1: 4-9 Lời Tạ ơn
(Coi B.Rigaux “St Paul et ses lettres” 169s)
Nguồn gốc: có người cho là Faolô theo một mẫu Hy Lạp hay
fương-đông nào đó. Nhưng nếu có chứng-chỉ thì hoặc là địa-fương (Ai Cập) hoặc
là muộn thời. Fải hơn Faolô đã theo kiểu Do-thái mà bắt đầu lời giảng bằng lời
tạ-ơn. Thói-lệ đó đã được chuyển qua thư-từ, một bài giảng viết.
Lời tạ-ơn là thành-fần thường có của bài-giảng, và hầu hết
các thư của Faolô, nên nói được là không fải là fần đặc-sắc (khi nào không có
như Ga 2Cor thì sẽ trở nên một đặc-điểm chứng-tỏ một tình-trạng nguy-ngập). 4-9
chia làm 2 fần: nhìn về qua-khứ (4-7) rồi hướng đến tương-lai (8-9). Nên để ý
các điều Faolô không nói đến trong lời tạ-ơn ở đây: câu 5 nhấn đến đặc-sủng ‘ơn
ngôn-ngữ’ và ‘trí-thức’: hai ơn được tín-hữu Corinthô quí trọng, nhưng Faolô
lại không nói đến lòng tin, lòng mến: những điều đặc-sắc hơn cho sinh-hoạt
tín-hữu.
1: 10: 4-21 Khôn ngoan và bè đảng.
Muốn hiểu Faolô, cần phải biết tín-hữu Corinthô có thái-độ
nào (về fiếm-thần phanthéisme). Vũ-trụ-quan của văn-hoá Hy-Lạp nhiễm fải
khuynh-hướng fiếm-thần. Người ta ước-nguyện được thông-chia sức thần-thiêng
quản-trị và thấu-nhập vạn-vật thiên-nhiên để đâu-kết tất cả thành một cái gì
duy nhất. Triết-lý khắc-kỷ tiêu-biểu cách riêng cho quan-niệm này, vá tự
quan-niệm này nảy ra khuynh-hướng thần-bí. Nhưng đàng khác, lại nảy ra, nhất là
giữa dân-chúng, cảm-tưởng là bị lạc-lõng, bị quẳng cho vũ-trụ: Heimarmenè (số
kiếp) đã nên ác-mộng của nhân-loại. Xưa kia nó là cảnh thiên-thần địa-hoà, nói
ra sự quan-fòng chu-đáo của thần-linh; nhưng nay nó là số kiếp vô fương luột
khỏi: thần-linh cũng như gnười ta. Và người ta khắc-khoải tìm fương giải-thoát
khỏi những quyền-lực đó nhờ một Kyriios nào mới. Và có lắm Kyrios (1C 8: 5) đã
đến lấy chiêu-bài giải-thoát để thu-hút nhân-tâm. Tư-tưởng bị xác-định bởi
những ý-niệm không-gian, theo biểu-thức ‘Trên dưới’. Nên cuộc giải-thoát, người
ta hình-dung như sự thông-phần vào vũ-trụ trên cao, thiên-thai: hoặc là khi
chết hồn người ta được siêu-độ, hoặc là lúc sinh-thời người ta được xuất-thần,
tiên-hưởng cuộc thăng-thiên (khuynh-hướng thần-bí).
Bây giờ lời Tin-Mừng đến trong thế-giới đó, với lời
tuyên-xưng Yêsu là Kyrios, đấng đã lật-nhào thuất-phế Heimarmenè (số kiếp) mù
quáng và đã cầm lấy trong tay mọi quyền-năng trên trời dưới đất, đã giảng-hoà
vạn-vật, nghĩa là thống-nhất cái giới trần-gian và thiên-thai. Cộng-đoàn lấy
việc Chúa Yêsu được tôn-dương làm mốc suy-tưởng và hiểu như một cuộc
đăng-quang. Ngài được tôn-dương làm Chúa, tức là vũ-trụ đã xoay chiều,
cánh-chung tuyệt-đối đã đến lịch-sử và thời-gian đã mãn-hạn. Và như vậy khi họ
chủ-trương không có việc kẻ chết sống-lại, có khi họ chỉ hiểu về sự sống-lại
ngày sau hết, còn họ lại cầm chắc sự sống-lại từ cõi chết đã xảy ra cho họ, nơi
họ rồi. Họ đã đạt đến đích của việc giải-thoát rồi trong thanh-tẩy và
thông-chia và thông-chia sự sống-lại và vương0quyền của vị Kyrios họ tôn-thờ
(2Tm 2: 18, IC 4: 8). Họ cho mình ‘đã được sung-túc giàu-có’ (1:
5 4: 8) ‘hùng-cường’ (4:10), trong vinh-quang trên trời (4: 10); và hùa theo chiêu-bài của
triết-lý bình-dân, họ cho là “khôn-ngoan” (4: 10), là “vua” 4: 8). Sự hoàn-mỹ đã có
đó cho họ (13: 10). Nhờ năng-lực của tác-thánh bí-tích (10: 1tt 15: 29), họ đã là ‘thành-toàn’ (2:6), và
đứng vững (10:12). Những ơn-lạ do bởi Thần-khí thiên-thai, nhất là dưới
hình-thức ngữ-ân, và ơn minh-mẫn tri-thức làm họ coi họ như hạng ‘thần-hứng’,
tao-thành mới đã hiện-tỏ.Tin cũng có mà tự-kỷ ám-thị cũng có theo khuynh-hướng
duy-trí của Hy-Lạp. Và tự đó họ cho rằng họ có nhiệm-vụ chứng-tỏ cho thế-giới
xung-quanh họ biết cái thế-giới thiên-thai họ đã đi vào: tùy theo khuynh-hướng
mà họ dùng khổ-hạnh như Diogène) , hay fóng-túng (có thể dùng dâm-dật cho
lý-tưởng mới), fép-lạ hay ngữ-ân để minh-chứng cái thực-hữu mới họ đã được.
(còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60))
No comments:
Post a Comment