Wednesday, 14 June 2017

Lm E. Schillebeeckx: Thần-học-gia toại-nguyện Bài 15 Tương-quan chặt-chẽ giữa Con người - Đức Kitô – Thiên Chúa





Con người, là hình ảnh của Thiên-Chúa, rất Ba Ngôi. Đó là khẳng-định nền-tảng. Là, “Hình-ảnh của Thiên-Chúa”, điều này có nghĩa: như thời cổ sử, hình-ảnh của hoàng-đế La Mã được thiết-dựng ở mọi nơi trên toàn đế-quốc, có ý nói rằng: “Hoàng-đế là Chúa-tể càn khôn.”

Thiên-Chúa đã làm thế khi Ngài tạo-dựng con người. Ngài đặt hình-ảnh của chính Ngài nơi con người, để bảo rằng: Ngài là Đức Chúa, Đấng Tối Cao ngự-trị trên mọi tạo-vật.  Và, con người là ảnh-hình của Thiên-Chúa, vẫn rất đúng. Nói đến người đại-diện Thiên-Chúa, là nói về con người rất như thế. Chúng ta, là kẻ đại-diện cho Thiên-Chúa qua tạo-dựng.

Mọi người, đều có thể biện-bạch về hình-ảnh của Thiên-Chúa; nhưng theo tôi nghĩ, khi về với hình-ảnh của vị hoàng-đế nào đó, ý-niệm này hiện ra thật rõ nét: Ta là Đức Chúa.

Con người, là hình-ảnh của Thiên-Chúa. Điều này, còn có nghĩa: nhân-loại, rõ ràng đại-diện cho Thiên-Chúa. Con người, là hình-ảnh của Thiên-Chúa ở chỗ và vào khi họ thực-thi công-bằng; và khi họ tôn-trọng sự toàn-vẹn của tạo-dựng, cùng nhau thực-hiện việc kết-đoàn, để tồn-tại.

Cũng có thể bảo: ở nơi nào có Thiên-Chúa ngự-trị, thì con người có quyền làm người. Bằng vào nhân-tính của mình, nam-nhân/nữ-giới đều chứng tỏ triều-đại của Thiên-Chúa trong lịch-sử. Và, chính nam-nhân/nữ-giới đều đã làm trung-gian cho sự hiện-hữu của Vương Quốc Nước Trời.

Nói rõ hơn, Vương Quốc Nước Trời là Thiên-Chúa, là ân-sủng của Thiên-Chúa, là quà-tặng “nhưng-không” của Thiên-Chúa, được trung-gian-hoá ngang qua con người. Chính bằng vào sự việc này, mà ngành nhân-chủng-học và thần-học về Đấng Cứu Thế nối-kết với nhau, rất chặt chẽ.

Con người, là hình-ảnh của Thiên-Chúa. Và, là Đức Kitô, hình-ảnh đơn-thuần của Thiên-Chúa như thư thánh Phaolô gửi giáo-đoàn Côlôsê, đã nói như thế. Nhưng, ở đây, vẫn có sự khác-biệt. Nói khác đi, Đức Kitô là hình-ảnh của Thiên-Chúa duy-nhất không nơi nào có. Con người có được sự biệt-lập trong mối tương-quan ta có với Thiên-Chúa giống như người vô-thần vẫn nhận-định cách thực-tế như thế.

Con người có hiểu/biết trí-thức, dù họ không quay về với Thiên-Chúa, vì còn nằm ở phạm-vi nhân-loại, nhưng vẫn biệt-lập mà không cần đến Thiên-Chúa, như ngành nhân-chủng-học từng diễn-tả như thế. Nhưng ở đây, những chuyện như thế lại không thể thành hiện-thực với Đức Giêsu Kitô, bằng cách-thức tương-tự được. Nhân-tính của Ngài, là hình-thức có một không hai, vẫn qui về Thiên Chúa qua tương-quan của người Con với Thiên-Chúa-Cha, đã tạo nên nhân-tính của Đức Giêsu.
Xem thế thì, bản-chất con người vẫn có thể qui về Thiên-Chúa, ngang qua tính biệt-lập của Ngài. Nơi Đức Giêsu Kitô cũng thế. Ngài có sự biệt-lập mang tính rất người, nhưng  biệt-lập đây được thành-lập là nhờ vào tương-quan làm Con của Ngài đối với Cha. Cả Đức Giêsu Kitô lẫn con người, dù theo cung-cách rất khác-biệt, vẫn là hình-ảnh của Thiên-Chúa.


Tính-cách “nhưng-không” của Thiên-Chúa   

Trong cuốn sách thứ ba viết về Kitô-học, tôi có nói đến tính “nhưng-không” của Thiên-Chúa theo âm-giọng khá “trữ-tình” khiến người đọc cảm-kích cũng rất nhiều.

Cốt-tuỷ của Thiên-Chúa, là sự tự-do tuyệt-đối. Triết-học kinh-điển đã tách-bạch giữa bản-chất của Thiên-Chúa và sự tự-do của Ngài. Lại có sự khác-biệt xuất-hiện từ phép biện-chứng của ông Tôma Akinô. Theo ông thì, bản-chất của Thiên-Chúa không cần-thiết phải như thế, nhưng nhất-thiết là sự tự-do của Ngài xét theo cách tuyệt-đối.

Trong tương-quan với ta là con người, bản-chất của Thiên-Chúa đã nên mới mẻ vào mọi lúc; bởi lẽ, đó chính là tự-do tuyệt-đối. Đây, chính là sự ngỡ-ngàng xảy ra mọi lúc trong cuộc đời người của ta, và cả trong chốn vĩnh-cửu nữa. Đây, là sự ngỡ-ngàng tuyệt-đối.

Thành thử, ta có thể nói mà không sợ bị coi là sai lầm, rằng: không có sự khác-biệt giữa bản-chất của Thiên-Chúa và tự-do của Ngài. Nói cách khác, tự-do của Thiên-Chúa xuất tự ý-chí có tự-do của Ngài, tức: Ngài có khả-năng chọn-lựa giữa điều tốt và cái xấu. Và, đó có thể sẽ là thứ tự-do có chừng có mực, đầy hạn-chế. Tuy thế, bản-chất của Thiên-Chúa là tự-do vô-hạn-định, và tuyệt đối.

Đó chính là lý-do cho thấy: tại sao Thiên-Chúa, tự bản-chất, Ngài lại là sự “nhưng-không” hoàn-toàn tuyệt-đối. Đây, cũng là lý-do tại sao ta không thể xác-chứng được sự hiện-hữu của Thiên-Chúa bằng luận-cứ xuất từ lý-trí mà ra. Tất cả những gì ta nói được rằng: trong cuộc sống rất ‘người’ của ta, từ cá-nhân cho đến tập-thể, đều có những mốc-điểm/nơi chốn, mà qua đó việc nói về Thiên-Chúa lại đã trở-thành chuyện có thể nhận-thức bằng trí-óc cũng rất được.

Nhưng, việc Thiên-Chúa hiện-hữu, đối với ta, hoàn-toàn là chuyện “nhưng-không”. Và, tính-chất “nhưng-không” này, ta không thể chứng-minh được. Như thế cũng đủ để nói lên một sự thật rồi.

Hệt như thế, thời-khắc nào cũng là chuyện mới mẻ, đối với ta. Bởi, đó là chuyện “nhưng-không”, là tự-do tuyệt-đối. Lại có nơi, qua đó câu chuyện về Thiên-Chúa đều đã khiến con người hiểu/biết được; nhưng không thể xác-chứng được Thiên-Chúa hiện-hữu; mà đơn-giản chỉ chứng-minh được rằng: ta có cơ-sở để nói về Thiên-Chúa, tức có nghĩa: ta chỉ có thể chứng-minh rằng: ta có đủ trí thông-minh để nói về Thiên-Chúa, thôi.

Thánh Tôma Akinô, bằng vào 5 đường-lối khá lỗi-lạc do mình đề ra, ông chỉ muốn cắt-nghĩa cho mọi người hiểu rằng: niềm tin vào sự hiện-hữu của Thiên-Chúa, vẫn có nền-tảng để ta biện-bạch và nhờ đó, con người mới có thể hiểu được mà thôi.

Thành thử, con người chúng ta đều có thể nói đến Thiên-Chúa và nói về Thiên-Chúa nhưng không là chuyện vô lẽ. Tuy nhiên, đây không là bằng-cớ chứng-tỏ Thiên-Chúa vẫn hiện-diện với con người.

Tôi luôn nói về sự hiện-diện cách “nhưng-không” và tuyệt-đối của Thiên-Chúa liên-quan đến các tạo-vật. Cả vào khi Thiên-Chúa im-lặng, Ngài vẫn có mặt và từ đó, ta vẫn tin-tưởng vào sự “nhưng-không” của việc Ngài hiện-hữu đến như thế. Kinh-nghiệm của ta cho thấy: ta có thể chối bỏ mà đi ngược lại sự có mặt của Ngài, cũng được.


Thiên-Chúa kín ẩn và lặng thinh  

Thiên-Chúa hiện-hữu, là nền-tảng mọi sự đặt trên tất cả mọi thứ, nếu ta so với sự hiện-diện của ác-thần/sự-dữ và khổ-đau trên thế-gian. Không phải Thiên-Chúa định-hình đau-khổ; nhưng Ngài có mặt ở nơi đó bằng sự lặng-thinh. Cả vào khi Đức Giêsu tạ thế, Thiên-Chúa vẫn có mặt ở đó, nhưng Ngài lại cứ thinh-lặng. Sự chết xảy đến, đúng vào lúc Thiên-Chúa giữ kín ẩn và thinh-lặng. Đó, là sự đau-khổ rất cùng tột. Nhưng, những ai tin vào Thiên-Chúa đều biết rằng Ngài lặng-thinh như thế không có nghĩa là Ngài tránh mặt vào lúc đó. Thành ra, con người vẫn có thể tin-tưởng vào Thiên-Chúa, cả vào khi mọi sự đều ở trong thinh-lặng, đến tột cùng.

Sợi giây nối-kết giữa nhân-loại và ân-huệ, đó là: sự hiện-diện tuyệt-đối của Thiên-Chúa; là việc tự-do rất vẹn-toàn, do đó ơn cứu-độ mới xảy đến với con người. Thiên-Chúa, Ngài không chỉ hiện-diện trong lặng thinh, kín ẩn mà thôi, nhưng Ngài còn hiện-diện cách “nhưng-không” và tư riêng nữa, để rồi nhờ đó ta có thể chuyện trò Ngài, vãn than về những khổ-đau mình chịu, được với Ngài.

Sự lặng-thinh tuyệt-đối của Thiên-Chúa, biểu-lộ rõ việc Ngài hiện-diện một cách tuyệt-đối, không điều-kiện.


Vô thần      

Thiên-Chúa hiện-hữu cách tuyệt-đối là sự hiện-diện trong thinh-lặng, và ẩn kín. Con người nay có thể lưu lại trong kinh-nghiệm về sự ngẫu-nhiên hệt như các nhà vô-thần, tuy không vượt lướt đằng sau đó mà chẳng đặt để chính mình vào tương-quan với Thiên-Chúa, Khi ta bảo: với tư-cách là Ki tô-hữu ta biết được là Thiên-Chúa luôn ở trong thinh-lặng, thì những người chủ trương vô thần/vô thánh lại là một sự-kiện có thật. Chính vì thế, mà ta chẳng thể nào chứng minh được sự hiện-hữu rất lặng thinh ấy.

Chủ-nghĩa vô-thần chẳng tin vào thần-thánh, lại là sự thể rất khả thi. Thời Trung Cổ và tiền-sử, đây chỉ là triết-học không tin chuyện thần thánh không hơn không kém. Nhưng, ở thời hiện-đại, thuyết vô-thần lại nằm mãi trong các giả-định chỉ có tính lý-thuyết, mà thôi. Sự thinh-lặng của Thiên-Chúa có thể được diễn-nghĩa như Thiên-Chúa không hề hiện-hữu.

Chủ-thuyết vô-thần, là sự khả-thi mang tính con người. Nơi chủ-thuyết này, luôn thấy có thể-loại về sự hợp lý. Kinh nghiệm về tính ngẫu-nhiên nơi con người có thể dẫn ta đến Thiên-Chúa hoặc dẫn vào tình-huống ta chối bỏ Ngài, chứ thật ra không phải là cảm-nghiệm được Ngài. Cả đến thuyết duy-thần thánh lẫn vô-thần thảy đều không thể chứng-minh được. Chúng là thành-phần của kinh-nghiệm về thực-tại khả dĩ diễn-nghĩa được.

Tôi thường bác bỏ chuyện nhiều người chủ trương rằng: người vô-thần không tin gì hết và chỉ những ai là hội viên của tôn-giáo nào đó mới tin-tưởng vào thần thánh, thôi. Thật ra thì, tất cả mọi người đều tin-tưởng không vào vị này thì cũng vào vị khác, nhưng niềm tin của họ có nội-dung khác nhau, mà thôi.

Bằng vào kinh-nghiệm về sự ngẫu-nhiên, người ta mới rút ra được tính-cách “nhưng-không” của Thiên-Chúa và các kinh-nghiệm khác về sự trống rỗng, không có gì. Kinh-nghiệm về ngẫu-nhiên chạm mặt với bản-thể người có chọn-lựa; hoặc bằng việc tin vào tính “nhưng-không” của Thiên-Chúa hoặc chối-bỏ một vị Chúa lại cứ giữ thinh-lặng.

Do sự hiện-diện của Thiên-Chúa hoàn-toàn mang tính tuyệt-đối, ta lại không thể định-vị được Ngài trong thế-gian. Thiên-Chúa ôm chặt mọi tạo-vật. Thiên-Chúa ở mọi chốn và Ngài siêu-thăng mọi sự. Thiên-Chúa là Lời nói và là sự lặng-thinh.

Thinh-lặng sản-sinh ra lời nguyện cầu, nhưng nó cũng không thể nào khiến cho con người nhận ra được sự trống-rỗng/hư-không, được hết. Sự hiện-diện trong lặng-thinh, là điều ta  có thể chấp-nhận được, nhưng nó lại không thể nào xâm-nhập được vào chốn bí-nhiệm theo cách tư-riêng của nó được. Thế nên, ta có thể nhờ vào lời nguyện cầu hiểu theo nghĩa chìm ngập vào bên trong tính huyền-bí/nhiệm-mầu mà không cần hỏi bất cứ điều gì; cũng không cần phải dấn thân vào cuộc đối-thoại với bất cứ ai.

Đó, không là lời nguyện cầu của kẻ tin, mà là sự chìm/đắm trọn-vẹn trong đại-dương mênh-mông của vô-tận, hiểu như một thứ tiêu-cực bí-hiểm. Thành thử, đứng trước sự “nhưng-không” của Thiên-Chúa, vẫn có thể có 3 loại khả-thi, như: sự chấp-nhận dẫn đến lời nguyện cầu tư riêng, đến chủ-thuyết vô-thần, và tính tiêu-cực. Rồi ra, ta sẽ quay trở về đề-tài này ở các phần kế-tiếp.   

                
                                                                              (còn tiếp)

               
        
Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari
Mai Tá lược dịch

No comments: