Friday, 31 May 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ Thánh Phaolô Thư I Corinthô (Về Bè Đảng)





Bè đảng.
            (xem Introduction à la Bible II, 418 suite)
            (R. Bultmann 67 (1960) 291-293 về lập-trường của Ulrich Wilckens)

Những điều tín-hữu Corinthô tin-tưởng là những điều Faolô đã giảng, nhưng “quidquid recipitur ad modum recipientis recipitur”. Faolô sẽ nói rằng các điều tín-hữu chủ-trương chỉ có thể đúng trong tế-nhận tiên-quyết là đạo-lý vĩnh-tồn của Cựu-ước cũng như Tân-ước: Thiên-Chúa vẫn là Thiên-Chúa, người ta là người ta. Đạo Chúa Kitô là công-việc của Thiên-Chúa và của Thiên Chúa mà thôi. Lập-trường tiên-khởi của người ta là hạ mình xuống. Người ta chỉ lớn trong fục-tùng Thiên-Chúa và lĩnh-chịu lấy do Thiên Chúa ban mọi sự cao-trọng. Còn, tín-hữu Corinthô quí-trọng Kitô-giáo và thẩm-định theo kiểu người fàm: môn-fái cao-trọng bởi ông thầy của họ; Hội-thánh trở nên một mớ triết-gia ái-hữu”.

Câu 11: Người nhà Khloê: Một gia-đình có lẽ chuyên về thương-mãi, trong hàng tôi-tớ, nô-lệ có người theo
              đạo.

Câu 12: Vấn-đề tranh-luận là hiểu các be-fái nói ở đây.
            Trước tiên chớ hiểu rằng chúng ta đã có bè lạc-đạo hay li-giáo.
            Vì: họ vẫn tham-dự các buổi-hội chung cùng nhau; Faolô có thể nói chung với hết mọi người. Không
thấy có nhóm nào đứng biệt-lập.

-Nhóm Apollô: có lẽ nhóm người ham-hố khôn-ngoan, tri-thức, ưa thích hùng-biện của Apollô (!). Có
lẽ lời bàn về sự khôn-ngoan sau này ám-chỉ đến họ trước tiên.

-Nhóm Kêfa: chưa hẳn là Do-thái-fiệt; cũng không chắc gì là Fêrô đã đến giáo-hội Corinthô; nên có
lẽ là những tín-hữu từ Falệtin đến (có khi đã được Fêrô làm cho trở lại), và không chịu coi Faolô như
tông-đồ đồng-hàng với nhóm 12.

-Nhóm của Chúa Kitô: rất tranh-luận: Nhiều kiểu giải-quyết:
a) sửa văn-bản: thay vì KHRISTOU thì fải đọc là KRISPOU  (R.Perdelwitz) – hay loại đi như ‘mạo
    nhập’ (Heinrici, J.Weiss, Goguel, W.Michaelis, Lyonnet!)
b) Lời fân-fô hoặc của tín-hữu chân-chính Corinthô, hoặc là của Faolô
c) Do-thái-fiệt cực-đoan (Schmiedel), Do-thái-fiệt: Osty
d) Những tín-hữu không chịu fục-tùng một quyền nào bên ngoài cả, họ tuyên-ngôn là chỉ thuộc
quyền Chúa Kitô, và cho mình họ mới có tinh-thần chân-chính của Chúa Kitô (Jũlicher, Allo, J.
Cambier, A. Feullet) (Xem Allo, Icor 80-87 Excursus IV, Les partis à Corinthe, spécialement le ‘parti
du Christ’.

Ít tác-giả Hy-lạp và La-tinh: để dấu tung-tích các người thuộc các nhóm, Faolô đã nói đến họ dưới
những danh-mạo thôi “giả sử như anh em nói thế này…” không muốn bêu mặt những kẻ mang
trách-nhiệm.

Câu 13: Mấy lời hỏi tỏ rõ lòng Faolô se lại khi thấy cái thái-độ ngoại-đạo đó: họ có đủ thứ ‘Kitô’ tuỳ theo
người giảng, họ được từng ‘mảnh’ Kitô. Thế là họ coi Đức Kitô đã chịu đóng đinh và đã cho họ thuộc
về Ngài trong thanh-tẩy ‘nhân danh’ Ngài.

Câu 14-17: giả-thiết sự tin-tưởng vào giây liên-lạc thần-bí gì giữa người ban thanh-tẩy và kẻ chịu thanh-tẩy:
đặt giá-trị vào việc làm đó. Faolô không chú-trọng đến chính việc mình đã thanh-tẩy người này
người nọ, đến đỗi ngài đã quên mình đã ban thanh-tẩy cho những ai.

Mấy câu này cho thấy cơ-sở của Hội-thánh là Tin-Mừng trước tiên. Để mở rộng Nước Thiên-Chúa
trên trần-gian, thì thêm người chịu thanh-tẩy không đủ; truớc hết là phải thêm những người được
nghe và giữ lấy Tin-Mừng. (còn tiếp)
                                                            
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60))



No comments: