12 BÀI SUY NIỆM VỀ LINH ẢNH MẸ HẰNG CỨU GIÚP
Meditations on the Icon of Our Mother of Perpetual Help
Suy niệm 5: KHUÔN MẶT ĐỨC MẸ
Các
đoạn Kinh Thánh gợi ý suy niệm:
Ga 12, 44-50
Ðức Giêsu lớn tiếng nói rằng:
"Ai tin vào tôi, thì không phải là tin vào tôi, nhưng là tin vào Ðấng đã
sai tôi; ai thấy tôi là thấy Ðấng đã sai tôi. Tôi là ánh sáng đến thế
gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối. Ai nghe
những lời tôi nói mà không tuân giữ, thì không phải chính tôi xét xử người ấy,
vì tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian. Ai từ
chối tôi và không đón nhận lời tôi, thì có quan tòa xét xử người ấy: chính lời
tôi đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Thật vậy, không phải tôi tự
mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Ðấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải
nói gì, tuyên bố gì. Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời.
Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi".
Tv 34, 2-3.6-10
Tôi
sẽ không ngừng chúc tụng CHÚA,
câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi.
câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi.
Linh
hồn tôi hãnh diện vì CHÚA
xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên.
xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên.
Ai
nhìn lên CHÚA sẽ vui tươi hớn hở,
không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi.
không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi.
Kẻ
nghèo này kêu lên và CHÚA đã nhận lời,
cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn.
cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn.
Sứ
thần của CHÚA đóng trại chung quanh
để giải thoát những ai kính sợ Người.
để giải thoát những ai kính sợ Người.
Hãy
nghiệm xem CHÚA tốt lành biết mấy:
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người !
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người !
Kính
sợ CHÚA đi, đoàn dân thánh hỡi,
vì ai kính sợ Người, chẳng thiếu thốn chi.
vì ai kính sợ Người, chẳng thiếu thốn chi.
Khi chúng ta nhìn ngắm Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, có lẽ thoạt đầu
chúng ta sẽ bị quyến rũ bởi màu sắc hoặc hình bóng các nhân vật trong ảnh,
nhưng chúng ta phải thừa nhận cách đúng đắn rằng đây là một bức ảnh đơn sơ,
khiêm tốn và khó níu kéo sự chiêm ngắm lâu giờ của người xem. Thậm chí có thể
chúng ta có ấn tượng rằng bức Linh Ảnh thiếu những yếu tố hấp dẫn, cho dù ngay
từ đầu nó gợi lên sự yêu thích, thì người xem vẫn có cảm giác đây là một bức
ảnh khó. Đó chính bởi vì bức ảnh này là ảnh icôn.
Có
lẽ sự tác động của bất cứ một công trình nghệ thuật nào cũng khép kín trong bộ
ba: họa sĩ – tác phẩm – người xem. Tuy nhiên, đối với tranh icôn, điều này chắc
chắn không đủ. Truyền thống Đông Phương nói rằng tranh icôn là sự thần hiện,
tức Linh Ảnh là dấu chỉ hữu hình của sự hiện diện vô hình, Linh Ảnh mạc khải
chính Thiên Chúa. Nơi Linh Ảnh chắc chắn có sự hiện diện siêu nhiên. Chính bởi
sự hiện diện này, tuy thiêng liêng nhưng là sự hiện diện đích thực của các nhân
vật thánh mà sự ảnh hưởng của Linh Ảnh vượt qua các mối tương quan giữa ảnh
thánh, họa sĩ và người xem.
Trong khi các tranh ảnh nghệ thuật cuốn hút cảm nhận của chúng ta
bằng cách cố gắng đụng chạm đến các cảm xúc tự nhiên của chúng ta khi chúng ta
rung động, thì Linh Ảnh không nhắm đến việc làm rung động các cảm xúc của chúng
ta. Đó chính là lý do tại sao khi thoạt nhìn, bức Linh Ảnh giống như một lược
đồ, với một chút cứng ngắc khi tiếp nhận, để tránh cho người xem khỏi xao lãng
sự chú ý, để làm cho họ kích hoạt các “giác quan bên trong” và làm cho các giác
quan ấy tiếp nhận thực tại thiêng liêng.
Một
cách tự nhiên, các khuôn mặt hay hình bóng ( silhouettes ) được mô tả trong Linh
Ảnh phải đủ rõ để có thể nhận diện được, nhưng đây không phải là những chân
dung; tất cả những gì bức Linh Ảnh làm là giới thiệu những con người thật hiện
diện cách thiêng liêng trong đó. Thật ra Linh Ảnh không bao giờ có thể tạo ra
được sự thiêng liêng; điều ấy sẽ dẫn đến sự tự hủy diệt, vì đơn giản là không
thể nào làm được điều đó.
Linh Ảnh cũng không nhắm trình bày một thế giới thế tục mà có lẽ
chúng ta nhìn thấy quanh mình. Trong Linh Ảnh, cái thế gian chóng qua và hư
hoại này được tham dự vào sự biến đổi của con người và kết quả là nó cũng được
biến đổi. Mặc dù giống như một con người sống động và đang mặc y phục, nhưng
thân hình của các nhân vật trong Linh Ảnh không được mang tính thế tục. Thân
hình thế tục được thay thế bằng thân hình được biến đổi, đầy tràn năng lực thần
thiêng.
Các Linh Ảnh không khi nào mô tả hình ảnh các Thánh giống như khi
họ sống trên thế gian. Nhân tính của các ngài đã được biến đổi, được thánh hóa;
đó là những hình ảnh đang sống trong chiều kích Phục Sinh, được đổ đầy bên
trong bằng một luồng ánh sáng không thuộc về thế gian này. Ví dụ như bức Linh
Ảnh về cuộc Thương Khó mô tả Chúa Kitô trên cây gỗ thập giá, với các biểu tượng
của cuộc Thương Khó, nhưng mắt Người luôn luôn mở, không đau khổ và đang sống
trong vinh quang.
Không
như các tranh của Tây Phương, chẳng hạn như tranh thời Phục Hưng, nơi nào đẹp
trên cơ thể con người sẽ được làm nổi bật lên theo khía cạnh tự nhiên, thì
trong Linh Ảnh cơ thể như biến mất sau lớp áo choàng. Theo nghĩa khác, những
trang phục này không làm đẹp cho cơ thể mà làm đẹp cho linh hồn, nơi có đủ màu
sắc trong suốt. Ví dụ Linh Ảnh về Chúa Kitô chịu thương khó, có vài tranh xuất
hiện nhân vật khỏa thân, nhưng không nhìn thấy cơ thể, bởi vì mục đích của Linh
Ảnh không phải là phô bày cái đẹp tự nhiên mà là cái đẹp thiêng liêng. Tác giả
Leonid Ouspensky tuyên bố rằng đối tượng của Linh Ảnh chính là dẫn dắt cảm xúc,
lý trí và tất cả mọi khía cạnh đời sống tự nhiên của chúng ta hướng đến sự biến
đổi, thanh luyện chúng hoàn toàn khỏi sự lôi kéo không lành mạnh và có hại.
Khuôn
mặt con người là chiếc gương soi của linh hồn, phản ảnh những gì chúng ta là và
những điều chúng ta kinh nghiệm. Đó là lý do tại sao trong suốt thời gian gặp
gỡ ai đó, thì trực giác khiến chúng ta luôn nhìn vào khuôn mặt họ trước tiên,
chúng ta nghiên cứu diện mạo, cố gắng đọc trên khuôn mặt ấy những điều ẩn giấu
trong tâm hồn của người mà chúng ta gặp gỡ. Vì thế, thường cách vô tình, chúng
ta cố gắng đoán căn tính bên trong của họ, phỏng đoán những gì làm cho họ nổi
bật giữa những người khác.
Điều chắc chắn là khuôn mặt luôn là yếu tố nổi bật trong các bức Linh
Ảnh. Chính khuôn mặt là điểm tập trung sự chú ý của chúng ta khi chiêm niệm.
Trong Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, khuôn mặt Mẹ Maria nổi bật cách đặc biệt, làm
cho ai chiêm ngắm có thể thiết lập sự nối kết nội tâm với Mẹ.
Đan
sĩ Gregory đã viết cách đây nhiều năm: “Bức
ảnh duy nhất có khuôn mặt đang nhìn theo chúng ta, và một khuôn mặt nhân loại
được biến đổi bởi ơn thánh thì có quyền trở thành một ảnh thánh”. Bằng cách
giải thích, ông trích dẫn một ví dụ: con đại bàng cầm quyển sách Phúc Âm không
phải là Linh Ảnh về Thánh sử Gioan, mà chỉ là biểu tượng của ngài.
Đức
Mẹ Hằng Cứu Giúp được vẽ chính diện trên Linh Ảnh, làm cho người xem dễ tiếp
xúc trực tiếp với Mẹ và sự hiện diện của Mẹ phủ đầy Linh Ảnh. Trong các Linh
Ảnh, những nhân vật chưa đạt được sự thánh thiện được coi là phù hợp, nên chúng
ta không có sự liên hệ đầy đủ với họ.
Trên
khuôn mặt của Đức Maria, chúng ta có thể thấy một số nét do ảnh hưởng của tranh
icôn Tây phương: màu sắc của khuôn mặt hơi đậm hơn so với tranh icôn điển hình
Đông phương với các khuôn mặt rám nắng hơn. Đó là màu sắc của thế gian, ám chỉ
Adam, nguyên tổ của nhân loại: trong tiếng Do Thái, adamah có nghĩa là “thế gian”. Khuôn mặt Đức Mẹ được diễn tả với
nỗi buồn ngọt ngào: một nỗi sâu lắng trong tâm hồn Mẹ, Mẹ đang suy niệm về chén
đắng trong cuộc Thương Khó của Con yêu dấu của Mẹ. Mẹ được giới thiệu như là Mẹ
của Thập giá, chịu đau khổ vì nhân loại, một nhân loại đã khước từ Con của Mẹ.
Miệng,
mũi và trán là tất cả những biểu tượng của chiều sâu thiêng liêng của các nhân
vật trong Linh Ảnh, là biểu tượng của việc tập trung vào chiêm niệm và lòng
nhân từ. Cũng như trong các Linh Ảnh khác, trong Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp,
miệng là cơ quan có chức năng đặc biệt trên khuôn mặt gợi cảm đã được mô tả rất
tinh vi và không có tính thế tục. Miệng của người sẵn sàng được biến đổi. Miệng
hẹp là biểu tượng của một tâm linh sâu sắc hơn, và theo Thánh Giám Mục Syrilô
thành Giêrusalem, nhấn mạnh rằng “cơ thể
không cần lương thực trần gian để sống, vì nó đã trở thành một phép lạ thiêng
liêng”.
Miệng
của Đức Trinh Nữ Maria khép lại, vì chiêm niệm đòi hỏi sự thinh lặng và tập
trung. Về bản chất, chiêm niệm không phải là lúc diễn tả dông dài, không phải
lúc nói về các trạng thái nội tâm, cũng không phải lúc để chia sẻ, nhưng là để
quan sát bằng tâm hồn, nơi thực tại siêu nhiên tiếp xúc với Linh Ảnh và chấp
nhận nó. Điều cần thiết trong khi chiêm niệm, ban đầu là một nỗ lực lớn để
không dừng lại vì những ấn tượng và cảm xúc bên ngoài, và điều cần thiết sau đó
là một trạng thái thụ động, để cho mình được bao bọc bởi thực tại Thần thiêng
tự uốn mình để hiệp thông với Linh Ảnh.
Mũi
dài và thon diễn tả sự cao thượng. Mũi ấy không còn bị cám dỗ bởi những hương
vị của thế gian này, nhưng chỉ bị lôi cuốn bởi Đức Kitô và hơi thở sống động
của Chúa Thánh Thần. Điều đáng lưu ý là hình dáng mũi của Đức Maria trong Linh
Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp khác với hình dáng đặc trưng trong các tranh icôn Byzantine,
thường được gọi là kiểu mũi Hy Lạp. Đây là một yếu tố mang tính Tây phương khác
trong Linh Ảnh của chúng ta.
Các
đôi tai được tạo ra để lắng nghe lệnh truyền của Đức Chúa, hiếm khi được để ý
trong Linh Ảnh và được che giấu bên dưới khăn choàng; những âm thanh của thế
giới này không còn tác dụng gì với chúng nữa. Các đôi tai ấy cũng hướng sự chú
ý của mình tập trung vào tiếng nói bên trong.
Vầng trán cao tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần và sự khôn
ngoan, không thể tách rời khỏi tình yêu. Vì thế, cái đẹp có được là cái đẹp của
tình yêu thiêng liêng, cả bên trong lẫn bên ngoài, là phản ảnh tình yêu vĩnh
cửu của Thiên Chúa.
Chúng ta ít khi nhận ra rằng trong lúc gặp gỡ người khác, chúng ta
thường nhìn họ qua đôi mắt. Đôi mắt nói với chúng ta hầu hết mọi sự, kết hợp
chúng ta với những gì người ấy sống. Nhờ đôi mắt mà chúng ta có thể giải mã xem
nụ cười trên môi họ là biểu hiện của niềm vui đích thực hay chỉ là mặt nạ che
giấu “những góc tối” của một linh hồn dằn vặt đau khổ. Khuôn mặt là bức tranh
của linh hồn, và đôi mắt là cửa sổ của khuôn mặt nhìn ra thế giới. Đây là điều
làm cho khuôn mặt trở thành một đối tượng đặc biệt cho chúng ta trong việc
chiêm niệm Linh Ảnh.
Trong
Linh Ảnh, mắt là một yếu tố trừu tượng đặc biệt: các nhân vật trong Linh Ảnh
thường nhìn về phía người chiêm ngắm, nhưng không phải là chỉ nhìn người ấy.
Trong Linh Ảnh, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp không chỉ nhìn chúng ta mà còn nhìn xa và
sâu hơn vào những nơi sâu thẳm của linh hồn ta, vì Mẹ sống trong thế giới
thiêng liêng và quan tâm đến khía cạnh tâm linh, đến chiều sâu. Đôi mắt to lớn
của Mẹ là biểu tượng của một chiều kích thiêng liêng mới, vì đôi mắt ấy nhìn
thấy Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa và tầm vóc vĩ đại của những công trình của Người.
Đây
là những con mắt tràn đầy Đức Tin. Trước khi nhìn thấy Chúa Con Nhập thể với
con mắt hữu hình, đôi mắt ấy đã nhìn thấy Người bằng con mắt Đức Tin. Đó là lý
do tại sao phụng vụ thánh tôn kính Đức Maria, Đấng trước tiên đã cưu mang Thiên
Chúa trong tâm hồn Mẹ, ngay cả trước khi Mẹ thụ thai Người trong cung lòng
mình. Là nơi gặp gỡ giữa nội tâm con người và thế giới bên ngoài, đôi mắt đại
diện cho phần “trong suốt” nhất, phần sống động nhất của mỗi cơ thể. Như thế,
qua ánh mắt Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta phải tiến tới gần nội tâm của Mẹ.
Ánh
mắt của Mẹ luôn hướng về người chiêm ngắm Linh Ảnh và còn xa hơn thế nữa. Vì
ánh mắt ấy hướng về tất cả mọi người và mời gọi họ tham dự vào tình yêu của Con
Mẹ. Ánh mắt Mẹ Maria không dừng lại nơi Chúa Giêsu, con của Mẹ, nhưng hướng xa
hơn như một lời mời gọi thầm lặng và dai dẳng hầu hiểu được mầu nhiệm của người
Con và đi vào mầu nhiệm ấy nhờ chiêm niệm.
Ánh
mắt và toàn bộ cử chỉ của Mẹ để lại một ấn tượng về sự trật tự, điềm tĩnh và
thánh thiêng ( phẩm giá ). Tính bất động diễn tả sự bình an đạt được từ Thiên
Chúa và do đó mời gọi ánh mắt chúng ta nhìn vào tâm hồn của Đức Thánh Trinh Nữ.
Tuy nhiên, sự bất động này không hề sinh ra tác động nào về sự tĩnh lặng tĩnh,
nhưng đúng hơn là tập trung vào nội tâm. Nó gia tăng ấn tượng về đời sống
thiêng liêng được mạc khải bởi ánh mắt cháy lửa nhiệt thành và tin tưởng.
Đức Maria giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế cho muôn dân, Đấng
cứu độ toàn thể thế giới. Ánh mắt của Mẹ không nổi bật bởi cặp lông mày sắc
nét, một kiểu điển hình trong các tranh icôn Hy Lạp, nhưng trở nên dịu hiền và
đầy nhân từ, dễ gần gũi, dưới ảnh hưởng của nghệ thuật Tây phương. Ánh mắt của
Mẹ thức tỉnh chúng ta về tình yêu của Chúa Kitô và mang lại cho chúng ta sự đảm
bảo về ơn trợ giúp đầy tình mẫu tử của Đức Maria dành cho tất cả mọi con cái
tin tưởng vào Mẹ dưới chân thập giá.
Lm.
MAREK KOTYNSKI, DCCT,
Bản dịch của Lm. ĐINH HỮU
THOẠI, DCCT ( Còn tiếp nhiều kỳ )
No comments:
Post a Comment