Saturday 11 May 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Phát-triển Đạo lý trong thơ thánh Faolô





Có những tác-giả nhấn đến thần-học hầu như bất-di bất-dịch của Faolô ngay từ thị-kiến Đamát (Allo, coi Vivre et Penser III, (RB52)149-150) rồi tùy trường-hợp mà diễn-bày ra trong các thư. Chủ-trương như vậy  có thể có lý, nếu xét rằng các thư của Faolô chỉ viết trong một khoảng thời-gian ngắn là chừng 15 năm. Nhưng, đọc các thư thì có cảm-tưởng khác: có những chủ-đề mới lần lượt tùy đợt các thư mà được trình-bày lần đầu, khó mà nói rằng chúng đã thuộc một tổng-hợp đã có sẵn từ đầu. Bởi thế, ta có thể nhận với các tác-giả hiện-tại sự fát-triển về đạo-lý như thế này:

  1. Vào thời đầu: đợt các thư Thessalônikê

Thời này Faolô vọng lại gần hơn truyền-thống tiên-khởi, lời rao giảng nhấn vào khiá-cạnh cánh-chung vị-lai.

a)      Tín-hữu ngóng đợi ơn cứu-rỗi vị-lai, nhờ đó thoát được cơn thịnh-nộ gần đến (1Th 1: 10)
b)      Tín hữu lo nên thánh để được xứng-đáng với Thiên-Chúa đã kêu gọi họ vào Nước và vinh-quang của Người (1Th 2: 12)
c)      Faolô ra những mẫu-mực luân-lý chiếu theo lời giảng-dạy của Chúa. Lý-do lấy ở lời Chúa truyền, thánh ý Thiên-Chúa ngăm-đe hình-fạt. (1Th 4: 3-6)
d)      Nhưng 1Th 4: 8 nói đến ơn-huệ của Thánh-khí Thiên-Chúa ban cho tín-hữu một chủ-đề cốt-yếu cho đạo-lý Faolô trong các thư sau.
e)      Quang-lâm cùng-tận như chóp đỉnh của ngóng đợi: các kẻ chết sẽ sống lại: cần-thiết để họ được chung hưởng biến-cố huy-hoàng đó.
f)        Đời sống hiện-tại là sống trong ngóng đợi Chúa đến, và ngày của Chúa đã rạng (1Th 5: 4tt).

Các công-thức có vẻ cựu-trào. Lòng tin hướng về quang-lâm: tín-điều và luân-lý căn-cứ trên hi-vọng cánh-chung vị-lai. Còn những lý-do cho những khích–lệ và răn-khuyên sống đạo-hạnh khác với những lý-do nói ra trong các thư sau này. Ơn thánh-thần mới fác-hoạ.

  1. Thời hành-trình truyền-giáo III: đợt các thư chính

Kinh-nghiệm mục-vụ trong các giáo-hội, đụng chạm với những fản-ứng của tâm-não Hi-lạp, sự chống-đối của tín-hữu Do-thái, giúp Faolô đào sâu về ơn cứu-rỗi hiện-tại.

a)      Fản-ứng của tâm-não Hi-lạp tiêu-biểu cách riêng nơi giáo-hội Corinthô (khuynh-hướng duy-trí (intellectualisme), triết-lý Platô và chuộng thần-bí):
i)                    Faolô đối chọi lại tâm-não Hi-lạp bằng việc chủ-trương rằng triết-lý không dẫn người ta đến việc biết Thiên-Chúa, nhưng đã gây nên thờ quấy và tội lỗi, nên Thiên Chúa đả dùng sự điên-dại thập-giá để cứu nhân-loại. Nhưng ngay đó Faolô lại biết thích-nghi: có một thứ “khôn ngoan” đặc biệt của Kito-giáo
ii)                   Hướng duy-trí (intellectualisme) của Hi-lạp và thần bí (kiểu Platô) mạt-sát thể-xác, chối bỏ sống-lại thân-xác. Faolô vừa duy-trì mãnh-liệt đạo lý sống-lại, vừa nhấn đến tính-cách ‘thần thiêng’ của thân xác sống lại. Và 1C 15: 49 là một công-thức quan-trọng ‘hình ảnh của nghĩa thiên-giới.
b)      Do-thái-fiệt dấy lên chống-đối làm Faolô vạch ra đạo-lý về Tân-ước đối chọi với Cựu-ước:
i) Hiệu-lực (bí-tích) của sự chết sự sống-lại của Chúa Kitô.
ii) Vấn-dề giải-thoát Lề-luật, và ơn được làm con do Thần-khí của Con Thiên-Chúa. D(ó là những chủ-đề liên-hệ: con cái, thừa-tự, tự-do.
iii) Hoạt-động của Chúa Kitô nơi tín-hữu , những ‘hoa-quả’ của Thần-khí.


  1. Thời bị cầm tù trở đi: đợt các ngục trung-thư (époque de la captivité)

Faolô chiêm-ngắm mầu-nhiệm Chúa Kitô.
a) Tiếp-tục những chủ-đề của đợt II: hiệu-lực của sự chết của Chúa Kitô. tư-cách làm con cái Thiên-Chúa (Ep l: 5-14 3:6); ơn cứu-chuộc, ơn giảng-hoà; tham-dự vào sự chết sự sống-lại của Chúa Kitô (Co 2: 12)
b) Những điều diễn-tả lần đầu: sự fục-sinh hiện-tại của tín-hữu làm cho Hội-thánh đi vào giới thiên-thai và mac-khải ra cho các c\quyền-năng mầu-nhiệm tàng-ẩn từ muôn thuở: đời sống tín-hữu đạt chóp đỉnh trong sự ‘biết’ mầu nhiệm Chúa Kitô.

Tính-cách xác-thực của các thư thánh Faolô.

Hiện bây giờ các thư chính (Rm I-2 Cor, Ga) đều được nhận là của Faolô. Thư 1Th: hoạ lắm mới có tác-giả hoài-nghi. Còn 2Th bị bác-bỏ nhiều hơn. Các ‘ngục-trung-thư’: không ai (hay hoạ lắm) hoài-nghi về các thư: Ph, Phm, Colôsê: chung chung được nhận. Êp: bị hoài-nghi nhiều. Còn các Mục-thư (I-2Tm, Tt) rất bị hoài-nghi nơi các tác-giả Thệ-fản: còn các tác-giả Công-giáo: chung chung nhận là xác-thực, tuy cũng có ít tác-giả dụ-dựa.  
                                                                                                                                                              (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập niên ‘60)


No comments: