Tuesday 20 June 2017

Lm E. Schillebeeckx :Thần-học-gia toại-nguyện, người ấy chính là tôi.(Bài 17)Lành thánh-nguyện cầu, một sự thể



 

 Với ông, thế nào là lành thánh?

Đó là ý-định của Thiên-Chúa chuyển đến với con người khiến ta có bổn-phận phải kiếm tìm cho ra những gì tốt-lành mà hiện thực. Ta cần trải-nghiệm những gì tốt đẹp, hạnh-đạo để rồi cuối cùng, cũng trở nên như con người thiện-hảo. Tốt lành và thiện-hảo, là nhận ra được sự hiện-hữu tuyệt-đối, rất “nhưng-không” của Thiên-Chúa. Đó, cũng là quyết-tâm đối-xử với tha-nhân cho công-bằng đầy thương-yêu, đùm bọc. Đó, còn là sự vẹn-toàn nơi ‘người phàm’, nay được nâng-nhấc lên cao để họ có thể đi vào chủ-quan-tính rất hỗ-tương đối với Thiên-Chúa.

Đây, tôi không có ý bảo rằng: trở-thành Kitô-hữu và người phàm là hai phạm-trù giống hệt nhau chút nào. Bởi, con người vốn dĩ trở-nên phàm-trần vẫn không cần có tương-quan sinh-động với Thiên-Chúa. Thế nên, lành thánh là tính nhân-bản phàm-trần được cất-nhc đưa vào cuộc sống tràn đầy thần-thánh của Thiên-Chúa.  

Lành thánh đầy thần-tính, hoặc sống với huệ-lộc Chúa phú/ban cũng là một thứ rất giống hệt nhau. Lòng tin, niềm hy-vọng và tính từ-thiện là các đặc-trưng kết nối trực-tiếp với Thiên-Chúa. Sống đầy thần-tính giả-định, là thừa-nhận cuộc sống vĩnh-hằng. Thế nhưng, sống tràn đầy thần-tính thật ra, còn hơn là sống đạo-đức theo chức-năng của người tín-hữu Đức Kitô vốn dĩ không bị giản-lược thành đời sống luân-lý/đạo-đức rất ư là cần-thiết cho đời sống hạnh-đạo của con người.


Thế còn, nguyện cầu lại sẽ ra sao?   

Nguyện-cầu, là động-thái mang tính thần-bí, nội-tại. Nói cách khác, đây là kinh-nghiệm sống ta vẫn có về sự hiện-hữu các “nhưng-không” của Thiên-Chúa. Nguyện-cầu, giúp con người nhận ra được Thiên-Chúa đang hiện-diện với chính mình. Nhận và biết như thế, đã là động-thái nguyện-cầu/thỉnh ý hệt như ta thấy ở Kinh Lạy Cha.

Khi ta khẩn-nài Thiên-Chúa cho Vương Quốc Ngài trị-vì mau chóng đến. Ta kêu-cầu Ngài thực-thi ý-định của Ngài, cùng thứ-tha mọi tội lỗi và ban tặng cho ta “cơm/bánh hằng ngày”. Đó, là những đòi hỏi từ nơi ta. Nguyện-cầu trong đạo độc thần, lại có đặc-trưng/đặc-thù của một đòi-hỏi.

Ta đề ra yêu-sách đối với Ngài để có được đôi điều mang đến cho ta, khi ta đòi hỏi Vương Quốc của Ngài thành hiện-thực, tỉ như phúc-hạnh của con người, nhưng lại không buông bỏ mọi sự để được Thiên-Chúa hiện-diện với mình cách tuyệt-đối. Nơi động-thái nguyện-cầu , luôn có khía-cạnh tồn-tại, như: ca-tụng Thiên-Chúa bằng việc chấp-nhận để Ngài hiện-diện cách tuyệt-đối và yêu cầu/đòi hỏi điều gì đó cho mình và tha-nhân.

Ông từng tập-trung suy-tư trên hết mọi sự
về con người và mối tương-quan với Thiên-Chúa
và tạo vật. Thế, tại sao lại đặt nặng vào con người?


Con người, là hình-ảnh của Thiên-Chúa. Nơi nào có con người sinh sống, thì ở đó lịch-sử được thể-hiện và dựng-xây theo cung-cách của người phàm. Thiên-Chúa thiết-lập ơn cứu-độ cho con người. Người phàm chúng ta, là những con người có tự do, là tạo-vật khả dĩ viết lên giòng sử đầy tội-lỗi; nhưng cũng là lịch-sử của ơn cứu-độ. Khi tạo lịch-sử, con người lại cứ ca-tụng nhân-loại bằng một quyết-tâm như thế. Chính Thiên-Chúa ban ơn cứu-độ qua trung-gian con người. Chính Thiên-Chúa là Đấng làm nên lịch-sử bằng và qua lịch-sử cứu-độ; qua trung-gian người phàm.


Maria, là chị cả
Của tín-hữu Đức Kitô

Vẫn mong rằng điều này xem ra chẳng có gì là kỳ lạ.
Giả như ở vào chốt-điểm này,
tôi lại hỏi ông đôi câu về Đức Nữ Trinh Maria, cũng không lạ!

Ngay sau khi Công Đồng Vatican 2 kết-thúc, có đến hơn ba chục năm sau, ta luôn có một loại-hình ra như thể Giáo-hội đã ngưng không nói về “Thánh-nữ-học” và cũng chẳng có vị nào nói nhiều về Đức Maria nữa.

Nay, thì từ nhiều phía, mọi người lại đã quay về đặt nặng tầm quan-trọng lên tương-quan giữa Đức Maria và Thần Khí rất thánh. Đây, là Đức Maria của Tin-Mừng, của truyện kể về thời ấu-thơ của Đức Giêsu. Chính từ đó, ta lại thấy được nền-tảng bộ môn Maria-học (mà không quên sót thánh Gioan), qua đó ta nhận ra mối tương-quan giữa Đức Maria và Thần Khí rất thánh.

Và hôm nay, ta lại có một Maria-học rất thần-linh, khả dĩ cũng được các giáo-phái khác chấp-nhận. Bởi, ở bộ môn Maria-học của các vị này, lại là mối tương-quan giữa Đức Maria và Thần-Khí thánh-hoá. Xem thế thì, mọi danh-xưng ở Maria-học, là các tên gọi do Giáo-hội đặt ra, mà thôi.

Các kinh cầu, lâu nay, đều qui về Giáo-hội. Với tôi, chừng như các tên gọi ta có được từ Giáo-hội lại cũng xuất-phát từ các danh-hiệu về các thần-linh khác nhau. Mẹ của Giáo-hội, không là Thánh nữ Đồng Trinh Maria, mà là Thần Khí rất thánh ái, tức người mẹ của mọi thành-viên trong Giáo-hội. Còn, Đức Maria là “Chị Cả” của mọi Ki-tô-hữu.

Đây là lập-trường/quan-điểm quyết đề-cao vai trò của nữ-giới, tức chủ-trương đặt nặng vai-trò “làm Chị” của Đức Maria, đúng hơn là vai-trò làm “Mẹ Giáo-hội”. Công đồng Vatican 2, không muốn tôn-phong Đức Maria làm “Mẹ Giáo-hội”, mà chỉ muốn nói rằng: một số vị vốn dĩ gọi Đức Maria là “Mẹ Giáo-hội”, mà thôi.

Theo tôi, ta cũng nên bàn thêm về môn Maria-học về Đấng thần-linh rất thánh của ta.
             
                                                                                                                                (còn tiếp)   

Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari -
Mai Tá lược dịch

No comments: