Friday 23 June 2017

Lm Edward Schillebeeckx Thần-học-gia toại-nguyện, (Bài 18)Cánh-chung-luận




 
Bản-thể ‘người’ mang tính-chất lịch-sử, được đưa vào lịch-sử để làm thành lịch-sử. Thế nên, các bản-thể ‘người’ lâu nay dấn bước vào hành-trình sống, được thiết-lập với Thiên-Chúa, bởi vì mọi bản-thể đều là tạo-vật do Thiên-Chúa dựng. Thế nhưng, có lẽ cũng có những hành-trình không có Thiên-Chúa đồng-hành và đôi lúc còn chống lại cả Thiên-Chúa, nữa.        

Bản-thể ‘người’, là bản-thể có tính-chất lịch-sử được đặt để trong tương-quan với Thiên-Chúa vĩnh-cửu. Tương-quan giữa bản-thể-người có sử-tính và Thiên-Chúa vĩnh-cửu, lại đã dấy lên vấn-đề cánh-chung-luận. Bởi, cuộc đời người là sự sống ngẫu-nhiên có khởi đầu và cũng có đoạn kết, nữa.

Vậy thì, thử hỏi: bản-thể ‘người’ có khả-năng tồn-tại mãi mãi chăng? Ta có thể thấy được nhiều thứ hơn ở đây chứ? Có chăng sự sống sau khi chết? Có chăng chốn thiên-đàng dành cho những người từng làm chuyện tốt lành? Có chăng hoả-ngục dành cho những ai từng làm điều quái-ác/xấu xa, chứ?

Vấn-đề ở đây, là do tính-chất lịch-sử từ con người tạo ra. Còn, cánh-chung-luận lại là lời đáp/trả của tín-hữu Đức Kitô dành cho những câu hỏi vừa nêu. Sự sống vĩnh-cửu, không là sự/việc gắn liền vào với tính-chất không thể tách rời khỏi các bản-thể ngẫu-nhiên. Ngay cả khi bản-thể ‘người’ có được thần-hồn linh-thiêng đi nữa, ta cũng không thể bảo: tính-chất linh-thiêng nơi thần-tính con người, lại là nền-tảng đích-thực của sự sống nằm phía bên kia cuộc đời người, được.

Quả thật, đây không là ý-tưởng của những người theo Đạo Chúa. Nhưng, là nền-tảng tư-tưởng xuất-phát từ đầu óc người Hy-Lạp, mà ra. Còn, căn-bản niềm tin là sự/việc ‘trỗi dậy từ cõi chết’ đi dần vào sự sống vĩnh-cửu, vốn là chủ-thể-tính hỗ-tương giữa Thiên-Chúa vĩnh-cửu và bản-thể ‘người’, rất ngẫu-nhiên.

Thành thử, nền-tảng của sự sống vĩnh-cửu nơi con người, là sự sống rất thần-tính, tức: cuộc sống có hiệp-thông/nối kết với Thiên-Chúa, chứ không phải tính-chất linh-thiêng của con người.

Đó, là lý-do khiến Tân-Ước của ta luôn nói về sự/việc ‘trổi-dậy từ cõi chết’, chứ không đề-cập đến tính-chất bất-tử của thần-hồn. Đây, lại cũng là quan-niệm của người Hy-Lạp và người ‘ngoại đạo’ vốn bảo rằng: tính-chất linh-thiêng như thế chính là nền-tảng của sự sống vĩnh-cửu. Bản-thể ‘người’, là thần-hồn nhập-thể vốn khởi-sự đường-lối nào đó và rồi kết-thúc cũng một lối/đường ấy, mà thôi.

Kinh Sách không nói là thần hồn là bản-chất sinh-động, còn thân xác mới dễ chết. Sự sống có thần- tính, tức sự sống có ân-huệ, là nền-tảng của sự trỗi dậy và sự sống thần-tính ở đây lại mạnh hơn cả sự chết, nữa.


Bằng ngôn-ngữ ở ngoài đường,
ta hãy hỏi:
Thiên-đàng là gì?
Địa đàng là thế nào?
Hoả-ngục ra sao?

Thiên-đàng và hoả-ngục, là hai khả-hữu-thể mang tính-chất rất phạm-trù về con người. Riêng tôi, tôi vẫn cứ biện-bạch: hiện ta đang có tình-huống bất cân-xứng giữa ý-niệm về Thiên-đàng và quan-điểm/lập-trường về hoả-ngục. Cả hai, không thể đứng trụ trên cùng một lãnh-vực được. Giả như nền-tảng của mọi tồn-tại như vừa nói ở trên, là tương-quan sinh-động ta vẫn có với Thiên-Chúa, thì tôi đây lại sẽ tự hỏi lòng mình, rằng: điều gì xảy đến, khi tương-quan ta với Chúa không ăn-ý với bất cứ đường-lối nào hết, tức: khi có ai đó lại xử sự theo cách xấu xa với chủ-đích cuối?

Ta thật không biết: có người từng làm chuyện xấu xa như thế theo cách dứt-khoát, tức: họ chỉ muốn chối bỏ ân-sủng và sự tha thứ từ Thiên-Chúa. Tuy nhiên, giả như có ai đó  -đây chỉ là giả-thuyết mà thôi--  lại không có tương-quan thần-tính nào hết với Chúa, tức có nghĩa: những người không có nền-tảng sự sống vĩnh-cửu, sẽ lại khác.

Hoả-ngục đây, là kết-cuộc dành để cho những người chuyên làm chuyện xấu-xa/sằng-bậy theo cách dứt-khoát, thì ắt hẳn là họ sẽ đi đến kết-cuộc là chuốc vào mình cái chết về thể-xác, đồng thời, đó cũng là kết-cuộc tuyệt-đối của họ, thôi. Thành thử, theo cánh-chung-luận, chỉ có thiên-đàng và thiên-đàng, mà thôi.

Đây, là thứ gì đó khác với điều mà tiếng Hy-Lạp gọi là “apokatastasis” hoặc những gì mà tác-giả Origen (*1) và bạn bè từng đưa ra bản tóm-lược, cũng rất chung. Xin nhắc lại, là: cả tôi nữa, cũng không biết làm sao lại có người xấu/ác đến độ dám chối-bỏ ân-huệ và sự thứ-tha từ Thiên Chúa, được.


Chú thích: (*1): Origen là tác-giả quen thuộc với Giáo-hội vốn sinh hạ vào  năm 185 ở Ai Cập, có lẽ là từ Alexandria (thủ-đô của Ai-Cập) và ông đã qui tiên tại thành Tyre vào những năm 253-54, hay sao đó.

Với thế-giới của tín-hữu Đức Kitô, thì: cụm-từ Hy-Lạp “Apokatastasis” được các Giáo-phụ thời Trung-Cổ và cả ông Origen nữa, cũng đã khẳng-định và hiểu theo nghĩa: đó là sự/việc mà tất cả mọi tạo-vật được phép trở về với trạng-thái phúc hạnh, tuyệt đối.

Nay, ta có thể bảo: mọi bản-thể ‘người’, đều qui về điểm tới là thiên-đàng. Thế nhưng, tất cả mọi biến-cố hoặc sự-kiện, giả như ta nhận ra được những con người, nam-nhân cũng như nữ-giới, đầy tính xấu-xa/quái-ác; và tôi muốn nói: họ dứt-khoát phải là người độc-ác ghê lắm nên mới thế; vậy thì, cái chết thể-xác của họ sẽ dứt-điểm hiện-hữu của họ, rồi.

Thực ra trên cõi đời này, duy nhất chỉ có thiên-đàng mà thôi, chứ không hề có hoả-ngục luôn đi song-hành với nó, cả vào khi bản-thể ‘người’ trải-nghiệm sự đốt cháy/nóng bỏng và khổ-đau mãi đến vô-tận.

Quả là, ta sẽ biện-bạch cách ngược-ngạo chống lại bản-chất của  Thiên-Chúa là Đấng yêu-thương hết mọi bản-thể ‘người’, nếu như ta lại cứ bảo: người người sẽ bị trừng-phạt cho đến vô-tận. Và, tất cả đều là những điều mà không ai có khả-năng hiểu biết những sự/việc như thế.

Với tôi, là người có niềm tin rất mực, thì: ta không thể tưởng-tượng nổi chuyện, là: trong lúc niềm vui ta có đang ngập tràn cõi thiên-đàng, lại có người cứ mải xa-cách mãi chốn ấy đến độ họ kết-thúc cuộc đời họ giữa cơn lửa bỏng chịu mọi khổ-hình cho đến vĩnh-cửu.

Và đây, thật không thể gọi là hoả-ngục, tức những gì trái-nghịch lại niềm vui vô-tận của Vương Quốc Nước Trời, được. Và thật ra, trong đời người chỉ có mỗi thiên-đàng là Vương Quốc Nước Trời, mà thôi.

Thiên-đàng và hoả-ngục, là các khả-hữu-thể mang tính-chất rất ‘người’. Bởi, bản-thể  ‘người’ là tạo-vật khiếm-khuyết, rất có hạn. Họ có thể chọn những điều tốt/xấu theo cung-cách nhất-định. Đây, lại là yếu-tố nhân-bản. Tôi thật chẳng biết là: trên đời này, lại có người chọn-lựa quái-ác/xấu-xa. Nhưng, ngay dù có những người như thế đi nữa, thì hoả-ngục cũng không hiện-hữu. (*2)


Chú thích: (*2) Để làm sáng-tỏ các biểu-lộ xem ra có hơi nhanh theo kiểu tốc-ký và cũng để hiểu được những điều ấy trong bối-cảnh suy-xét ở đây, tôi đề-nghị bạn đọc qui về tác-giả R. Gibellini là người viết cuốn có tựa-đề là: “La teologia del XX secolo”, Brescia 1992, tr. 367f có nói rằng: “Với E. Schillebeeckx, không thể có sự đối-xứng giữa cụm-từ “thiên-đàng” “hoả-ngục” được, bởi hoả-ngục không thể là ‘đối-tác’ của thiên-đàng, như vẫn được các thần-học-gia biện-bạch ở nền thần-học kinh-điển.

Thế nhưng, tác-giả E. Schillebeeckx đây lại cũng từ-chối không chấp-nhận việc các thần-học-gia xét lại quan-điểm này, bởi: là thần-học-gia, các vị không thuộc trường-phái quỉ-quái những là “lửa bỏng đốt cháy tâm-can” (đó là sử-dụng lại ngôn-từ của Von Balthasar); còn Teilhard de Chardin, Rahner và cả Balthasar nữa là những người coi hoả-ngục như một khả-hữu-thể thực-thụ do có sai-lầm tận-cùng, nhưng các vị này lại nhấn mạnh lên nhu-cầu “hy-vọng vì tất cả mọi sự”.

E.Schillebeeckx còn đề ra một giải-pháp khác, nói rằng: lập-luận cách lô-gích về sự tốt-lành được diễn-tả thói-lệ có liên-quan đến Vương-quốc, đặt căn-bản trên lời hứa-hẹn và ân-huệ, cho đến tuyệt-đích cuối của mối phúc-hạnh vĩnh-cửu.

Tuy nhiên, cái lôgích của sự quái-ác/xấu-xa không thích-đáng dù bằng cách nào đi nữa cũng thế. Và, nếu như có ai đó trong đời mình, lại có khả-năng trở nên toàn-bộ và dứt-khoát xa rời mối hiệp-thông với Thiên-Chúa của sự sống, thì người ấy đã nhắm vào điểm tới là bãi bỏ bản-thể của chính mình rồi.

Nhưng, không thể có hình bóng vương quốc hoả-ngục kề cận Vương Quốc Nước Trời đầy sướng vui được… Cụm-từ “escaton” hoặc sự việc ‘đối đế’ có tính tích-cực cách độc-quyền được.

Bởi, không thể có cái-gọi-là “escaton” một cách tiêu-cực, bao giờ hết. Sự tốt lành/hạnh-đạo, chứ không phải quái-ác/xấu-xa, luôn có lời cuối, ở đây. Đó, là thông-điệp và tập-quán riêng mang tính-chất rất ‘người’ của Đức Giêsu thành Nadarét được. Chính vì thế, mà các Kitô-hữu  vẫn tuyên-xưng Ngài là Đấng Kitô.” (X. E. Schillebeeckx, Church: The Human Story of God, tr. 138 tt).

Thật ra, không có cuộc sống nóng cháy đầy lửa bỏng, ở đâu hết. Giả như ai đó, trong đời họ, lại có khả-năng dứt khoát trọn-vẹn tách rời khỏi mọi hiệp-thông với Đức Chúa của sự sống, thì họ sẽ là những người đạt điểm tới bằng cách huỷ-hoại cả bản-ngã của mình, nữa.

Nhiều nhà thần-học lại cứ đến nói với tôi, rằng:

“Vậy thì, trên thế-gian này chẳng ai bị Chúa trừng-phạt vì các lỗi/tội
hoặc những xấu-xa do họ phạm sao?

Nghe hỏi thế, tôi bèn bảo:

“Không. Nếu như những người như thế
hiểu được rằng ta sống là sống có kết-hiệp với Thiên-Chúa,
đến mãn thời.”

Bởi, đối với các bản-thể ‘người’ như thế, thì sự sống chẳng có ý-nghĩa gì nếu không sống hiệp-thông với Thiên-Chúa, hết…

Người độc-ác/xấu-xa chẳng làm sao có được mối phúc-hạnh do Chúa ban, đến muôn đời, được. Với tôi, sự/việc thiên-đàng cùng hiện-hữu với ta, là thứ thiên-đàng dành cho người tốt lành; và hoả-ngục là dành để cho những người quái-ác sống xấu-xa nên mới là người nhận hình-phạt mãn phần tới thiên-thu… Nhưng người như thế không bao giờ tồn-tại.

Cụm-từ “escaton” hiểu theo nghĩa ‘thành-tựu cuối cùng’ hoàn-toàn mang tính tích-cực; và như thế, không có thành-tựu (tức: “escaton”) nào lại có tính tiêu-cực, cả. Chính sự tốt-lành, chứ không phải sự xấu-xa quái-ác mới là thứ thành-tựu giành được lời cuối cho mình, hơn ai hết.

Đây, là thông-điệp Chúa gửi và cũng là hành-động đầy sức sống trong cuộc đời của Đức Giêsu thành Nadarét.


Thế còn, luyện ngục thì sao?

Ý-niệm về chốn luyện-hình hay còn gọi là ‘luyện-ngục’, là quan-niệm của đạo Công-giáo, khiến tôi thấy cần phải có cho môn cánh-chung-luận mình đang bàn. Cả vào khi các bản-thể ‘người’ lâu nay vẫn chọn-lựa sự tốt-lành và phải có sự sống vĩnh-cửu nơi thiên-quốc, thì họ vẫn không là thánh-nhân giống như Đức Giêsu Kitô được. Họ cũng có khía-cạnh bất-toàn và/hoặc lỗi phạm như thường.

Ngay cả lúc, ai đó chết trong tình-trạng có ân-sủng, như vẫn gọi, thì người ấy vẫn ở lại trong tình-trạng của người phạm lỗi. Ngay trong lần chạm mặt ở chốn thiên-đàng với Thiên-Chúa, là Chúa của sự lành thánh, thì hành-xử đầu tiên từ tình-yêu của Thiên-Chúa là loại-hình của sự phấn-chấn, tinh-chế. Hành-xử đầy tính bác-ái của Thiên-Chúa là sự tinh-chế mọi bất-toàn ở nơi ta, trong phút chốc.                          

Thành thử, ta có thể bảo: luyện-ngục không là nơi chốn có tính không-gian hoặc thời-gian, và cũng không là gì cả ngoài tình-trạng ta không thể mô-tả bằng lời được. Thiên-Chúa phóng ra ngoài lằn sáng lên các bản-thể ‘người’, làm cho họ bừng sáng và tinh-chế họ. Đây, là loại-hình cắm rễ nơi Thiên-Chúa, và là khoảnh-khắc đầu của tầm nhìn đầy phúc-hạnh.

