Ba Ngôi Đức Chúa
rất thánh thiêng
Ta
đi dần vào với huyền-nhiệm này, bằng vào các tìm tòi/học-hỏi vẫn lặp đi lặp lại
liên-hồi.
Trước
hết, việc này có liên quan đến Thiên-Chúa, Đấng tự tỏ mình Ngài ra với tạo-dựng;
và, theo cách độc-nhất, cả với chúng dân Do-thái-giáo như dân riêng Ngài chọn.
Thứ
hai, là: Thiên-Chúa tự tỏ mình Ngài ra với Đức Giêsu và nói chuyện với Người
Con của Thiên-Chúa. Thứ ba nữa, lại cũng có sự/việc Thiên-Chúa tỏ-lộ mình Ngài
ra trong cuộc sống Giáo-hội và tạo-dựng: đó là Thần Khí cùng là Thiên Chúa. Thiên-Chúa
của Cựu-Ước, Thiên-Chúa nơi Đức Giêsu, Thiên-Chúa ở Thánh Thần, nhưng đó là các
loại-hình Ngài hiện-tỏ trong lịch-sử.
Đạo
Chúa nói về Ba Ngôi rất linh-thiêng, lành thánh. Nhưng, bản thân tôi lại ít nói
đến Ba Ngôi Đức Chúa. Tôi e ngại nếu bảo rằng: Thiên-Chúa gồm ba ngôi-vị, thì làm
thế sẽ có nguy-cơ tạo nên một thứ đạo Tam-thần, tức: 3 Thiên-Chúa, 3 nhân-vị
như một loại gia-đình. Tôi ngần-ngại thiết-lập thứ thần-học đầy những biện-bạch
về 3 con người và mối liên-quan giữa 3 vị ấy.
Ngang
qua Đức Giêsu Kitô, người Con của Chúa, có mối tương-quan với
Thiên-Chúa-là-Cha; sau ngày Ngài trỗi-dậy, Đức Kitô xuất tự Thiên-Chúa qua
hình-thức của Thần-Khí, như quà-tặng cánh-chung là Thiên-Chúa và của
Thiên-Chúa.
Mọi
người trong chúng ta đều có thể nói về Ba Ngôi Đức Chúa. Nhưng, điều đó có phải
là ta đang nói về 3 ngôi-vị ư? Tôi chấp-nhận bản-vị Thiên-Chúa. Nhưng, chúng ta
không thể biết thể-loại thánh-thiêng nơi bản-vị này. Ba Ngôi Đức Chúa, là cách-thức
trở thành bản-chất riêng-tư của Thiên-Chúa. Ở đây, tôi là người chính-thống rất
trọn-vẹn hài-hoà với tín-lý.
Chính
đó là những gì mà tín-lý đòi-hỏi, bởi ba ngôi vị qua tư-cách của ngôi-vị lại không lập nên tín-lý về Ba Ngôi Đức
Chúa hiểu như thế. Công Đồng Tôlêđô
(*1)
có nói đến tự-vựng “tre res” (tức: ba
thực-thể) ở Thiên-Chúa: Thiên-Chúa là Đấng có Ba Ngôi như khi ta nhìn về bản-vị,
một thể-thức thánh-thiêng cốt để làm người.
Chú thích: (*1) Công Đồng thứ 11 ở Tôlêđô (năm 675), không được Giáo-hoàng Innôcentê III thông qua, là bởi vì Công
đồng này thường được qui-chiếu một cách sai-trái, tức: cứ cho rằng các qui-thức
về Ba Ngôi Đức Chúa của Âu-tinh đã được chuẩn-thuận. Những gì dính-dự trong sự/việc
này không là định-nghĩa về ba ngôi-vị như con người mà là mối tương-quan giữa
Cha, Con và Thần-Khí rất Thánh, tức: ‘ba
và một’.
Ở đây, không có
quan-ngại thánh-hoá cụm-từ “ngôi-vị” giống như thế (ở đây giả-định trước, và
người đọc cũng đều biết như thế); phản-ứng nói chung là nghịch-chống thuyết
“Tam-thần” (‘Không hề có sự-kiện ba thần-linh Thiên-Chúa’ ở đây), mặc dù định-nghĩa
này (lại nảy-sinh từ Thượng Hội-đồng Giám-mục ở địa-phương) lại không cứu-xét cụm-tự
“ngôi-vị” ra như thế. Chủ-đích việc ấy là để qui về Cha, Con và Thần-Khí rất
thánh, cả ba đều cùng một bản-chất và cả ba đều có liên-quan hỗ-tương giữa ba vị.
Tôi
không là người theo thuyết “Duy thể-thức”, tức: tín-lý/giáo-điều xuất-hiện vào
các thế-kỷ thứ hai và thứ ba, qua đó ba ngôi-vị ở Ba Ngôi Đức Chúa là ba
hình-thể xuất-hiện của cùng một ngôi-vị thánh-thiêng: ba hình-thể xuất-hiện bên
ngoài, hướng về phía thế-gian, hình-thể của một và cùng một ngôi-vị.
Tôi
bác-bỏ thuyết “Duy thể-thức”, bởi vì đối với tôi, bản-chất thần-linh rất thánh
là chất-liệu của ba bản-thể trong cùng một ngôi-vị; đó chính là ba tính-chất rất
cá-nhân bên trong cùng một con người. Tôi lại không dứt-khoát bảo rằng đó là ba
con người bởi lẽ điều đó rất tối-nghĩa (dễ hiểu lầm về Tam-thần), nhưng tôi là
nói rằng: bản-chất của Thiên-Chúa tự thân rất con người có cấu-trúc gồm ba
hình-thể.
Thuyết
về ngôi-vị thần-thiêng rất thánh là một cấu-trúc gồm ba hình-thể. Nói về ba con
người lại có thể tạo nguy-hiểm cho Ba Ngôi Đức Chúa là như thế.
Đó
là lần đầu tiên tôi suy-tư và Ba Ngôi Đức Chúa theo cách cởi mở là như vậy. Đối
với tôi, Ba Ngôi Đức Chúa là thể-loại làm người của Thiên-Chúa. Tôi chấp-nhận tất
cả mọi đòi hỏi của tín-lý/giáo-điều mà không tạo nguy-cơ nói về ba con người, tức:
một loại gia-đình và thật ra là thuyết “Tam thần” vốn dĩ rất phổ-cập đối với niềm
tin nơi tín-hữu Đức Kitô, đấy.
Ngài có gì phê-bình chuyện các thần-học
nay phát-triển rộng về Ba Ngôi?
Nói
thật tình, tôi không hiểu các biện-luận mà nhiều vị vẫn bàn về Chúa Ba Ngôi. Tỉ
dụ như: tôi tôn-trọng các biện-bạch ta có từ thánh Tôma Akinô, nhưng các biện-luận
ấy lại không diễn-tả qua bất cứ cung-cách nào về thần-tính mà tôi luận-bàn. Cho
đến nay, ta nói quá nhiều về Chúa Ba Ngôi, rồi. Vậy, đâu là giá-trị ta thâu-thập
và duy-trì từ các biện-luận như thế? Lm
De Petter, cha giáo dạy triết và đồng thời cũng là bậc thày hướng-dẫn tôi về
mặt tinh-thần, ngài từng hỏi:
“Chúa Ba Ngôi là gì thế? Bởi, với tôi, chính đó là sự
tin-tưởng mà Thiên-Chúa tỏ-bày chính mình Ngài bằng cách bảo rằng: Ngài có mặt trong
cả ba ngôi-vị, nhưng ta đành không hiểu điều đó, chút gì hết.”
Đây
là việc tin-tưởng vào điều huyền-bí nhưng lại không nói đó là bí-ẩn huyền-nhiệm,
gì hết. Thiên-Chúa là Đấng có Ba Ngôi (đây là tín-lý/giáo-điều!), nhưng Thiên-Chúa
không là ba con người. Đó có thể là thuyết “Tam thần”. Lâu nay, tôi chưa viết về
đề-tài này bao giờ hết, bởi lẽ tôi sợ điều ấy lắm. Tôi không muốn biện-bạch,
nhưng cảm thấy rằng có điều gì lớn lao ở đây, một thứ gì đó rất hấp-dẫn. Một
Chúa Ba Ngôi trong bản-chất tư-riêng của Thiên-Chúa.
Vậy, ngài tuyên-xưng đức tin
về điều gì đây?
Theo
nghĩa nào đó, tôi cũng vừa mô-tả điều ấy, ra rồi. Tôi hoàn-toàn công-nhận lời
kinh tin kính, nhưng Chúa Ba Ngôi lại không thấy có trong bản tuyên-xưng lòng
tin của chúng ta. Tôi tin tưởng Thiên-Chúa toàn năng, vào Đức Giêsu Kitô, Đấng
được Cha yêu-thương, là Con Thiên-Chúa trổi
vượt hơn hết; tôi tin vào Chúa Thánh Thần, là Đấng tạo cho tôi vấn-đề lớn-lao
nhất.
Trong
Kinh Sách, Thần Khí là quà tặng, chứ không là ngôi thứ ba; Ngài là thể-thức rất
Thiên-Chúa, Đấng ban tặng chính Ngài cho loài người. Ngài luôn là bản-vị của
Thiên-Chúa, nhưng là bản-vị Thiên-Chúa trong lịch-sử Giáo-hội, trong lịch-sử cứu-độ.
Đấng
Cha, Con, Thần-khí là Chúa Ba Ngôi, một Ba Ngôi Đức Chúa không thể tách rời
nhau được như triết-thuyết của thánh Âu
Tinh, thánh Bônaventura, thánh Tôma Akinô và mới rồi đây, gần với ta
hơn cả, là Rahner và Shoonenberg. Cuối cùng thì, các triết-thuyết
đây vốn từng phạm phải lỗi khiếm nhã đối với huyền-nhiệm Chúa Ba Ngôi, rồi.
Còn
về Thần Khí thánh-thiêng, tôi tiếp-tục bị tấn-kích do bởi sự-kiện là các nhà thần-học
hiện-đại lại nắm bắt vấn-đề mà các vị ấy bảo rằng thần-học của ta lại quên mất
ngôi-vị của Thần-Khí thánh-thiêng.
Thế
nhưng, ở cuối tác-phẩm của các vị ấy, tôi lại không khôn-ngoan hơn các vị là hiếm
khi bàn về Thần-Khí thánh-thiêng. Tôi gần như không hiểu/biết gì hết. Chỉ mỗi sự
thật là: Ngài như làn gió thổi vào nơi nào được định rõ và ta cũng chẳng biết
gió từ đâu đến.
Thần-khí
thánh-thiêng tạo nhiều ảnh-hưởng. Tự bản-chất, Thần-khí là Đấng không tên tuổi;
chính vì lý-do đó, tôi thấy rất khó để nhân-cách-hoá. Thành thử, tôi là kẻ rất
ngu muội, nói được là kẻ vô-tri về thần-học Chúa Ba Ngôi.
Tôi
tuyên xưng có Chúa Ba Ngôi, nhưng vẫn phải giữ thinh-lặng về việc hợp-lý-hoá
các mối tương quan-quan giữa ba ngôi-vị.
Có
một số các nhà thần-học tên-tuổi lẫy-lừng đã từng nắm bắt đề-tài về Thần-Khí
thánh thiêng, chẳng hạn như Lm Congar
rất ư cao cả. Các luận-chứng của ngài chắc chắn rất đặc-sắc, thú-vị từng nói
cho tôi biết nhiều về Thiên-Chúa, nhưng luôn chỉ về Thiên-Chúa thôi. Với tôi, khi
các bậc thày nói về Thần-Khí thánh thiêng, lại luôn nói về cùng một Thiên-Chúa
được trình-bày từ nhiều khía-cạnh và góc nhìn rất khác nhau.
Thần-Khí
thánh thiêng là quan-hệ giữa Cha và người Con: điều đó có nghĩa gì? Chắc chắn,
nơi đây có mối tương-quan giữa Thiên-Chúa và Đức Giêsu thành Nadarét. Đây là
tương-quan giữa cá-thể. Thế nhưng, tương-quan đây nối kết Thiên-Chúa và Đức Giêsu
với ngôi-vị thứ ba, chăng? Tôi vẫn tự hỏi lòng mình như thế.
Tôi
không chống trả các biện-bạch này, nhưng tôi không nhận ra rằng các điều đó lại
cộng thêm bất cứ thứ gì vào cuộc sống tinh-thần của tôi, hết. Tôi dám nói rằng
những chuyện như thế không cộng thêm điều gì hết.
Bản-vị
của Thiên-Chúa, vốn là bản-vị có cấu-trúc của Chúa Ba Ngôi, một bí-nhiệm mà tôi
chấp-nhận, không có nghĩa là ba con người ra như thế. Tôi lặp lại: đây không là
tín-điều buộc ta phải chấp-nhận có ba con người. Ta cần chấp-nhận Chúa Ba Ngôi,
nhưng làm sao con người lại chấp-nhận Chúa Ba Ngôi được?
Bên
tiếng La-tinh, lâu nay có câu nói vẫn bảo rằng: “fides quaerens intellectum”, tức:
niềm tin kiếm tìm sự hiểu biết, nhưng trí-năng, tức: khả-năng hiểu-biết lại đặt
ranh-giới và hạn-chế cho lý-trí.
Chúa
Ba Ngôi, của nhiều biện-luận thần-học là Ba Ngôi Đức Chúa dựa trên lý-luận của
trí-tuệ chứ không là Ba Ngôi Đức Chúa ở khẳng-định “fides quaerens intellectum”. Đây là Chúa Ba Ngôi của lý-luận. Điều
đó, ta nói cũng quá nhiều rồi.
Thế ngài có thích ở lại với
Bí-nhiệm này hơn mọi thứ không?
Tôi
tuyên xưng có Chúa Ba Ngôi, nhưng các biện-bạch như thế về mối tương-quan giữa
ba ngôi-vị lại không nói lên điều gì với tôi hết. Bí-nhiệm đây không thể lý-trí-hoá
được, và các đấng bậc lành thánh như Âu-Tinh,
Bônaventura, Tôma Akinô, Rahner, vv..
đều giải-thích điều đó theo kiểu duy-lý, kết-quả là: các thần-học về Chúa Ba
Ngôi như thế lại không nói gì về huyền-nhiệm của Thiên-Chúa vốn không sử-dụng bất
cứ tính-chất thiêng-liêng nào hết. Tất cả, đều là lý-luận thuần-tuý; có lẽ
thích thật, nhưng cũng lạnh-lẽo, lạnh-lùng và lạnh tanh, thôi.
(còn
tiếp)
Lm Edward
Schillebecckx chuyện
trò với Francesco Strazzari
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment