Việc giải-thích
đạo-lý Phaolô trong công-việc chú-giải hiện-đại
(Coi Recherche biblique V 17-46 (B.Rigaux, L’Interprétation du Paulinisme dans
l’exégèse récente: lấy lại trong: B.Rigaux, St Paul et ses lettres, 13-51
Việc học Faolô thời nay không được hoạt-bát bằng cuối thế-kỷ
19 và đầu thế-kỷ 20. Chân-trời chú-giải hiện ra những khuynh-hướng mới hướng về
Tin-Mừng Nhất-Lãm, và Tin-Mừng của Yoan. Nhưng tuy thế, không hề có nhãng bỏ
được Faolô, vì các thư viết khoảng 50-60 nói lên cái kinh-nghiệm đã sống thực,
và lại là những chương tiên-khởi của Tân-ước.
I. Các môn-fái :
Môn-fái Tũbingen: Ch.Baur nhấn mạnh vào fương-fáp
sử-học fải được áp-dụng cho những thư-tịch của Faolô – nhưng lại theo
biện-chứng-fáp của Hegel: đối-chọi giữa đạo Do-thái và đạo-lý Hi-lạp, rồi cả
hai được giảng-hoà trong đạo Công-giáo.
Trong khi thuyết môn-fái Tũbingen được áp-dụng đủ mọi kiểu, thì
công-việc khảo-sát lịch-sử càng thêm mạnh nhờ những khám-fá mới về chỉ-thảo
(Papyri) và bi-chí này khác: Tôn-giáo Hi-lạp, nhất là các đạo bí-truyền càng
nên rõ-rệt, và người ta muốn coi Faolô như ông tổ một môn bí-truyền mới.
Đầu thế-kỷ 20 hai fong-trào xuất-hiện:
: Tôn-giáo tỉ-hiệu (Religionsgesschichtliche Schule): nhận
tính-cách thần-bí của đạo-lý Faolô , và coi như một đạo-lý bí-truyền: hiểu
Faolô hoàn-toàn trong thế-giới Hi-lạp (W.Wrede, Husener, A.Dietrich A.Anrich,
W.Bousset, F.Cumont, R. Reitzenstein)
: Môn-fái cánh-chung luận: chống lại môn-fái thần-học tự-do
kiểu E.Reuss, K.Holsten,O.P.Fleiderer, H.J. Holtzmann, chống lại ảnh-hưởng Hi-lạp:
nhấn vào việc tùy-thuộc đối với đạo-lý khải-huyền, và cánh chung Do-thái. A
Schweitzer muốn cắt nghĩa làm sao bởi tận-thế không đến, đạo-lý cánh-chung đã
biến thành lòng tin vào tính-cách siêu-nhiên.
II. Fản-ứng đối với các môn-fái.
1)
Chống-lại
môn-fái Tũbingen, và môn-fái Tũbingen đổi mới.
a)
M.Dibelius,
W.G.Kũmmel: Nhờ Faolô, nhà thần-học, đạo Chúa Kitô đã bành-trướng thành một đạo
fổ-cập, cốt-thiết là ơn cứu-thoát dựa trên sự chết sự sống-lại của Chúa Kitô,
mút-cùng của Lề-luật, khởi-điểm của Tin-Mừng hoàn toàn tự-lập đối với Do-thái,
cũng không liên-can với sự chờ-đợi tận-thế.
b)
Munck
đả-kích kịch-liệt môn-fái Tũbingen. Tựu-chung muốn nói Ch.Baur và
môn-fái dựa vào tưởng-tượng của thời nay để hiểu Faolô.
c)
J.Schoeps:
trở lại kiểu hiểu Tũbingen, nhưng một cách chiết-trung Hội thánh fát-xuất tự
một fong-trào Ebionite hay bởi kháng-cự với fong-trào Ebionite đó; cả hai
fong-trào đều fát-nguồn tự đạo Do-thái, rồi lại tập-trung lại trong đạo
CÔng-giáo. Cống-hiến riêng của Faolô là bi-kịch một biệt-fái Do-thái-kiều đã
‘thấy’ Chúa Yêsu sống lại, vừa giữ di-sản của đào-tạo sơ-thời vừa nhiễm fải
đạo-lý Hi-lạp.
2)
Đạo
lý cánh-chung và các thuyết.
Hans Windisch khởi-xướng. Nhưng thuyết chỉ bành-trướng nhờ:
a)
C.H.Dodd:
chủ-trương ‘realized eschatology’. Cánh-chung, tức là kế-đồ của Thiên Chúa, đã
mạc-
khải và thành-tựu; một kiểu sống mới, trong đó thời-gian và không-gian
không chứa đựng được một
thực-tại khác hẳn mọi khái-niệm của loài người.
b)
O.Cullmann,
W.G.Kummel, J.Jeremias: vừa có cánh-chung thành-tựu nhưng còn khoảng-cách
giữa
Fục-sinh và Quang-lâm : Nước Thiên-Chúa hiện-tại cũng như quang-lâm đều
được loan-báo.
c)
R.Bultmann:
chủ-trương cánh-chung là một kiểu biến-ngôn, fải loại đi nữa. Enteschatologieirung
là
một fần của Entmythologisierung. Thay vì ngóng đợi, thì Bultmannn lấy
căn-bản là Selbstverstãne-
nis; (hi-vọng biến trước việc nhất-thiết fải dấn mình vào
hiện-tại). Chung chung: các thuyết được
nghĩ ra đã giải-thích 2 sự-kiện : Cựu-ước cũng như đạo Do-thái vào thời
Tân-ước (Qumran) đều
ngóng đợi ‘cùng tận’ sát cận, không quá một đời người. Cùng-tận đó không
đến, nên được triển-hạn
xa hơn mãi – Vào thời 2P, vấn-dề tận-thế trì-hoãn nói được là thanh-toán
xong. Việc tri-hoãn đó
không thấy có gì gay cấn đối với các tác-giả Tân-ước (Faolô, Yoan…). Vừa
trông-đợi Chúa đến lại,
vừa lại không bị vấp ngã bởi trì-hoãn. Như vậy sự trì-hoản là fụ bên sự trông-đợi
cánh-chung, tức
là một điều cốt-thiết trong cả Tân-ước, vì cuối cùng fải đi đến vấn-đề:
ý-thức của Chúa Yêsu về
chính mình Ngài.
3)
Tôn-giáo
tỉ-hiệu. Những khuynh-hướng mới là:
a)
Nhấn
vào ảnh-hưởng Do-thái trên tâm-hão và đạo-lý Faolô.
b)
hoặc
nhấn mạnh vào ảnh-hưởng Hi-lạp: nhất là thời này vấn-đề ngộ-đạo (gnosis) được
fanh-fui tỉ mỉ. (Wilson, Schlier, G.Bornkamm, Wschimithals.
(còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích bài dạy về Kinh thánh)
No comments:
Post a Comment