Thế nên, tất cả mọi người, nam cũng như nữ, đều kinh qua một thứ thanh-luyện nào đó trước khi đi vào tầm nhìn sáng-láng của Thiên-Chúa.

Xem như thế, thì “luyện ngục” không phải là thứ lửa bỏng để tinh-chế con người khỏi mọi lỗi/tội. Chính thánh Tôma Akinô cũng tự hỏi làm sao thần-hồn lại có thể tách rời khỏi thể-xác để vào chốn lửa bỏng mà tinh-chế. Lửa đây, không phải là thứ lửa nóng cháy chuyên trừng-phạt một ai, nhưng là thứ lửa tinh-chế. Lửa, nói như thế, chỉ là hình-ảnh để diễn-tả, mà thôi.

Có nhiều nhà thần-học lại cứ biện-luận rằng: sự sống vĩnh-cửu là cuộc sống ở dưới đất của kẻ tin vốn dĩ hiệp-thông với Thiên-Chúa. Đối với những người này, cái chết về mặt thể-xác là kết-cuộc của bản-thể ‘người’ và không có sự sống nào hết, sau khi chết. Khi con người đi vào bên trong/nội-tại của Thiên-Chúa mà không có sự hiện-hữu tư riêng, cá biệt.

Đối với các thần-học-gia như thế, sự sống đà kết-thúc và sẽ không còn tương-quan nào giữa cuộc sống kéo dài ở trái đất và sự sống bên trong nội tại của Thiên-Chúa, được nữa. Thế nhưng, trong trường-hợp này thì sự sống là một trò hề, không hơn không kém. Các vị nói ở trên lại cứ biện-luận về tính bất-tử và tồn-tại; nhưng sau khi chết, con người biến dạng mà đi vào với Thiên-Chúa mà không có hiện-hữu tư-riêng, cá-biệt của chính mình.          

Đây, là phần lý-thuyết rủi thay tìm thấy ở đoạn tiếp theo. Tôi vẫn chiến-đấu chống lại nó do bởi tôi không thể nào quan-niệm rằng sự sống có xác-thể lại sẽ kết-cuộc trong chốn nặc-danh, không tên, dù đó có là thứ nặc-danh/không tên rất linh-thiêng, rất thần-thánh.

Tác-giả là Lm Jacques Pohier, Dòng Đa Minh Pháp Quốc đã chấp-nhận/thông qua lập-trường này, mặc dù này ông lại chấp-nhận sự/việc Đức Kitô đã ‘sống lại’. Điều đó, đối với tôi, xem ra càng không có nghĩa-lý gì hết. Một mặt, muốn chấp-nhận việc Đức Kitô ‘sống lại’ thật, mặt khác ta càng không thể chấp-nhận được sự/việc ‘sống trở-lại’ như xác-thể của các bản-thể ‘người’ nào/khác được.



Thế nhưng,
vậy thì làm sao                       
các thần-học-gia nhà mình
cắt-nghĩa được lời lẽ trong Kinh Tin Kính
khi nói rằng “xác người ngay sau sống lại”?


Các vị ấy vẫn thường bảo, rằng: với các bản-thể ‘người’ ai cũng ước-ao như bọn trẻ là tồn tại mãi đến thiên-thu và coi đó như hình-thức hoang-tưởng nào đó, khó có thật. Cả tôi đây, cũng muốn bảo rằng: chúng ta không có quyền được sống mãi đến thiên-thu, bởi đó là quà-tặng ‘nhưng-không’ do Thiên-Chúa ban tặng. Thánh Phaolô cũng từng bảo: nếu không sống lại, thì sự sống trở nên hư-không/trống rỗng. Điều này, nói như các cụ, thì: cũng ‘thật như đếm’.   
           
                                                                                                                    (còn tiếp)   

Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari –
Mai Tá lược dịch

No comments: