và Khởi-nguyên-học
Hãy
cho tôi đôi ba phút để nói thêm về địa-đàng. Cựu-ước khi xưa nói nhiều về
cánh-chung có tầm nhìn của khởi-nguyên-học qua sách Sáng Thế, với ý-tưởng về địa-đàng
và bản-thể ‘người’ sống vào thời đó. Tất cả, là suy-tư/biện-luận về cánh-chung,
ngang qua khởi-nguyên.
Tạo-dựng,
là phóng-thể về sự kiện hỏi rằng: làm sao các ngôn-sứ khi xưa lại có quan-niệm
về địa-đàng có bản-thể ‘người’ được định-vị ở trong đó. Đây, là sự hoán-chuyển
về cánh-chung mang tính ngôn-sứ dẫn vào giai-đoạn khởi-đầu của nhân-loại.
Lâu
nay, các học-giả khắp nơi đã đưa ra nhiều diễn-giải lịch-sử, trong đó cho thấy
Thiên-Chúa tỏ-bày cho nhân-loại biết về ơn cứu-độ. Thông-điệp đây, do bởi các
ngôn-sứ là những vị đã bộc-lộ điều đó ngay từ đoạn đầu tạo-dựng. Thiên-Chúa đặt
để con người ở chốn địa đàng, nhưng họ lại phạm lỗi khiến Ngài phải tống-xuất họ
khỏi tình-huống đó và khởi đầu truyện tội/lỗi.
Đó
là ý-niệm về ‘địa-đàng’ thuộc cánh-chung-luận. Toàn-bộ truyện kể ở sách Sáng Thế,
được cài-đặt vào với cánh-chung-luận. Với các Giáo-phụ Hy-Lạp, thì nhân-loại lập
tức khởi-sự viết lên lịch-sử của lỗi/tội.
Ngược
lại, các Giáo-phụ La-ngữ lại mô-tả bản-thể ‘người’ ở địa-đàng, là những con người
hoàn-thiện, rồi sau đó mới phạm phải lỗi/tội này/khác. Với các Giáo-phụ La-ngữ,
thì đây là sự việc được thần-bí-hoá. Còn, với các Giáo-phụ Hy-Lạp, địa-đàng lại
là tương-lai con người.
Con
người hướng về ‘địa đàng’ mà tiến bước. Trọn-vẹn môn khởi-nguyên-học được thiết-lập
trong khuôn-thước của cánh-chung-luận, bởi lẽ truyện kể ấy được xây dựng qua tầm
nhìn hướng về cánh-chung-luận. Các ngôn-sứ có nói: nơi Vương Quốc Nước Trời, người
ta thấy loài sư-tử đùa-giỡn với đám trẻ thơ, ngây ngô. Trong khi đó, thánh
Âu-Tinh và các Giáo-phụ La-ngữ lại qui các hình-ảnh này về địa-đàng.
Quả
thật, Thiên-Chúa có ý bảo: lịch-sử sẽ phải diễn-tiến ra như thế. Nhưng, lẽ đáng
ra, ta phải nói: con người không khởi-sự cuộc sống qua khôn-ngoan/hiểu biết,
nhưng bằng lỗi và tội. Và, con người cứ thế mở đường tiến về Vương Quốc Nước Trời.
Thành thử, Khởi-nguyên-học phải đốc-thúc việc tìm tòi có ánh sáng soi dọi từ
cánh-chung-luận.
Nếu vậy, tội nguyên-tổ là gì?
Lâu
nay, Giáo-triều Rôma vẫn lên án các học-thuyết mới cứng về tội ‘nguyên-tổ’. Nay,
tốt nhất, ta nên giữ im-lặng là hơn cả. Tôi đây, cũng tin vào tội ‘nguyên tổ’,
tức: tin rằng thế-giới nhân-trần này đã phạm tội, và cấu-trúc của gian-trần chốn
ấy là do con người tội lỗi làm nên; và tin rằng: mọi con người đều đi vào thế-giới
với thế-gian, qua tội lỗi.
Tuy
nhiên, tội đã có đó trước cả khi con người xuất-hiện. Con người phàm-tục đến với
thế-gian vào lúc ở nơi đó, đã xuất-hiện tội/lỗi rồi. Một mặt, con người tìm được
chỗ đứng trong lịch-sử cứu-độ; nhưng mặt khác, họ lại cũng chôn chân vào chốn lịch-sử
của lỗi/tội.
Tội
và lỗi, vốn dĩ siêu-thăng ý-định của mỗi cá-nhân riêng-tư của nhân-loại. Tình-trạng
cũng rất thực này chịu ảnh-hưởng từ tội và lỗi của người phàm, xác thịt. Toàn-bộ
lịch-sử của ta lại đã tạo chỗ đứng ‘từ tội đến lỗi’ mà ra, như Công Đồng Triđentinô đà nói đến. Đây,
chính là lịch-sử của nhân-loại.
Nhân-loại
vốn dĩ phạm lỗi qua hành-động của Adong. Thế nhưng, trong truyện kể ở sách Sáng
Thế, Adong không là nhân-vật lịch-sử nào hết, mà là toàn-thể nhân-loại. Tội và
lỗi, đã trờ tới trước khi ta có ý-định này/khác. Đó, là những điều được Công Đồng Triđentinô định-nghĩa.
Hình-tượng
này, làm lu-mờ ý-niệm về tội ‘nguyên-tổ’. Thánh-bộ Giáo-lý Đức-Tin lại rất cởi
mở với các học-thuyết về tội nguyên-tổ. Đây, chỉ là tín-điều qua đó nó chấp-nhận
sự/việc làm mất đi tính-cách bí-hiểm của mọi việc.
Tôi
tin có tội ‘nguyên-tổ’, trong khi các thần-học-gia khác vẫn biện-luận rằng đó
chỉ là chuyện hoang-tưởng. Với tôi, tội/lỗi của thế-giới với thế-gian, như
thánh Gioan gọi, là một thực-tại. Bằng mọi giá, người người phải có can-đảm để
bãi bỏ tính bí-hiểm của bộ môn khởi-nguyên-học hầu tái-tạo trọng-tâm câu truyện
vốn dĩ bảo: tội/lỗi của thế-gian là một thực-tại rất uy-lực vẫn lấn-lướt ý-định
của ta và bóp méo nó đưa vào với ác-thần/sự dữ.
(còn tiếp)
Lm Edward
Schillebecckx chuyện
trò với Francesco Strazzari –
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment