Khi
ấy, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã cho điều-tra một bí-mật khác để xét tư-tưởng của
tôi trong cuốn Kitô-học: Đức Giêsu, được
ấn-hành vào năm 1974. Vào lúc ấy, các vị cũng đã gửi một bảng câu hỏi vào ngày
20 tháng Mười năm 1976 để tôi trả lời.
Phần
dẫn-nhập bản-văn này ghi rằng: nhiều tuyên-ngôn viết trong sách của tôi tạo nhiều
vấn-đề nghiêm-trọng về nguyên-tắc hành-động theo phương-pháp, tức: kết-quả
công-việc nghiên-cứu về chú-giải và thần-học tín-lý. Tôi được yêu-cầu làm sáng-tỏ
tư-tưởng của mình về những chuyện như:
- Tôi đã chọn-lựa khuynh-hướng chú-giải nào đó khác lối chú-giải cũ về Kinh thánh;
- Tôi đã viết về “Đức Giêsu lịch-sử” qui về bản-thể người của Ngài, cũng như sứ-vụ của Ngài qua tư-cách là Ngôn-sứ cánh chung, về quan-hệ giữa Ngài với Cha; và cuối cùng về Phục Sinh;
- Những gì tôi viết về Bí-tích Nhập-thể và Ba Ngôi Thiên-Chúa cũng như ý-niệm Đức Giêsu sinh hạ từ cung lòng Đức Trinh Nữ Maria và về Giáo-hội;
Ngày
13 tháng Tư năm 1977, tôi có gửi một thư viết tay có chi-tiết bằng tiếng Pháp,
trả lời cho tất cả các câu hỏi do Thánh Bộ đặt.
Ngày
18 tháng Bẩy cùng năm ấy, lại một lần nữa, tôi nhận được bảng câu hỏi do Thánh
Bộ gửi. Một số câu hỏi có thể đã được làm sáng-tỏ và giải-quyết đâu ra đấy,
nhưng một số câu hỏi về tín-lý xem ra vẫn còn ngờ-vực. Tôi hiểu rằng, tôi lại
dính-dự vào tiến-trình gồm các vấn-đề khác với chuyện đã được đề-cập vào độ tháng
Mười năm 1976.
Ngày
06/7/1978, qua Hồng y Willebrands (*3),
Tổng Giám mục thành Utrecht tôi lại được
yêu-cầu đi Rôma cắt-nghĩa lập-trường của tôi về môn Kitô-học rất mới, tôi khởi-xướng.
Chú thích: (*3) Hồng y này là người Hoà Lan, sinh
năm 1909, được tấn-phong Hồng-y năm 1969, làm Tổng Giám mục thành Utrecht, Chủ-tịch Danh-dự Hội-Đồng
Giáo-hoàng phụ trách Thăng-tiến Đoàn-kết giữa các tín-hữu Chúa Kitô, và làm Thư-ký
Hồng-y-đoàn. Ông là một trong các nhân-vật hàng đầu trong Giáo-hội Công-giáo, vào
lúc ấy.
Tháng
Mười Hai năm 1979, tôi đến Rôma ra trước ba nhà thần-học dưới trướng vị Bộ Trưởng
Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Ngày 13 tháng Mười Hai cùng năm, thần-học-gia Hamer đã đọc bản-văn dẫn-nhập qua đó ông
tuyên bố là Thánh Bộ sẽ duy-trì mọi qui-tắc đặt ra hôm 15 tháng Giêng năm 1971.
Thế
rồi, lại có thêm phần ghi nhớ ở Bảng câu hỏi gửi cho tôi ngày 20/10/1976 và tôi
đã trả lời trước đó đúng vào ngày 26/4/1977 rồi. Thần-học-gia Hamer đưa ra nhận-xét là: cuộc hội-thảo
chuyên-đề đã được chấp-thuận theo qui-định, đã có đó theo “tinh-thần tôn-trọng
và tin-tưởng lẫn nhau” của Giáo-hội.
Bộ
Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã sai Thư-ký đến đại-diện, nên Đức Ông Bovone khi ấy chủ-trì buổi hội-luận chuyên-đề này. Buổi hôm ấy, có:
nhà chú-giải lừng-danh của Louvain là
thần-học-gia A. Descamps, tôi biết rất
rõ ông này vì là thày dạy cũng thuộc Dòng Đa Minh.
Tiếp
đến có Giáo sư A. Patfoort chuyên đứng
lớp dạy ở trường Angelicum và thần-học-gia
J. Gallot, một vị Dòng Tên xuất tự
trường Gregoriana rất nổi tiếng. Giáo-sư Patfoort là một thứ Fleming đến
từ Lille là người biết chút ít về các
sách tôi viết về Bí-tích, nhưng không phải các sách khác đã được ấn-hành. Ông
này gặp nhiều khó khăn, khá tội-nghiệp!
Thần-học-gia
J. Galot mang đến buổi hội-luận bản
phỏng-vấn do tôi từng thực-hiện trước khi có bài sai đi Rôma. Tôi đã vặn lại ông
bằng cách bảo rằng: các tư-tưởng tôi viết ra đều còn đó trong các cuốn sách tôi
từng viết, chứ không ở phỏng-vấn, bởi những buổi như thế đều không đầy đủ, trọn
vẹn.
Nghe
thế rồi, ông bèn chìa ra một bản-văn và các hình-ảnh ghi chụp buổi mừng đám cưới
cho linh-mục nọ được cử-hành tại giáo-xứ ở Hoà Lan, trong đó có ghi địa-chỉ hẳn
hòi. Tôi nhất-quyết bảo với J. Galot rằng:
chuyện này không dính-dự gì đến tiến-trình tra-vấn hết.
Có
lúc, thần-học-gia Bovone lại xen vào
nói: “Schillebeeckx nói đúng. Chúng ta cần
bàn-thảo công-việc của ông ta cẩn-trọng một chút.” Thế nhưng, J. Galot không chịu thua để rồi Bovone bắt ông câm miệng. J. Galot coi đây là chuyện không tốt đẹp,
nên đã tỏ giận dữ rất mực.
Mỗi
vị trong nhóm ba thần-học-gia này, đều phát-biểu đến nửa tiếng đồng hồ. Riêng Patfoort làm tôi khó chịu hết biết. Ông
tra-vấn tôi bằng những câu hỏi ngây thơ ngoài đề. Ông ép tôi phải cắt-nghĩa thế
nào là chú-giải Kinh-thánh kiểu mới để ông hiểu. Tôi đáp lại bằng câu nói rất nghe
quen rút từ văn-bản triết-học của Tôma (bởi ông là học-giả theo triết-thuyết
Tôma). Câu ấy, như thế này: “Quidquid
recipitur ad modum recipientis, recipitur” tức bảo rằng: “Bất cứ điều gì được
tiếp-nhận, đều nhận theo cách thích-hợp người nhận). Nghe thế, ông bèn thất
thanh kêu lên: “A! tôi hiểu rồi. Tốt!”
Và sự thể chỉ mỗi thế.
Descamps biết tôi rất rõ. Ông
thường mời tôi đứng lớp dạy tại Đại-Học-đường Louvain và cả các buổi tĩnh-tâm dành cho linh-mục, nữa. Ông đưa ra
một số nhận-xét có từ quan-điểm của nhà chú-giải như sau: “Ở đây, tôi đóng vai-trò là nhà chú-giải chứ không là thần-học-gia
tín-lý!” Với chút thẩm-quyền và tính lịch-duyệt vốn có sẵn, ông chấp-nhận
coi lại các bài tôi viết trên Nhật Báo Thần-học của Trường Louvain (lúc ấy, là năm 1975) và tôi đã chấp-nhận các lời phẩm-bình
từ ông ra.
Trong
buổi hội-luận này, khi lặp lại các lời phẩm-bình của mình, ông đã khen-ngợi các
công-trình nghiên-cứu tôi đang thực-hiện.
Tiến-trình
này, nảy-sinh quanh cuốn sách tôi viết về “Đức
Giêsu”, dù lúc đó tôi đang cho ra cuốn thứ hai nói về Đức Kitô, cuốn này cũng đã được in-ấn, phát-hành rồi.
Buổi
hội-luận kéo dài đến hơn hai ngày. Các nhà thần-học đều phát-biểu qua tuyên-cáo
dọn sẵn trong khi tôi phải đáp trả những cái tát tai cho mọi loại câu hỏi đặt
ra cho tôi. Thật ra thì, khi ấy tôi đang phải đối đầu với tiến-trình mới do bởi
tôi đã trả lời bảng câu hỏi bằng cách viết tay, vào năm 1977 rồi.
Vào
độ ấy, có vị lại cứ dự-tính bứng rễ/hất chân tôi, dù tôi chẳng bị kết án bất cứ
tội gì. Một số câu vấn-nạn vẫn còn “để lửng”, nên tiến-trình tra-vấn này kết-cục
cách tốt đẹp, với riêng tôi.
Ngày
20/11/1980, tôi nhận được một lá thư do Bộ Tín Lý Đức Tin gửi cho tôi cốt làm sáng-tỏ
một số điểm và cũng để rút đi một số điều còn mù mờ. Lời lẽ trong thư, không
kèm theo một lời cáo buộc nào hết. Một số vấn-nạn vẫn còn bỏ ngỏ, cả những chuyện
không ăn khớp với học-thuyết Giáo-hội, nhưng lại phù-hợp với lòng tin. Đó là điều
hệ-trọng.
Tiến-trình tra-khảo lần thứ ba:
Công-cuộc thừa-tác rất chung (1984)
Tiến-trình
thẩm-tra lần thứ ba, là về sách tôi viết vào năm 1980 có nhan-đề là “Thừa-tác-vụ”. Tiến-trình hạch-hỏi nói ở
đây, khởi-đầu dưới quyền nhà thần-học tên là Hamer, tức một người tôi biết khá rõ vì chúng tôi cùng đứng lớp giảng
dạy tại Đại-học-đường Louvain, nhưng
được điều-động và kết-thúc ngang qua thần-học-gia Ratzinger là đấng bậc thủ-giữ vai-trò Bộ trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức
Tin, từ tháng Mười Một năm 1981.
Cùng
khi ấy, tức vào độ tháng Chín năm 1982, tôi đã ngưng không còn dạy ở Đại-học-đường
Nijmegen nữa, nên không còn thuộc quyền
Viện-trưởng Đại-học là Hồng y Simônis,
Tổng Giám mục Utrecht nữa.
Khi
đó, đã có yêu-cầu lập uỷ-ban gồm các nhà thần-học người Hoà-Lan cốt để truy-xét
cuốn sách do tôi hạ bút viết. Và, Ủy-ban này đã được thành-lập. Tất cả mọi
thành-viên trong Uỷ-ban này đều đồng thanh tuyên-bố: Sách này không có điều gì
chống-đối niềm tin đi Đạo, và rằng: nói theo ngôn-ngữ thần-học, thì: thừa-tác-vụ
ngoại-thường nói đây đã hiện-hữu ở Bí-tích và cũng được đạo-lý của Giáo-hội đã chính-thức
công-nhận rồi. Tôi phản-biện rằng: ở một số tình-huống ngoại-lệ, cũng cần nhờ cậy
vào chủ-tịch-đoàn của thừa-tác-vụ ngoại thường, nữa.
Thần-học-gia
Ratzinger đã nhận được tường-trình từ
Uỷ-ban thần-học-gia Hoà-Lan rồi. Vào ngày 6/8/1983, ông đã đưa ra một bức thư viết
về công-cuộc thừa-tác của hàng giáo-sĩ trong đó ông biện-luận rằng việc loại-trừ
công-cuộc thừa-tác ngoại-thường ở Tiệc Thánh Thể đã được Công Đồng Laterăng lần
thứ Tư ra nghị-định rồi.
Thần-học-gia
Ratzinger đã thúc-ép văn-bản của Công
đồng này và kéo ra một kết-luận có lý-lẽ bởi lẽ Công đồng đây từng phán: chỉ mỗi
linh-mục đã tấn-phong mới được phép chủ-trì Tiệc Thánh, lý do là vì khi ấy nhiều
phó-tế cũng từng làm chủ lễ như thế.
Bên
Giáo-hội Phương Đông, cũng thấy có nhiều trường-hợp xảy ra như thế. Mỗi khi vị
Giám-mục chủ-quản không có mặt, thì vị phó-tế chủ-trì buổi lễ như vị đại-diện
cho Giám-mục vậy. Thần-học-gia Ratzinger có
nói là: vấn-đề này đã đóng lại rồi.
Hai,
ba tháng sau khi phát-hành bức thư này, chính thần-học-gia Ratzinger có nói với tôi rằng vấn-đề này đã bị đóng lại rồi và
không có chỗ cho vị thừa-tác-viên ngoại-thường chủ-trì Buổi Tiệc Thánh, thay
vào đó. Tất nhiên là, Đức Giáo hoàng khi ấy đã ban ý-kiến chuẩn-thuận, thế
nhưng đây không phải là hành-động có liên quan-đến Giáo-hoàng. Tôi cũng không
hiểu được tại sao vấn-đề này lại bị đóng. Thật sững sờ. Tôi đã viết một phụ lục
cho ấn-bản tiếng Pháp của cuốn sách tôi viết về Thừa-tác-vụ trong đó tôi có chỉ-trích
ông Ratzinger đã tự mình lấy quyền diễn-giải
chuyện Công Đồng Lateran 4 theo kiểu-cách của riêng ông.
Sau
khi tài-liệu của Ratzinger được ấn-hành,
tôi lại viết một cuốn sách mới cũng về “Thừa-tác-vụ” trong đó, tôi không nói đến
thừa-tác-vụ ngoại-thường nữa, nhưng đã yêu-cầu một thể-loại bí-tích cho các vị
làm mục-vụ, là những vị từ đó được tấn-phong theo bối-cảnh thừa-tác-vụ bí-tích.
Thành thử, từ đó tôi không còn nói đến vấn-đề thừa-tác-vụ ngoại-thường để chủ-trì
Tiệc Thánh nữa, nhưng sử-dụng một phạm-trù khác để qui-chiếu vào cùng một chuyện.
Bề
Trên Tổng Quyền có bảo tôi đi Rôma để hội-luận với Ratzinger. Thư ký của Ratzinger
cũng có mặt ở đó, và chúng tôi nói tiếng Anh là ngôn-ngữ Ratzinger rất thành-thạo. Buổi hội-luận kéo dài khoảng 45
phút, rất tâm-tình. Đây không là tiến-trình thích-hợp với qui-tắc của năm 1971,
nhưng đơn-giản chỉ là buổi hội-luận, không chính-thức mà thôi.
Đây
là thủ-tục còn tồi-tệ hơn cả tiến-trình đều đặn nữa. Tôi gặp Ratzinger mặt-đối-mặt và nhớ lại thời
Công Đồng Vatican 2. Ngay khi ấy, đã thấy có cái gì đó từ ông ta khiến tôi không
bị thuyết phục. Ông chẳng bao giờ nói gì trong các buổi hội-họp trong thời gian
diễn ra Công-Đồng Vatican 2. Chắc vì Rahner,
Chenu và Yves Congar đều có mặt ở
đó, nên ông không nói điều gì hết.
Trong
lúc chuyện trò, ông tỏ ra rất tử-tế. Tôi nói với ông rằng: trong sách tôi mới vừa
viết, tôi không hề đả-động gì đến thừa-tác-vụ ngoại-thường hết. Tôi chỉ yêu-cầu
là các lần tấn-phong linh-mục sắp tới sẽ đọc kinh cầu Chúa Thánh Thần trong Lời
Nguyện Thánh Thể (*4).
Chú thích: (*4) Lời nguyện đọc kèm trong thánh-lễ,
đặc biệt là ở các buổi phụng-vụ Đông Phương, Chúa Thánh Thần được đích danh yêu
cầu ngự xuống trên của lễ hiến-tế, nên bánh và rượu trở thành Mình và Máu Đức
Kitô và vì thế có nghĩa như ơn cứu-độ cho những ai dự-phần trong Tiệc Thánh.
Lúc
ấy, ông có hỏi là tôi đang làm gì khi không còn dạy ở đại-học nữa. Tôi trả lời
rằng tôi đang làm việc hăng-say hơn bao giờ hết. Ông tiếp tục hỏi tôi nhiều câu
hỏi như thế mãi. Với tôi, loại hội-luận này có thể có tác-dụng tốt đẹp, bởi tôi
thuộc về lứa tuổi nào đó rồi, nhưng đối với những người trẻ hơn tôi thì đây là
một hình-thức hành-hạ/tra-tấn theo kiểu gọi là tử-tế. Bởi, lớp người trẻ không
thể hiểu được những gì được che khuất đằng sau tính nhẹ-nhàng/tử-tế của ông ấy.
Tôi
được vị thư ký tháp-tùng rời khỏi buổi hội-luận. Bề Trên Tổng Quyền ngỏ ý muốn
nói đôi điều về buổi hội-luận này, nhưng vị thư-ký đã ngắt lời ngài và bảo: “Có thể đây là tiến-trình thẩm-tra mới của
Thánh-Bộ Tín Lý: một thứ hội-luận giữa Ratzinger và nhà thần-học bị cật-vấn”. Bề
Trên Tổng Quyền và tôi khi đó đều giữ im-lặng, không nói gì. Tiếp sau đó, trong
tờ Osservatore Romano (tức: cơ-quan
ngôn-luận chính-thức của Rôma) có một
mẩu tin gửi đến tín-hữu Công-giáo trong đó nói rằng: đối với Bộ Tín Lý Đức Tin
vẫn còn có nhiều điểm bất đồng với đạo-lý chính-thức của Giáo-hội, nhưng không
phải với niềm tin.
Tắt
một lời, tôi chưa từng bị lên án cả trong ba tiến-trình thẩm-tra, ra như thế.
Cả ba tiến-trình thẩm-tra như thế
Có làm ngài đau khổ lắm không?
Tôi
không thể nói là nhiều hơn. Lần thẩm-tra đầu, khi Rahner báo cho tôi hay là tôi đang bị điều-tra mà không biết tại
sao lại có thể như thế, tôi vẫn thấy thật kinh-hãi. Tôi nhớ tôi có nói với Rahner như thế này: “Hãy nhớ rằng đây là lối đối-xử dành cho những người trong chúng ta
ngày đêm làm việc cho Giáo-hội, đấy.”
Vào
lần thẩm-tra thứ hai, tôi thấy cũng hơi buồn bực một chút, nhưng tôi cảm thấy tự-do
hơn đối với Thánh Bộ Rôma, Quan-toà dị-giáo thần-học và tôi. Đó là tiến-trình mở
ra và khi ấy tôi thấy còn dễ chịu, dù có sự hiện-diện của Galot, là người khiến tôi bực-bõ, rất phiền-não.
Lúc
ấy tôi tự hỏi làm thế nào mà tất cả chuyện này lại có thể xảy ra trong Giáo-hội
của Thiên-Chúa được. Với tư-cách là thần-học-gia, chúng tôi không phải là đấng
bậc “vô-ngộ” (tức: “không sai lầm”) đâu, nhưng cũng biết cách đối xử tốt với mọi
người, và/hoặc đôi lúc cũng có cung-cách làm cho nhiều người không được hài lòng.
Có bao giờ ngài có ý-định rời bỏ Giáo-hội và Hội Dòng
mình,
như thần-học-gia người Brazil là Leonardo Boff (* 5)
từng làm không?
Không
bao giờ. Không bao giờ như thế hết. Tôi thuộc Hội-thánh Công-giáo La Mã, nhưng
tôi không muốn nói Giáo-hội này không phải là không có sai sót. Thật ra, người
ta cần có can-đảm nói tiếng không.
Và
rồi, hỏi rằng tôi có ý-định rời bỏ Dòng Đa Minh không ư? Tôi chưa bao giờ
nghi-ngờ sự lựa chọn mà tôi từng quyết định vào tuổi 19, hết. Tôi thấy tội-nghiệp
khi thần-học-gia Boff chọn lựa như thế.
Ông là người bạn rất thân của tôi, cống-hiến trọn vẹn cho người nghèo, nhưng những
gì ông làm đều khiến tôi rối tinh lên. Tôi cảm thấy rất buồn về chuyện ấy.
Để
kết thúc chương đoạn nói nhiều về tiến-trình tra-khảo này, tôi muốn nói rằng:
cho đến bây giờ, như tôi hy-vọng, sẽ luôn là vụ/việc mà tôi chưa bao giờ có bất
cứ một điều gì để bị kết tội hết. Và, cho dù phiêu-lưu/mạo-hiểm cũng đã nhiều,
tôi vẫn toại-nguyện vì vẫn thuộc về Giáo-hội Chúa và Hội Dòng Đa Minh, của
tôi
(còn
tiếp)
Lm Edward
Schillebecckx chuyện
trò với Francesco Strazzari
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment