Thursday, 3 August 2017

Lm Joe Mai Văn Thịnh CSsR : HIỂN DUNG: KINH NGHIỆM CHO HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN Mỗi khi có dịp ra nghĩa trang để viếng phần mộ của ba mẹ và các bậc tiên nhân, tôi có dịp đi thăm những người bạn cũ. Có những người tôi đã gặp, người khác chỉ biết tên. Riêng trường hợp của cháu Quỳnh Trâm thì khác. Dù chưa một lần gặp cháu, nhưng biến cố mà cháu và gia đình đã đón nhận thì tôi không thể nào quên đuợc. Quả thật là tai uơng và còn thảm kịch nào đau đớn hơn điều mà gia đình cháu đã trải qua! Tôi còn nhớ mãi tiếng gào thét của mẹ cháu trong giây phút hạ huyệt. Chị đau đớn vì mất con. Cơn đau này đã truyền sang bố cháu khiến anh đã hoài nghi về lòng nhân ái của Thiên Chúa khi đặt câu hỏi: sao Chúa lại cướp đi tương lai sáng ngời và tươi đẹp của bông hoa đẹp trong gia đình con? Tôi vẫn biết là rất khó để tìm đuợc câu trả lời thỏa đáng cho những ai đang phải đối diện với những bi kịch vô vàn đau khổ đang xẩy ra cho gia đình họ. Nỗi bi thương thường làm tê liệt tâm tình của mọi người liên hệ. Khi đối diện với giông tố và bão táp thì làm thế nào để an ủi và nâng đỡ nhau đây! Và, chúng ta cần làm gì để giúp họ nhìn ra được ánh sáng trong khi họ và gia đình đang bị bóng tối bao phủ. Thân phận con người Đức Giêsu cũng không khác gì chúng ta. Người không chỉ đối diện với các thử thách, đau khổ của riêng mình; nhưng ôm trọn tất cả vào trong cuộc đời và sứ vụ của Người; không chỉ xẩy ra một lúc, nhưng hiện diện trong suốt cuộc đời của Người. Tất cả đều là thử thách. Một mặt, Đức Giêsu biết ý định của Chúa Cha là muốn Người buớc vào con đuờng khổ nạn, con đuờng hy sinh, con đuờng từ bỏ, con đuờng Thập giá. Mặt khác, trong nhân tính của một con nguời như chúng ta, ngọai trừ tội lỗi. Người vẫn sợ nỗi sỉ nhục, đau khổ và sự chết. Chính trong tâm trạng đối kháng, bồi hồi, hoang mang và xao xuyến đến nỗi mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất và miệng Người đã phải thốt lên “Lậy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này” (Luca 22,42a). Nhưng Đức Giêsu không ngừng ở đấy, Người tiếp tục: “Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha” (42b). Cuối cùng, Người đã sống trọn vẹn căn tính ‘Con Thiên Chúa’ không theo ý Nguời mà là ý muốn của Cha. Thử thách đầu tiên trong hoang địa “nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy…”(Mt 4:1-3), và cũng là thử thách sau cùng trên Thập Giá “Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!” (Mt 27: 40). Như vậy, thử thách ở đây chính là căn tính Con Thiên Chúa của Người. Tự thâm tâm Đức Giêsu biết rõ căn tính đó hơn bao giờ hết. Đã là Con Thiên Chúa thì Người làm gì mà không đuợc. Nhưng, trốn khỏi Thập giá rồi chọn con đuờng tắt để buớc vào vinh quang và cho họ biết mình là Con Thiên Chúa thì Người không thể chấp nhận và tuân theo. Đó là thử thách mà Người đã vuợt qua. Trong chiều huớng đó, trình thuật Chúa hiển dung mà chúng ta suy niệm hôm nay đóng một vai trò thật quan trọng trong hành trình của người môn đệ. Đức Giêsu cho các môn đệ ‘nếm một chút’ ánh sáng vinh hiển của Người. Ánh sáng đích thật này chỉ đuợc tỏ bầy trọn vẹn qua biến cố Phục sinh, đó chính là cao điểm hành trình làm Con Thiên Chúa của Người. Nhưng trong phút giây này, trước mắt Người vẫn là hành trình khổ nạn chứ chưa phải là vinh quang. Có như vậy, chúng ta mới nhận ra việc Chúa yêu thuơng, săn sóc và lo lắng cho các môn đệ và chúng ta đến độ nào. Người hiểu các nỗi yếu đuối của chúng ta, Người biết lòng trí không ngay thẳng của những ai đang theo Nguời, Người còn biết rõ ý định sai lạc muốn tìm kiếm địa vị của Gio-an và Gia-cô-bê, v.v... Nhưng Người lại không hề thất vọng về họ. Người chuẩn bị cho các môn đệ và chúng ta đủ sức để đối diện và CÙNG ĐỒNG HÀNH với cuộc khổ nạn của Nguời bằng cách cho họ và chúng ta ‘nếm một chút’ vinh quang của Con Thiên Chúa. Kinh nghiệm độc nhất vô nhị này vô cùng quí giá, nó sẽ nâng đỡ chúng ta khi gặp nhưng hòan cảnh tuởng như là quá sức của mình. Thật vậy, kinh nghịệm ‘Hiển Dung’ sẽ nâng đỡ các môn đệ và chúng ta hiên ngang tiến vào vuờn Giệt-si-ma-ni và sau cùng là đồi Can-vê để đồng hành với Đức Giêsu trên đuờng Thuơng Khó của Người. Và chúng ta tin rằng tất cả không dừng lại ở đó, nhưng còn mở ra một chân trời hạnh phúc và vinh hiển trong ngày Phục Sinh. Trong hành trình đức tin, những trải nghiệm ‘Chúa Hiển Dung’ rất quan trọng và cần thiết. Việc chiêm ngưỡng dung nhan rạng ngời sáng chói hơn ánh mặt trời của Đức Giêsu không làm chúng ta bị chóa mắt, hay quáng gà rồi không còn nhìn thấy những thực tại của trần gian nữa. Chúa không chỉ Thần Hiện như kinh nghiệm của Maisen và dân Israel xưa kia, Ngài đã trở thành người và cư ngụ giữa chúng ta. Đây cũng là chủ đề chính mà Đức Giêsu trong Matthew muốn trình bầy. Người chính là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta mọi nơi mọi lúc. Vì thế, với những kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa - qua cầu nguyện, các biến cố xẩy đến trong đời - đều là hồng ân giúp chúng ta trở về với đời sống, đối diện với muôn ngàn thử thách, đắng cay bằng ánh sáng và con tim mới. Với sự hiện diên của Đức Giêsu, không chỉ ở trên núi (Thánh), nhưng ở mọi giây phút của cuộc đời; chúng ta sẽ chấp nhận cuộc sống với tinh thần lạc quan, sẵn sàng chiến đấu mà không ngại gian khổ, chấp nhận những bất tòan của chính bản thân để có thể thông cảm các nỗi yếu đuối và không hòan hảo của người khác; rồi cùng đồng hành với nhau trên con đuờng mà Chúa đã đi qua. Xin dung nhan của Chúa hiển dung hôm nay và nhất là Ánh Sáng Phục sinh của Đức Kitô luôn dẫn lối chỉ đuờng cho chúng ta, để chúng ta biết đón nhận và sống trọn vẹn những phút giây của cuộc sống và tiếp tục ‘buớc theo’ và ‘cùng buớc vào’ dấu chân của Đức Kitô đã buớc qua. Lm Joe Mai Văn Thịnh



IỂN DUNG: KINH NGHIỆM CHO HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN

Mỗi khi có dịp ra nghĩa trang để viếng phần mộ của ba mẹ và các bậc tiên nhân, tôi có dịp đi thăm những người bạn cũ. Có những người tôi đã gặp, người khác chỉ biết tên. Riêng trường hợp của cháu Quỳnh Trâm thì khác. Dù chưa một lần gặp cháu, nhưng biến cố mà cháu và gia đình đã đón nhận thì tôi không thể nào quên đuợc. Quả thật là tai uơng và còn thảm kịch nào đau đớn hơn điều mà gia đình cháu đã trải qua! Tôi còn nhớ mãi tiếng gào thét của mẹ cháu trong giây phút hạ huyệt. Chị đau đớn vì mất con. Cơn đau này đã truyền sang bố cháu khiến anh đã hoài nghi về lòng nhân ái của Thiên Chúa khi đặt câu hỏi: sao Chúa lại cướp đi tương lai sáng ngời và tươi đẹp của bông hoa đẹp trong gia đình con?

Tôi vẫn biết là rất khó để tìm đuợc câu trả lời thỏa đáng cho những ai đang phải đối diện với những bi kịch vô vàn đau khổ đang xẩy ra cho gia đình họ. Nỗi bi thương thường làm tê liệt tâm tình của mọi người liên hệ. Khi đối diện với giông tố và bão táp thì làm thế nào để an ủi và nâng đỡ nhau đây! Và, chúng ta cần làm gì để giúp họ nhìn ra được ánh sáng trong khi họ và gia đình đang bị bóng tối bao phủ.

Thân phận con người Đức Giêsu cũng không khác gì chúng ta. Người không chỉ đối diện với các thử thách, đau khổ của riêng mình; nhưng ôm trọn tất cả vào trong cuộc đời và sứ vụ của Người; không chỉ xẩy ra một lúc, nhưng hiện diện trong suốt cuộc đời của Người. Tất cả đều là thử thách.

Một mặt, Đức Giêsu biết ý định của Chúa Cha là muốn Người buớc vào con đuờng khổ nạn, con đuờng hy sinh, con đuờng từ bỏ, con đuờng Thập giá. Mặt khác, trong nhân tính của một con nguời như chúng ta, ngọai trừ tội lỗi. Người vẫn sợ nỗi sỉ nhục, đau khổ và sự chết. Chính trong tâm trạng đối kháng, bồi hồi, hoang mang và xao xuyến đến nỗi mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất và miệng Người đã phải thốt lên “Lậy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này” (Luca 22,42a). Nhưng Đức Giêsu không ngừng ở đấy, Người tiếp tục: “Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha” (42b). Cuối cùng, Người đã sống trọn vẹn căn tính ‘Con Thiên Chúa’ không theo ý Nguời mà là ý muốn của Cha.

Thử thách đầu tiên trong hoang địa “nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy…”(Mt 4:1-3), và cũng là thử thách sau cùng trên Thập Giá “Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!” (Mt 27: 40). Như vậy, thử thách ở đây chính là căn tính Con Thiên Chúa của Người. Tự thâm tâm Đức Giêsu biết rõ căn tính đó hơn bao giờ hết. Đã là Con Thiên Chúa thì Người làm gì mà không đuợc. Nhưng, trốn khỏi Thập giá rồi chọn con đuờng tắt để buớc vào vinh quang và cho họ biết mình là Con Thiên Chúa thì Người không thể chấp nhận và tuân theo. Đó là thử thách mà Người đã vuợt qua.

Trong chiều huớng đó, trình thuật Chúa hiển dung mà chúng ta suy niệm hôm nay đóng một vai trò thật quan trọng trong hành trình của người môn đệ. Đức Giêsu cho các môn đệ ‘nếm một chút’ ánh sáng vinh hiển của Người. Ánh sáng đích thật này chỉ đuợc tỏ bầy trọn vẹn qua biến cố Phục sinh, đó chính là cao điểm hành trình làm Con Thiên Chúa của Người. Nhưng trong phút giây này, trước mắt Người vẫn là hành trình khổ nạn chứ chưa phải là vinh quang.

Có như vậy, chúng ta mới nhận ra việc Chúa yêu thuơng, săn sóc và lo lắng cho các môn đệ và chúng ta đến độ nào. Người hiểu các nỗi yếu đuối của chúng ta, Người biết lòng trí không ngay thẳng của những ai đang theo Nguời, Người còn biết rõ ý định sai lạc muốn tìm kiếm địa vị của Gio-an và Gia-cô-bê, v.v... Nhưng Người lại không hề thất vọng về họ. Người chuẩn bị cho các môn đệ và chúng ta đủ sức để đối diện và CÙNG ĐỒNG HÀNH với cuộc khổ nạn của Nguời bằng cách cho họ và chúng ta ‘nếm một chút’ vinh quang của Con Thiên Chúa. Kinh nghiệm độc nhất vô nhị này vô cùng quí giá, nó sẽ nâng đỡ chúng ta khi gặp nhưng hòan cảnh tuởng như là quá sức của mình.

Thật vậy, kinh nghịệm ‘Hiển Dung’ sẽ nâng đỡ các môn đệ và chúng ta hiên ngang tiến vào vuờn Giệt-si-ma-ni và sau cùng là đồi Can-vê để đồng hành với Đức Giêsu trên đuờng Thuơng Khó của Người. Và chúng ta tin rằng tất cả không dừng lại ở đó, nhưng còn mở ra một chân trời hạnh phúc và vinh hiển trong ngày Phục Sinh.

Trong hành trình đức tin, những trải nghiệm ‘Chúa Hiển Dung’ rất quan trọng và cần thiết. Việc chiêm ngưỡng dung nhan rạng ngời sáng chói hơn ánh mặt trời của Đức Giêsu không làm chúng ta bị chóa mắt, hay quáng gà rồi không còn nhìn thấy những thực tại của trần gian nữa. Chúa không chỉ Thần Hiện như kinh nghiệm của Maisen và dân Israel xưa kia, Ngài đã trở thành người và cư ngụ giữa chúng ta. Đây cũng là chủ đề chính mà Đức Giêsu trong Matthew muốn trình bầy. Người chính là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta mọi nơi mọi lúc. Vì thế, với những kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa - qua cầu nguyện, các biến cố xẩy đến trong đời - đều là hồng ân giúp chúng ta trở về với đời sống, đối diện với muôn ngàn thử thách, đắng cay bằng ánh sáng và con tim mới. Với sự hiện diên của Đức Giêsu, không chỉ ở trên núi (Thánh), nhưng ở mọi giây phút của cuộc đời; chúng ta sẽ chấp nhận cuộc sống với tinh thần lạc quan, sẵn sàng chiến đấu mà không ngại gian khổ, chấp nhận những bất tòan của chính bản thân để có thể thông cảm các nỗi yếu đuối và không hòan hảo của người khác; rồi cùng đồng hành với nhau trên con đuờng mà Chúa đã đi qua.

Xin dung nhan của Chúa hiển dung hôm nay và nhất là Ánh Sáng Phục sinh của Đức Kitô luôn dẫn lối chỉ đuờng cho chúng ta, để chúng ta biết đón nhận và sống trọn vẹn những phút giây của cuộc sống và tiếp tục ‘buớc theo’ và ‘cùng buớc vào’ dấu chân của Đức Kitô đã buớc qua.

Lm Joe Mai Văn Thịnh

No comments: