Độ trước, có lần ông từng bảo:
Đức Giêsu là trọng-tâm suy-tư thần-học của ông.
Và, độc-giả nhiều nơi bị phân-hoá về Đức Giêsu “của ông”.
Theo ông thì, Đức Giêsu là ai?
Đức
Giêsu, thực sự là “món quà miễn phí” do
Thiên-Chúa tặng/ban. Ngài tạo-dựng Đấng thần-linh/thánh-hoá như món quà tặng
“nhưng-không” và cho phép bản-thể-người được trở-thành tự-lập. Tạo-dựng, là một
giả-định có sẵn từ trước giúp ta dấn thân đi vào tương-quan với Thiên-Chúa.
Thiên-Chúa,
bằng vào tạo dựng, Ngài đã lập nên bản-thể-người nơi nhân-loại. Và con người, nhờ
thần-tính linh-thiêng của mình, đã có thể tiến bước vào tương-quan tư-riêng/mật-thiết
với Chúa. Tương-quan ấy, là ân-huệ.
Đây,
là sự khác-biệt lớn giữa tạo-dựng và ân-huệ. Tạo-dựng, chắc chắn là loại ân-huệ,
nhưng lại không là huệ/lộc của đời sống thánh-thiêng mà vốn dĩ là cuộc đối-thoại
sâu-sắc giữa Thiên-Chúa và con người. Tạo-dựng, lại cứ thiết-lập con người như
một khách-thể chống lại Thiên-Chúa. Và
cả hai, đều có thể đi vào tương-quan qua/lại mang tính chủ-thể rất hỗ-tương. Chủ-thể
hỗ-tương giữa bản-thể-người và Thiên-Chúa là sự sống có huệ/lộc.
Điều
này, giả-định trước việc tạo-dựng. Thế nên, bản-thể-người với tư-cách là nhân-vị
lại đã có thể dấn bước vào mối tương-quan với Thiên-Chúa, có Thiên-Chúa. Trước
khi mang chủ-thể-tính hỗ-tương cũng như bản-vị có qua có lại, tức: có huệ/lộc sống-động
giữa Thiên-Chúa và người phàm, cần phải trở-thành tạo-vật trước đã. Thành ra, vẫn
có sự khác-biệt giữa ân-huệ và tạo-dựng. Giao-ước vốn có giữa Thiên-Chúa và người
phàm, là chủ-thể-tính hỗ-tương; là sự sống mang tính thần-thánh của phàm-nhân.
Sự
sống thần-thánh, tập-trung vào đường-lối duy-nhất chỉ có ở nơi Đức Kitô. Bởi, ở
trong Ngài, vẫn thấy đầy tràn mối tương-quan giữa Cha và Con. Chính vì thế, nên
sự sống thần-thánh chính là cuộc sống phàm-trần của con người được phép đi vào với
sự sống của Đức Kitô; đi vào với tương-quan của Người Con với Thiên-Chúa-là-Cha.
Ta được phép tham-gia/dự-phần vào mối tương-quan Cha/Con của Thiên-Chúa, là vì
ta có tương-quan chặt-chẽ với Chúa. Và, chỉ mình Đức Giêsu mới là Đấng có tương-quan
giữa các cá-thể; còn chúng ta, lại chỉ được phép dự-phần vào trong đó, mà thôi.
Đây, là đặc-trưng ‘có một không hai’ của Đức Giêsu Kitô.
Đây,
là sự khác-biệt rất lớn giữa các đạo và các tôn-giáo độc-thần trong đó
Thiên-Chúa trao-đổi với người phàm như con người. Ở các tôn-giáo ở Phương Đông,
các đạo-hữu đi vào chốn bí-nhiệm , vốn dĩ thường là một loại-hình hư-không/trống
rỗng. Ở các đạo như thế, không thấy có nguyện-cầu, bởi người ta không cầu nguyện
với Thiên-Chúa: mà đó đơn-giản chỉ là sự việc dấn thân chính mình vào với
bí-nhiệm. Có một thứ gì đó khá thú-vị ở nơi đây, nhưng chỉ trong các đạo-giáo độc-thần
mới có một Đức Chúa thân thương mà mọi người đặt hết tin-tưởng vào Ngài, tựa hồ
đám trẻ nhỏ nói chuyện với cha đẻ của chúng vậy.
Mặt
khác, cả trong tương-quan đạo-giáo của Đức Giêsu nữa, kinh-nghiệm đây luôn tập-trung
về với thần-linh/thánh-ái. Thiên-Chúa là Đức Chúa của tất cả mọi bản-thể-người,
Ngài cứu-rỗi tất cả mọi người, nam cũng như nữ, và vẫn có các trung-gian/môi-giới
giúp ta đạt đến Thiên-Chúa ngoài Đức Kitô, nữa.
Ở
đạo khác, con người có khả-năng tiếp-cận trực-tiếp với Thiên-Chúa. Giả như, một
mặt, ơn cứu-độ là ơn-huệ độc-quyền tập-trung chỉ vào một Đức Giêsu, là chuyện
không thể chấp-nhận được; thì mặt khác, tôi có thể khẳng-định rằng: Đức Kitô là
đặc-trưng duy-nhất trong lịch-sử tôn-giáo, nếu ta biện-minh cho giá-trị tích-cực
của các đạo ngoài Kitô-giáo, với điều-kiện họ phải là những con người phàm-trần.
Tiêu-chuẩn
đặt ra ở đây, là: họ thuộc về thế-giới phàm-trần. Đạo-giáo nào xâm-hại và
phá-huỷ bản-thể-người cũng như phẩm-cách con người thì đó là thứ đạo tự chối bỏ
chính mình. Một đạo-giáo vốn dĩ làm bẽ mặt các bản-thể-người thì, tự thân theo
định nghĩa, là đường lối tin-tưởng vào Thiên-Chúa một cách có sai-sót; và ít nhất
là một đạo-giáo đã để mất bất cứ ý-nghĩa nào của họ trong diễn-giải và tiếp-cận
với gốc-nguồn thật của mình.
Đây
là những tư-tưởng rất có tính gợi ý vốn dĩ có thể quảng-diễn và đào sâu hơn
thêm. Nỗi niềm khổ-đau của con người, cái chết của người vô-tội, ốm-đau/tật-nguyền,
tất cả những thứ này đều đặt vấn-đề tại sao Thiên-Chúa lại cứ im-lặng mãi, bởi
Ngài là Đấng chỉ có mặt trong địa-hạt quà-tặng ‘nhưng-không’, mà thôi.
Thiên-Chúa
tựư cho đi chính mình Ngài một cách ‘nhưng-không’. Ngài là Đấng chỉ nói bằng sự
lặng-thinh và khiến mọi người bận-tâm/lo-lắng. Tôi lại thấy rằng tất cả những
điều này đều là nền-tảng cho thần-tính của người Đạo Chúa.
Ta
cũng có thể nói rằng: đạo-giáo của tín-hữu Đức Kitô mang tính ngôn-sứ là một đạo
từ-bỏ chính mình theo cung-cách thần-bí và cùng một lúc là đạo-giáo có tính
ngôn-sứ cao vốn dĩ quyết chí đấu-tranh chống bất công để giải-phóng con người
và khiến họ hạnh-phúc, sướng vui.
Từ-bỏ
chính mình và nhất định thực hiện điều mình đã quyết là hai cột-trụ của đạo-giáo
Đức Kitô, trong khi các tôn-giáo khác lại có đặc-trưng nhiều hơn nữa bằng sự từ-bỏ.
Quyết tâm chống lại bất-công là việc nhất-thiết cho ta. Đó là nơi chốn trong đó
Đức Kitô gặp gỡ Đấng xứng-hợp với Ngài. Ngay cả thập-tự, tín-hữu Đức Kitô cũng
thấy được sự hiện-diện cách ‘nhưng-không’, rất hùng-biện và rộng lượng của
Thiên-Chúa.
Thiên-Chúa
là Đấng chế-ngự được ác-thần/sự dữ và bất công. Bản-thể-người ắt cũng toàn-thắng
ác-thần, nhưng Thiên-Chúa không bị lòng muốn của con người đánh bại Ngài.
Thiên-Chúa chống-đối việc ấy qua trung-gian của các bản-thể-người được kêu gọi
chiến-đấu chống ác-thần/sự dữ.
(còn tiếp)
Lm Edward Schillebeeckx chuyện trò với Francesco Strazzari
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment