Friday 2 June 2017

Lm E. Schillebeeckx: Bài 12 Thần-học-gia toại-nguyện, người đó chính là tôi: Nghiên cứu thần học




*
Chương 4
Nghiên-cứu thần-học
(Bài 12)


Lâu nay, hẳn người đọc đều nhận ra được sự biến-hoá trong quá-trình suy-tư thần-học của riêng tôi. Khi trước, tôi khởi-công làm việc này qua các bài bình luận về những gì khiến ta gọi được là “Sacra doctrina” (tức: Đạo-lý thánh-thiêng) nơi công-trình của thánh Tôma Akinô. Đó không phải là Đạo-lý thánh-thiêng của Giáo-hội, nhưng Kinh Sách không chỉ bao gồm mỗi Thánh kinh mà thôi, nhưng cả đến những bài suy-luận của các tổ-phụ và toàn-bộ truyền-thống Kitô-hữu nữa.

Hiện đang có hai nguồn tư-tưởng nơi công-trình của thánh Tôma Akinô: một, chấp-nhận sử-dụng đạo-lý thánh-thiêng có qui-chiếu về với thần-học; còn nguồn tư-tưởng kia lại quyết rằng: thần-học bắt đầu bằng Kinh thánh và còn bảo rằng: Kinh-thánh là nền-tảng của mọi thần-học. Thần-học là Kinh-thánh, vốn dĩ trải dàn ra trong lịch-sử. Giai-đoạn đầu suy-tư thần-học của tôi, tôi đã theo phương-pháp đạo-lý thánh-thiêng.  

Hồi thập-niên 1960’, song song với sự xuất-hiện của khoa-học nhân-văn, đã thấy xảy đến làn sóng chỉ-trích xã-hội, văn-hoá, ý-thức-hệ và cả nền thần-học như một kỷ-luật dành cho thần-học. Tôi dõi theo khuynh-hướng này cũng đã lâu.

Thành thử, tôi mới vào đến giai-đoạn chú-giải đặc-biệt vốn dĩ là loại-hình sánh vai nhau mà phát-triển các giai-đoạn bình-phẩm không thương tiếc. Tôi đã giáp mặt với vấn-đề giải-thích các bản-văn này khác là bởi vì khoa chú-giải Kinh-Sách-cổ như vậy mà chưa ai biết tới, cả trong phạm-vi Công-giáo lẫn Thệ-Phản. Mọi người đều nói, thay vì để cho đạo-lý biến-hoá rộng. Trước tiên, tôi nói về sự biến-hoá của đạo-lý, rồi sự biến-hoá của truyền-thống tín-hữu Đức Kitô và vào thập-niên 1960’, lại nói về khoa Chú-giải Kinh-Sách-cổ. (*1)

Chú thích:

(*1) Chú-giải Kinh-thánh là việc ‘thông-ngôn/phiên-dịch’ còn ‘chú-giải Kinh-Sách-cổ là ‘khoa-học về thông-ngôn/phiên-dịch’ có vai-trò điều-nghiên việc giả-định trước sự việc chú-giải Kinh thánh hoặc thông-ngôn/phiên-dịch như về Kinh thánh, chẳng hạn. Công việc điều-nghiên này thật cần-thiết do bởi sự tiến-hành trải rộng chân trời kinh-nghiệm của ta, của những suy-tư ta có và cả đường-lối diễn-tả các trải-nghiệm ấy.


Rồi sau đó, tôi lại nắm bắt khuynh-hướng tiến vào địa-hạt cấu-trúc-luận (*2)

(*2) Cụm-từ ‘Cấu-trúc-luận’ qui về trường-phái ngữ-học rất khác-biệt là trường lớp có chung sự-kiện bảo rằng chúng đặt nền-tảng của ngôn-ngữ học lên trên việc học-hỏi những gì lâu nay được nói đến, cố tìm cách định-nghĩa cấu-trúc của chúng (như: ngành kiến-trúc với sự độc-lập của các yếu-tố nội-tại), trong khi mọi sự đều qui về cách phát ra âm-thanh/biểu-tượng của chúng, như: chủ-thể và tình-huống, bị đặt ra ngoài cuộc nghiên-cứu.


Với tôi, khoa chú-giải Kinh-Sách-cổ đơn-giản chỉ là vấn-đề chú-giải hoặc thông-ngôn/phiên-dịch cổ-bản mà thôi. Đó là ngành khoa-học về thông-ngôn/phiên-dịch vốn dĩ điều-tra/nghiên-cứu các giả-định có sự thông-ngôn/phiên-dịch từ trước đó.

Trong chương đầu tập 3 sách Kitô-học, tôi đã phác-thảo nét chính của tổng-hợp cấu-trúc về kinh-nghiệm của con người. Tôi nói về kinh-nghiệm của lòng tin trong Kinh thánh không được hiểu như thần-học về lời; bởi lời của Chúa là lời của các bản-thể con người nói về Thiên-Chúa. Điều này, như thể bảo: lời lẽ của Kinh thánh là lời của Thiên-Chúa đơn-giản chỉ  có nghĩa đó là chuyện không có thật. Đó chỉ là lời của Thiên-Chúa nói một cách gián-tiếp, mà thôi.

Các bài viết trong Kinh Sách đều là những chứng-từ mang tính nhân-bản về Thiên-Chúa, do những con người lâu nay sống có lịch-sử và có kinh-nghiệm về Thiên-Chúa. Khi Kinh Sách bảo rằng: “Thiên-Chúa đã nói điều ấy, Đức Kitô đã nói lên điều ấy…”, thì không phải là Thiên-Chúa hoặc Đức Kitô đã từng nói điều đó theo nghĩa chặt-chẽ, mà là các bản-thể người đã nói lên kinh-nghiệm của họ về Thiên-Chúa. Kinh-nghiệm của họ đến từ Thần-Khí; nên theo nghĩa này, ta có thể nói một cách cũng rất đúng rằng Kinh thánh đã nhận được nguồn-hứng từ đâu đó, để viết ra.                       
       
Tuy nhiên, cùng một lúc, ta cũng nên nhớ về sự trung-gian của người phàm mang tính lịch-sử, rất ngẫu-nhiên. Con người chẳng bao giờ lại đối đầu trực-tiếp với Thiên-Chúa theo cách mặt-đối-mặt được. Việc Giáp mặt như thế luôn ngang qua các trung-gian. Thế nên, chính các bản-thể người mới nói về Thiên-Chúa, mà thôi.

Đây là điều rất quan-trọng đối với nghiên-cứu thần-học và có thế, ta mới hiểu được sự biến-hoá của các tín-lý về đạo. Ta không thể hiểu được nền thần-học mới mà lại không có ý-niệm về mặc-khải của Thiên-Chúa được biểu-thị ngang qua lịch-sử, cả đến ý-niệm về kinh-nghiệm về thông-ngôn/phiên-dịch của các bản-thể người nữa. Một khi việc thông qua trung-gian không được chấp-nhận, thì con người không tránh được việc trượt/lướt vào trào-lưu chính-thống-hoá mọi sự.

Phương-pháp thần-học của tôi đặt nền-tảng lên kinh-nghiệm của con người và tín-hữu Đức Kitô, chung cũng như riêng. Tôi áp-dụng điều đó vào truyền-thống vốn dĩ chỉ là kinh-nghiệm trở-thành phổ-cập. Tính-cách cá-nhân của con người được bao gộp vào với kinh-nghiệm chung của nhiều người, ra như thế. Trong suy-tư thần-học, tôi tiếp-tục áp-dụng phương-pháp kinh-nghiệm về mọi sự.  


Đối đầu với công-cuộc hiện-đại hoá


Đã từ lâu, tôi từng phân-tách tính hiện-đại-hoá có từ Nicholas Cusa đến các nhà hiền-triết như: Descartes, Leibniz và Pascal. Có một năm, tôi dạy cho học-viên nói Karl Marx là sản-phẩm của hiện-đại-tính là một mặt, còn mặt kia là phê-bình tính-cách chủ-quan vốn nằm bên trong phần cốt lõi của hiện-đại-tính.   
      
Nay, tôi lại thấy xã hội mình có khuynh-hướng chống-đối tính hiện-đại, lại coi đó như thể-loại chống-báng Đức Kitô. Đức đương-kim Giáo Hoàng xem ra cũng chối bỏ tính hiện-đại bằng một dự-án do ông thành-lập để tái-phúc âm-hoá Châu Âu. Đức Giáo Hoàng đây bảo rằng: hiện ta có nhu-cầu quay về lại với Châu Âu thời xưa/cũ của Cyrillô và Mêtôđiô, thứ Châu Âu của thánh Biển Đức. Còn với Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị thì, việc quay về lại với Đạo Chúa của thiên-niên-kỷ đầu đời là thách-thức to lớn. Sau đó, dõi theo các thế-kỷ đầy những giáo-phái đã ly-khai, tách rời. Lúc đầu, là việc tách rời của Giáo-hội Đông Phương, sau đó là việc cách-ly ngay bên trong Đạo Chúa ở Phương Tây.

Vào thiên-niên-kỷ thứ hai, Châu Âu suy sụp và cùng với Châu này, toàn-bộ nền văn-hoá Phương Tây cũng bị như thế. Ngõ hầu tái Phúc-Âm-hoá Châu Âu, lúc ấy đã có nhu-cầu lướt/vượt tính hiện-đại và tất cả mọi giá-trị tân-tiến để quay về lại với thiên-niên-kỷ thứ nhất. Trở về lại với Đạo Chúa của thôn làng, là mẫu-mã của mọi hình-thức của Đạo. Nếu quả là như thế --tôi thêm vào điều này—nếu thế, lại cũng có nhu-cầu là phải có can-đảm để chấp-nhận nền thần-học về thừa-tác-vụ hồi thiên-niên-kỷ đầu đời.

Thế nhưng, Đức Giáo Hoàng đây không nói gì về chuyện đó. Đạo Chúa trước thời hiện-đại-hoá, Đạo của nông thôn không có gì để phê-phán, là mẫu mã của Đạo Chúa theo như tư-tưởng của Đức đương kim Giáo hoàng mình, khi ngài bảo: “Hỡi nước Pháp, ta đã làm gì để rửa tội cho ngươi, đây?”  

Đó, là lối nói tiêu-biểu cho việc trở về này. Tôi đả kích việc quay về như thế bởi lẽ các giá-trị hiện-đại của tự-do tín-ngưỡng, sự chịu đựng và tôn-giáo thật ra không là giá-trị của thiên-niện-kỷ đầu, như thế đâu.


Có một lúc, ngài nói về tục-hoá đạo-giáo.
Chuyện này tôi thấy hấp-dẫn lắm.
Ngài có nghĩ cụm-từ này đã lỗi-thời rồi không?

Với tôi, việc tục-hoá đạo-giáo đang là ý-niệm không được mọi người hiểu đúng cách cho lắm. Tôi, thì tôi hiểu việc tục-hoá như một hiện-tượng lịch-sử và văn-hoá qua đó thế-giới và xã-hội được hoạch-định bên trong chân trời của lý-trí cần nhận-thức. Bản-thể người đã lên kế-hoạch về thế-giới và hoạt-động có tầm nhìn về tương-lai. Và theo cung-cách này, một nguồn-mạch bị biến mất mà từ đó đạo-giáo thật sự được nuôi-dưỡng trong quá-khứ. Tôi hiểu việc tục-hoá theo nghĩa trái đất có quyền tự định-đoạt cho thân-phận của mình.

