Tình Chúa Ba Ngôi, là chủ đề phụng vụ Hội thánh muốn dân con nhà Đạo,
hôm nay hiểu thấu đáo. Chẳng thế mà, cả trình thuật thánh Gioan lẫn thư thánh
Phaolô đều nhắc nhở: Thiên Chúa là gia đình của tình yêu thương.
Hiểu thấu tình Chúa Ba Ngôi, thiết nghĩ ta không cần phải vật lộn với
tín lý trừu tượng, hoặc với bài tính toán rất mâu thuẫn, vẫn đòi cho được 3
phải bằng 1. Đòi như thế, vì loài người chỉ muốn tìm cho ra ý nghĩa của mọi
vật. Người nhà Đạo vẫn tìm đòi cắt nghĩa niềm tin yêu thương của Đức Chúa bằng
những ảnh hình cụ thể, giống như in.
Trong khi đó, có những chuyện đời thường vượt hiểu biết của loài người,
Như gần đây, nhà khoa học nổi danh Stephen Hawkings đã phải thú nhận là ông
thôi không kiếm tìm giải đáp toán học khả dĩ cắt nghĩa sự hiện hữu của mọi vật.
Chẳng hạn như, mấy ai thấy được nguyên tử ra như thế nào, nhưng cứ tin nó hiện
hữu như nhà khoa học đã tin.
Nói thế, không có nghĩa bảo rằng: ta chối bỏ sự hiện hữu hoặc chân lý
của sự vật, sự hiện hữu của đời người,
lý lịch rất “người” của các nhân vị. Tất cả, đều là những điều ta không thể nào
hiểu, cho trọn vẹn. Xem như thế, thay vì giải thích sự hiện hữu của Đức Chúa Ba
Ngôi theo phương thức toán học, ta hãy đi vào “tình yêu của Đức Chúa”, như
thánh Phaolô đã có thư cho cộng đoàn Rôma: “Thiên Chúa đã đổ tràn tình yêu của Ngài vo lòng chúng ta, nhờ Thánh
Thần mà Ngài ban cho chúng ta.” (Rm 5: 1-5)
Lâu nay, nhiều người vẫn thường bảo: khoa học hiện đại đã cướp đi những
bí hiểm của cuộc đời. Điều này không chối cãi được. Bởi, khoa học ngày nay đã
và đang khám phá ra nhiều điều về nhân sinh vũ trụ, từ mức độ vi ti nguyên tử
đến lớn lao như giải ngân hà, những nhiều bí hiểm về sự việc, hiện rõ lên . Tuy
nhin còn rất nhiều điều về thế giới sự vật vẫn còn là những dấu hỏi chưa có lời
giải đáp, vậy sao ta đòi hiểu rõ Đấng Linh Thiêng Tác Tạo, Đấng tạo nên thế
giới sự vật ấy.
Điều quan trọng phải rõ, là khi nói Ba Ngôi Đức Chúa là nhiệm tích, ta
không có ý bảo: thật khó thẩm nhập vào vòng nhiệm tích ấy. Nhiệm tích, là ngôn
ngữ nhà Đạo muốn nói về những điều khi xưa không hiểu, nay được măc khải cho
cộng đoàn kẻ tin, để sẻ san. Thành thử, muốn tham gia làm hội viên cộng đoàn,
điều trước tiên cần có chính là niềm tin và lòng thương xót. Tin Chúa như Người
Cha, tin Chúa như Con Ngài được gửi đến với chúng ta. Ngài chính là Đức Kitô
Giê-su mà ta tin như Thần Khí vẫn dạy dỗ hướng dẫn chúng ta. Ở đây. Và, bây
giờ.
Dù, thực tế bên trong của Ba Ngôi Đức Chúa là điều ta không thể xâm nhập
được lúc này, nhưng vẫn có nhiều điều về Ba Ngôi Đức Chúa ta vẫn biết nhờ những
gì các Ngài làm. Qua động thái các Ngài hành xử, ta hiểu được các Ngài là ai.
Hiểu được cả nội tâm bên trong của các Ngài, nữa. Hiểu được là hiểu tương quan
giữa các Ngài với nhau và tương quan giữa các Ngài với ta. Ba Ngôi Đức Chúa
được diễn tả rõ hơn qua ngôn ngữ của thần học. Trước tiên, là 3 “vai trò” của
Cha thể hiện trong Sách thánh. Kể cả sách Đạo của người Do Thái, lẫn Thánh Kinh
của Kitô giáo. Ba bài đọc hôm nay là ba chứng cứ rõ rệt nhẳm nói lên nhiệm tích
này.
Bài đọc sách Châm Ngôn, cho ta biết Thiên Chúa là Cha và cũng là Hiền
Mẫu, Đấng Tác Tạo cuộc sống và các hữu thể sống động. Ngài là Đầu Hết và Cuối
Hết của mọi vật, mọi cuộc sống. Ngài là Nguồn Mạch nuôi sống Chân lý và Tình
Yêu. Ngài còn là Ngôi vị của Tình Yêu và Lòịng Thương Xót, nguồn cội của sự
khôn ngoan.
Ở bài đọc thứ hai, thánh Phaolô kể thêm để ta hiểu rõ về Tình Yêu Thiên
Chúa đã tỏ lộ cho ta qua Ngôi vị của Chúa Con, Đức Kitô Giê-su. Chúa Kitô là
Mạc khải Hữu Hình, mang tính rất người. Ngài là sự tỏ bày của Tình Yu và Lòng
Thương Xót Chúa ban cho toàn thế giới. Tình Yêu Chúa đạt đỉnh cao ngang qua
biến cố Chúa chịu nạn, rồi chết đi và trỗi dậy về lại với Sự sống.
Nơi Đức Giê-su, Thiên Chúa mà khi xưa ta không thấy và không hiểu đã
chấp nhận mặc lấy hình hài của con người, để giúp ta biết được phần nào bản
chất đích thật của Ngài. Để rồi, ta sẽ ra đi đến với Ngài. Đức Giê-su đã thực
sự cất lên cây cầu nối kết loài người với Thiên Chúa là Cha.
Cuối cùng, ta biết được Thiên Chúa nhờ Ngôi vị Thánh Thần đào tạo hun
đúc mọi hiểu biết cho ta. Ngài hướng dẫn, dạy dỗ, đánh động và ủi an cũng như
củng cố mọi người chúng ta. Ta gặp Đức Chúa là nhờ Thánh Thần Ngài họat động ở
trong ta. Họat động qua chính chúng ta, Ngài cũng đến với người khác. Ngài luôn
luôn sáng tạo, tái tục và khiến mọi sự trở nên mới mẻ, hấp dẫn hơn. Thánh Thần
Chúa đôi khi còn gọi là “Hồn của Giáo Hội”. Không cóĩ Hồn, Giáo hội chỉ là thế chế, rất phàm tục.
Cảm nghiệm được Ba Ngôi Đức Chúa nhờ có niềm tin yêu như thế, ta sẽ
không còn thấy “kiếp con người sao vẫn cứ lao đao” nữa. Nhưng, biết thuận theo
lời mời của Thiên Chúa để ấp ủ Ngài vào lòng, với tình Xót thương sẵn có. Ấp ủ
trong lòng Ba Ngôi Đức Chúa, cả ở nơi ta đang sống. Sống trọn tình yêu thương
tin tưởng như ta vẫn làm, bấy lâu nay. Sống trọn vẹn tin yêu với Ba Ngôi Đức
Chúa, ta sẽ trở nên những gì Cha biết ta
có thể trở thành. Làm như thế, không phải để nói rằng: muốn đạt đến Ba Ngôi Đức
Chúa, ta phải đạt sự tốt lành trước đã. Mà là, đạt tình yêu và lòng thương xót
của Ba Ngôi trước, tự khắc ta sẽ đạt mọi tốt lành, chuyện dĩ nhiên thôi.
Mừng Lễ Cha Ba Ngôi hôm nay, ta cử
hành mừng kính sự mật thiết cao trọng nơi phẩm vị của Ba Ngôi Đức Chúa. Mừng
Kính Chúa Ba ngôi, ta còn được mời gọi để dấn thân tiến bước. Dấn thân tiến bước,
là tập trung bước vào sự mật thiết của Cha, Con và Thánh Thần Chúa. Lm Richard
Leonard sj.
No comments:
Post a Comment