Chúa về trời, là Ngài về với Cha, với Thiên Chúa. Như đã thấy trong
phụng vụ thánh lễ, hôm nay. Về trời, thoạt nhìn ta cứ tưởng như có một nghịch
lý nào đó, về thời gian, giữa sách Công vụ và Tin Mừng của cùng một tác giả, là
thánh Luca. Tin Mừng, nay thuật lại biến cố xảy đến với các tông đồ tại phòng
họp, ở trên cao. Sự kiện này xảy đến, chỉ khi hai môn đệ đi Emmaus về đến. Đó
là Chủ nhật Chúa Sống lại, khi môn đệ tập họp ở Bêthania, một làng nhỏ ngoài
Yêrusalem. Cũng từ giây phút này, Chúa được cất nhắc về trời. Phải chăng, như
vậy là, việc Chúa Thăng Thiên xảy đến vào Chủ nhật, ngày Chúa Sống lại ư?
Mặt khác, điều mà thánh sử Luca mô
tả ở sách Công Vụ, là sự kiện Đức Giêsu tỏ lộ cho thấy: Ngài vẫn hoạt động như
người Thầy Chí Thánh ở giữa các tông đồ, sau khổ nạn. Theo Kinh thánh, suốt 40
ngày ròng, Đức Chúa tiếp tục hiện diện ở với các tông đồ, là để rao giảng về
Nước Trời. Và, cũng theo Kinh Sách, sáu tuần lễ sau ngày Ngài Sống Lại, Chúa
mới về cùng Cha. Như thế, có vấn nạn hỏi rằng: trình thuật nào mới thực chính
xác?
Ở đây, có lẽ ta cũng nên qui chiếu
về mầu nhiệm thăng thiên về với Cha qua sự kiện diễn ra trong ngày Thứ Sáu
Thánh, Chúa chịu nạn. Tin Mừng hôm ấy, Cha có nói:”Thầy sẽ được cất nhắc lên cao, và Thầy sẽ đem theo mọi thứ, theo với
Thầy.” Cụm từ “cất nhắc lên cao”
ở đây, có thể hiểu cùng một kiểu như “cất nhắc lên” thập tự; hoặc, “nâng nhấc”
về với cuộc sống mới. Với vinh quang của Cha. Bởi lẽ, cũng từ trên cao nơi thập
tự ấy, lúc Ngài bỏ mình, Chúa quay về phía kẻ trộm “rày tử tế” và nói với anh: “Hôm nay, anh sẽ cùng Tôi về chốn Thiên
cung.” (Lc 23: 43)
Có lẽ, ta cũng chẳng nên bận tâm
thắc mắc mà làm gì, về sự khác biệt giữa hai trình thuật, ở Tân Ước. Bởi, sứ
điệp quan trọng mà thánh sử Luca muốn gửi đến người đọc, chỉ mỗi là: hãy cẩn
thận khi đọc và chú giải các trình thuật trong Kinh thánh, nhất thứ sau ngày
Chúa Sống Lại. Đọc kinh thánh, không nên hiểu từng chữ, rất nghĩa đen. Cũng
đừng nên giống các vị cao niên không bỏ được tâm trạng “nệ cổ” khi dạy giáo
lý/sách phần, hay vướng mắc. Điều quan trọng, không phải là những gì đã viết
trong Sách thánh; mà là: hãy tìm ra ý nghĩa đậm sâu nơi mặc khải Chúa muốn ta
biết và hiểu.
Vấn đề hôm nay, là: ta áp dụng thế
nào ý niệm của sự kiện “Về với Cha”, cho cuộc sống của chính mình? Về với Cha, không nên hiểu theo nghĩa rất đen
và từng chữ, như bay bổng lâng lâng nơi không gian cao vút ấy. Bằng không,
người người sẽ hỏi: cao cỡ nào? Mấy tầng mây, đây? Thăng thiên về trời, có là
vinh thăng chốn thiên đình, ở đâu đó? Ở bên trên vùng trời cao thấp, đất
Giêrusalem? Và, thiên đường là ở nơi nào? Sao các phi hành gia tìm mãi, mà
không thấy?
Nói tóm lại, toàn bộ Mầu nhiệm Vượt
Qua. Thương Khó. Nỗi chết của Đức Kitô. Và mầu nhiệm Phục sinh quang vinh, cũng
như Thăng Thiên và Hiện Xuống, đều tạo một thực tế, ta không thể nào khám phá
bằng thời gian và không gian, được. Nhưng, ta chỉ hiểu được các huyền nhiệm ấy
bằng niềm tin và thương yêu, mà thôi.
Vào Thứ Sáu Thánh Chúa Chịu Nạn, ta
bảo Đức Giê-su thực sự đã chết. Và, vào Lễ Phục Sinh ta còn nói: Ngài vẫn sống
đó. Rất vinh quang. Thì, Lễ Thăng Thiên Về Trời, ta còn phải thêm: Đức
Giêsu-Phục-Sinh-hiện-vẫn-sống, Ngài đang ở với Cha, trong vinh hiển. Ở đây cũng
thế, nếu không có niềm tin và yêu, ta sẽ chẳng hiểu được sự kiện Thăng Thiên
Ở nhà Đạo hôm nay, người người đều
hiểu rằng: Đức Giêsu khi Ngài giã từ con dân đồ đệ ở khắp nơi chấm dứt tình
trạng mang nặng hình hài thể xác, thì Ngài kỳ vọng mọi người sẽ thực hiện sứ vụ
Ngài giao ban. Sứ vụ ấy, chẳng nặng nhọc gì cho cam. Cũng chỉ là: làm những
việc Ngài đã từng làm. Làm cho người em bé bỏng chốn nghèo hèn. Cùng khốn. Có
thực hiện được sứ vụ như thế, mới thấy và mới hiểu được mầu nhiệm thăng thiên
về trời, Ngài nhất quyết.
Tuy nhiên, điều trước tiên Chúa muốn đồ đệ của Ngài làm, là: hãy về lại
với Giêrusalem. Lưu lại ở đó. Chờ ngày Thánh Thần Chúa hiện đến. Với mọi người.
Ngày đó, là ngày mà mọi người sẽ được thanh tẩy bằng Thần Khí. Ngày, mà dân con
đồ đệ của Đức Chúa được giao cho trọng trách thực thi sứ vụ nối tiếp công việc
của Chúa. Rất khẩn trương.
Như
Chúa từng khẳng định: vào những ngày như hôm nay, dân con đồ đệ Chúa hiểu biết
rất ít về sứ vụ Ngài từng bộc lộ. Và, có làm thế, mới chứng tỏ được niềm
tin-yêu, ta có với Ngài. Có lẽ cũng vì lý do đó, mà dân con đồ đệ Ngài khi
trước vẫn cứ hỏi: “Thưa Thầy, có phải
nay là lúc Thầy khôi phục vương quốc Israel không? Hỏi như thế, khác nào bảo: ở gần Thầy đến như thế, mà sao các thánh vẫn
còn ôm ấp giấc mộng thời ban đầu? Giấc mộng, là ảo vọng về một quốc gia nào đó,
rất không tưởng. Trớ trêu thay, câu trả lời vẫn cứ là: đúng đấy. Nhưng, đúng ở
đây, vẫn không phải như ý của Chúa, hằng cho biết.
Bởi, sau khi lãnh nhận Thần Khí
Chúa, các thánh đều đã trở nên môn đệ mang tính rất “người”. Cũng hăng say
không kém. Vẫn quyết tâm khởi sự thực hiện Vương Quốc Nước Trời, không chỉ cho
người Do Thái hoặc ở Giêrusalem. Hay, Giuđêa mà thôi. Nhưng, cả vào thời kết
tận của trái đất. Không ràng buộc bằng thời gian hoặc không gian. Còn gì đẹp
bằng, tình trạng dân con đồ đệ của Chúa nay thấy được Vương Quốc Nước Trời, đã
thể hiện. Ở đây. Bây giờ.
Đó là sứ vụ của mọi người. Những người mang
danh Kitô-khác. Tức, những vị đang quyết tâm thực thi điều Chúa dạy, là: dựng
xây Nước Trời ở trần gian, bằng việc yêu thương có hy sinh. Yêu và thương, như
Thầy đã yêu thương mình. Chứ không còn đứng đó mà nhìn như ở sách Công vụ: “Đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn về phía
người ra đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng cạnh, và nói: Hỡi các bạn người
Galilê, sao còn đứng trân trân đó mà nhìn trời? Đức Giê-su đây, Đấng vừa rời
các bạn và được cất về với Thiên Chúa là Cha, sẽ lại đến cũng một kiểu như các
bạn thấy đó, Ngài ra đi.” (CV 1: 10-11).
Ngài đã về với Cha, việc còn lại cho
ta sẽ chẳng là “đứng đó mà nhìn trời”. Cứ, mải chiêm ngắm cảnh Ngài ra đi.
Nhưng, hãy về với Giêrusalem, tức với thực tế cuộc đời, để thực hiện Lời Ngài
căn dặn. Và, khi đã thực hiện Lời rồi, chắc chắn Nước Trời sẽ đến với mọi
người. Với dân con đồ đệ của Chúa. Nơi nhà Đạo. Và ở cả bên ngoài, nữa.
Lm Richard Leonard sj
No comments:
Post a Comment