Các giám mục và Rôma nhìn việc tục-hoá đạo-giáo như đầu mối của ác thần, sự dữ. Các ngài lên án việc tục-hoá vì làm cho ý-nghĩa của đạo-giáo nên chán-chường, và đại loại như thế. Rõ ràng là việc tục-hoá đã làm chuyện đó, thế nhưng đây là một hiện-tượng hoàn toàn khác hẳn việc tục-hoá đạo giáo.

Thành thử, tôi thích nói về tính hiện-đại, hậu hiện-đại, cả vào khi nó là cụm-từ tối-nghĩa và đầy tính kích-bốc. Hiện có tính-cách hậu hiện-đại trong điều-kiện sống hiện-tại qua đó các bản-thể người là một cấu-trúc.


Các sách tôi viết                       

Hiện có sự khác-biệt nơi dự án tôi từng có trong đầu và các công việc mà thỉnh-thoảng tôi mới thực-hiện. Ở Đại-học Nijmegen, tôi không buộc phải dạy các khoá học đã định-sẵn, mà chỉ phải dạy về các vấn-đề này/nọ, mà ta đang giáp mặt/đương-đầu thôi.

Khi ấy, tôi được quyền tự mình chọn lựa chủ đề để đứng lớp. Mãi đến cuối thập-niên 1960’ vào thời buổi có các xung-đột lớn. Các học-viên đã ép tôi phải nhượng-bộ; tôi tiếp tục dạy các môn như thế và cũng đương-đầu với một số đề-tài nổi-cộm.

Louvain, tôi buộc phải dạy các môn bắt-buộc; còn ở Nijmegen, tôi lại có thể lựa-chọn môn dạy theo ý thích. Tôi đã tập-trung các suy-tư của mình vào môn cánh-chung-luận và Kitô-học. Thế nhưng, mặt khác, tình-huống xảy đến đã dẫn tôi đến chuyện nắm bắt các chủ-đề đặc-thù đôi lúc cứ gặp phải do tình-trạng riêng-biệt đưa đẩy tới.

Trong các tạp-chí thần-học như: Concilium, Tijdschrisft voor Theologie, vv.. tôi đã cho ấn-hành các bài viết có liên-quan đến các sự-kiện xảy ra trong Giáo-hội và thế-giới. Một mặt, theo nghĩa nào đó, tôi đã dạy môn thần-học theo bối-cảnh; mặt khác, tôi lại cứ tiếp-tục dự-án do mình đề ra. Ba tập sách về Kitô-học đôi lúc cũng bị đứt đoạn do bởi các khủng-hoảng trong Kitô-học ngang qua thần-học, dù có là thần-học Thệ-Phản hoặc Công-giáo cũng thế.

Đó là dự-án cá-nhân luôn khiến tôi hứng chí thực-hiện. Trong những năm gầy đây, tôi đã bắt đầu bàn-thảo về “tạo-dựng” có liên-quan đến cánh-chung-luận. Nghiên-cứu này, vẫn còn tiếp-tục. Tuy nhiên, các sách do tôi viết về thừa-tác-vụ đã thôi-thúc vì tình-hình mục-vụ ở Hoà-Lan và từ đó, phản-ánh với thế-giới Công-giáo.

Nói tóm lại, một mặt, thì một số bài viết hoặc sách vở có tính bối-cảnh, được thôi-thúc bởi các sự-kiện và các vấn-đề này/khác dù chuyện đó có xảy ra trên thế-giới; hoặc, trong Giáo-hội của Chúa; còn mặt khác, lại có nhiều việc cứ nảy-sinh từ dự-án tư riêng của tôi. Trên hết mọi sự, thì việc viết lách đa phần là về Kitô-học.    

 
                                                                                                (còn tiếp)
        
Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari
Mai Tá lược dịch

No comments: