Với Đức Kitô, tình yêu thương Ngài đề
cập, chính là động thái “yêu”. Yêu là tình hoàn chỉnh được thể hiện bằng việc
“tuân giữ Lời”. Lời Ngài khuyên, không chỉ giới hạn nơi những ta gọi là “Mười
điều răn” hoặc vào “tín lý” của Đạo. Các hành xử mang tính linh đạo ta có xưa
nay, dù bao gộp rất nhiều điều, đã chắc gì do “yêu”, mà ra. Yêu là tuân giữ
“Lời” của Chúa. Yêu, bao gồm trọn vẹn những gì ta hiểu về Ngài, qua Kinh Thánh.
Lời của Chúa. Việc Ngài làm. Tương
quan Ngài vẫn có với con người ở trần gian, nhất nhất đều là “Lời”. Lời, cũng
là nguyên tắc Ngài sống. Lời, là giá trị Ngài ban bố; là cách xử sự Ngài thường
làm gương. Nhưng, trên hết mọi sự, đó là điều cốt thiết để kiến tạo Vương quốc
của Ngài, ở trần gian.Đức Kitô chính là “Lời” của Chúa, bằng xương bằng thịt.
Lời Ngài, không chỉ là những gì được biểu lộ ra bên ngoài từ miệng Ngài, mà
thôi. Nhưng, “Lời” Ngài xuất trọn từ cuộc sống của Ngài. Cuộc sống ấy, khởi đầu
từ giây phút Hài Nhi Giê-su nằm lạnh run nơi chuồng bò rất hôi ở căn nhà làng
Bét-lê-hem. Và, cuộc sống ấy ngang qua chặng đường rao giảng Nước Trời; kéo dài
mãi cho đến phút giây tận cùng Ngài, bỏ mình trên thập tự.
Tuân giữ
“Lời”, là ôm trọn lấy Ngài, cả khi vui cũng như lúc buồn. Tuân giữ Lời, là đồng
hóa với Chúa, biến Lời thành hiện thực trong bối cảnh rất riêng, của đời mình.
Có thể nói: “Lời” của Ngài đến với ta từ những hành xử, cùng kinh nghiệm ta có
với cộng đồng thân thương, người nhà. Ở nơi đó, Đức Chúa vẫn cứ phán. Từ nơi đây, Chúa vẫn bày tỏ với
ta, từng người một.
Chính,
ngang qua cộng đồng thân thương nhà Đạo; cộng đồng, với mọi lỗi lầm sơ xuất, luôn
xảy đến với rất nhiều lầm lỡ, mà Thần Linh Chúa đang tiếp tục nói. Ngài vẫn
tiếp tục soi tỏ cho ta. Ngài soi sáng như đã từng tỏ bày ra với đồ đệ Đức Kitô,
thời tiên khởi. Thần Linh Chúa soi sáng và tỏ bày không chỉ qua các vị Giáo
hoàng, hàng giáo phẩm hoặc giới giáo sĩ, tu sĩ mà thôi; nhưng qua mỗi người và
mọi người. Bởi, tất cả đều là thân mình của Đức Kitô. Tất cả, từ già đến trẻ,
nam nữ có học hay đã bỏ học, bạn bè hoặc kẻ thù nghịch. Không ngoại trừ một ai.
Tất cả cần tuân giữ Lời. Cần nghe theo Lời.
Ngày nay,
các đấng vị vọng thuộc cộng đồng dân Chúa được thôi thúc hãy biết nghe nhau.
Nghe nhau, là lắng tai để ý đến toàn cộng đoàn dân Ngài. Hiến Chế Tông Đồ Giáo
Dân, thời Công Đồng Vatican II, có đoạn 10, đã phán quyết: các tầng lớp giáo
dân phải “triển khai thói quen đưa mọi vấn đề ra trước cộng đoàn giáo hội. Từ
những vấn đề có tính cách riêng tư cá nhân, đến các vấn đề của thế giới và cả
những vấn nạn về ơn cứu chuộc con người nữa, để rồi ta cùng nhau tìm hiểu và
giải quyết chúng bằng các buổi thương thảo thường kỳ.”
Tuân giữ
Lời, là cùng nhau ta thực hiện những việc chung, mà Ngài ủy thác cho hội thánh,
ngay từ đầu. Cả những tập tục như: “cắt bì”, ăn đồ dâng cúng ngẫu tượng, kiêng
thịt động vật không cắt tiết, tránh gian dâm, tránh đối kháng với các đổi thay
như đã đề cập trong sách công vụ tông đồ, đọc hôm nay. Tuân giữ Lời, còn phải
hiểu là các quyết định của Hội thánh “vốn được Thần Linh Chúa soi tỏ” có sự
đồng thuận của mọi thành viên, là chúng ta. Là Hội rất thánh.
Tuân giữ
Lời, còn vì Lời Ngài là Lời ta nghe được từ Đức Kitô. Thầy chính “từ Chúa Cha,
Đấng đã sai Thầy”mà ra (Yn 14: 24). Và, tuân giữ Lời Thầy, là bởi vì:
“Đấng Bầu Chữa là Thánh Thần, Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Chính Ngài sẽ dạy
anh em mọi điều và sẽ nhắc anh em nhớ mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Yn 14: 26). Và, dựa vào những gì đã và đang
xảy đến với Hội thánh, quả nhiên Thánh Thần Chúa vẫn đang dạy ta biết tuân giữ
Lời, thời đại này.
Và, vì
Thánh Thần Chúa vẫn nói qua Hội thánh, nên rất nhiều thành viên trong cộng đồng
dân Chúa, đã sống kinh nghiệm. Kinh nghiệm, biết thân thiện cởi mở để có đổi
thay. Thay đổi tự căn bản, ngõ hầu sự thật và việc tuân giữ Lời trong thực tế,
đều đi vào hiện thực. Và, thánh Phaolô cũng đã cảnh báo dân con cộng đồng nhà
Đạo chớ có theo “đường xưa lối cũ” trở về với tập tục “cắt bì”, như thánh nhân
đã có thư cho cộng đoàn (Ga 5: 1-6).
Hội thánh
hôm nay, nhiều người vẫn muốn quay ngược kim đồng hồ, trở về với lề lối thói
tục, thời đã qua. Bằng áp dụng nhiều tập tục cổ xưa. Áp đặt luật lệ trên người
khác, như: trở về với thánh lễ bằng tiếng La tinh, là một ví dụ. Nếu cứ tiếp
tục như thế, những người ấy sẽ tra tay dẫn dắt hội thánh về cuối đường hầm,
không lối thoát. Thực tế, Hội thánh trước tiên là cỗ xe, một phương tiên qua đó
các kinh nghiệm về tình thương yêu của Chúa được dàn trải dài rộng, cho toàn
thế giới.
Hội thánh
sống trung thực với Thánh Thần Chúa, phải tuân giữ Lời Thầy. Biết mở ra với thế
giới bên ngoài. Bởi, như nhà thần học nọ từng nói: thế giới nay “đang viết lịch
trình giùm Hội thánh.” Thành thử ra, biết lắng nghe tình cảnh của những người
không-phải-là-Do thái vừa mới trở lại, Hội thánh nay nhận ra, rằng: Thánh Thần
Chúa đang dẫn dắt mình qua nhiều giai đoạn.
Và, một khi Hội thánh trở nên một xã
hội đóng kín, ưu việt và riêng lẻ, có những phán đoán không thể đảo ngược được
và chỉ muốn ngồi trên số phần còn lại của thế giới, thôi; thì lúc ấy, Hội thánh
không còn là Giáo hội do Đức Kitô thiết lập, nữa. Tức, không nghe và không giữ
Lời Ngài. Cùng nhau và từng người một, ta cần đề cao cảnh tỉnh về đường lối
tuyệt vời qua đó Chúa sẽ đến với ta, vào thời buổi này. Mỗi ngày, chỉ tặng Chúa
một chút thời gian và chỉ cần chịu ngồi lại thêm vài khoảnh khắc nữa, ta sẽ cảm
nghiệm được khát vọng to lớn mà chia sẻ tình thương yêu xuất từ bên trong ta,
đạt đến Chúa
Từ đó, tình thương sẽ bắt đầu từ
chính ta, ra với người ngoài. Thật sự, Chúa vẫn muốn san sẻ với ta nhiều hơn
nữa. San sẻ những gì Ngài có. San sẻ, những gì đích thực là Ngài. Và, vấn đề
là: phần đông chúng ta ít có khi trao tặng Ngài dù chỉ một cơ hội, ngắn và gọn
nhỏ. Xét cho cùng, yêu thương không là một động từ. Mà, đó là con đường ta vẫn
chọn. Đường hai chiều, dành sẵn với hành trang, để ta đi. Đường rao truyền Lời
của Chúa, có yêu thương.
Thực tế tuân giữ Lời hoặc “yêu mến
Thầy”, vẫn là kinh nghiệm sống rất bổng trầm theo thời tiết “sáng nắng chiều
mưa, trưa ủ giời”. Có những ngày, ta nghĩ mình không thể ngồi lại với Ngài thêm
được khoảnh khắc nào, nữa. Vì, đang bị ràng buộc bởi nhiều thứ “công chuyện”
rất bận. Dù gì đi nữa, Thầy vẫn ở lại với ta. Và, Thầy vẫn giữ Lời.
Vấn đề còn lại, là: ta sẽ đối xử ra
sao với Người yêu dấu đã từng hứa. Và từng giữ Lời.
Lm Richard
Leonard sj
No comments:
Post a Comment