hai sự việc đang còn diễn-tiến: một, từ
Thiên-Chúa; một, từ con người phàm-trần. Qua kinh này, ta nhận ra hai lời khẩn-cầu
liên-quan đến bản-sắc ban đầu ta nhận-thức, tức: nhờ lời khẩn-nài ta vẫn thưa: “Xin cho Danh Cha được cả sáng” và: “Nước Cha trị-vì rày sẽ đến”, mọi tín-hữu
Đức Kitô đều diễn-tả sự việc ấy khi cầu nguyện như bận tâm cốt thiết đậm sâu
như ước ao được gần cận với Chúa.
Đặc-biệt
hơn, điều đó còn có nghĩa: Ngài phải trở-nên chính Ngài và thể-hiện chính mình
Ngài qua việc thánh-hoá con người, cả đến thiên-nhiên cũng như lịch-sử và bằng
việc tạo-dựng đầy ý-nghĩa.
Và
cùng lúc, ta cũng khẩn-cầu Thiên-Chúa là Đấng cao-cả, bất khả xâm-phạm, Ngài là
Thiên-Chúa của người phàm-trần và Ngài củng-cố triều-đại của Ngài là triều-đại
công-bằng, đầy tình thương-yêu lân-tuất, với con người.
Đây,
là quyền-bính mang tính vua-quan/thần-thánh ở trên mọi tương-quan nơi người
phàm. Đây, là chính-sách cũng như hành-động, trong đó cả Thiên-Chúa lẫn con người
đều tự mình thực-thi để rồi cuối cùng, đạt niềm phúc hạnh, mà mỗi bên nhận ra
được bên kia; và từ đó khiến cả hai đều toại-nguyện. Với tôi, đây là tính-chất
khác thường của Đạo Chúa khiến cả Thiên-Chúa lẫn con người, cùng toại-nguyện.
Ta
cũng thấy nơi lời nguyện cầu này được nhân lên gấp ba, khi ta nối-kết lời ấy vào
với khía-cạnh thứ hai của vấn-đề do ta đề ra khi trước. Nói khác đi, bằng vào lời
cầu rõ rệt ta nài xin, như: “Xin cho
chúng con hằng ngày dùng đủ, và tha thứ mọi tội/nợ chúng con vướng chịu, nhưng
đừng để chúng con rơi vào chước cám dỗ”, tín-hữu Đức Kitô cầu Chúa là Đấng
đang hiện-diện, bằng những lời khẩn-thiết đậm sâu nhất của người phàm.
Bởi
thế nên, như ta đã nói lúc đầu, rằng: những gì gần gũi tâm-can của Chúa hơn cả,
sẽ trở-thành nỗi ước-ao mật-thiết của ta. Và, ở phần hai của Kinh Lạy Cha, ta lại
cũng cầu Chúa, tới phiên Ngài, sẽ đưa vào tâm can Ngài mọi thứ từ nơi ta và từ những
người nghèo/hèn, nhu-cầu cấp-thiết nhất để mọi người có thể sống còn, là: có được
những gì cần có để sống sót, ngày qua ngày.
Vào
lúc Kinh Lạy Cha được Đức Giêsu khuyên dạy, thì nhu-cầu hằng ngày của người
Palestine chỉ gồm ba lát mì một ngày, thôi. Vì thế nên, họ cầu cho được giải-thoát
khỏi mọi tội/nợ khiến cuộc sống của họ bị chao-đảo. Nguyện cầu sao thoát khỏi mọi
thứ tội/nợ khiến Chúa giải-phóng mọi người khi họ cũng biết thứ tha tội/nợ của
người khác. Thứ tha, bằng cách nài xin Chúa thứ tha sẽ không tách rời việc con
người sẵn sàng tha thứ người khác.
Cuối
cùng ra, ta cũng có lời khẩn-nài/cầu khấn xin được biết cách chống trả mọi
đe-doạ đang đến và sẽ đến về mối tuyệt-vọng, tức là: ta cầu Chúa cho mình có khả-năng
tiếp-tục tin-tưởng vào cuộc sống tận nền-tảng bất kể mọi sự.
Quả
là, ta cũng cầu cho mình không rơi vào mối nguy-hiểm là để luột mất niềm tin-tưởng
quan-trọng nhất trong đời. Tin-tưởng đây, có thể là niềm tin yếu/kém của con
người, nhưng cuối cùng rồi cũng gặp an-toàn cần-thiết trong niềm tin/yêu ta vẫn
có nơi Đức Kitô, là Đức Chúa và là “tác-giả tạo sự sống” như sách Công-vụ
Tông-đồ từng viết ở đoạn 3 câu 15.
Thành
thử, ta nguyện-cầu sao để không bội-phản niềm tin Kitô-hữu có lúc đã kình-chống
Giáo-hội và thế-giới, tức ‘thời day dứt của Đấng Thiên-Sai” như tác-giả Luca từng
diễn-tả ở Tân ước, bằng tiếng Hy-Lạp là
: “peirasmos”.
Trong
quan-hệ với Giao-ước và tình thương giữa Thiên-Chúa và loài người, điều quí giá
đối với Ngài là mọi sự được nhận-thức qua Danh thánh của Ngài cho đến ngày
Vương quốc Ngài thể-hiện nơi con người. Với Kitô-hữu, luôn có vấn-đề liên-quan
đến người đồng-loại của họ, nam cũng như nữ, bởi bận tâm của họ lại vẫn liên
quan đến Chúa và nối-kết với ý-định cứu-rỗi của Ngài.
Theo
cách này, là người phàm ta trải-nghiệm được tình thương-yêu đích-thực khiến ta
có thể sẻ-san trách-nhiệm vì sự tốt lành và cứu rỗi người khác, tức: thông-phần
với yêu-cầu của người khác dù yêu-cầu đó đổi-thay vào mọi lúc. Chỉ mỗi thế và
không thể khác thế được, bởi mối tương-quan giữa ta và Thiên-Chúa, chỉ như thế,
mà thôi.
Với
tác-giả Luca, nguyện-cầu theo cách này mới có nghĩa. Như thế, tức là: bất kể những
điều con người chúng ta cầu khấn Chúa, Ngài sẽ phú ban Thần-Khí Ngài cho ta và qua
Thần Khí, Ngài sẽ lắng nghe lời ta kêu cầu, vào mọi lúc. Đó, là ý-nghĩa của
Kinh Lạy Cha, mà Đức Giêsu từng khuyên ta cầu nguyện cho đúng cách.
Lm Edward
Schillebeeckx OP biên-soạn
Mai
Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment